Lập Kế Hoạch Và Quản Lý Đảm Bảo Mức Độ Phù Hợp Vốn

truyền thống như Value at Risk (VaR) trong QLRR (BCBS, 2009).

1.1.3.3. Lập kế hoạch và quản lý đảm bảo mức độ phù hợp vốn

Lập kế hoạch vốn là quá trình xác định lượng vốn đủ để dự phòng cho các loại RR trọng yếu và xác lập cơ cấu vốn tối ưu phù hợp với KVRR, khả năng tăng vốn và mục tiêu chiến lược của ngân hàng trong từng thời kỳ (BCBS, 2006).

Phân bổ vốn là quá trình phân bổ chỉ tiêu kế hoạch có tính tới yếu tố RR của các trung tâm lợi nhuận nhằm thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Tối đa hóa hiệu quả sau điều chỉnh RR của ngân hàng; (ii) Đảm bảo mục tiêu kinh doanh; (iii) Đảm bảo tuân thủ KVRR của ngân hàng.

Việc lập kế hoạch và quản lý đảm bảo mức phù hợp vốn nhằm 4 mục tiêu cơ bản, như sau: (i) Duy trì lượng vốn đủ để đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của cơ quan quản lý và pháp luật liên quan, KVRR của ngân hàng và các cam kết của ngân hàng với các bên liên quan (cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng…), đồng thời phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngân hàng; (ii) Xây dựng và duy trì cơ cấu vốn tối ưu, đảm bảo cân bằng giữa yếu tố RR và lợi nhuận của ngân hàng; (iii) Đảm bảo việc huy động vốn phù hợp với mục tiêu chiến lược, KVRR và cơ cấu vốn mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ; (iv) Thiết lập và duy trì mối quan hệ tương tác qua lại giữa RR, vốn và kế hoạch tài chính.

1.1.3.4. Đo lường hiệu quả sử dụng vốn

Để có thể sử dụng vốn hợp lý, ngân hàng có thể áp dụng nguyên tắc đo lường hiệu quả theo RR (RAPM) và được miêu tả tại hình 1.4 (BCBS, 2008). RAPM là một thành phần cốt lõi trong ICAAP, được thực hiện qua các bước cơ bản như sau: Lên kế hoạch vốn ICAAP và RR song song với lên kế hoạch tài chính (bottom up); Phân bổ vốn theo mảng kinh doanh, bộ phận kinh doanh và sản phẩm (top down); Đánh giá hiệu quả tài chính theo vốn (RAPM); Dịch chuyển vốn theo hoạt động.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra khi thực hiện RAPM là độ tin cậy của việc đo lường hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mức độ chính xác và tin cậy của công tác tính vốn và phân bổ vốn; Mức độ tin cậy của kết quả FTP (điều chuyển vốn nội bộ) được sử dụng cho việc lên kế hoạch và đo lường các KPI tài chính; Mức độ tin cậy của dữ liệu về tổn thất dự kiến; Phương pháp luận ước tính vốn kinh tế/nội bộ; Tính toán tự động để xử lý

khối lượng tính toán lớn và loại trừ các lỗi tác nghiệp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Hình 1 4 Mô phỏng các phương pháp đo lường hiệu quả Nguồn Tổng hợp từ 1

Hình 1.4: Mô phỏng các phương pháp đo lường hiệu quả

Nguồn: Tổng hợp từ BCBS (2008)

1.1.3.5. Giám sát vốn và báo cáo về Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ

Giám sát và báo cáo việc sử dụng vốn là việc theo dõi, đánh giá và báo cáo việc thực tế sử dụng vốn so với kế hoạch đã xây dựng, đề xuất phương án hành động kịp thời đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn vốn theo quy định của cơ quan quản lý, các đối tác, KVRR của ngân hàng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.

1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện Khung đánh giá an toàn vốn nội bộ

1.1.4.1. Điều kiện từ các cơ quan quản lý

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới. Theo đó, tại yêu cầu của trụ cột 2 – Basel II có nêu:

Nguyên tắc 2 - Cơ quan giám sát nên rà soát và đánh giá hệ thống xác định vốn nội bộ và chiến lược vốn của ngân hàng, cũng như khả năng ngân hàng kiểm soát và bảo đảm tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Cơ quan giám sát áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp khi họ không hài lòng với kết quả thực hiện của ngân hàng.

Nguyên tắc 3 - Cơ quan giám sát nên khuyến nghị ngân hàng duy trì lượng vốn cao hơn mức an toàn tối thiểu theo quy định.

Nguyên tắc 4 - Cơ quan giám sát nên có biện pháp can thiệp từ giai đoạn đầu nhằm ngăn chặn vốn giảm xuống dưới mức an toàn tối thiểu để chống đỡ RR có thể xảy ra, đồng thời yêu cầu ngân hàng áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời để đưa lượng vốn về mức an toàn.

Theo đó, cơ quan giám sát có trách nhiệm rà soát hồ sơ ICAAP của ngân hàng theo sơ đồ 1.1 với các nội dung trọng tâm như sau: (i) khung quản trị của ngân hàng; (ii) hồ sơ RR; (iii) đánh giá RR; (iv) đánh giá vốn nội bộ; (v) sử dụng ICAAP; (vi) dữ liệu và hệ thống.

Sơ đồ 1 1 Quá trình đánh giá độc lập bởi cơ quan quản lý SRP Nguồn Tổng 2

Sơ đồ 1.1. Quá trình đánh giá độc lập bởi cơ quan quản lý (SRP)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021

Thông qua rà soát hồ sơ ICAAP của ngân hàng, cơ quan giám sát sẽ đưa ra đánh giá độc lập về mức độ RR và mức vốn yêu cầu. Trong trường hợp ngân hàng không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn, cơ quan giám sát sẽ yêu cầu ngân hàng có kế hoạch khắc phục phù hợp trình cơ quan giám sát xem xét trước khi ngân hàng thực hiện. Cơ quan giám sát sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch khắc phục của ngân hàng và đưa ra các chế tài xử lý bổ sung nếu ngân hàng không khắc phục được như kế hoạch. Đây là quá trình thường xuyên, liên tục nhằm bảo đảm an toàn của ngân hàng được giám

sát nói riêng và hệ thống NHTM.

1.1.4.2. Điều kiện về phía các Ngân hàng thương mại

a. Điều kiện về tổ chức, quản trị

Việc xây dựng ICAAP giữa các ngân hàng có thể khác nhau do chịu ảnh hưởng của văn hóa và chiến lược kinh doanh (The World Bank Group, 2018). Trong quá trình triển khai ICAAP, ngân hàng phải nhận diện những vấn đề cốt lõi và xác định các nền tảng chiến lược tổng quan dựa trên quan điểm của HĐQT trong việc QLRR. Chiến lược RR phải được HĐQT phê duyệt và rà soát định kỳ hoặc đột xuất.

Một quy trình QLRR phù hợp chính là nền tảng cho việc đánh giá một cách hiệu quả mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng phải có trách nhiệm hiểu được bản chất và mức RR mà ngân hàng đang phải đối mặt và mối liên hệ giữa các RR đó với mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Đồng thời, Ban lãnh đạo cũng phải đảm bảo rằng hình thức và mức độ chi tiết của các quy trình QLRR phù hợp với các đặc điểm về RR và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng (BCBS, 2006).

(i) Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị

- Hiểu rõ bản chất và mức độ trọng yếu của các RR tiềm ẩn trong các hoạt động của ngân hàng và đảm bảo có các quy trình và hệ thống phù hợp nhằm nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát những RR này.

- Ban hành chiến lược RR bao gồm những cấu phần chính như: nguyên tắc thiết lập chính sách QLRR, mô tả định hướng cơ bản của ngân hàng với từng loại RR.

- Đảm bảo ngân hàng duy trì mức vốn phù hợp với mức độ RR của ngân hàng.

- Phê duyệt KVRR của ngân hàng và các chính sách vốn phù hợp với chiến lược kinh doanh và KVRR của ngân hàng.

- Giao và đảm bảo trách nhiệm của BĐH trong việc triển khai các chính sách, quy định cụ thể liên quan đến ICAAP.

- Thường xuyên rà soát hiệu quả ICAAP đảm bảo phù hợp với các chính sách nội bộ đã được phê duyệt và các yêu cầu/kỳ vọng của cơ quan quản lý.

(ii) Trách nhiệm của Ban Điều hành

- Hiểu rõ bản chất và mức độ trọng yếu của các RR tiềm ẩn trong các hoạt động của ngân hàng, sự liên kết giữa các loại RR và các yếu tố có thể tác động đến việc chỉ

đạo điều hành công tác QLRR như sự thay đổi các điều kiện thị trường, hồ sơ ngân hàng, mục tiêu chiến lược…

- Triển khai các hệ thống phù hợp (quy trình, công nghệ…) để đánh giá các loại RR; xây dựng các chiến lược (kinh doanh, RR, tài chính…) giảm thiểu RR trong mối quan hệ chặt chẽ với vốn.

- Ban hành các văn bản nhằm chi tiết hóa phương pháp và các công cụ mà ngân hàng sử dụng để quản lý và giám sát RR; đảm bảo xây dựng và triển khai các quy trình giám sát mức độ đầy đủ vốn cho các loại RR trọng yếu.

- Phê duyệt các chính sách phù hợp để quản trị vốn hiệu quả; thiết lập các chiến lược, chính sách, quy định cụ thể về ICAAP; định kỳ rà soát các mục tiêu vốn kinh tế theo quy trình chính thức đã được ban hành.

- Kịp thời báo cáo HĐQT các kết quả rà soát liên quan đến ICAAP và mục tiêu vốn kinh tế của ngân hàng, bảo đảm HĐQT cũng nhận thức đầy đủ về những RR ngân hàng có thể gặp phải trong tương lai và yêu cầu vốn bổ sung.

(iii) Kế hoạch, chiến lược

Kế hoạch chiến lược cần thể hiện rõ nhu cầu vốn của ngân hàng, dự tính chi phí vốn, mức vốn mong muốn và nguồn vốn từ bên ngoài. BĐH và HĐQT cần phải coi việc xây dựng kế hoạch về vốn là một yếu tố không thể thiếu để đạt được các mục tiêu chiến lược mong muốn (BCSC, 2006). Mục đích xây dựng chiến lược RR là tạo ra một khuôn khổ chung, thống nhất và minh bạch cho việc triển khai ICAAP cũng như QLRR, từ đó đảm bảo được việc hiện thực hóa các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.

Chiến lược RR phải kết nối chặt chẽ với chiến lược kinh doanh. Dựa trên mục tiêu dài hạn về kết quả kinh doanh như lợi nhuận, cổ tức, giá trị kinh doanh thặng dư, chỉ số tín nhiệm, ngân hàng xác định một mức độ RR yêu cầu/kỳ vọng và một chiến lược QLRR nhằm đạt được mức độ RR mục tiêu này. Xây dựng triết lý, mục tiêu và chiến lược RR dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: chiến lược RR phản ánh mức độ chấp nhận RR và lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với các RR chấp nhận; chiến lược RR được xây dựng định kỳ ít nhất hàng năm và được phê duyệt bởi HĐQT; chiến lược RR phải bảo đảm tính liên tục và kế thừa, tính đến tác động của chu kỳ kinh tế, sự dịch chuyển thành phần và thay đổi chất lượng danh mục tín dụng, đầu tư; chiến lược RR

cần được phổ biến đến toàn bộ ngân hàng để bảo đảm mọi cá nhân/đơn vị liên quan hiểu rõ chủ trương của ngân hàng.

Ngân hàng cần phát triển một lộ trình/kế hoạch triển khai tổng thể, bao gồm lên kế hoạch, dự toán, và phân lớp sự ưu tiên triển khai giữa các nhóm công việc. Lộ trình/kế hoạch triển khai tổng thể sẽ đóng vai trò cơ sở cho chiến lược hành động về sau của ngân hàng, việc xây dựng lộ trình/kế hoạch này có thể cần đến cả nguồn lực nội bộ và nguồn lực bên ngoài và tốn thời gian khoảng vài năm tùy mức độ phức tạp của từng ngân hàng. Ngân hàng cần đánh giá kĩ lưỡng những nội dung cần triển khai, vì có những chủ đề đã được xây dựng, thực hiện ở một mức độ nào đó tại ngân hàng, ví dụ các loại hình RR chính đã được nhận diện và đo lường, kiểm soát; tuy nhiên các loại hình RR khác lại chưa được quan tâm thích đáng. Khi đã đạt đến một mức độ chín muồi nhất định, lộ trình/kế hoạch triển khai tổng thể cần được chuyển thành kế hoạch cụ thể, chi tiết cùng với tiến độ hoàn thiện, trách nhiệm của các bên liên quan.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thiết lập một bộ phận quản lý dự án chuyên trách chịu trách nhiệm theo dõi, rà soát tiến độ triển khai các tiểu dự án thuộc chương trình tuân thủ Basel II và ICAAP. Bộ phận này đóng vai trò giám sát và kiểm soát hiệu quả triển khai các tiểu dự án, phối hợp, điều hòa, và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình triển khai. Việc thành lập Văn phòng quản lý dự án đảm bảo việc thúc đẩy triển khai Basel II và ICAAP một cách hài hòa và tổng thể, gắn kết với các hoạt động kinh doanh và quản trị RR trong ngân hàng.

b. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kinh nghiệm, năng lực quản trị của ngân

hàng

Nadler (1970) cho rằng phát triển nguồn nhân lực là một loạt các hoạt động có tổ

chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định và được thiết kế để tạo ra sự thay đổi trong hành vi. Ở khía cạnh nghiên cứu khác, McLagan và Suhadolnik (1989) định nghĩa phát triển nguồn nhân lực là một cách sử dụng kết hợp đào tạo với phát triển sự nghiệp để cải thiện tính hiệu quả ở từng cá nhân và tổ chức. Tương đồng với quan điểm trên, Steward và McGoldrick (1996) cho rằng phát triển nguồn nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động và quá trình có ý định tạo ra tác động tới việc học của cá nhân và tổ chức. Để triển khai ICAAP thành công, yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng là cần

thiết. Vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng.

Một trong những mục tiêu quan trọng của ICAAP là phát triển hệ thống QLRR nội bộ (đi xa hơn cả tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thiết lập). Vì vậy, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực này là yếu tố then chốt, mang tính quyết định khi triển khai ICAAP. Quá trình triển khai và ứng dụng ICAAP trong khi vẫn phải duy trì quá trình QLRR liên tục là thách thức không nhỏ đối với các nhân viên tham gia vào quá trình triển khai này. Điều này có nghĩa là, nguồn nhân lực và kinh nghiệm, năng lực của họ càng ngày càng trở thành yếu tố quyết định thành công mang tính quan trọng nhất, vì những con người triển khai trực tiếp là những người đối mặt với sự thay đổi và phải thích nghi với những thay đổi đó.

Ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ nhân sự kết hợp đủ các yếu tố về kinh nghiệm, hiểu biết nghiệp vụ và có năng lực xử lý các biện pháp kỹ thuật đo lường RR tiên tiến. Ngoài ra, ngân hàng cần có các chính sách đào tạo liên tục và linh hoạt đảm bảo cập nhật thường xuyên nội dung QLRR đa dạng, phức tạp.

c. Điều kiện về công nghệ và dữ liệu

Triển khai ICAAP đòi hỏi ngân hàng cần có những hệ thống CNTT phù hợp để xử lý khối lượng dữ liệu lớn (Big Data) cũng như những thuật toán phức tạp áp dụng trong QLRR. Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được (theo Kevin Taylor-Sakyi, 2016; Mashooque A. Memon và cộng sự, 2017). Bằng việc tổng hợp một lượng thông tin lớn từ các nguồn khác nhau khiến cho Big Data trở thành một công cụ rất mạnh cho việc ra các quyết định, nhận diện hành vi và xu hướng nhanh hơn và tốt hơn rất nhiều so với cách thức truyền thống. Big Data được nhận diện trên ba khía cạnh chính: Dữ liệu (Data), Công nghệ (Technology), Quy mô (Size). Ba đặc điểm chính của Big Data bao gồm Dung lượng (volume), Tốc độ (velocity), Tính đa dạng (variety). Big Data dùng để phân tích phân khúc khách hàng và thẩm định hồ sơ; QLRR; nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua xây dựng hệ thống thu thập các phản hồi khách hàng và phân tích chúng…

Ngân hàng có thể tận dụng những hệ thống CNTT sẵn có, nếu những hệ thống này đã đáp ứng yêu cầu triển khai ICAAP. Việc mở rộng, mua sắm mới trong lĩnh vực

CNTT cần được cân nhắc kĩ lưỡng trong bối cảnh phù hợp với những hệ thống CNTT sẵn có. Cũng cần chú ý rằng, bản thân việc duy trì và cập nhật các hệ thống sẵn có cũng đã là một công việc tiêu tốn nhiều nguồn lực. Chất lượng dữ liệu (bao gồm sự đầy đủ, chính xác và sẵn có dữ liệu) cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, do dữ liệu quyết định sự tin cậy và tính chính xác của các kết quả được tính toán từ các mô hình đo lường RR. Quá trình bảo đảm chất lượng dữ liệu bắt đầu ngay từ khi nhập liệu tại các hệ thống nguồn và cần được thực hiện đến khi ra những kết quả cuối cùng về ICAAP.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống kho dữ liệu doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu khai thác và báo cáo của các đơn vị QLRR. Đồng thời, ngân hàng cần phát triển các công cụ hỗ trợ quản lý danh mục, đo lường RR, tính toán tài sản có RR. Ngoài ra, ngân hàng cần thiết lập các KRI (Key Risk Indicator - Chỉ số RR trọng yếu) cho RR trọng yếu theo yêu cầu quản lý nội bộ của ngân hàng và KVRR đã tuyên bố/thiết lập. Dựa trên các KRI đã được thiết lập, bộ phận QLRR cần liên tục giám sát các RR trọng yếu và báo cáo cho BĐH và HĐQT về trạng thái của từng KRI.

d. Văn hóa kinh doanh và rủi ro

Bên cạnh mô hình đo lường RR, hệ thống CNTT hiện đại và đa chức năng thì yếu tố không thể thiếu để triển khai được Basel II và ICAAP là việc ngân hàng thiết lập được văn hóa QLRR trong hoạt động kinh doanh, hoạt động thường ngày. Văn hóa là vấn đề mà hầu hết các nhà điều hành và quản lý đều quan tâm, tham gia xây dựng để phù hợp với điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp. Văn hóa là bộ phận quan trọng nhất đối với bất kỳ lãnh đạo nào của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số (Jay Haines, 2000). Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học từ rất sớm và đã có quá trình phát triển lâu dài. Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống ý nghĩa được chia sẻ bên trong một tổ chức, gây ảnh hưởng đến hành động của người lao động (Denison, 1990). Cùng quan điểm như trên, nghiên cứu của Edgar Schein (1992) cho rằng văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp có được thông qua quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh.

Ở khía cạnh nghiên cứu khác, Driscoll và Morris (2001) cho rằng kết nối văn hóa doanh nghiệp như là một hệ thống các giá trị và lòng tin được nắm bắt bởi các thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023