Mục Tiêu Thu Hút Fdi Của Việt Nam Giai Đoạn 2006-2010


1.2 Mục tiêu cụ thể

Những kết quả tích cực đạt được trong năm 2006, nhất là kinh tế tăng trưởng nhanh, môi trường đầu tư được cải thiện, việc chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và việc Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam, uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, sẽ tạo đà cho sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta trong những năm tiếp theo.

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của đất nước cũng như những nhân tố mới có tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể dự báo rằng, nếu giải quyết tốt những vấn đề kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, thì dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ĐTNN giai đoạn 2006-2010:

Vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001 -2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Vốn đăng ký: Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 38-40 tỷ USD (tăng khoảng hơn 80% so với giai đoạn 2001 – 2005), trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 28 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt khoảng 10-12 tỷ USD.

Doanh thu: khoảng 216 tỷ USD

Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 106,5 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.

Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 8,7 tỷ USD.

Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.

2. Định hướng

Trên cơ sở mục tiêu hút hút FDI và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020


chúng ta có thể cụ thể định hướng thu hút FDI từ các quốc gia cụ thể như sau:

2.1. Theo lĩnh vực:

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI từ các TNCs Việt Nam cần tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực mà chúng ta có thể tận dụng được lợi thế của các TNCs (các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông), các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến), những ngành có khả năng sinh lợi cao (du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác) để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa đối với những ngành và lĩnh vực như trong cam kết gia nhập WTO, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông.

Tiến hành công bố công khai những danh mục cấm và hạn chế đầu tư. Trừ những lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư thì nhà đầu tư kể cả trong nước và nước ngoài có quyền tiến hành kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực và theo bất kỳ hình thức nào mà pháp luật cho phép. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào các dự án trọng đỉêm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế theo “Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư” và “Danh mục khuyến khích đầu tư”

2.2. Theo đối tác

Cho đến nay, nguồn vốn FDI của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ các nước Châu á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các TNCs đến từ các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU và Mỹ còn rất hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI một mặt chúng ta nên tiếp tục hướng vào dòng vốn FDI từ các quốc gia Châu á. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư của Mỹ và các nước trong liên minh Châu Âu EU là những nhà đầu tư có tiềm


lực về vốn và công nghệ rất lớn. Nếu Việt Nam thu hút được nhiều FDI từ các quốc gia này thì nguồn vốn đầu tư đổ vào sẽ rất lớn. Đi kèm với nó là những công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến. Căn cứ vào thế mạnh của các quốc gia và các lĩnh vực mà Việt Nam cần thu hút FDI, có thể xác định những ngành mục tiêu và những đối tác FDI mục tiêu cần thu hút như sau:

Bảng 3.1 Mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2010


Ngành mục tiêu

Các TNCs mục tiêu

Công nghệ thông tin

Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, ấn Độ

Điện tử

Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Hoá chất

Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Dầu khí

Mỹ, EU, Nga

Chế biến thực phẩm

Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Dệt may, Da giầy

Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore

Xây dựng hạ tầng KCN

Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc

Tài chính, ngân hàng

EU, Mỹ, Trung Quốc

Bảo hiểm

EU, Mỹ, Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Khung chính sách FDI của Việt Nam - 11

Nguồn: Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007)


2.3 Theo lãnh thổ


Địa hình của lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi khu vực lãnh thổ có những đặc trưng và những lợi thế riêng. Để có thể phát huy thế mạnh của từng vùng lãnh thổ Chính phủ cần có những định hướng phát triển cho từng vùng dựa trên những thế mạnh cũng như những khó khăn hạn chế của từng địa phương. Để có thể thu hút được nhiều vốn FDI của các TNCs Việt Nam cần tiếp tục thu hút và mở rộng các dự án FDI của TNCs vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò các vùng động lực, các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở.


Các địa phương cụ thể là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng. Khuyến khích phát triển hợp tác trong khu công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó thì chúng ta cũng cần ưu đãi cho các TNCs đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Can, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…‌

Tóm lại, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần thực hiện theo những định hướng thu hút vốn FDI từ các TNCs như Đảng và Nhà nước đã đề ra cho từng lĩnh vực, đối tác và vùng lãnh thổ cụ thể.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRINH HOÀN THIỆN KHUNG CHÍNH SÁCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á.

1. Trung Quốc

1.1. Luật

Khác với Việt Nam, Trung Quốc đã không ban hành đạo luật chung quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Khung pháp luật cho đầu tư nước ngoài của Trung Quốc bao gồm: Hiến pháp, các luật (do đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua), các văn bản hướng dẫn luật (do ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Quốc vụ viện, Thủ tướng Quốc vụ viện, các bộ có thẩm quyền ban hành) và các chính sách đầu tư nước ngoài của cả chính quyền trung ương và địa phương.

Các luật chủ yếu quy định về đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc bao gồm: Luật liên doanh góp vốn giữa Trung Quốc và nước ngoài, Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Luật liên doanh theo hợp đồng giữa Trung Quốc và nước ngoài, Luật thuế thu nhập liên quan đến đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.2 Lĩnh vực đầu tư:

Để cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu


tư nước ngoài, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành quy đinh về khuyến khích đầu tư nước ngoài. Theo đó, Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh với các đối tác Trung Quốc để thành lập các liên doanh góp vốn và liên doanh theo hợp đồng giữa Trung Quốc và nước ngoài và dành những ưu đãi đặc biệt cho những doanh nghiệp, dự án đầu tư vào các lĩnh vực sau:

+ Sản xuất sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.


+ Sử dụng công nghệ tiên tiến do các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp để sản xuất và thay thế sản phẩm cũ nhằm tăng thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu.

+ Đầu tư vào các ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp hỗ trợ.


+ Đầu tư vào các khu vực miền Trung và khu vực miền Tây. Đây là những khu vực rộng lớn, nhiều tiềm năng để làm trang trại, chăn nuôi, khai khoáng và hoạt động dịch vụ.

1.3. Chính sách thuế:

Theo pháp luật về thuế của Trung Quốc, kể từ ngày 1/7/1991 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia liên doanh theo hợp đồng và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đều chịu chung mức thuế thu nhập công ty là 30% phần thu nhập chịu thuế. Ngoài ra còn chịu thuế thu nhập địa phương là 3% thu nhập chịu thuế và được trả trực tiếp cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư chỉ phải chịu mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 24% hoặc 15%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp 15% áp dụng cho các doanh nghiệp sau:


+ Doanh nghiệp tại các đặc khu kinh tế


+ Doanh nghiệp tại các khu phát triển kinh tế và công nghệ


+ Doanh nghiệp tại các khu phát triển công nghệ mới và công nghệ cao

+ Doanh nghiệp tại các khu kinh tế mở ven biển và các đô thị thực hiện các dự án: có tỷ lệ công nghệ cao, có vốn đầu tư nước ngoài trên 30 triệu USD và thời gian hoàn vốn lâu; các dự án thuộc ngành năng lượng, giao thông và xây dựng cảng.

+ Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các định chế tài chính khác tại các đặc khu kinh tế, có vốn đầu tư nước ngoài trên 10 triệu USD và thời gian hoạt động trên 10 năm

+ Doanh nghiệp tại một số vùng đặc biệt do chính phủ quy định


Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 24% cho các doanh nghiệp:


+ Doanh nghiệp tại các khu kinh tế mở ven biển và các đô thị mở dọc biên giới và song Dương Tử

+ Doanh nghiệp ở khu du lịch và nghỉ ngơi.


1.4. Thủ tục thực hiện đầu tư

Trung Quốc thừa nhận rất nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đối với mỗi hình thức đầu tư lại được quy định trong các văn bản luật riêng. Do vậy, thủ tực thực hiện đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc được quy định trong các văn bản khác nhau và do nhiều cơ quan có thẩm quyền xem xét thẩm định hồ sơ.

Các tài liệu cần có trong một bộ sồ sơ xin thành lập doanh nghiệp FDI bao gồm: Điều lệ doanh nghiệp, đơn xin cấp giấy phép đầu tư, hợp đồng liên doanh.

Sau đó hồ sơ sẽ được xem xét, xét duyệt. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho các dự án đầu tư trưc tiếp nước ngoài tại Trung Quốc bao gồm:


+ Ủy ban kế hoạch phát triển nhà nước, ủy ban thương mại và kinh tế nhà nước, Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế có trách nhiệm xem xét và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có tổng vốn nước ngoài từ 30 triệu trở lên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và các dự án khác đòi hỏi phải được cơ quan thuộc Quốc vụ viện cấp giấy phép đầu tư

+ Cơ quan chính quyền cấp tỉnh, khu tự trị, các thành phố tự trị cấp giấy phép cho các dự án có tổng vốn nước ngoài dưới 30 triệu USD và không nằm trong khu vực bị hạn chế đầu tư. Đối với các dự án có tổng vốn đầu tư nước ngoài dưới 30 triệu USD thuộc lĩnh bị hạn chế phải nộp hồ sơ lên văn phòng Quốc hội. Các dự án liên quan đến cấp hạn ngạch thì phải nộp hồ sơ đến bộ ngoại thường và hợp tác kinh tế.

1.5. Một số bài học.

(1) Mở cửa thu hút ĐTTT nước ngoài từng bước, theo khu vực.


Thực hiện tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã thực hiện mở cửa dần từng bước theo liệu pháp "dò đá qua sông", dễ trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro nên đã tránh được những va chạm xã hội lớn và sự phân hóa hai cực quá nhanh như đã xảy ra ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu do thực hiện "liệu pháp xốc".

(2) Phương pháp thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài.


Phương châm "dùng thị trường đổi lấy công nghệ" của Trung Quốc là một con dao hai lưỡi, bởi lẽ với phương châm này, trình độ kỹ thuật của Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn đã có những bước tiến đáng kể so với các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, Trung Quốc cũng đã gặp phải những khó khăn hết sức to lớn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách, bước đi phù hợp để phát huy tốt mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong thu hút vốn ĐTTT nước ngoài.


(3) Về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTTT nước ngoài.

Phát triển công nghệ quốc gia cơ sở vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các Công ty xuyên quốc gia; làm tốc công tác kiểm tra, kiểm toán trong các doanh nghiệp có vốn ĐTTT nước ngoài, phấn đấu tăng tỷ lệ góp của đối tác thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư để hạn chế các thua thiệt trong đầu tư nước ngoài.

(4) Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn ĐTTT nước ngoài.

Để mở rộng thu hút vốn ĐTTT nước ngoài, cần thiết phải có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng cần phải nghiên cứu để có chính sách ưu đãi thích hợp nhằm tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tránh gây thua thiệt cho các doanh nghiệp trong nước.

Về cải cách thủ tục hành chính, Trung Quốc thực hiện chế độ phân cấp ra quyết định đầu tư cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư về thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục xin đầu tư. Mặt trái của sự phân cấp này là phát sinh mâu thuẫn giữa lợi ích địa phương và lợi ích quốc gia, tạo nên nạn quan liêu trì trệ, hối lộ tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ làm công tác đầu tư. Vì vậy, cần nâng cao vai trò hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài.

2. Singapore

Singapore là một quốc gia hầu như không có tài nguyên thiên nhiên. Thêm vào đó, ngành nông nghiệp của Singapore không thật sự phát triển, chỉ chiếm 0.17% GDP. Tuy nhiên, Singapore được biết tới như một địa điểm thu hút đầu tư hàng đầu thế giới với cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí