Nội Dung Khung Chính Sách Về Fdi Của Việt Nam:


do tác động khủng hoảng tài chính khu vực (80%), sau đó nới dần tỷ lệ này.Doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước.Luật quy định: bãi bỏ hoàn toàn việc duyệt kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI; cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá đối với xét xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.

Các ưu đãi về thuế: Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, vận tải chuyên dùng, nguyên liệu vật tư...;miễn thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên trong 5 năm đầu hoạt động. Doanh nghiệp xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để xuất khẩu sản phẩm. Hơn thế nữa, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trung gian với tỷ lệ tương ứng.

c. Giai đoạn 2000-2004

Năm 2001, lần đầu tiên khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là một thành phần kinh tế với vai trò “ hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm...”19. Tại Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 9 (khoá IX), Đảng CS Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ “phải tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”20. Theo đó, chính sách thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng FDI đổ vào Việt Nam thông qua việc thu hút mạnh hơn nữa các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Thay đổi trong nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở quan trọng để Chính phủ sửa đổi và hoàn thiện các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách thu hút vốn FDI và đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong những năm gần đây.


Luật sửa đổi, có những cải tiến hơn so với giai đoạn 1996-1999. Trong đó quy định: Ban hành danh mục doanh nghiệp FDI được đăng ký kinh doanh, không cần xin giấy phép; bỏ chế độ thu phí đăng ký đầu tư FDI.

Về lĩnh vực đầu tư, luật quy định: Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư FDI cho giai đoạn 2001 – 2005; mở rộng lĩnh vực cho phép FDI đầu tư xây dựng nhà ở. Hơn thế nữa, các hình thức đầu tư đa dạng hơn; các doanh nghiệp FDI được mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước.

Các doanh nghiệp FDI được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất; được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu giao dịch theo luật định. Luật bãi bỏ yêu cầu chuẩn y khi nhượng vốn; giảm mức phí chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% xuống 50% đến 30% và 0%; đồng thời bãi bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp FDI trích quỹ dự phòng.

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, từng bước thu hẹp khoảng cách về thuế giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

d. Giai đoạn 2005 đến nay

Năm 2005 Việt Nam đã ban hành luật đầu tư mới, có nhiều chỉnh sửa quan trọng so với luật cũ. Trong đó, trình tự đăng ký trở nên dễ dàng hơn: các dự án có vốn đầu tư trong nước có vốn dưới 15 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Đối với các dự án có quy mô từ 15-300 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu.Về lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư chỉ được phép sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.

Khung chính sách FDI của Việt Nam - 8

Ban hành quy định mới về đất đai, theo đó: trường hợp nhà đầu tư thuê lại đất của người sử dụng đất được Nhà nước giao đất thì nhà đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Luật cũng quy định nhà đầu tư được mua ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vốn và giao dịch khác theo luật định. Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ


cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải.

Các nhà đầu tư không bị bắt buộc xuất khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ theo một tỷ lệ nhất định hoặc nhập khẩu với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu

Đồng thời, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp

Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư Nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Biểu trên khái quát lại những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI qua các kỳ sửa đổi Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam. Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam. Bên cạnh diễn biến về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực có vốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong 17 năm qua còn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là: (1) sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI; (2) chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam và; (3) những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Phân tích dưới đây sẽ đề cập tới từng yếu tố


đó, đồng thời nêu lên những thách thức đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và luật pháp về FDI tại Việt Nam trong những năm tới.


3. Nội dung khung chính sách về FDI của Việt Nam:

3.1. Luật và quy định liên quan tới FDI

3.1.1 Thủ tục đầu tư


Luật Đầu tư và Nghị định 108 trao quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX, KCNC và KKT (sau đây gọi là ban quản lý) cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu phải trình thì Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về mặt nguyên tắc đối với mốt số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế thì UBND cấp tỉnh và Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và ban quản lý tự quyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Đối với các dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường. Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.


Điểm mới của Luật được thể hiện ở chỗ thủ tục đầu tư được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo đó, dự án được phân chia thành hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư.


Đối với dự án đầu tư trong nước dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư và cũng không cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam mà không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu trước khi thực hiện dự án mà không cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư, trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ.


Dự án thuộc diện thẩm tra áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, theo đó, các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì phải làm thủ tục thẩm tra đầu tư. Nôi dung thẩm tra chỉ bao gồm: (1)sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng-kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; (2) nhu cầu sử dụng đất; (3) tiến độ thực hiện dự án; (4) giải pháp về môi trường. Riêng đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì chỉ thẩm tra các điều kiện mà dự án phải đáp ứng.


Pháp luật đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư. Trường hợp đã thành lập tổ chức kinh tế mà có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư tiếp theo thì không phải thành lập tổ chức kinh tế mới. Đối với đầu tư trong nước thì khi thành lập tổ chức kinh tế


không cần phải có dự án. Đây là điểm khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, điểm khác biệt này là cần thiết bởi đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện theo lộ trình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Nhằm thực hiện cải cách hành chính đối với hoạt động đầu tư, Nghị định quy định trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủ tục đầu tư được làm đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh. Trong Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả các nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp này Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng được gửi cho cơ quan quản lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh doanh.


Đối với việc điều chỉnh dự án đầu tư, Luật Đầu tư và Nghị định 108 quy định khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện theo quy trình đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư.


3.1.2 Hình thức đầu tư


So với Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trước đây thì Luật Đầu tư và Nghị định 108 quy định rõ hơn về những hình thức đầu tư như: thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, hợp đồng BOT, hợp đồng BT; đầu tư phát triển kinh doanh; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động


đầu tư; và đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp. Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế bằng 100% vốn của mình, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Nhà đầu tư cũng có thể đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh trên được tiếp tục liên doanh với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.


Đối với hoạt động đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư, Luật Đầu tư và Nghị định 108 quy định: nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108.


Bên cạnh đó, Luật Đầu tư và Nghị định 108 còn quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Một điểm khác so với quy định trước đây, được coi là điểm mở rất thoáng và mới đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, đó là: đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam, nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mới mà không thành lập pháp nhân mới thì chỉ thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định 108; nếu nhà đầu tư có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập pháp nhân mới thì thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022