Khung chính sách FDI của Việt Nam - 13


đó cần tăng mức lương khởi điểm thu nhập chịu thuế đối với người có thu nhập cao.

4. Quy định khuyến khích và hạn chế đầu tư

Các chính sách khuyến khích và hạn chế đầu tư cần phải được quy định rõ ràng, minh bạch và đơn giản hóa hơn. Việc quy định rõ rang các chính sách ưu đãi khuyến khích theo những điều khoản và điều kiện áp dụng cụ thể sẽ giúp cho các nhà đầu tư cảm thấy đuợc lợi thế dài hạn và ngắn hạn của các dự án đầu tư để từ đó yên tâm khi cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Đồng thời chính phủ cần nghiên cứu và áp dụng các hình thức ưu đãi phi thuế quan như: mở rộng danh mục các dự án được miễn tiền thuê đất, đề xuất các hỗ trợ và dịch vụ về đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng cho người lao động, hỗ trợ chi phí trong nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó là vấn đề cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá xác định tư cách dự án khuyến khích đầu tư. Cần phải quy định rõ ràng minh bạch các tiêu chí đánh giá với những hướng dẫn cụ thể bằng văn bản pháp lý nhằm giúp các nhà đầu tư không bị phụ thuộc vào những nhận định cá nhân tùy tiện của các quan chức. Sự mơ hồ không rõ ràng hiện này đem lại cho quan chức và các cơ quan có nhiều quyền hạn và có những quyết định tùy tiện với các dự án đầu tư.


KẾT LUẬN


Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000-2010 của, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một bộ phận quan trọng không tách rời của nền kinh tế Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. FDI đã là nguồn lực quan trọng bổ sung cho lượng vốn đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Đầu tư nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Thu hút đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa vào Việt Nam công nghệ hiện đại, thu hút nhiều lao động có trình độ, tham gia phát triển nguồn nhân lực, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên luồng vốn FDI trong 6 năm qua thì thấp hơn dự kiến, nguyên nhân là do mặc dù môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn tồn tại nhiều bất lợi, điều này rõ ràng làm giảm mức độ hấp dẫn của việc đầu tư vào Việt Nam. Từ việc phân tích những thực trạng và tồn tại trong chính sách thu hút FDI cùng với quá trình hoàn thiện khung pháp lý của Việt Nam, khóa luận đã chỉ ra những hạn chế cũng như những mặt tích cực trong việc xây dựng khung pháp lý về FDI của Việt Nam.

Trên cơ sở so sánh, phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong khung chính sách FDI của Việt Nam hiện nay, kết hợp với những đánh giá tổng quan về năng lực thu hút FDI của Việt Nam trong mối tương quan so sánh với các nước trong ASEAN, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện khung chính sách FDI dưới góc độ về khung pháp lý minh bạch, hạn chế và khuyến khích đầu tư….nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


FDI vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Khung chính sách FDI của Việt Nam - 13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


I. TIẾNG VIỆT


1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006) “Báo cáo về Chương trình tổng thể vận động đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005”, Hà Nội

2. Bộ Ngoại giao- Học viện quan hệ quốc tế (2002), “Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm 1995 đến nay”, NX Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3. Cục Đầu tư nước ngoài (2007), “Đóng góp của vồn FDI cho nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội

4. Cục Đầu tư nước ngoài (2007), “Tổng hợp đầu tư nước ngoài năm 2007, dự báo năm 2008”, Hà Nội

5. Cục Đầu tư nước ngoài (2008), “20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1988 - 2007”, Hà Nội

6. Cục Đầu tư nước ngoài, “Định hướng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2010

7. Đỗ Đức Bình (2005), “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Học viện Quan hệ quốc tế (1996), “Đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2007), “Một số tồn tại trong thực tế thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs) của Việt Nam

10. An Minh (2007), “Singapore - Dẫn đầu ASEAN đầu tư vào Việt Nam”, http://www.itaexpress.com.vn/tin_ita/kinh_t/trong_n_c/singapore_d_n_d_u_ asean_trong_d_u_t_vao_vi_t_nam

11. Báo điện tử ViệtBáo (2007), “Việt Nam là “cứ điểm” đầu tư mới của Nhật Bản” http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-la-cu-diem-dau-tu-moi-cua- Nhat/65057821/87/


12. Bộ Công Thương, Trung tâm thông tin thương mại (2007), “Dự báo mới về thu hút vốn FDI trên phạm vi toàn cầu”, http://www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn/IWINews.aspx?CatalogID=2 365&ID=57166

13. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2008), “FDI vào Việt Nam cao nhất từ trước đến nay”, theo Thời báo Kinh tế http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns071225100 343

14. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2008), “Hàn Quốc - Nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam”,http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns0801 07090955

15. Phước Hà (2008), “Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, vị trí số 1 không xa”, Báo điện tử Vietnamnet, http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/06/707175/

16. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Doanh-Nghiep/Nang- cao-nang-luc-canh-tranh-DN-VN/

17. Vĩnh Thảo (2006), “Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu: Việt Nam tụt 3hạng”, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=164075&Channel ID=11


TIẾNG ANH


18. Economist Intelligence Unit (2007), “World Investment Prospects to 2011

19. Fortune Magazine (2007), “2007 Fortune Global 2000”

20. Fortune Magazine (2007), “2007 Fortune Global 500”

21. UNCTAD (2007), “World Investment Report 2006

22. UNCTAD (2008), “World Investment Report 2007

23. WTO (2008), “World Trade Report 2007

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022