Khung chính sách FDI của Việt Nam - 12


lượng cao, môi trường tài chính và hệ thống hảI quan tiên tiến và ổn định. Đặc biệt, môi trường pháp lý và thủ tục hành chính của Singapore được đánh giá rất cao. Singapore là nước đi đầu trong việc ban hành 1 chính sách duy nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Những điểm cơ bản trong pháp luật đầu tư của Singapore:

a. Hình thức đầu tư


Về hình thức đầu tư, Singapore áp dụng các hình thức đầu tư chung đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Theo đó các nhà đầu tư trong nước được quyền thành lập cơ sở nào để kinh doanh thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có quyền như vậy. Về cơ bản, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập các cơ sở kinh doanh để thu lợi nhuận dưới một trong các hình thức: Doanh nghiệp tư nhân một chủ; hợp danh; công ty; công ty nước ngoài; văn phòng đại diện.

b. Các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư Các biện pháp bảo hộ đầu tư:

Singapore tham gia vào rất nhiều hiệp định song phương và đa phương về bảo hộ đầu tư với các nước ASEAN và một số nước khác, chính vì vậy, những quy định về bảo hộ đầu tư trong các hiệp định có giá trị như một sự đảm bảo chắc chắn cho các nhà đầu tư vào Singapore. Theo đó quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo, vốn và tài sản dùng để đầu tư tại Singapore của các nhà đầu tư nước ngoài không bị tịch thu sung công, quốc hữu hóa và những rủi ro hành chính khác. Trong trường hợp chính phủ trưng thu tài sản của nhà đầu tư thì phảI bồi thường theo giá thị trường.

Singapore cũng áp dụng các hiệp định ký kết trong việc quản lý đầu tư để tránh tình trạng đánh thuế 2 lần. Đây cũng chính là một trong các biện pháp bảo hộ đầu tư hiệu quả nhất mà bất kỳ một quốc gia nào cũng cần phải


có trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài.


Các biện pháp khuyến khích đầu tư


Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức hấp dân của môI trường đầu tư Singapore. Chính sách khuyến khích đầu tư của Singapore thay đổi theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển của từng giai đoạn. Nếu như thập kỷ 60 nhà nước khuyến khích đầu tư vào những ngành chế biến, lắp ráp có sử dụng nhiều lao động thì trong những năm thập kỷ 70 lại tập trung khuyến khích đầu tư vào các ngành chế tạo sử dụng nhiều kỹ thuật và vốn. Cho đến nay Singapore tập trung vào công nghệ hiện đại và điện tử viễn thông.. Các biện pháp khuyến khích đầu tư của Singapore hết sức đa dạng:

+ Chính sách thuế: Chính phủ Singapore ban hành các đạo luật về thuế theo hướng ngày càng có lợi hơn cho các nhà đầu tư tại Singapore. Thuế suất cố định đối với các công ty tại Singapore là 26% nhưng có thể giảm xuống rất thấp, thậm chí miễn hoàn toàn nếu công ty đó thuộc diện được hưởng ưu đãi. Các công ty sản xuất, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt và có tính mới sẽ được coi là những ngành nghề hoặc hàng hóa mũi nhọn (theo danh sách của chính phủ Singapore). Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mũi nhọn này sẽ miễn thuế thu nhập trong vòng 5 đến 10 năm, các cổ đông cũng được miễn giảm thuế thu nhập dựa trên phần lợi tức được chia từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các công ty thuộc dạng công ty được mở rộng và phát triển (theo đánh giá của chính phủ Singapore) sẽ được hưởng thuế xuất ưu đãi trên phần thu nhập được mở rộng. Ưu đãi thuế xuất sẽ có thời hạn tối đa 10 năm, sau đó có thể kéo dài thêm mỗi lần không quá 5 năm và tổng thời gian ưu đãi không quá 20 năm).

+ Lĩnh vực đầu tư: Singapore ban hành các quy định khuyến khích đầu


tư trong rất nhiều lĩnh vực có liên quan tới đầu tư nước ngoài như: hàng hảI, dịch vụ, kho vận, vận chuyển quốc tế, dịch vụ tư vấn đầu tư quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa độ mạnh của các công cụ hỗ trợ đầu tư nước ngoài, góp phần làm cho môi trường đầu tư của Singapore ngày càng hấp dẫn hơn.

+ Chính sách ngoại hối: Trong khi một số nước châu Á lúng túng trước bài toán quản lý ngoại hối thì Singapore thực thi chính sách ngoại hối rất mở. Singapore áp dụng chính sách tự do chuyển đổi đồng tiền nội tệ sang ngoại tệ, không khống chế khối lượng ngoại tệ đưa vào hoặc đưa ra quốc gia. Đồng nghĩa với việc này là các nhà đầu tư không phảI lo ngại về chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ như tại một số nước châu á khác.

3. Thái Lan, Phillipines, Malaysia, Indonesia

Như đã trình bày trong bảng 2.6, so với những thời kỳ trước đây, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện đã trở nên thông thoáng hơn, thuận lợi hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bảng 3.2 dưới đây sẽ so sánh một vài chính sách ưu đãi chủ yếu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại một số nước trong khu vực và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, qua đó, có thể rút ra một số bài học đối với như sau:

Bảng 3.2 So sánh chính sách thu hút FDI của Việt Nam và các nước ASEAN.

Tên nước

Hạn chế đối với loại hình công ty và hoạt động

Quy định về cấp phép đầu tư

Tiếp cận về đất đai

Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại tệ

Việt Nam

Mở rộng quyền cho doanh nghiệp tự lựa chọn hình thức đầu tư, cho

phép doanh

Một số lĩnh vực chỉ cần đăng ký đầu tư, còn lại vẫn phải xin phép ĐT; Phân

cấp cho địa

Doanh nghiệp không được sở hữu đất; được thuê đất trong khu CN hay

thuê mặt bằng

Kiểm soát tài khoản vãng lai; áp dụng

phí/thuế chuyển

tiền ra nước ngoài; yêu cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Khung chính sách FDI của Việt Nam - 12



nghiệp 100% vốn, trừ một số lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm; được

chuyển đổi sang công ty cổ phần; được tự do lựa chọn đối tác đầu tư

phương, khu CN cấp phép đối với dự án vừa và nhỏ;

kinh doanh theo qui hoạch;

được chuyển nhượng, thế chấp vay vốn

xin phép khi chuyển tiền ra nước ngoài.

Thái Lan

Không hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực, và doanh nghiệp tự lựa chọn hình thức đầu tư , trừ một số rất ít lĩnh vực cấm FDI hay hạn chế FDI

Chỉ yêu cầu giấy phép nếu muốn hưởng

chính sách khuyến khích. Nhà đầu tư chỉ phải đăng ký với Bộ thương mại và Cục thuế.

Được thuê đất 50 năm, sau đó thời hạn tự động kéo dài khi hết hạn; hợp đồng thuê được dùng để thế chấp vay vốn.

Chế độ tự do ngoại hối, không hạn chế vay ngoại tệ, chuyển ngoại tệ, lưu ngoại tệ tại tài khoản của doanh nghiệp

Indonesia

Một số ít lĩnh vực cấm doanh nghiệp 100% vốn FDI, tuy nhiên nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư và

lĩnh vực đầu tư,

Qui trình phức tạp, tình trạng tham nhũng phổ biến trong quá trình cấp phép ĐT; đòi hỏi sự đồng ý của Tổng thống

nêu dự án trên

Doanh nghiệp FDI có thể đầu tư vào khu CN để được dễ dàng thuê đất; phần lớn là thuê đất trong 30 năm. Quyền sử

dụng đất được

Không có hạn chế đáng kể gì về chế độ ngoại hối.



trù một số ít ngành nhạy cảm.

100 triệu USD; còn nhiều loại giấy phép sau khi doanh nghiệp đã được cấp phép ĐT;

chuyển đổi, thế chấp để vay vốn.


Philippines

Cho phép

doanh nghiệp có 100% vốn FDI rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, chỉ hạn chế tỷ lệ tối đa vốn FDI đối với một vài lĩnh vực; nhà đầu tư tự lựa chọn đối tác trong nước.

Chỉ yêu cầu giáy phép nếu muốn hưởng

chính sách

khuyến khích (trong 3 tuần); còn lại thủ tục đầu tư thực hiện giống như các nhà đầu tư trong nước khác (chỉ phải đăng ký)

Doanh nghiệp FDI có trên 40% vốn nước ngoài không được sở hữu đất; mà phải thuê từ công ty bất động sản; có dưới 40% vốn nước ngoài được thuê đất trong 50 năm, được chuyển nhuợng, thế chấp

Chế độ quản lý ngoại tệ tự do, không hạn chế vốn vay ngoại tệ, mức chuyển ngoại tệ, không qui định mức lưu ngoại tệ trong tài khoản của doanh nghiệp.

Malaysia

Chỉ cho phép Doanh nghiệp 100% vốn FDI đối với dự án định hướng XK, còn hạn chế đối với các

Mọi dự án FDI đều phải xin phép (thời hạn 6-8 tuần). Đối với một số dự án đòi hỏi thời gian xem xét

Doanh nghiệp FDI có thể lựa chọn mua hay thuê đất trong 99 99 năm; có thể chuyển đổi, thế chấp để vay

Sau khủng hoảng tài chính, đã áp dụng chế độ thu thuế chuyển tiền ra nước ngoài.



lĩnh vực khác.

dài hơn.

vốn.



4. Bài học đối với Việt Nam

Thứ nhất, về nguyên tắc, các chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là tương đối cạnh tranh so với một số nước (nêu tại bảng 3.2) về một số mặt như hình thức đầu tư, thủ tục cấp phép. Mặc dù vậy, so với một số nước chuyển đổi và trong khu vực như Thái lan, Philippin, Inđônexia thì mức độ ưu đãi của Việt Nam về những mặt này vẫn còn thấp;

Thứ hai, so với các nước khác trong khu vực và các nước đang chuyển đổi thì nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam vẫn gặp phải những khó khăn nhất định trong thời kỳ “hậu giấy phép đầu tư”, nhất là vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án (trừ trường hợp nếu đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất). Trong nhiều trường hợp làm kéo dài thời gian chuẩn bị và xây dựng, làm chậm trễ thời điểm dự án bắt đầu đi vào sản xuất, và làm mất thời cơ của nhà đầu tư.

Thứ ba, khu vực ngân hàng còn kém phát triển, đồng tiền chưa chuyển đổi, chính sách tiền tệ và những qui định về quản lý ngoại hối hiện nay của Việt Nam là những yếu tố chưa thuận tiện cho các nhà đầu tư, kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực và đang chuyển đổi.

Thứ tư, so với hơn một thập kỷ trước, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được hoàn thiện hơn theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn kinh doanh trên đất nước Việt Nam. Tuy hệ thống luật pháp, chính sách liên quan tới hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam đã được bổ sung, hoàn thiện trong những năm qua song vẫn còn thiếu tính đồng bộ và hay thay đổi, còn thiếu minh bạch và khó dự đoán


trước. Một điều tra gần đây đối với các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cho thấy chính sách đối với FDI hiện tại của Việt Nam vẫn đang tạo ra những rào cản bất hợp lý, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Cụ thể là, những qui định về hạn chế ngành nghề cho phép FDI đầu tư, việc bổ sung danh mục FDI có điều kiện, áp đặt tỷ lệ xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI, nâng giá đất và giá đền bù giải toả đang là những yếu tố làm tăng tính bất ổn định trong chính sách FDI của Việt Nam. Đó cũng là yếu điểm về chính sách của‌

Việt Nam so với một số nước khác.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG CHÍNH SÁCH FDI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Mặc dù Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam trải qua rất nhiều lần sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay đổi các văn bản luật mới (vào các năm 1996 và 2005), và hệ quả là, trong một vài trường hợp các quy định trong luật đầu tư đã thông thoáng hơn trước đây, nhưng nhìn chung xét về nhiều phương diện khung pháp lý của Việt Nam vẫn kém ưu đãi so với nhiều nước kể cả các nước trong khu vực ASEAN, đôi khi những quy định của Việt Nam còn mâu thuẫn với các chuẩn mực quốc tế. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm cải thiện khung pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1. Thủ tục xin phép và đăng ký đầu tư :

Trong nhiều trường hợp các nhà đầu tư thường nản lòng vì các trình tự cấp phép rườm rà cũng như sự nhũng nhiễu của các cán bộ chức trách ở Việt Nam, do vậy chính phủ Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhanh chóng và có hiệu quả quy trình thủ tục hành chính “một cửa một dấu” cũng như xúc tiến hơn nữa việc cho phép áp dụng “thủ tục đăng ký” cho nhiều dự án hay “thủ tục đăng ký” cho mọi dự án. Bên cạnh đó chính phủ cũng nên giảm bớt số lượng các phê duyệt và rút ngắn thời gian xét duyệt. Đồng thời, việc banh hành các phê duyệt nên được tự động hóa để đảm bảo nếu người đi


xin cấp giấy phép khi đã đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật thì đương nhiên phải được cấp phép.

Việc cấp phép cần dựa trên những tiêu chí rõ rang, khách quan và được áp dụng một cách đồng bộ, nhất quán. Các nhà đầu tư đi xin phê duyệt phải được quyền khiếu nại để bảo vệ mình trước các hành vi lạm dụng quyền hạn có thể gây thiệt hại cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các khiếu nại này không chỉ được đưa lên cơ quan ra quyết định mà còn tới một cơ quan độc lập của nhà nước, ví dụ như tòa án.

2. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư

Nên mở rộng phạm vi, tính chất và mức độ linh hoạt của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để đưa ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra cũng nên mở rộng danh mục các loại công ty có thể lập chi nhánh tại Việt Nam. Chính phủ cũng nên xem xét hạn chế và dần đi tới xóa bỏ quy định về hình thức đầu tư mang tính chất bắt buộc trong một số lĩnh vực, như hợp đồng hợp tác kinh doanh trong những dự án mạng viễn thông.

Xúc tiến triển khai trên thực tế hình thức đầu tư mua lại và sát nhập (M&A) ở nước ta để mở rộng kênh thu hút FDI, vì đây là phương thức FDI chủ yếu và được ưa chuộng nhất. Bên cạnh đó nghiên cứu áp dụng rộng rãi hơn nữa một số hình thức đầu tư khác như mô hình công ty mẹ-con (holding company), công ty hợp danh… phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.

3. Thuế thu nhập

Mặc dù chi phí tiền lương ở Việt Nam về cơ bản là khá thấp so với các nước khác trong khu vực ASEAN nhưng do thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao là khá cao khiến cho chi phí thực tế mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bỏ ra là khá đắt đỏ, làm giảm lợi thế của Việt Nam về yếu tố chi phí lương. Điều này cũng là nhân tố làm cho lao động phía Việt Nam khó có thể được đề bạt vào các vị trí quản lý. Bên cạnh

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí