Những Cam Kết Quốc Tế Của Việt Nam Về Đầu Tư Nước Ngoài


hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thủ tục đầu tư theo quy định như đối với đầu tư trong nước.


Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt của hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, pháp luật đầu tư có quy định về chuyển đổi hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động của mình được tự do chuyển đổi giữa các hình thức đầu tư cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mà không bị cấm hoặc hạn chế, từ hình thức công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc ngược lại, từ công ty hợp doanh sang công ty cổ phần hoặc TNHH và ngược lại...


3.2. Các chính sách có liên quan đến FDI

3.2.1 Chính sách về thuế

a. Thuế thu nhập doanh nghiệp


Theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP quy định áp dụng chung một thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, không phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài. Từ 1/1/2009 thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm xuống còn 25% được coi là một mức khá thấp so với các nước trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số địa bàn, lĩnh vực đầu tư được khuyến khích đầu tư, nếu các chủ đầu tư tiến hành đầu tư vào đó sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, cụ thể:

Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư sẽ được được áp dụng thuế suất lần lượt là 20%, 15%, 10%.

Khung chính sách FDI của Việt Nam - 9

Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%


số thuế phải nộp tối đa là 9 năm tiếp theo


Miễn giảm thuế đối với các cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng them do đầu tư này mang lại.

Miễn, giảm thuế đối với các dự án kinh doanh hàng xuất khẩu.


Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất được miễn giảm thuế như sau:

+ Được miễn giảm thuế 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 6 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp.

+ Được miễn giảm thuế 3 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu chế xuất, cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp.

b. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:


Trước đây, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam khi chuyển thu nhập ra nước ngoài phải chịu một khoản thuế suất là 5%. Đối với các dự án đầu tư với nguồn vốn nước ngoài, các nhà đầu tư khi tiến hành chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cũng có nghĩa vụ nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với mức thuế suất khác nhau.

Thông tư số 26/2004/TT-BTC đã quy định bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, từ 1/1/2004 thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam khi chuyển ra nước ngoài không phải chịu thuế. Quy định này phù hợp với quy định của nhiều nước khác, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài.


c. Thuế xuất nhập khẩu


Hiện nay, theo quy định của luật đầu tư năm 2005. nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bao gồm các thiết bị máy móc, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam.

Ngoài ra Việt Nam còn ban hành một số chính sách ưu đãi về tài chính khác liên quan tới chuyển lỗ trong kinh doanh và khấu hao tài sản.

3.2.2. Chính sách về đất đai

Chính phủ ban hành khung giá thuê đất chung, ổn định và rõ ràng cho các dự án đầu tư vốn nước ngoài (5 mức giá với đất đô thị, 2 mức với đất giáp đô thị và đất của vùng còn lại). Ngoài ra còn có những ưu đãi về giá thuê đất đối với:

Dự án có sử dụng đất đô thị thuộc địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn được giảm giá thuê đất 50% so với mức quy định.

Dự án sử dụng đất tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, giá thuê đất được tính bằng 80% giá áp dụng đối với mảnh đất cùng điều kiện.

Chính phủ quy định việc miễn giảm tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư BOT, BTO, BT.

Miễn tiền thuê đất 7 năm từ ngày hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa dự án vào hoạt động đối với những dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư

Miễn tiền thuê đất 11 năm đối với những dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn.

Nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm sẽ được giảm tiền thuê đất theo tỷ lệ lũy tiến. Mỗi lần nộp cho 5 năm được giảm 5% tổng số tiền thuê đất


trong 5 năm đó, nộp một lần cho hơn 5 năm, mỗi năm tăng thêm được giảm thêm 1% tiền thuê đất phải trả nhưng tổng mức giảm không vượt quá 25% tiền thuê đất phải trả. Nộp một lần cho thời gian thuê đất trên 30 năm được giảm 30% tổng số tiền thuê đất của thời gian đó.

So với chính sách về đất đai của một số nước trong khu vực như Philippines: Doanh nghiệp FDI có trên 40% vốn nước ngoài không được sở hữu đất; mà phải thuê từ công ty bất động sản; có dưới 40% vốn nước ngoài được thuê đất trong 50 năm, được chuyển nhuợng, thế chấp thì chính sách về đất đai của Việt Nam được đánh giá là khá cởi mở.

3.2.3. Chính sách ngoại hối và chính sách giá

Doanh nghiệp FDI được hưởng một số ưu đãi liên quan tới chính sách ngoại hối như việc các doanh nghiệp này được coi là thuộc đối tượng được hỗ trợ cân đối ngoại tệ, khác với trước đây, khi các doanh nghiệp này thuộc đối tượng phải tự đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ. Nhà nước đã bãi bỏ việc quy định bắt buộc trả lương cho người lao động bằng VND, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể trả lương cho lao động người nước ngoài của mình bằng tiền nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp này được phép mua ngoại tệ tại ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ trong hoạt động của mình. Chính phủ Việt Nam tiến tới sẽ đổi mới hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ nhằm xóa bỏ dần mối quan ngại về khả năng chính sách ngoại hối của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về ngoại tệ phục vụ cho quá trình đầu tư.

Sự phân biệt về giá- chủ yếu là đối với điện, nước, dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng đã và đang được loại bỏ dần. Chấm dứt chế độ 2 giá cũng có nghĩa tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh cho mọi thành phần của nền kinh tế.


3.2.4 Chính sách chuyển giao công nghệ


Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ. Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam, phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ bằng các hình thức: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường công nghệ, bao gồm chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và các loại hình khác; Công bố, phổ biến, trình diễn, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ trong nước và nước ngoài.

3.3 Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài

Cùng với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết, tham gia một số điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư


nước ngoài. Đây có thể được coi là một trong những bước đi không thể tách rời trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ (Nguồn: Bộ ngoại giao). Theo đó, phạm vi điều chỉnh của các hiệp định này đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chẳng hạn, các hiệp định này có những điều khoản qui định đối với nhiều loại hình đầu tư: trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ, và các quyền khác theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam mới chỉ cam kết về đối xử theo quy chế tối huệ quốc (MFN), đồng thời cam kết thực hiện các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với những tiêu chuẩn và tập quán thông dụng.

Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã ký kết, tham gia một số điều ước và diễn đàn quốc tế như: i) Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ii) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á Thái bình dương (APEC) với việc đưa ra kế hoạch hành động nhằm tự do hoá và mở của đầu tư trong khu vực; iii) Diễn đàn hợp tác á - Âu, trong đó có việc triển khai thực hiện chương trình hành động về xúc tiến đầu tư (IPAP).Đặc biệt với việc tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đang hết sức cố gắng thực hiện các cam kết của hiệp định TRIMS

Trong số các hiệp định mà Việt Nam ký kết có thể nói quan trọng nhất là Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001 mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và tạo điều kiện để thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Không những thế những cam kết cơ sở trong hiệp định này cũng tạo cơ sở pháp lý quan trọng


để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI của Việt Nam.


Ngoài Mỹ thì Nhật Bản cũng là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam, trong tháng 11/2003, Hiệp định về tự do hóa khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản đã được ký kết với những cam kết mạnh mẽ của cả hai bên trong việc tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bình đẳng cho các nhà đầu tư. Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản vào tháng 12/2003 nhằm nâng cao năng lực canh tranh của Việt Nam đã được công bố với nhóm giải pháp cơ bản bao gồm: xây dựng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư, hoàn thiện khung chính sách FDI, cải tiến thủ tục đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực của các cơ quan chính phủ. Như vậy, nhờ những nỗ lực của chính phủ mà Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hiệp định song phương, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của môI trường đầu tư bởi chính những quy định “khắt khe” trong các hiệp định đã tạo cơ sở nền tảng ban đầu cho sự mở rộng thông thoáng hơn các quy định về FDI. Trong khuôn khổ các hiệp định nhiều thay đổi tích cực đã được thực thi như: xóa bỏ chế độ hai giá đối với hầu hết hàng hóa, dịch vụ; giảm dần những hạn chế về chuyển giao công nghệ

4. Đánh giá chung

4. 1. Kết quả

Luật đầu tư đóng vai trò then chốt trong thu hút đầu tư FDI

Với sự thay đổi nhận thức của Đảng và chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đảm bảo rằng những nhà đầu tư sẽ nhận được “sự đối xử công bằng hợp lý”. Vốn đầu tư và những tài sản thuộc quyền sở hữu cửa nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị trưng dụng, chiếm đoạt bỡi các biện pháp hành chính nếu không có sự tự nguyện đồng ý của họ. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Những


quyền sở hữu công nghiệp và những quyền lợi hợp pháp trong việc chuyển giao công nghệ cũng được bảo vệ.

Những quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ khỏi những thay đổi bất lợi từ luật. Khi có những thay đổi của pháp luật Việt Nam ảnh hưởng bất lợi đến những quyền lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những thành viên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, những quyền lợi của họ được nêu rõ trong giấp phép đầu tư hoặc giấp phép kinh doanh vẫn tiếp tục có hiệu lực hoặc chính quyền Việt Nam sẽ thoả thuận với sự ưng thuận của nhà đầu tư bằng các hình thức như:

• Điều chỉnh mục tiêu của dự án ;


• Thực hiện việc miễn, giảm thuế phù hợp với luật;


• Đánh giá những thiệt hại của nhà đầu tư do các tác động bất lợi gây ra trong hiện tại và những năm sau đó.

• Tính toán các khoản bồi thường một cách công bằng khi cần thiết.


Ngoài ra , Luật Đầu tư nước ngoài cũng đảm bảo cho những thay đổi lợi ích hợp pháp được áp dụng đối với những nhà đầu tư đã được cấp phép.

Nhà đầu tư có thể đầu tư theo nhiều hình thức khác nhau mà luật cho phép. Họ có thể chủ động trong việc lựa chọn những dự án đầu tư, thành viên đầu tư, khu vực, thời gian tồn tại, thị trường cho sản xuất, và tỉ lệ vốn pháp định, phù hợp với các điều khoản của pháp luật đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư được quyền thay đổi hình thức đầu tư, chia tách, sát nhập hoặc cổ phần hóa phù hợp với luật.

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tự chủ trong các hoạt động của họ. Họ có thể tuyển lao động địa phương trực tiếp từ trị trường lao động và ký kết hợp đồng lao động trực tiếp với người lao động phù hợp với Luật Lao động. Họ cũng có thể trực tiếp quản lý các trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022