Bối Cảnh Kinh Tế Vĩ Mô Và Những Định Hướng Cơ Bản Cho Việc Phát Triển Kcn-Kcx:


hạ tầng do chính phủ đảm nhận bởi nguồn vốn yêu cầu rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Chẳng hạn ở Trung Quốc, nhà nước đảm bảo 3 thông: thông điện, thông nước, thông đường và mặt bằng (san lấp mặt bằng). Ở một số nước như Thái Lan, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia… ngoài Nhà nước còn có khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển hạ tầng các KCN-KCX. Song hầu hết các nước đang phát triển đều vấp phải khó khăn lớn về nguồn tài chính để tài trợ cho chương trình xây dựng hạ tầng các KCN-KCX. Một là bản thân nước chủ nhà thiếu vốn. Hai là việc vay vốn của các ngân hàng thế giới với lãi suất cao đòi hỏi phải quản lý tốt để phát huy nhanh hiệu quả vốn đầu tư để thu hồi vốn trả nợ vay. Điều này không phải nước đang phát triển nào cũng có thể thực hiện được.

Ở nước ta, nhà nước chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN-KCX sẵn có để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Nhằm huy động vốn của các thành phần kinh tế, nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX. Cho đến nay đã có 68 doanh nghiệp được phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng tại các KCN-KCX với 1.101 triệu USD và 10.956 tỷ đồng vốn đăng ký. Trong đó bao gồm 53 doanh nghiệp Việt Nam tham gia tại 52 KCN-KCX và khu CNC Hoà Lạc với tổng số vốn đăng ký 256,6 triệu USD và 24.429 tỷ đồng. Nguồn vốn để xây dựng hạ tầng của các doanh nghiệp này chủ yếu là từ nguồn tín dụng ưu đãi, tiền thuê đất ứng trước của các nhà đầu tư và chỉ một phần nhỏ là vốn tự có của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức cuốn chiếu để có thể nhanh chóng thu hồi vốn. Để khắc phục tình trạng trên, nhà nước cũng rất khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Hiện đã có 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các KCN-KCX. Trong đó duy nhất có một doanh nghiệp 100% vốn


FDI với 12 triệu USD đăng ký tham gia xây dựng KCN Đài Tư Hà Nội rộng 40 ha. Còn lại 14 liên doanh với 973 triệu USD vốn đăng ký. Tuy nhiên thực tế triển khai các dự án phát triển hạ tầng KCN-KCX không được khả quan như mong đợi. Đến cuối tháng 5/2001 mới có 56 KCN-KCX triển khai đầu tư với số vốn thực hiện 478 triệu USD và 1.997 tỷ đồng, chỉ bằng 25% vốn đăng ký được duyệt.

Bản thân phía các bên nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính làm cho tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng rất chậm, khó bảo đảm thành công. Chính doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Đài Tư (Hà Nội) đang bị UBND thành phố Hà Nội kiến nghị thu hồi giấy phép và thu hồi đất do tốc độ triển khai dự án quá chậm. Việc thiếu vốn đầu tư đã làm cho chất lượng các công trình hạ tầng KCN-KCX giảm so với tiêu chuẩn đề ra trong hồ sơ trình các cơ quan chức năng có thẩm quyền duyệt. Tại đa số các KCN-KCX đều áp dụng hình thức xây dựng theo kiểu cuốn chiếu, vừa cho thuê đất để thu hồi vốn, tạo điều kiện tiếp tục đầu tư các khu vực còn lại. Nhiều doanh nghiệp sau khi đã thu hồi được vốn đã chậm trễ trong xây dựng hoặc thiếu quan tâm bảo trì các công trình hạ tầng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn khu.

2.3.2.3. Một số yếu tố hạn chế khác:


- Tiến độ triển khai xây dựng chậm: Nhìn chung tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN-KCX nước ta còn chậm. Ngoài một số KCN-KCX đã xây dưnïg xong hoặc cơ bản xong hạ tầng như các khu Tân Thuận, Linh Trung, Nomura, Đà Nẵng Amata, Biên Hoà III, Việït Nam – Singapore, Việt Hương, Nội Bài (giai đoạn I)… với đầy đủ các hạng mục công trình hạ tầng, các KCN còn lại đều đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng hay đang san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX, ngoài những khó khăn về vốn thì công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là việc tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc của nhà đầu tư nhất, đặc biệt là các KCN-KCX ở miền Bắc do chủ yếu phải thu hồi đất nông nghiệp đang trồng lúa chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành đất công nghiệp. Nhiều KCN-KCX phải mất hàng năm để thực hiện việc đền bù, giải toả mặt bằng, rất nhiều chi phí phát sinh. Không ít KCN tuy có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh đền bù, giải toả. Một nguyên nhân khác làm chậm triển khai công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là do chính các công ty phát triển hạ tầng không muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng do không muốn bị đọng vốn, nháât là tại những khu thu hút đầu tư kém.

- Giá cho thuê đất tại các KCN-KCX còn quá cao: Hiện đang tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của riêng doanh nghiệp phát triển hạ tầng: Nhà nước luôn mong muốn cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí đầu tư trong đó có việc giảm giá thuê đất để thu hút đầu tư, cố gắng lấp đầy các KCN-KCX, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo thêm nhiều việc làm… Trong khi đó doanh nghiệp phát triển hạ tầng lại mong thu được lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh. Mặc dù giá cho thuê đất và phí dịch vụ trong các KCN-KCX phải được sự đồng ý của Ban Quản lý KCN- KCX cấp tỉnh, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng được tự ấn định mức giá do vậy đơn giá và phí này còn quá cao so với đất ở ngoài KCN-KCX. Giá cho thuê đất và chi phí hạ tầng trong các KCN-KCX được cấu thành bởi chi phí đền bù, giải toả và chi phí san lấp mặt bằng, xây dưnïg các công trình hạ tầng kỹ thuật. Giá thuê đất thô (giá thuê đất của nhà nước) chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy các doanh nghiệp phát triển hạ tầng thường tính toán giá cho thuê lại đất ở mức cao để hạn chế rủi ro, chủ yếu là rủi ro do thu hút đầu tư kém làm chậm quá trình thu hồi vốn.

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 10


Đáng chú ý là phương thức thu tiền thuê đất một lần trong 50 năm hoặc suốt cả thời gian hoạt động của doanh nghiệp thường được áp dụng tại các KCN thuộc nhóm này đã làm chậm lại nhịp độ thu hút đầu tư. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN - KCX, các công ty phát triển hạ tầng cơ sở cần phải điều chỉnh một cách mềm dẻo hơn các điều kiện về gía cho thuê đất, điều kiện linh hoạt về phương thức thanh toán như trả tiền thuê đất 5 năm một lần, tạo tâm lý thoải mái và điều kiện thựân lợi cho nhà đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN-KCX nghĩa là khu vực lân cận cũng là một yếu tố quan trọng để hấp dẫn nhà đầu tư. Các công trình hạ tầng kỹ thuật của các KCN-KCX chỉ có thể phát huy hết hiệu quả nếu được kết hợp, đấu nối với các công trình bên ngoài. Nhưng trên thực tế, nhiều KCN-KCX triển khai xây dưnïg hạ tầng và đã thu hút được nhiều doanh nghiệp vào hoạt động nhưng phải mất hàng năm để liên hệ với các cơ quan chức năng của nhà nước về việc kết hợp này. Nhiều trường hợp họ phải tự bỏ tiền đầu tư vào những công trình hỗ trợ ngoài hàng rào. Có nhứng trường hợp tuy đã có quy hoạch nhưng công trình đã bị chậm triển khai do vốn đầu tư vào các công trình ngoài hàng rào quá lớn trong bối cảnh vốn ngân sách nhà nước hạn chế chưa thực hiện được đồng bộ hoặc thực hiện nhỏ giọt. Điều đó làm hạn chế tính hấp dẫn của những KCN-KCX này và lỡ nhiều cơ hội thu hút đầu tư.

- Công tác quy hoạch KCN-KCX còn nhiều bất hợp lý: Mặc dù so với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và so với các nước khác thì số lượng các KCN-KCX đã thành lập ở nước ra như vậy chưa nhiều. Tuy nhiên việc phát triển ồ ạt của các KCN những năm 1997-1999 đã có những biểu hiện phá vỡ cân đối, thành lập quá nhiều KCN trong khi khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, chưa có những đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho các hoạt động của KCN và chưa tính đến ảnh hưởng của tốc độ đô thị


hoá. Một số địa phương cho đến nay đã phải tạm ngừng xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX như ở Hà Nội, Đồng Nai. Một số KCN phải chuyển đổi mục đích đất xây dựng KCN sang xây dựng khu nhà ở như một số khu của tp Hồ Chí Minh. Như vậy, đáng lẽ việc thành lập các KCN với mục đích tập trung sản xuất công nghiệp nhưng ở một số địa phương lại có biểu hiện đầu tư phân tán vì có nhiều KCN và mỗi KCN mới thu hút được rất ít dự án.

Theo tính toán sơ bộ, để lấp đầy tất cả các KCN-KCX đã được thành lập thì phải cần hơn 6.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 20 – 25 tỷ USD. Vì vậy trong những năm tới mục tiêu của công tác xúc tiến đầu tư là phải thu hút thêm khoảng 5.500 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư đăng ký 18

–23 tỷ USD, một con số không nhỏ. Nguồn vốn chủ yếu sẽ là FDI. Với tốc độ thu hút đầu tư của nước ta trong những năm qua, nếu cố gắng tăng tốc có thể cũng phải mất 15 – 20 năm nữa chúng ta mới có thể lấp đầy các KCN- KCX đã thành lập. Đây là một thách thức lớn đặt ra cho Việt Nam.

- Cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN-KCX nhằm thu hút FDI: Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về năng lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ… thì làm thế nào để thu hút được nhiều dự án FDI đã trở thành mucï tiêu sống còn, vấn đề quyết định thành công hay thất bại của các KCN-KCX. Các dự án FDI của Việt Nam tập trung chủ yếu ở phía Nam, nơi có môi trường đầu tư thuận lợi và sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo tỉnh, thành phố, Ban Quản lý các khu… Ngoài những chính sách của nhà nước áp dụng chung, mỗi vùng, mỗi KCN-KCX đều có những chính sách ưu đãi riêng thu hút FDI. Vì vậy ở đâu có chính sách ưu đãi và thông thoáng hơn thì dòng đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng tập trung đến đó. Và do vậy đã hình thành "cuộc chiến tranh ngầm" giữa các khu để có thể thu hút được nhiều hơn nguồn vốn FDI. Kết quả là sự phân hoá giữa các địa phương vốn đã trầm trọng lại càng thêm trầm trọng,


hoạt động đầu tư diễn biến khó kiểm soát, nhà nước và địa phương cuối cùng lại trở thành người chịu thiệt.‌‌

- Công tác quy hoạch trong nội bộ KCN-KCX thiếu cụ thể: việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu thiếu một quy hoạch cụ thể, không được định hướng thống nhất. Khi xây dựng phương án phát triển trình các cơ quan chức năng duyệt, các KCN-KCX bao giờ cũng được quy định rất chi tiết về quy hoạch nội bộ. Tuy nhiên nhiều trường hợp, trên thực tế lại diễn ra khác với mục tiêu định hướng ban đầu. Nguyên nhân cũng lại do trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng các khu thường có nhiều phát sinh so với quy hoạch được duyệt, phải thay đổi thiết kế hạng mục. Mặt khác, do vừa thi công vừa vận động đầu tư theo hình thức cuốn chiếu dẫn đến tình trạng lựa chọn đất xây dựng nhà máy không phù hợp với quy hoạch ban đầu, khó khăn trong việc bố trí vị trí các lô đất chức năng sản xuất công nghiệp do các ngành nghề sản xuất đã và đang xin đầu tư vào các khu có xu hướng mở rộng hơn và nằm ngoài các ngành nghề trong quy hoạch được duyệt.

Toàn bộ sự phân tích trên đây cho thấy, các KCN - KCX ở Việt Nam đã phát huy được những vai trò tích cực nhất định trong việc thu hút FDI, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Mặc dầu vậy, hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng tại các KCN - KCX nói riêng, công tác quản lý nhà nước đối với các KCN - KCX nói riêng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của mô hình KCN – KCX. Chính vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện, nâng cao sức hấp dẫn của các KCN - KCX đối với các nhà đầu tư. Chương tiếp sau sẽ đi sâu vào vấn đề này.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và những định hướng cơ bản cho việc phát triển KCN-KCX:

3.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô - những cơ hội và thách thức:

Tình hình khu vực và thế giới: Nền kinh tế châu Á đã phục hồi nhanh chóng trong 2 năm qua sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1997 - 1998. Các quốc gia châu Á cũng như toàn thế giới hiện đang đứng trước nguy cơ đe dọa bùng nổ cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Nếu cuộc chiến tranh xảy ra sẽ làm tăng vọt giá dầu mỏ khiến kinh tế các nước lâm vào tình trạng suy giảm mà hậu quả ảnh hưởng trực tiếp là sẽ làm đảo lộn triển vọng và kế hoạch tăng cường kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Á và Đông Á. Hiện tại giá dầu mỏ quý 3 năm nay đã tăng hơn so với đầu năm và mức tăng cũng cao hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế đang gây những ảnh hưởng bất lợi đến quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Các nước nhất là các nước châu Á cần phối hợp nỗ lực ngăn chặn kế hoạch tiến công quân sự của Mỹ chống Irắc vì cuộc chiến tranh này có nguy cơ làm suy yếu kinh tế toàn cầu, đẩy giá dầu mỏ lên cao và sẽ làm suy giảm nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Khu vực châu Á đang được đánh giá là khu vực đã phục hồi nhanh trong hai năm qua, nhất là trong nửa đầu năm 2002, có kim ngạch buôn bán tăng mạnh nhất, và đặc biệt tăng mạnh tại Trung Quốc, là nước đã gia nhập WTO hồi tháng 12/2001. Năm ngoái, Trung Quốc là nước nhận đầu tư nước ngoài đứng thứ hai thế giới sau Mỹ với 69,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2000. Là một thị trường rộng lớn với 1,3 tỷ dân Trung Quốc đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho đầu tư nước ngoài:

- Thuế nhập khẩu của Trung Quốc sẽ được cắt giảm như cam kết với WTO sẽ làm giảm giá hàng nhập khẩu, tăng sức mua của thị trường.


- Các lĩnh vực trước đây rất hạn chế hoặc đóng của đối với đầu tư nước ngoài đang được mở cửa theo cam kết với WTO, ví dụ viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch.

- Tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch dựa trên luật pháp.


Tóm lại đánh giá môi trường cho đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang lớn mạnh trở thành địa chỉ rất hấp dẫn. hạ tầng cơ sở của các tỉnh ven biển được hoàn thiện một cách nhanh chóng nhờ vào đầu tư mạnh mẽ của nhà nước. Những thành tựu của Trung Quốc đang là những kinh nghiệm quý báu Việt Nam cần tham khảo để học tập. Sự lớn mạnh của Trung Quốc, nước láng giềng gần gũi sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, Trung Quốc hiện đang là đối thủ lớn nhất của Việt Nam trong khu vực.

3.1.2. Định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện và khai thác hiệu quả các KCN-KCX Việt Nam:

Sau hơn 10 năm phát triển và trưởng thành, các KCN – KCX Việt Nam đã từng bước phát triển cả về chất lượng và số lượng, đã tạo nên một mạng lưới các KCN – KCX trong cả nước. Với những kết quả đã đạt được, các KCN – KCX đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo thêm nhiều ngành nghề mới, năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách; nâng cao trình độ công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý hiện đại; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân, đóng góp tích cực vào phát triển vùng, lãnh thổ, công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu: "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí