Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 12


lại đất trong KCN-KCX, KCNC được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính". Tuy nhiên cho đến nay, các Bộ, ngành liên quan vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp kinh doanh tại các KCN-KCX mới chỉ được áp dụng trong các khu do doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉ đối với các nhà đầu tư thứ cấp là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên chưa được áp dụng.

Theo quy định hiện hành, để có thể thực hiện việc đền bù, giải toả san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN-KCX, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng phải được chính thức cấp đất. Do vậy, nếu thực hiện việc cấp quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp thứ cấp trong KCN- KCX (là các doanh nghiệp có giấy phép đầu tư để hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN-KCX) thì phải thu hồi lại đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Khó khăn ở đây là đất đã phát triển hạ tầng có giá trị cao hơn rất nhiều so với đất thô nên các doanh nghiệp phát triển hạ tầng chỉ muốn cho thuê lại đất. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư thứ cấp được sử dụng đất trong thời hạn thuê đất còn quyền sử dụng về mặt pháp lý (sổ đỏ) vẫn là của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Với cơ chế này nhà đầu tư thứ cấp không an tâm vì tài sản (nhà xưởng, các công trình xây dưnïg…) của mình lại nằm trên đất thuộc sở hữu của người khác.

Phương án đưa ra để có thể cải thiện tình hình này là tách riêng tiền thuê đất thô và phí sử dụng hạ tầng trong các KCN-KCX. Với phương án này nhà đầu tư thứ cấp chịu trách nhiệm trả tiền thuê đất thô cho Nhà nước và trả chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng theo hợp đồng ký giữa hai bên. Sau đó Nhà nước thu hồi diện tích đất này giao cho nhà đầu tư thứ cấp để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), tương tự như áp dụng đối với các doanh nghiệp nằm ngoài


KCN-KCX. Giá trị của đất trước khi xây dựng hạ tầng là giá thuê đất thô được xác định cụ thể theo khung giá của Nhà nước ban hành, còn giá đất sau khi xây dưnïg ha ïtầng sẽ bao gồm các chi phí đền bù, giải toả và xây dựng, giá này sẽ do thị trương quyết định. Do vậy về lâu dài, cần cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng phát triển hạ tầng các KCN-KCX được quyền chuyển nhượng đất đai trong KCN-KCX cho các nhà đầu tư thứ cấp.

Một số phương hướng mới để cải thiện chính sách về quyền sử dụng đất đang được Chính phủ xem xét: Hiện nay Chính phủ đang xem xét một loạt kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc về sử dụng đất đai đối với các doanh nghiệp có vốn FDI trong và ngoài KCN-KCX. Đối với những khó khăn của các nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thuê đất lập dự án tại Việt Nam, khi vay tiền tại ngân hàng ở nước ngoài lại không được thế chấp tài sản trên đất gắn với quyền sử dụng đất, nên đã gặp nhiều khó khăn cho việc huy động vốn từ nước ngoài cho các dự án đầu tư: một số quy định mới đang sắp được hoàn thiện và ban hành về đăng ký giao dịch có bảo đảm đề các nhà đầu tư nước ngoài được phép thế chấp, chuyển nhượng, cầm cố tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đây sẽ là một bước đột phá mới trong việc hoàn thiện các chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra tâm lý làm chủ thật sự trên mảnh đất mà nhà đầu tư đã thuê. Một số biện pháp khác cũng đã được đệ trình lên Chính phủ, nhằm bổ trợ cho tính khả thi của việc thực hiện phương án trên là: đề nghị áp dụng hình thức giao đất một lần đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để các doanh nghiệp này có điều kiện hợp tác đầu tư với nước ngoài. Giải quyết được điều này cũng sẽ tháo gỡ được vướng mắc về sự phân biệt đối xử lớn nhất từ trước đến nay giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bởi mọi doanh nghiệp đều phải thuê đất của nhà nước, trong khi đó thì các


doanh nghiệp nhà nước được dùng đất hợp tác với nước ngoài còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì không.

Cho đến nay, cả nước có hơn 2.193 dự án FDI, đăng ký sử dụng hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

12.000 ha đất các loại, trong đó có khoảng 1/3 là đất đô thị. Việc tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục sử dụng đất được các doanh nghiệp đánh giá không chỉ thuần túy là biện pháp hành chính, nó sẽ có tác động nhiều mặt đối với việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, biến thành động lực vật chất để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư vào các KCN-KCX.

3.2.3. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc phát triển các KCN-KCX với việc hoàn thiện công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực:

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 12

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là thành phần cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, trao đổi thông tin, giao lưu văn hoá giữa các vùng trong và ngoài nước. Kết cấu ha ïtầng kỹ thuật phải được đầu tư xây dựng trước để làm tiền đề cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, thu hút và tiếp thu được vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giao thông là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nó có vai trò rất quan trọng cho phát triển vùng, phục vụ vận tải hành khách và hàng hoá. Giao thông là điều kiện, là tiền đề tiên quyết đến hình thành và phát triển các hoạt động, các mối quan hệ ở trong và ngoài vùng. Việc quyết định xây dưnïg các công trình sản xuất, nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội đều phụ thuộc và liên quan đến giao thông. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, nhà đầu tư luôn lựa chọn những nơi thuận tiện cho vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ, thuận tiện cho người lao động đến nơi làm việc… Đối với nhà đầu tư, đó chính là việc giảm chi phí đầøu tư, chi phí sản xuất, góp phần quan trọng tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh.

Hiện tượng di chuyển lực lượng lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu lao động là yếu tố không tránh khỏi. Hiện tượng này có thể diễn ra trong nội


vùng, ở khoảng cách gần, người lao động chỉ thay đổi nơi làm việc mà không thay đổi chỗ ở. Lao động có thể di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ các đô thị nhỏ vào các đô thị lớn hay các trung tâm công nghiệp. Cùng với tác động của những hoạt động sản xuất công nghiệp, cung ứng dịch vụ cho các KCN-KCX như vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu… di dân để cung ứng lao động cũng tạo nên những áp lực về cơ sở hạ tầng cho các khu vực có KCN-KCX.

Đối với các KCN-KCX, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN-KCX là để tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, giúp họ có thể nhanh chóng tiến hành bắt tay vào công tác xây dưnïg cơ bản, tiết kiệm thời gian, tiền bạc để tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc…. Thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có phát triển và thuận tiện thì cũng không thể hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định “Thống nhất quy hoạch phát triển cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồøn lực…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, nxb Chính trị Quốc gia năm 2001). Nghĩa là phát triển KCN-KCX phải gắn chặt chẽ với phát triển vùng, với sự hình thành các đô thị công nghiệp. Cùng với sự phát triển KCN-KCX, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của toàn bộ khu vực cũng phải được phát triển để đáp ứng với nhu cầu phát triển của các cơ sở công nghiệp trong các KCN-KCX ngày càng có mật độ cao. Do vậy phải quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật toàn khu vực mang tính chiến lược, ổn định lâu dài.


Hiện nay, ở Việt Nam, cả kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào đã yếu kém lại không đồng bộ. Một thực tế là, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đã được quy hoạch nhưng rất nhiều công trình (đường giao thông, hệ thống cung cấp điện…) đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong bối cảnh ngân sách Nhà nươc còn hạn hẹp nên chủ yếu mới chỉ tồn tại trong quy hoạch, chưa được triển khai do chưa được cấp vốn hoặc triển khai chậm do cấp vốn nhỏ giọt. Không ít những công trình đã được quy hoạch, sau một thời gian mặc dù chưa triển khai đã trở nên lạc hậu với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, sự thay đổi quy hoạch hoặc đấu nối giữa các công trình trong và ngoài KCN-KCX đã gây không ít khó khăn, cản trở tiến độ thực hiện dự án. Tại một số địa phương lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai nhiều công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp sửa chữa nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã không còn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước và mang tính chiến lược. Quy hoạch xây dựng KCN- KCX phải gắn liền với quy hoạch này, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN-KCX cũng phải được coi là yếu tố cần thiết và phải được tính toán cho tương lai. Quy hoạch xây dựng phát triển KCN-KCX phải nêu rò các phương án về nguồn (nguồn vốn, nguồn cung cấp điện, nước…), các điểm nối và trách nhiệm của các đơn vị liên quan (giao thông, điện, nước, doanh nghiệp phát triển hạ tầng, cơ quan quản lý địa phương…) Khi đã có quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào được duỵệt, vấn đề quan trọng là phải thực hiện qui hoạch này nghiêm túc, ít thay đổi, triển khai nhanh. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, Nhà nước đảm bảo thông đường, thông điện, thông nước, thông thông tin liên lạc để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Để làm tốt công tác này, trước hết phải được Nhà nước cho sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển. Ngoài ra, Nhà nước cần phải ban hành những cơ


chế, chính sách thích hợp để thu hút các ngồn vốn khác cùng tham gia xây dựng như nhà đầu tư có thể ứng trước vốn xây dựng, nhà nước sẽ hoàn trả khi đưa công trình đi vào sử dụng, huy động theo hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao), đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật để đổi lại được thực hiện một dự án khác…

Tóm lại, để tạo điều kiện phát triển KCN-KCX gắn với phát triển vùng, Nhà nước cần phải có quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn khu vực và kế hoạch thực thi quy hoạch đó. Quy hoạch các công trình kỹ thuật toàn khu vực phải đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài của phát triển vùng cùng như phát triển công nghiệp của vùng và tốc độ đô thị hoá. Song quan trọng hơn cả là phải có kế hoạch thực thi quy hoạch này cả về vốn ngân sách, thời hạn thực hiện và cơ chế linh hoạt để huy động các nguồn lực thực hiện.

3.2.4. Xây dựng và phát triển các KCN-KCX phải kết hợp chặt chẽ với việc triển khai các chính sách phát triển hạ tầng xã hội:

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các nhóm chức năng như hành chính, chính trị, thương nghiệp, dịch vụ các loại, văn hoá xã hội, giáo dục đào tạo, dạy nghề, các cơ sở nghỉ ngơi giải trí… Cụ thể cơ sở hạ tầng là nhà ở, các công trình y tế (bệnh viện, trạm y tế…), văn hoá (nhà văn hoá, câu lạc bộ, các cơ sở giải trí, giáo dục (trường học, các cơ sở dạy nghề) dịch vụ công cộng (bưu điện, thư viện, các cơ quan hành chính…), cây xanh, công viên, mặt nước….

Phát triển KCN-KCX có vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng, lãnh thổ và nguồn nhân lực. Trong suốt quá trình phát triển, với sự hình thành và hoạt động của cac cơ sở sản xuất công nghiệp có mật độ cao, KCN-KCX có những tác động lớn, quan trọng đến dân cư các khu vực xung quanh, tác động đến phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực không chỉ về phương diện cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà quan trọng và lâu dài còn là cơ


sở hạ tầng xã hội của khu vực. Hoạt động của các cơ sở công nghiệp trong KCN-KCX với mật độ tập trung cao cũng tác động đến các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, các hoạt động kinh tế khác của khu vực. Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển các KCN-KCX còn có những tác động đến môi trường, đất đai của những khu vực xung quanh. Trong quá trình công nghiệp hoá, các vùng công nghiệp nơi có mật độ các cơ sở công nghiệp cao sẽ là nơi có nhiều việc làm hơn và có thu nhập cao hơn hẳn khu vực nông nghiệp và các khu vực xung quanh. Như đã phân tích ở phần trên, di dân là hiện tượng tất yếu diễn ra, đặc biệt là tại các vùng có KCN-KCX. Khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN-KCX, dường như chúng ta chưa tính hết được tác động do hiện tượng di dân gây ra. Trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù sự phát triển của các KCN-KCX còn khá khiêm tốn so với các nước khác nhưng những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của xã hội đã trở nên khá sâu sắc, đặc biệt là ở vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, nơi có mật độ các KCN-KCX cao. Ví dụ như ở Đồng Nai, thành phố Biên Hoà đã thu hút một lực lượng lao động rất lớn từ mọi nơi trong cả nước đổ xô đến, trong đó rất nhiều người từ những địa phương thuần tuý sản xuất nông nghiệp. Lực lượng lao động trẻ và lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong số lao động di cư này. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thấy được hết những hậu quả do sự mất cân đối nghiêm trọng trong sự biến động này.

Chẳng hạn,ï ở các KCN vùng trọng điểm Nam bộ, tỷ lệ lao động nữ trong các KCN-KCX chiếm 73%; lao động trong độ tuổi 18-35 chiếm gần 88%; lao động di chuyển từ các địa phương đến chiếm 43%, trong đó riêng Bình Dương tỷ lệ này là gần 90% và Thành phố Hồ Chí Minh là 50%. Do lực lượng lao động trẻ ở tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao nên về lâu dài, dân số vùng này sẽ tăng lên rất nhanh.

Những lao động ngoại tỉnh di cư về làm việc tại cacù KCN-KCX định cư tại những khu dân cư gần KCN-KCX cũng gây không ít khó khăn cho


công tác quản lý nhân khẩu, trật tự, an ninh và những vấn đề xã hội khác. Tuy lựa chọn được cơ hội làm việc tại các cơ sở công nghiệp nhưng do tác động của cơ chế thị trường, nguy cơ các doanh nghiệp phá sản, dãn thợ là tiềm ẩn. Khi số lao động này mất việc sẽ có tác động rất tiêu cực đến trật tự an ninh xã hội và cũng tiềm ẩn nảy sinh các tệ nạn xã hội đòi hỏi chính quyền các cấp phải quan tâm giải quyết.

Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, một trong những điều kiện mà nhà đầu tư quan tâm là nguồn cung ứng lao động phải dồi dào, giá rẻ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến những điều kiện đảm bảo cho người lao động an tâm làm việc tại doanh nghiệp và có điều kiện phát triển về thể lực, trí tuệ để đáp ứng với nhu cầu phục vụ trước mắt cũng như lâu dài tại các doanh nghiệp của mình. Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy, nhiều chủ đầu tư dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư xây dựng nhà ở, các cơ sở giải trí phục vụ cho công nhân. Với các cơ sở này, người lao động sẽ an tâm làm việc, tránh những rủi ro có thể gây ra do đi lại, và do vậy hạn chế được những việc nghỉ làm, gián đoạn dây chuyền sản xuất. Ở một số nước khi xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN-KCX, nhà nước đồng thời đầu tư xây dựng các công trình nhà ở cho công nhân, đặc biệt là cho lao động nữ, các công trình công cộng. Điều này cũng làm tăng thêm tính hấp dẫn của KCN-KCX đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Phát triển các KCN-KCX phải gắn với phát triển vùng, phát triển đô thị công nghiệp. Do vậy, trong hoạch định chính sách phát triển KCN-KCX phải quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Trước hết, khi quy hoạch xây dựng KCN-KCX phải đồng bộ quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội mà trứoc hết là các khu dân cư, nhà ở, các cơ sở dịch vụ công cộng. Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội không chỉ cải tạo những hệ thống sẵn có mà cần phát triển mới đáp ứng nhu cầu lâu dài. Trong quá trình thực hiện, cơ sở hạ tầng xã hội cũùng cần được thực hiện đồng bộ để đáp ứng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí