Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 13


nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu dài trong tương lai.

Việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước cần có kế hoạch ngân sách để thực hiện, đồng thời do nguồn ngân sách Nhà nước hạn chế nên cần huy động các nguồn lực khác của xã hội thực hiện. Nhà nước Việt Nam có chủ trương thực hiện việc xã hội hoá một số ngành. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là Nhà nước phải tạo ra những cơ chế thích hợp, ưu đãi để huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện được mục tiêu này.

Tóm lại, cần nhận thức rằng KCN-KCX là hạt nhân hình thành các đô thị công nghiệp, liên quan chặt chẽ đến phát triển vùng, thành phố và phân bổ lực lượng sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần phải tiến hành quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội và đầu tư từ ngân sách, đặc biệt đối với những công trình lớn, những công trình mang tính phúc lợi xã hội, không có khả năng thu hồi vốn, Nhà nước cần tạo những cơ chế thích hợp về cả pháp lý và kinh tế để huy động các nguồn lực khác của xã hội cùng thực hiện, san xẻ gánh nặng về tài chính cho ngân sách.


3.2.5. Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư nước ngoài:


Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Xúc tiến, vận động đầu tư vào KCN-KCX là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước đối với KCN-KCX, đồng thời giữ vai trò quyết định sự thành công của KCN-KCX.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cuả Đảng đã xác định rò "Tạo điều


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài". (Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia – 2001). Đây là cơ sở quan trọng để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài.

Cho đến nay, các KCN-KCX đã cho thuê được khoảng 2.600 ha, bằng 35% diện tích đất công nghiệp. Theo tính toán sơ bộ, để lấp đầy tất cả các KCN-KCX đã được thành lập, phải thu hút được khoảng 6.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư 20 – 25 tỷ USD. Vì vậy, trong những năm tới cần phải thu hút thêm khoảng 5.500 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký 18 –23 tỷ USD, trong đó chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước trong những năm qua, để có thể lấp đầy được các KCN-KCX đã được thành lập cũng phải mất 15 – 20 năm nữa.

Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 13

Đối với đầu tư trong nước, sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, trong năm 2000 có hơn 14.400 doanh nghiệp mới được thành lập, hơn 4.000 doanh nghiệp bổ sung thêm vốn và khoảng 8.000 doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Tổng số vốn đăng ký trong năm 2000 của các doanh nghiệp thành lập mới và các hộ kinh doanh cá thể đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, trong đó có 17.000 tỷ đồng vốn đăng ký mới và

7.000 tỷ đồng vốn đăng ký bổ sung. Trong số các doanh nghiệp mới thành lập có 32% là trong lĩnh vực sản xuất. Điều đó chứng tỏ Luật Doanh nghiệp có tác động mạnh về kinh tế, về cải cách hành chính, thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của cộng đồng các nhà đầu tư, huy động thêm được các nguồn vốn trong xã hội tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.


Đối với việc giảm sút dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục từ cuối năm 1999, đầu năm 2000 nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Trong khi cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các KCN-KCX trong khu vực diễn ra gay gắt và các nước đều ban hành những chính sách ưu đãi rò rệt thì tại Việt Nam chúng ta càng cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài.

Trên thực tế, công tác này chưa được thực sự triển khai một cách đúng mức do thiếu một hệ thống điều hành chung của Nhà nước. Thời gian qua, các cơ quan nhà nươcù từ Trung ương đến địa phương, các cấp lãnh đạo tỉnh thành phố hầu như đã hoàn toàn giao công tác này cho Ban Quản lý KC cấp tỉnh và cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Đây trước hết thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, mà trực tiếp là của các Ban Quản lý KCN cấp tỉnh. Nhưng do thiếu đầu mối quản lý chung nên công tác vận động xúc tiến đầu tư của ta mới chỉ gói gọn trong một số cuộc hội thảo về đầu tư trực tiếp nước ngoài do một số Bộ, ngành tổ chức ở trong và ngoài nước, trong đó lồng nội dung giới thiệu và vận động đầu tư vào các KCN-KCX đã được thành lập. Các cuộc hội thảo này được tổ chức gần như là tự phát ở từng khu, chủ yếu dựa vào sáng kiến và kinh phí của các công ty phát triển hạ tầng KCN-KCX.

Để cải thiện công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:

- Một biện pháp vận động thu hút đầu tư có hiệu quả nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài là tập trung giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dưnïg hoặc đang sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp này hoạt động thuận lợi, có hiệu quả sẽ là những minh chứng thiết thực, đầy tính thuyết phục và có tiếng vang lớn đối với các nhà đầu tư đang có ý định vào Việt Nam nói chung và vào các KCN-KCX nói


riêng. Vừa qua, với quy chế uỷ quyền, nhiều thủ tục hành chính đã được giảm thiểu như công tác thẩm đinh, cấp phép đầu tư, xuất nhập cảnh, hải quan… Tuy nhiên, trong thực tế một số vụ việc chưa được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm như vấn đề thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, lao động, xây dựng… đồng thời việc xử lý đối với một số doanh nghiệp chưa được tốt, gây ảnh hưởng không tốt đến công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài của nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Điều quan trọng khác nữa để thực hiện thống nhất, chủ động trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư : các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương phải thựïc sự vào cuộc. Cụ thể là phải xây dựng rò ràng danh mục các dự án kêu gọi đầâu tư làm cơ sở cho cuộc vận động, xúc tiến đầu tư . Đối với những dự án quan trọng, đối tác quan trọng, dự án có tầm ảnh hưởng lớn, các cơ quan Nhà nước phải tham gia chặt chẽ để lôi kéo các nhà đầu tư. Để chủ động trong công tác, có thể nghiên cứu thành lập các tổ chức xúc tiến mậu dịch và đầu tư ở một số nước và khu vực quan trọng đã có nhiều dự án FDI tại Việt Nam như Nhật bản, Bắc Mỹ. Đồng thời các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng phải tham gia tích cực vào công tác này. Trong thời gian qua sự tham gia vào công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài của các cơ quan này còn rất kém. Gần đây bộ Thương mại phối hợp vối Bộ Kế hoạch Đầu tư và một số cơ quan liên quan đã tổ chức hội nghị của các tham tán kinh tế Việt Nam ở nước ngoài. Đây là bước mở đầu cần được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

Ngoài việc xây dựng kế hoạch cụ thể và có biện pháp bố trí cán bộ có năng lực tham gia vào công tác vận động, xúc tiến đầu tư , Nhà nước cần phải xem xét những giải pháp tài chính để cung cấp cho các hoạt động này, coi đây là biện pháp cần thiết. Không chỉ dựa vào nỗ lực của riêng doanh nghiệp phát triển hạ tầng mà cần có những hoạt động chiến lược


tầm Nhà nước thì công tác vận động, xúc tiến đầu tư mới có thể thu được hiệu quả như mong đợi, đạt được mục tiêu lấp đầy các KCN-KCX đã thành lập và tiếp tục phát triển. Trước mắt Nhà nước phải đầu tư kinh phí để làm công tác tuyên truyền, quảng cáo ở nước ngoài, xây dựng những trang Web riêng cho từng KCN-KCX và của từng địa phương…

Biện pháp cuối cùng được đề cập ở đây nhằm cải thiện công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài là chúng ta phải xây dưnïg được sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý: Chính quyền cấp tỉnh, thành phố - Ban quản lý các KCN – công ty phát triển hạ tầng. Vấn đề này sẽ được trình bày rò hơn trong phần sau: đổi mới công tác quản lý nhà nước tại các KCN-KCX.


3.2.6. Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về khu công nghiệp – khu chế xuất:

Đây là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đảm bảo sự hoạt động thành công của các KCN-KCX nhất là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, mô hình quản lý Nhà nước đối với KCN-KCX theo cơ chế "một cửa" đã phát huy tác dụng tích cực trong việc phát triển KCN-KCX. Chủ trương của Nhà nước phân cấp mạnh cho địa phương là hoàn toàn đúng đắn, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương. Tuy nhiên hình thức bộ máy quản lý hiện nay còn bộc lộ nhiều bất hợp lý.

Về bộ máy quản lý đầu tư, tại địa phương đã hình thành 2 cơ quan: một ở các sở, ban ngành thuộc bộ máy Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, một tại Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Điều đó không phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tinh giản bộ máy hành chính nhà nước, không thuận lợi cho việc quản lý theo địa bàn lãnh thổ. Mặt khác hiện nay đang có tư tưởng coi KCN-KCX và Ban quản lý KCN-KCX là của Trung ương, do vậy chưa


được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương nên công tác thu hút đầu tư vào các KCN-KCX chưa được mạnh. Sự phát triển của các KCN-KCX liên quan mật thiết với sự phát triển chung của các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội và tác động lớn đến sự nghiệp xây dưnïg kinh tế xã hội của địa phương. Đây chính là những vấn đề của cơ quan chính quyền địa phương. Vì vậy cần phải coi công tác thu hút đầu tư lấp đầy các KCN-KCX, coi việc xây dựng và phát triển các KCN-KCX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền địa phương các cấp. Về văn bản mới nhất của nhà nước cho công tác này, ngày 15/8/2000 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 100/2000/TTg về việc chuyển các Ban quản lý KCN cấp tỉnh (trừ ban quản lý khu Dung quất và BQL KCN Việt Nam – Singapore) về trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố. Khi Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã trực thuộc UBND tỉnh, thành phố rồi thì cơ chế các Bộ, ngành uỷ quyền cho Ban quản lý thực hiện một số chức năng đã không còn phù hợp, mà thay vào đó là cơ chế phân cấp hoặc uỷ quyền cho UBND cấp tỉnh. Vì vậy về công tác tổ chức của mô hình quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, thành phố cần có một số thay đổi phù hợp. Có thể ví dụ một số phương án để lựa chọn như sau:

- Mô hình thứ nhất là sáp nhập Ban quản lý KCN cấp tỉnh vào Sở Kế hoạch đầu tư. Hai đơn vị này từ trước tới nay có rất nhiều hoạt động chồng chéo trong việc quản lý các KCN-KCX. Theo mô hình mới này, Sở KH- ĐT sẽ có nhiệm vụ quản lý quy hoạch phát triển KCN-KCX và các doanh nghiệp trong cũng như ngoài KCN-KCX. Các bộ phận chức năng khác của Ban quản lý KCN-KCX như thương mại, lao động, xây dựng… được đưa về những ban ngành tương ứng của Sở.

- Mô hình thứ hai là giữ nguyên bộ máy Ban quản lý KCN như hiện nay. Nhưng cần phải xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa Ban quản lý với các cơ quan chức năng của Tỉnh.


- Mô hình thứ ba là sự áp dụng linh hoạt hai mô hình nói trên phù hợp với điều kiện từng dịa phương theo nguyên tắc sau: đối với những địa phương có nhiều KCN-KCX và đã thu hút nhiều doanh nghiệp hoạt động trong đó thì áp dụng mô hình thứ hai. Những địa phương có ít KCN-KCX thì áp dụng mô hình thứ nhất.

- Mô hình thứ tư là thành lập một Ban quản lý KCN-KCX trực thuộc UBND tỉnh, thành phố do lãnh đạo tỉnh trực tiếp làm trưởng ban, lãnh đạo các sở, ban , ngành là thành viên của Ban. Ban có bộ máy gọn, nhẹ thực hiện chức năng văn phòng. Các thành viên của Ban là đứng đầu của các Sở, ban, ngành chịu trách nhiệm về lĩnh vực ngành mình phụ trách và trực tiếp giải quyết công việc ngay tại cơ quan của mình. Sẽ phải thiết lập được một sự phối hợp cao giữa các thành viên trong Ban. Hiện nay tại nhiều địa phương đã chọn mô hình quản lý này. Thiết nghĩ trong giai đoạn hiện nay có thể mô hình này là thích hợp nhất. Nhưng chúng ta cũng cần nghiên cứu kỹ bài học của các nước trong khu vực đã áp dụng mô hình thứ nhất. Bởi vì trong tương lai chúng ta có thể sẽ xây dựng được một môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt trong nước hay đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu sửa đổi những quy định không còn phù hợp hoặc tỏ ra không hiệu quả trong quá trình phát triển các KCN – KCX. Hiện nay, việc phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX đều do một doanh nghiệp đảm nhận. Trên thực tế, phương thức này đòi hỏi phải có sự giải quyết hợp lý các mối quan hệ đôi khi trái chiều nhau về mục tiêu giữa một bên là nhà đầu tư nhằm thu được nhiều lợi nhuận, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và một bên là mục tiêu cua rNhà nước nhằm giảm chi phí cho các nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để nhanh chóng lấp đầy KCN-KCX. Do vậy, ngoài phương thức phát triển hạ tầng quy định tại Quy chế như hiện nay, cần nghiên cứu để đa dạng hoá phương


thức phát triển hạ tầng KCN-KCX. Một vấn đề quan trọng nữa là mục tiêu của Nhà nước khi phát triển các KCN-KCX là thu hút đầu tư để phát triển sản xuất công nghiệp, tạo việc làm, bảo vệ môi trường, chứ không quá coi trọng việc thu ngân sách từ kinh doanh cơ sở hạ tầng. Đây là điều cần cân nhắc trong việc sửa đổi Quy chế, có thể tạo ra những ưu đãi hơn nữa cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng.

Mặt khác, hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển hầu hết các Ban Quản lý KCN cấp tỉnh về trực thuộc UBND tỉnh, thành phố. Như vậy, nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của Ban Quản lý quy định tại Quy chế ban hành cũng đã không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Tóm lại, có thể cho rằng, một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của các KCN-KCX là quản lý nhà nước. Là người hoạch định, xây dựng quy hoạch, chính sách phát triển KCN-KCX, Nhà nước quyết định chủ trương, mục tiêu, phương hướng hoạt động và quy mô của từng KCN- KCX trên cơ sở chiến lược chung về kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước. Trong vai trò điều chỉnh hoạt động của các KCN-KCX, Nhà nước ban hành hệ thống luật pháp, chính sách khuyến khích và các biện pháp quản lý vĩ mô nhằm đưa KCN-KCX hoạt động theo đúng quỹ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế định sẵn của quốc gia. Nói cách khác, Nhà nước là người xây dựng môi trường đầu tư, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện pháp luật liên quan tới KCN- KCX. Những thay đổi trong các văn bản pháp luật sẽ là điều kiện pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết để mở đường cho việc thực hiện những bước cải tiến mới trong hoạt động của các KCN-KCX nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vồn đầu tư nước ngoài.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí