Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 2

lúc Nhất Linh miêu tả một bông hoa cẩm chướng trắng bị gió làm rung động như một cánh bướm khiến Trương tưởng đến một ngày chủ nhật nắng, một ngày đã xa lắm, chàng đứng nhìn những con bướm trắng bay trên một luống cải lấm tấm vàng...” [16, tr.40 - 41].

Sau một thời gian tìm hiểu và cân nhắc quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng như phê bình trên, chúng tôi thấy như sau:

Đầu tiên, các bài nghiên cứu, bài báo, tiểu luận phê bình, các công trình phần lớn khai thác Bướm trắng dưới góc độ tác giả, nghiên cứu chủ yếu trên phương diện nội dung văn bản và xoay quanh phân tích, đi sâu vào mọi ngóc ngách trong diễn biến tâm lí nhân vật. Cho đến nay chưa có một công trình cụ thể nào đề cập một cách chi tiết và tỉ mỉ về không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.

Thứ hai, mọi nhận xét, những thành quả khảo sát của người đi trước chính là nguồn dữ liệu hữu ích đối với tác giả khóa luận. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà các nhà khoa học, nhà phê bình đã tìm hiểu, trong giới hạn cho phép, chúng tôi tập trung tìm hiểu một cách có hệ thống về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh.

3. Mục đích nghiên cứu

- Có sự hiểu biết kĩ lưỡng và đầy đủ về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của nhà văn Nhất Linh nói riêng và trong tác phẩm văn học nói chung.

- Thấy được nội dung then chốt, tầng sâu ý nghĩa của văn bản, làm rò được tài năng của nhà văn qua việc tạo dựng các dạng thức không gian và thời gian nghệ thuật qua Bướm trắng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu chung về thể loại tiểu thuyết, về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết.

- Bám sát các vấn đề căn bản trên, khóa luận đi sâu nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật đặc trưng trong tiểu thuyết Bướm trắng của nhà văn Nhất Linh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 2

- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sử dụng tư liệu chính trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tôi sẽ so sánh đối chiếu với tiểu thuyết Đoạn tuyệt Đôi bạn của Nhất Linh, tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tùy bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài, chúng tôi đã sử dụng và lồng ghép một số phương pháp nghiên cứu nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu đã đề ra.

6.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu, quan trọng vì khi tìm hiểu, khai thác Bướm trắng cần đặt trong chuỗi tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng cũng như trong tôn chỉ sáng tác của Tự lực văn đoàn nói chung nhằm phát hiện được nét riêng trong tiểu thuyết.

6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đi sâu vào phân tích đặc điểm thủ pháp nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, qua đó khái quát, tổng hợp đưa ra kết luận chung nhất.

6.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Tiến hành phương pháp này trong nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra điểm tương đồng và dị biệt trong việc biểu hiện không gian và thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết Bướm trắng với các sáng tác khác của Nhất Linh ở cùng đề tài,

cùng giai đoạn. Đồng thời, khám phá được nét riêng, hấp dẫn của phương pháp sáng tác lãng mạn so với các phương pháp sáng tác như hiện thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa...

7. Đóng góp của khóa luận

Nghiên cứu đề tài này nhằm phát hiện và nêu bật lên những khía cạnh cơ bản trong nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật của Nhất Linh qua tiểu thuyết Bướm trắng. Khóa luận góp phần khẳng định nỗ lực, tinh thần xóa bỏ cái cũ hướng đến điều tốt đẹp hơn của Nhất Linh cho thể loại tiểu thuyết, cho văn xuôi Việt Nam hiện đại.

8. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm hai chương:

Chương 1. Giới thuyết chung

Chương 2. Biểu hiện của không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng

NỘI DUNG

Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG


1.1. Những vấn đề lý luận về không gian và không gian nghệ thuật

1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật

1.1.1.1. Khái niệm không gian

Không gian từ xưa đến nay được coi như một khái niệm thuộc lĩnh vực triết học, chỉ khả năng tồn tại của khách thể ở vị trí và kích thước nhất định. Hầu hết mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều đi kèm với hệ tọa độ không gian cụ thể, vì vậy những suy nghĩ của con người đều bắt nguồn từ sự thay đổi của không gian. Quả thực, trong cuộc sống không gian và thời gian là hai phạm trù tồn tại tiêu biểu.

Trong tập Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã có những lý giải về không gian: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [19, tr.633].

1.1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật có thể được xem như một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là hình thức nhưng ẩn chứa trong đó tính nội dung. Nó là sự nhìn nhận trước thế giới xung quanh, là chiều sâu cảm nhận của chính tác giả. Không gian nghệ thuật mang tính trừu tượng hóa, do vậy có rất nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau nhằm tường minh hóa và lí giải nó.

Mọi vật quanh ta đều được định vị trong không gian ba chiều: chiều cao, chiều rộng và cuối cùng là chiều xa. Hình tượng nghệ thuật cũng như vậy, không có một hình tượng nào lại không được đặt trong một khung cảnh, một không gian nào đó. Dù ít hay nhiều thì bản thân tác giả đều có xu hướng khám phá sự vật trong một biên độ, một góc nhìn nhất định, ấy là không gian.

Bộ ba tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cùng nhau đưa ra khái niệm không gian nghệ thuật trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật hiện lên cụ thể, bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [7, tr.160]. Chính vì vậy, không gian nghệ thuật mang tính tương đối.

Tác giả Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học cho rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất” [23, tr.108]. Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, ông lí giải thêm: “Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ trường nhìn, cách nhìn. Không gian ấy có thể rất mênh mang, có thể rất eo hẹp. Không gian này cũng có viễn cảnh, giá trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò bó chật chội thêm” [22, tr.42].

Không gian nghệ thuật tựa như mô hình thế giới được biểu hiện bởi ngôn ngữ của các biểu tượng không gian. Trong giáo trình Lý luận văn học, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “Không gian tồn tại với sự vận động của cốt truyện và đường đời nhân vật. Có không gian rộng và không gian hẹp, không gian vật thể, không gian tâm tưởng, không gian thấp và không gian tầm cao” [4, tr.252].

Tóm lại, không gian nghệ thuật và không gian hiện thực không đồng nhất và không trùng khít lên nhau, không gian nghệ thuật không là cũng như

hoàn toàn khác biệt với không gian vật lý. Không gian nghệ thuật là hiện tượng mang tính nội cảm. Không gian vật chất vốn dĩ tồn tại khách quan, sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được người nghệ sĩ cảm nhận và xây dựng qua lăng kính của nghệ thuật. Chính sự nảy sinh của các hình thức không gian đã làm nên màu sắc loại hình cho không gian nghệ thuật.

1.1.2. Các dạng thức không gian nghệ thuật trong văn học

Không dễ để có thể phân biệt được không gian nghệ thuật trong văn học với không gian vật chất. Ranh giới đó mong manh như một làn sương mờ. Bao trùm lên không gian nghệ thuật là ý nghĩ, là quan điểm của người cầm bút. Đó mới là sợi chỉ đỏ để ta phân biệt không gian vật chất so với không gian nghệ thuật. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả thường tịnh tiến, xê dịch và chịu tác động trực tiếp từ tình hình lịch sử, xu thế của xã hội, thời đại và yếu tố thể loại. Vì vậy trong mỗi giai đoạn văn học, không gian nghệ thuật lại tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và mang lại những giá trị nhất định.

1.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian

Văn học dân gian là sản phẩm của người lao động bình dân. Bởi vậy không gian nghệ thuật mà họ xây dựng cho các sáng tác đa số đơn giản. Ở những thể loại khác biệt thì không gian nghệ thuật trong mỗi thể loại mang nội hàm riêng.

Không gian thần thoại: Không gian này có nét khu biệt quan trọng là tính hoang dã và nguyên sơ. Vũ trụ có duy nhất một bối cảnh trở đi trở lại đó là còi hồng hoang lạnh lẽo, âm u... lác đác có sự xuất hiện của con người. Có thể kể đến không gian thần thoại như những mẫu cổ về không gian như nhà tổ miếu trên tròn, dưới vuông hay Kim Tự Tháp chân vuông đỉnh nhọn,... phản ánh quan niệm phương vị cổ sơ. Không gian thần thoại hòa quyện vào ngôn ngữ, vào biểu tượng. Tìm hiểu cặn kẽ yếu tố này sẽ giúp người đọc hiểu hơn những ẩn ý nghệ thuật đan cài trong từng câu chữ.

Không gian sử thi: Không gian sử thi mang đặc điểm hư ảo, kì diệu, có tính địa vực. Không gian được đổi thay, luân chuyển theo ý thức nơi các vị thần. Trong một số tác phẩm mang màu sắc tôn giáo thì không gian có sự khác biệt với không gian thần thoại ở chỗ chia làm ba tầng đó là thượng giới, trần gian và địa ngục, có hơi hướng tâm linh vào thế giới siêu hình.

Không gian trong truyện cổ tích: Không gian truyện cổ tích thường có tính không chống đối của môi trường hiện thực. Không gian không hề gây khó khăn, thách thức trong tiến trình thực hiện công việc có đích đến rò ràng của con người. Điều này đã nảy sinh hàng loạt các vật phù trợ giúp nhân vật chính diện vượt qua trở ngại, thỏa mãn mọi ước mơ. Không gian vô hạn nhưng luôn theo sát mọi bước đi của con người, giúp con người nhanh chóng tiến đến mục tiêu của mình.

Không gian trong ca dao: Ca dao là cây đàn muôn điệu gảy nên bao tâm tư, tình cảm của người dân lao động xưa. Là người con đất Việt, trong mỗi chúng ta ai cũng từng được chìm đắm trong những câu hát ru ngọt ngào của bà và của mẹ. Trong lời ru ấy, ta bắt gặp không gian làng quê thân thuộc với hình ảnh con cò, hình ảnh dòng sông, con thuyền, bến nước... Không gian trong ca dao ít dấu vết của yếu tố hư ảo mà thay vào đó là không gian sinh hoạt, không gian lao động hăng say. Nhân vật trữ tình trong ca dao được đặt vào môi trường không gian phù hợp nhằm bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của họ như cần cù, thủy chung, nghĩa tình...

1.1.2.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại

Văn học trung đại là một mốc son chói lọi trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam với nhiều thành tựu cùng các tác gia kiệt xuất. Điều đó thúc đẩy sự phong phú muôn mặt của không gian nghệ thuật. Tuy nhiên về mặt nhận thức thì thế giới quan của các tác gia thời kỳ này có nhiều điểm tương đồng. Vì thế, không gian nghệ thuật có tính thống nhất. Đó chính là

không gian vũ trụ và gắn liền với tính vĩnh hằng, mang đậm dấu ấn chủ quan. Không gian nghệ thuật có tính chất ước lệ, tượng trưng, phần nhiều thiên về gợi. Không gian cũng mang tính thoát tục, phản ánh cuộc sống vui thú điền viên, không bon chen danh lợi. Không gian ở văn học viết trung đại thể hiện rò cảm quan cuộc sống trong tâm thức của người trung đại.

1.1.2.3. Không gian trong văn học cận đại, hiện đại

Không gian trong văn học cận đại, hiện đại có một số điểm khác biệt so với văn học dân gian và văn học trung đại. Không gian cho thấy bản chất con người nhân vật và mỗi tác phẩm sẽ là biểu hiện chấm phá của không gian. Không gian nghệ thuật chủ đạo chính là không gian cuộc sống hàng ngày đã được lãng mạn hóa nhưng còn có thêm kiểu không gian vũ trụ và không gian tâm hồn hư ảo đối lập với thực tại. Tất cả hòa vào nhau để làm nên tính đa dạng cho không gian nghệ thuật thời kỳ văn học này.

Có thể nói không gian nghệ thuật luôn tuần hoàn, đổi thay theo thời gian cả về bản chất lẫn quy mô. Không gian nghệ thuật xứng đáng là phạm trù lớn của thi pháp học.

1.1.3. Vai trò của không gian nghệ thuật

Một tác phẩm văn chương muốn chạm khắc trong tâm khảm bạn đọc không chỉ bao gồm nội dung hấp dẫn mà yếu tố thuộc về nghệ thuật cũng đóng góp một vai trò khá quan trọng. Những phương diện thuộc về hình thức như cốt truyện, lời văn, nhân vật, kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật... đã tạo nên vẻ hấp dẫn lạ kì cho mỗi cuốn tiểu thuyết. Trong đó phải kể đến vai trò tích cực của yếu tố thi pháp không gian nghệ thuật.

Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã có những nhận xét xác đáng về vai trò của không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian

Xem tất cả 71 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí