Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


ĐỖ LAM NGỌC


KHÔNG GIAN

VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

TRONG BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 1

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học


TS. Thành Đức Bảo Thắng

LỜI CẢM ƠN


Khóa luận được hoàn thành bởi quá trình hướng dẫn tận tình của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc cũng như sự biết ơn chân thành nhất tới Thầy - người luôn giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã truyền giảng những tri thức hữu ích về văn học và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Sinh viên


Đỗ Lam Ngọc

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin được cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, với sự giúp đỡ và hỗ trợ của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả của khóa luận là hoàn toàn trung thực.

Mọi sao chép không hợp lệ hay gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!


Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Sinh viên


Đỗ Lam Ngọc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6. Phương pháp nghiên cứu 5

7. Đóng góp của khóa luận 6

8. Bố cục của khóa luận 6

NỘI DUNG 7

Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 7

1.1. Những vấn đề lý luận về không gian và không gian nghệ thuật 7

1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật 7

1.1.1.1. Khái niệm không gian 7

1.1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật 7

1.1.2. Các dạng thức không gian nghệ thuật trong văn học 9

1.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian 9

1.1.2.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại 10

1.1.2.3. Không gian trong văn học cận đại, hiện đại 11

1.1.3. Vai trò của không gian nghệ thuật 11

1.2. Những vấn đề lý luận về thời gian và thời gian nghệ thuật 12

1.2.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật 12

1.2.1.1. Khái niệm thời gian 12

1.2.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật 13

1.2.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật 14

1.2.2.1. Thời gian trần thuật 14

1.2.2.2. Thời gian được trần thuật 15

1.2.3. Vai trò của thời gian nghệ thuật 16

1.3. Nhất Linh và tác phẩm Bướm trắng 17

1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học 17

1.3.1.1. Cuộc đời 17

1.3.1.2. Sự nghiệp văn học 19

1.3.2. Tác phẩm Bướm trắng 21

Tiểu kết 22

Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG BƯỚM TRẮNG 23

2.1. Biểu hiện của không gian nghệ thuật trong Bướm trắng 23

2.1.1. Không gian bối cảnh 23

2.1.1.1. Không gian khơi gợi cảm giác chán chường, ám ảnh bởi cái chết 24

2.1.1.2. Không gian khơi gợi cảm xúc của tình yêu 31

2.1.2. Không gian tâm tưởng 34

2.1.2.1. Không gian khắc họa tâm lí đối lập giữa cái chết và tình yêu 34

2.1.2.2. Không gian gợi lên cảm giác về sự hồi sinh 38

2.2. Biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng 40

2.2.1. Thời gian hiện thực 40

2.2.1.1. Thời gian khắc họa cuộc đời của nhân vật 41

2.2.1.2. Thời gian khắc họa tâm trạng nhân vật 43

2.2.2. Thời gian tâm lí 47

2.2.2.1. Thời gian tái hiện qua dòng nhật kí nhân vật 47

2.2.2.2. Thời gian diễn tả những mặt đối lập trong tâm hồn 50

Tiểu kết 53

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Đây là giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều thành tựu lớn, thể hiện trên nhiều phương diện. Chỉ trong một thời gian ngắn, văn học Việt Nam bước hẳn sang phạm trù hiện đại với sự xuất hiện của nhiều trào lưu, trường phái và sự bùng nổ, phát triển của nhiều thể loại với nhiều tác giả tài năng và tác phẩm xuất sắc. Tạo nên dấu ấn này, không thể không nhắc tới vai trò to lớn của Tự lực văn đoàn - một tổ chức văn học, văn hóa xã hội. Được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh, văn hóa phương Tây, các cây bút của tổ chức văn học này đã thể hiện thành công tư tưởng đổi mới theo hướng dân chủ, đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc, lỗi thời đang kìm hãm cuộc đời con người. Với khát vọng xây dựng một nền văn học mới cho dân tộc trên tinh thần học hỏi nghệ thuật viết văn phương Tây, Tự lực văn đoàn đã khẳng định vai trò tiên phong của mình khi hướng tới đổi mới hình thức nghệ thuật, đặc biệt là văn xuôi. Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tự lực văn đoàn luôn là mong muốn của nhiều nhà nghiên cứu và thật sự cần thiết để thấy được tài năng cũng như những đóng góp quan trọng của văn đoàn.

Nhất Linh là người sáng lập, là trụ cột và là một tiểu thuyết gia tài hoa của Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết của ông không chỉ bộc lộ một cá tính sáng tạo độc đáo mà thông qua đó người đọc còn cảm thức được hơi thở phập phồng của hiện thực cuộc sống. Văn phẩm của Nhất Linh phản ánh toàn diện đường lối cũng như tôn chỉ sáng tác của tổ chức văn học này. Trong sáng tác của ông, tiểu thuyết Bướm trắng được coi là cuốn tiểu thuyết giàu chất nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tác phẩm này đã được

phân tích, khám phá với một số công trình khoa học đáng ghi nhận song nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật vẫn chưa khai thác sâu, đó là vấn đề cho người viết tiếp tục khám phá, thể hiện.

Tìm hiểu các yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, một mặt người viết vừa hiểu sâu sắc hơn về tài năng qua sáng tạo nghệ thuật của ông. Mặt khác, người viết sẽ rèn luyện ý thức tự chủ và khả năng xử lý kiến thức trong bước đầu tập làm khoa học. Đây thực sự là một công việc cần thiết với người bén duyên với nghiệp văn và một giáo viên tương lai.

Với các lí do như trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh”.

2. Lịch sử vấn đề

Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo. Người nghệ sĩ muốn chạm khắc dấu ấn khó phai trong lòng độc giả phải có văn phong nghệ thuật riêng biệt. Nhất Linh là như thế. Ông được xem như là linh hồn của nhóm Tự lực văn đoàn. “Trong vòng tám năm 1932 - 1940, Tự lực văn đoàn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đoàn công khai sách báo, có ảnh hưởng nhất định trong giới tri thức tư sản và tiểu tư sản thành thị. Điều đó không ai có thể phủ nhận. Đứng đầu là công sức của Nhất Linh” [5, tr.365]. Các sáng tác của tác giả nói chung, đặc biệt là tiểu thuyết nói riêng luôn có một sức hút kì diệu với bạn đọc, khơi gợi được sự chú ý với các nhà phê bình và nghiên cứu.

Bên cạnh sự ra đời của các tác phẩm văn học khẳng định tài năng Nhất Linh, độc giả có thể tìm thấy một số lượng không nhỏ những bài báo, công trình khảo sát về con người, cuộc đời và về tác phẩm của ông được trình bày với nhiều cách thức khác nhau, đề cập qua nhiều khía cạnh. Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết thành công về mặt hình thức nghệ thuật. Nhiều năm qua, tác phẩm vẫn là mảnh đất màu mỡ để giới nghiên cứu tìm hiểu, khai thác.

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã có nhận xét hết sức chi tiết khi ông tìm hiểu về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh: “Nếu đọc Nhất Linh từ tiểu thuyết Nho phong đến tiểu thuyết gần đây của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết ái tình đến tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lý, sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta” [18, tr.234].

Hà Minh Đức khẳng định đóng góp của Nhất Linh qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong lời giới thiệu Bướm trắng: “Bướm trắng là một tác phẩm gây ấn tượng về mặt nghệ thuật của Nhất Linh, với nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, tác giả đã xây dựng được một nhân vật có nội tâm phức tạp và phù hợp góp phần hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam” [5, tr.191]. Nhất Linh đã vận dụng một cách đa dạng các hình thức nghệ thuật để khám phá chiều sâu tâm hồn nhân vật với những biến cố phức tạp, tinh vi: “Miêu tả nhân vật Trương, Nhất Linh đã vận dụng nhiều hình thức miêu tả trực tiếp, gián tiếp, nhật ký, thư từ, đối thoại, độc thoại nội tâm. Có thể nói Nhất Linh thành công nhiều trong phân tích tâm lí nhân vật…” [3, tr.243].

Theo nhà nghiên cứu văn học Đỗ Đức Hiểu thì Bướm trắng chính là đứa con tinh thần đánh dấu tài năng của Nhất Linh: “Nhất Linh là nhà tiểu thuyết đã góp phần vào công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bướm trắng là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của Nhất Linh” [8, tr.70].

Khi đề cập đến một thế giới tâm lí phức tạp của nhân vật trong Bướm trắng, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước Tân biên (tập 3) nhận định: “Người ta tưởng thấy rò ảnh hưởng của Doxtoiepxki, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện, cái ác dưới con mắt hòa đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình” [17, tr.404].

Trần Văn Nam cho rằng, tầng nghĩa ẩn sau lớp vỏ ngôn từ trong Bướm trắng có thể là “sự nuối tiếc thời thanh xuân tươi đẹp, trong sáng, bởi vì có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022