Như chúng ta đã biết , đại bộ phận Đông Nam Á thuộc miền gió mùa với hai mùa cơ bản trong năm là mùa mưa và mùa khô. Trong cảnh quan địa lý này lại có thể phân chia ra các vùng nhỏ nữa, vùng hạ du bờ biển, vùng châu thổ các con sông, vùng đồng bằng, vùng núi cao... Sự tác động lẫn nhau giữa gió mùa về mùa hạ và cảnh quan phức tạp đã dẫn đến lượng mưa giữa các vùng có sự phân bổ khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là vùng nhiều mưa, nhờ đó mà thảm thực vật phát triển rất trù phú, nhất là vùng miền núi. Người Tày Nùng cư trú chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc, theo dòng chảy của lịch sử họ đã làm ngôi nhà sàn là ngôi nhà đầu tiên của mình. Nhờ có các công trình nhà sàn đã giúp cho con người chống đỡ được một phần những yếu tố bất lợi của môi trường bên ngoài như những tia nắng chói chang của mặt trời, độ ẩm cao, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và cả những động vật làm hại như: côn trùng, rắn rết, vắt, đỉa, thú dữ... Trong hoàn cảnh đó ở những công trình nhà săn là cần thiết.
Người Việt ta rất coi trọng việc làm nhà, công việc ấy được coi là một trong ba việc quan trọng nhất đời người "Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thật là khó thay", đối với đồng bào Tày Nùng cũng vậy. Họ rất coi trọng việc chọn đất để dựng nhà, một câu tục ngữ cổ đã nói lên quan niệm đó "Làm được ăn nhờ mồ mả, thong thả nhờ đất nhà". Vì vậy, khi chọn đất người Tày Nùng trước tiên phải chú ý đến những điều kiện thuận tiện cho công việc làm ăn, sinh sống như gần ruộng, nương, suối, nước, bãi cỏ... chọn hướng kín đáo, tránh những hình thù quái gở của núi non , sông ngòi, bụi cây nhòm vào nhà , nế u chọ n đượ c vị trí đẹ p thì công việ c là m ăn sẽ gặ p nhiề u thuậ n lợ i:
… Hướ ng nhà ăn đú ng phí a phương nam Cứ nhằ m phương nam ông mở cử a
Lại có con sông chả y sang ngang
…………………………………
Nhà ông dựng đúng đất trung tâm Đú ng điể m con rồ ng mớ i trở mì nh Cử a nhà dự ng đú ng tim mạ ch đấ t Đầu rồng bốn phía hội chào mừng Rồ ng là ng hộ i tụ cù ng rồ ng nú i…
[2, 594]
Nhà cửa của người Tày Nùng thường được làm từ những nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên như gỗ, tre, nứa, lá gồi, lá cọ... và được xây dựng chủ yếu nhờ anh em, bà con xung quanh.
Đặc biệt, người Tày Nùng rất quan tâm đến việc trang trí, trạm trổ cho nhiều bộ phận của ngôi nhà vì thế đầu xà, cột nhà, song cửa... đều được chạm khắc, vẽ hình ảnh rồng, phượng, kỳ lân, hoa lá... thể hiện quan niệm thẩm mỹ của đồng bào nơi đây. Cấu trúc nhà cửa của người Tày Nùng mang đặc điểm có tính tộc người rõ rệt, thể hiện quy ước truyền thống:
…Mỗ i ngà y đụ c xong ba lỗ chí nh Ba ngà y đụ c đượ c chí n lỗ xong Cộ t con chạ m ngoà i toà n hoa lá Cộ t cá i bên ngoà i chạ m hoa lan…
[2,596]
Khác với nhà, đình, đền, chùa là môi trường sinh hoạt mang tính cộng đồng, tính xã hội. Nhưng hình ảnh chùa chiền hầu như vắng bóng trong ca dao - dân ca Tày Nùng vì "thực khó mà xác định người Tày Nùng thuộc tôn giáo nào. Phật giáo rất phổ biến ở Việt Nam nhưng người Tày Nùng hầu như không có chùa thờ Phật mà chỉ có đình thờ thần, không có nhà tu hành mà chỉ có những người làm nghề cúng bái như "Tào", "Mo", "Then", "pựt" [32,18].
Đặc biệt, hình ảnh "Con đường" có tần số xuất hiện nổi bật (94). Đối
với người miền núi nói chung và người Tày Nùng nói riêng con đường giữ
một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống. Bởi vì sống ở những khu vực địa lý phức tạp, địa hình chỗ cao chỗ thấp khác nhau vì thế điều kiện giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Thậm chí việc đi lại giữa bản này với bản kia, giữa xã này với xã khác cũng phải vượt qua cả quả đồi, hoặc khe núi, khu rừng. Chính vì lẽ đó, "Con đường" trở thành cầu nối giao thông vô cùng quan trọng.
"Con đường" không chỉ dẫn người dân miền núi đi xa, đi rộng để học hỏi ở nhau những điều mới lạ, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong lẽ sống ở đời mà "Con đường" còn giúp nam nữ thanh niên bản nọ, bản kia giao lưu tình cảm, đi lại tìm hiểu để nên duyên chồng vợ.
Trướ c tiên xin ngắ m con đườ ng
Thứ hai ngắ m lộ qua mườ ng chơi xuân Đường hẳ ng tắ p như tờ giấ y trả i
Bằ ng phẳ ng như giấ y viế t Giấ y viế t cò n có kẻ dò ng
Đường đi bát ngát tưng bưng như gương Tôi là khá ch lạ qua đườ ng
Là người khác chốn qua mường qua thôn.
[4, 108]
Cùng với hình ảnh "Con đường", hình ảnh "Đèo" là chướng ngại vật khi qua các hẻm núi cao, việc vượt đèo thật vất vả nhưng để đi lại được với nhau thì người dân phải chấp nhận như vậy.
Một công trình kiến thiết khác rất có ý nghĩa đối với người dân miền núi đó là chiếc cầu (24 lần). Do địa hình miền núi lắm sông, nhiều suối nhỏ, nhiều khe, vũng, vực con người muốn đi lại với nhau dễ dàng thì không có cách nào khác là phải bắc cầu. Những chiếc cầu gỗ, cầu tre là hình ảnh vô cùng quen thuộc và gần gũi với người dân nơi đây. Hình ảnh cầu trong ca dao
- dân ca Tày Nùng xuất hiện không gắn với những cái tên cụ thể, những dáng vẻ riêng mà các tác giả dân gian sử dụng hình ảnh cầu như là một thứ phương tiện của sự giao nối trong tình yêu.
Thương nhau cầu chỉ cũng sang Không thương cầu gỗ cũng không tới bờ
Cầu gang cũng mục sờ sờ
Nếu thương bằng lạt hững hờ cầu sang
[4,102]
Trên bình diện sinh thái học tộc người thì hai dân tộc Tày Nùng cư trú chủ yếu tập trung tại miền thung lũng, dọc các triền sông suối, nguồn nước tự nhiên, mạch ngầm... cung ứng không đến nỗi khan hiếm để phục vụ cho cuộc sống thường nhật của con người và sản xuất nông nghiệp. Do địa hình miền đồi núi mấp mô, chỗ cao chỗ thấp khác nhau, ruộng đất của người Tày Nùng ngoài ruộng nước dưới thung lũng, họ còn biết khai thác những thửa ruộng bậc thang là vô cùng cần thiết và quan trọng . Ở đây, người Tày Nùng đã tạo ra một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh: Mương - phai; Lái; Kè; Lìn và hệ thống lốc, cọn.
Phai là công trình tưới nước nhỏ nhất. Đắp phai tức là dùng đất hoặc đá đắp ngang suối nước cho nước dâng tràn lên rồi khơi mương cho chảy vào ruộng.
Kè, đập thường được xây dựng ở những suối nước to, chảy xiết. Việc vừa xếp đã ngăn dòng chảy kết hợp dựng cọc gỗ, xà ngang xếp từng lượt ngược dòng suối, thoai thoải từ thấp lên cao nước sẽ theo một hệ thống mương chính và phụ đưa nước lên đồng. Tuy nhiên, phai và kè chỉ đưa nước lên được một độ cao nhất định.
Muốn đưa nước lên những ruộng cao hơn người Tày Nùng phải xây dựng hệ thống lốc (cọn). Nguyên vật liệu làm cọn nước là những thứ hoàn toàn do thiên nhiên cung cấp như: Tre, nứa, song mây, ống bương... Hình ảnh
những cái cọn nước ngày đêm quay đều đưa nước lên ruộng cao trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân miền núi. Nó thể hiện đặc trưng vùng miền, là một đặc điểm nổi bật của các dân tộc vùng cao trong việc ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất. Người dân Tày Nùng rất tự hào về hình ảnh cái cọn nước quay khoan khoan của mình. Trong ca dao - dân ca hình ảnh cọn nước, phai, đập... được nhắc đến với số lần không nhiều nhưng ý nghĩa của nó thật to lớn:
Dừng chân tôi ngắm đồng mênh mông Mở mắt ngắm bốn phương buồn bã Ruộng phai lại ruộng suối số đa Quanh năm đến vụ mùa cày cấy
Ruộng hạn làm chẳng được thảm thương Đời trước có Thần Nông sáng dạ
Người tạo cái cọn nước chuyển vần Mới có nước xuống đồng cày cấy Lưu truyền để đời sau làm đồng Người ta theo cũng làm cái cọn
Ơn người cũng thông bụng đủ đầy Lấy gỗ về đẽo cổ đóng cọc
Lòng người khéo lo nghĩ ngàn đường Lấy gỗ về đẽo máng đựng nước
Đắp phai dựng cọn quay khoan khoan
Để chờ nước lên đồng ruộng
Thôi đoạn người lấy ống liền quai Cọn có đến hơn trăm ống nước Cái múc là cái đổ xuống máng Tức thì nước tràn lan đầy đồng
Ếch nhái gọi hội đồng vào mùa
[4,66]
Đặc biệt, người Tày Nùng rất yêu quý các mỏ nước, vì cái mỏ nước trong veo ở chân dãy núi đất, núi đá là nguồn nước cũng cần, cũng quý như cơm gạo và những thức ăn khác. Quan niệm đó còn truyền lại trong câu thành ngữ "Gạo ở nhà, nước ở mỏ" "Gạo - nước" của người Tày Nùng khác hoàn toàn khái niệm "Cơm nước" của người Kinh. Đối với đồng bào Tày Nùng "Gạo - nước" hai thứ nuôi sống con người đều quý như nhau. Nước mỏ biểu hiện những tình cảm, những quan hệ trong sáng, thanh cao. Họ trân trọng cái mỏ nước, họ lý tưởng hóa cái mỏ nước trong.
Mỏ nước trai gỗ vác đẹp không? Hai bên gỗ vông áp sát
Mồ côi xem bóng đến soi Thiếu phụ về giặt áo
[4,63]
Hệ thống hình ảnh công trình kiến thiết đã cho thấy sự sáng tạo không ngừng của hai dân tộc Tày Nùng. Sự sáng tạo ấy vừa là để thích ứng với môi trường sống vừa là sự phản ánh sắc thái đặc trưng vùng miền.
2.2.2. Hình ảnh các dụng cụ sinh hoạt gia đình
Có đến 51 vật dụng sinh hoạt gia đình với 384 lần xuất hiện. Nhắc đến văn hóa vật chất truyền thống của đồng bào Tày Nùng ngoài nhà cửa, ăn uống chúng ta không thể không đề cập tới các phương tiện sinh hoạt vật chất, các phương tiện này gắn liền với đời sống con người tạo nên cuộc sống vật chất vô cùng phong phú. Dưới đây là bảng khảo sát cụ thể:
Bảng khảo sát số 6 - Hình ảnh các dụng cụ sinh hoạt gia đình
Tư liệu | ||||
A1 | A2 | A3 | Tổng số | |
Giường chiếu | 11 | 93 | 10 | 114 |
Mâm bát | 6 | 62 | - | 68 |
Ấm chén | 6 | 23 | 2 | 31 |
Đũa | 15 | 15 | - | 30 |
Đèn | 15 | 8 | 23 | |
Cơi trầu | 4 | 14 | 4 | 18 |
Chảo | 6 | 8 | - | 14 |
Nồi niêu | 4 | 10 | - | 14 |
Khay | - | 10 | - | 10 |
Sọt | - | 9 | - | 9 |
Quạt | 4 | 4 | - | 8 |
Chổi | - | 7 | - | 7 |
Hòm | 4 | 2 | - | 6 |
Gáo | 4 | - | - | 4 |
Chõ | - | 4 | - | 4 |
Thớt | - | - | 4 | 4 |
Máng | - | 4 | - | 4 |
Bẳng | - | 3 | - | 3 |
Cối | - | - | 2 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 6
- Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 7
- Khảo Sát Những Hình Ảnh Là Vật Dụng Của Con Người Trong Sinh Hoạt Hàng Ngày
- Hình Ảnh Những Dụng Cụ Lao Động Sản Xuất
- Khảo Sát Những Hình Ảnh Liên Quan Đến Con Người Trong Ca Dao - Dân Ca Tày Nùng
- Hình Ảnh Trăng – Biể U Hiệ N Củ A Đờ I Số Ng Tư Tưở Ng, Tình Cảm
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Qua bảng khảo sát hình ảnh giường, chiếu hiện lên với tần số cao nhất (114 lần), tiếp theo là những đồ dùng trong ăn uống như: mâm, bát (68 lần), ấm, chén (31 lần), đũa (30 lần), đè n (23 lầ n), cơi trầu (18 lần), khay (12 lần)... Để nói đến cuộc sống lứa đôi, cuộc sống vợ chồng ca dao - dân ca Tày
Nùng cũ ng giố ng như ca dao - dân ca ngườ i Việ t ,thường mượn hình ảnh
giường, chiếu, chăn, màn, mâm, bát, đũa... có lẽ vì sự gần gũi, đắc dụng và
thiết thân của những vật dụng đó trong cuộc sống gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà trong lối nói thông dụng người ta sử dụng từ "chăn gối" để nói đến quan hệ vợ chồng. Giường, chiếu, chăn, màn… với những tính năng trong đời thường của chúng đã trở thành không gian của những mơ ước tình yêu, của khát vọng sum vầy. Những hình ảnh giường, chiếu, chăn, màn… được sử dụng thường xuyên trong ca dao - dân ca đã phần nào nói lên đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào miền núi và qua đó còn thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc.
Đặc biệt, hình ảnh đôi đũa xuất hiện tới 30 lần với ý nghĩa biểu hiện các trạng thái cảm xúc cũng như kiểu quan hệ trong tình yêu đôi lứa. Đôi đũa gắn với tập quán sinh hoạt của người Việt Nam nói chung và dân tộc Tày Nùng nói riêng. Đũa là đồ dùng trong bữa ăn không thể thiếu nhưng cái chính là ở đặc điểm cấ u trú c của nó : Đũa bao giờ cũng phải có đôi . Hình ảnh đôi đũ a đượ c sử dụ ng trong ca dao - dân ca Tà y Nù ng chủ yế u dể diễ n tả tâm trạng của con người trong tình yêu không thuận lợi chứ không phải nói đến các kiểu quan hệ trong tình yêu như trong ca dao - dân ca ngườ i Việ t.
Tác giả dân gian Tà y Nù ng đã thật tinh tế và sâu sắc khi lựa chọn hình ảnh đũa chẳng đủ đôi để nói đến hoàn cảnh cô đơn, lẻ bóng của người thiếu nữ, lờ i giãi bày của cô gái nghe thật xót x, anó như là mộ t lờ i than thân trá ch phậ:n
Em như đũa chẳng đủ đôi Một chiếc thật tồi khó gắp thức ăn
[4,79]
Và tâm trạng buồn bã, ngẩn ngơ của chàng trai khi thiếu bạn cũng được ví von, so sánh với hình ảnh đũa thiếu đôi:
Anh buồn như đũa thiếu đôi Thiếu đôi với đũa cũng rồi bù cho
Người thiếu bạn thật ngẩn ngơ
[4,95]