Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 6


Với điều kiện nhiệt đới ẩm và địa hình 3|4 là đồi núi, nước ta có một diện tích rừng phủ khá lớn tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường sống của con người và các quần thể sinh vật. Rừng, đóng một vai trò lớn trong việc điều hòa khí hậu, điều hòa nguồn nước, tạo độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ đất khỏi sự xói mòn, rửa trôi; Rừng còn ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ canh tác và hoàn cảnh sinh sống của con người; Rừng ở các dải đất ven biển hạn chế đáng kể sức tàn phá của các cơn bão tố, ngăn chặn cát phủ lấp ruộng đồng, rừng ngập mặn bảo vệ đất đai, vai biển, cố định phù sa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bồi tụ của đất "Ngày xưa rừng bao phủ hầu như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam" (46,89). Và ngày nay, khu Việt Bắc vẫn là khu vực có độ che phủ rừng lớn nhất nước ta.

Khu vực Việt Bắc được bao bọc chủ yếu bởi rừ ng và các dãy núi cánh cung vì thế tất cả các tỉnh trong khu vực đều có núi.

Hình ảnh núi non, đèo, đồi, thung lũng xuất hiện thường xuyên trong ca dao - dân ca Tày Nùng không phải là sự xuất hiện ngẫu nhiên mang tính ngẫu hứng sáng tạo nghệ thuậ t mà là nét phản ánh thực tế tính chất địa hình của một vùng đất được hình thành xen kẽ giữa đồi núi và trung du. Tất cả các tỉnh trong vùng đều có núi non, đồi xen kẽ thung lũng. Thêm vào đó ở vùng miền núi trung du này còn có những ngọn núi có độ cao trên 2000m. Tuy nhiên sự phân định này cũng chỉ mang tính tương đối vì ở một số địa hình cao vẫn có những nơi thấp trũng và ngược lại . Những vùng đất có kiến tạo địa hình theo kiểu xen kẽ như vậy đã thể hiện rõ nét sắc thái văn hóa pha trộn vừa của trung du vừa của miền núi. Các hình ảnh về sông suố i, núi non, đồi, thung lũ ng xuất hiện nhiều trong ca dao - dân ca Tày Nùng nhưng không hiện lên với tên núi, tên sông cụ thể.

Cũng với bảng số liệu thống kê trên, chúng tôi nhận thấy hình ảnh "Nước" có tần số xuất hiện khá cao (118 lần). Đây là một trong những đặc


trưng của sắc thái vùng đất này; bởi lẽ theo quan niệm của người Tày Nùng thì "nước" được coi là yếu tố hàng đầu trong các khâu kỹ thuật liên hoàn của nền nông nghiệp Tày Nùng" (29,46), người Tày Nùng rất coi trọng nước vì thế họ đã nói "Ruộng mà ngâm được nước lâu, thóc mới đè thóc cũ trong bồ" (Nà chằm nặm chẽ, khẩu ké đè khẩu on chang bồ). Có thể nói, cùng với các yếu tố về điều kiện địa lý tự nhiên với địa hình miền núi, trung du xen kẽ thung lũng, điều kiện khí hậu độc đáo mang tính thất thường, mùa đông lạnh, giá rét, sương muối khắc nghiệt hơn hẳn các khu vực khác thì yếu tố nước chính là đặc điểm cơ bản tạo nên giá trị văn hóa của cư dân Tày Nùng. Tính nước của đồng bào Tày Nùng được thể hiện ở:

"Khu Việt Bắc có mạng lưới sông suối khá dày đặc với nhiều con sông lớn và lượng nước rất phong phú" (34,55). Các sông lớn ở Việt Bắc gồm có: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Đáy, Sông Chảy... các sông này đều có lưu lượng nước lớn, vừa cung cấp nước cho tưới tiêu, vừa bồi đắp phù sa cho đất đai màu mỡ.

Lượng mưa trung bình năm của khu vực rất cao trên dưới 2000mm, trong đó có những khu vực núi cao Hà Giang đạt 4802mm (Bắc Quang), Cao Bằng 1442mm, Bắc Kạn 1508mm, Hà Giang 2430mm...

Đặc biệt, khu vực Việt Bắc có rất nhiều sông, suối nhỏ, lượng nước ngầm, nguồn nước tự nhiên vô cùng phong phú.

Những yếu tố cơ bản trên đã tạo nên tính nước đặc trưng của vùng. Tuy nhiên, do cấu tạo địa hình mấp mô, chỗ cao chỗ thấp khác nhau, ruộng đất canh tác mang tính chất ruộng bậc thang. Vì vậy, việc giải quyết nước tưới tiêu cho cây trồng là một việc làm vô cùng quan trọng. ở đây, người dân Tày Nùng đã tạo ra một hệ thống "dẫn thủy nhập điền " độc đáo và điển hình cho toàn vùng Đông Nam Á . Đồng bào đã đúc kết một hệ thống thủy lợi như sau:


Mương - phai (đập chắn nước) - Lái (kè - ngăn thông mực nước) - Lìn (máng dẫn nước) và hệ thống Lốc - Cọn.

Với những nét phổ quát và đặc thù trên, hình ảnh nước là một yếu tố văn hóa độc đáo của đồng bào Tày Nùng thể hiện qua các hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt hàng ngày.

Thiên nhiên các hiện tượng tự nhiên của thời tiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống con người đặc biệt trong lao động sản xuất nông nghiệp. Từ xa xưa, người Phương Đông chúng ta đã quan niệm: Vũ trụ có 3 thế lực cùng tham dự vào quá trình làm ra của cải vật chất: Trời (khí hậu, thời tiết...), đất (thổ nhưỡng và tái nguyên trong lòng đất...), con người (lao động kỹ thuật, ý chí...). Quả thực, khí hậu, thời tiết với các hiện tượng tự nhiên như: Nắng, mưa, gió, sương, tuyết... luôn là vấn đề thời sự của mọi thời đại, tác động sâu sắc đến sinh hoạt của con người. Và con người trong mối quan hệ với thiên nhiên đã tạo cho mình một lối sống, cách ứng xử hòa hợp dựa trên các điều kiện địa lý tự nhiên và khí hậu thời tiết của mỗi vùng.

Như chúng ta đã biết, khí hậu vùng Việt Bắc mang đặc điểm nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình miền núi. Nét đặc sắc của khí hậu vùng Việt Bắc là ấm hơn và ẩm hơn so với khu Đông Bắc. Sở dĩ có được đặc điểm này, trước hết là nhờ vai trò chắn gió Đông Bắc của dãy núi cánh cung Ngân Sơn nên mùa đông ở đây bớt lạnh hơn nơi cửa ngõ đón gió Đông Bắc; mặt khác các dãy núi cao ở phía Bắc tạo nên bức tường chắn thuận lợi, đặc biệt với gió mùa hạ thổi qua vịnh Bắc Bộ vào Miền Bắc nước ta có hướng thịnh hành là Đông và hướng Đông Nam. Vì thế, toàn vùng có lượng mưa khá cao và đồng đều tạo nên độ ẩm lớn. Chính điều kiện khí hậu này đã tạo sự phát triển thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi.


Cũng vì nằm sâu trong nội địa nên vùng Việt Bắc hầu như không chịu ảnh hưởng của bão.

Tuy nhiên, theo quy luật đai cao các vùng núi ở Việt Bắc thường có khí hậu lạnh về mùa đông với nhiều ngày lạnh giá, xuất hiện cả hiện tượng sương muối, sương mù, thậm chí tại những vùng núi cao của Hà Giang, Lạng Sơn còn có tuyết rơi mỗi khi có đợt gió mùa đông bắc mạnh tràn về.

Sắc thái độc đáo của khí hậu vùng Việt Bắc đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong những lời ca dao - dân ca của vùng đất nơi đây qua sự xuất hiện thường xuyên của một số hiện tự nhiên như: Gió, mưa, nắng, sương, tuyết...

Sự phân hóa phức tạp của thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, lao động sản xuất của người Tày Nùng. Tư duy nông nghiệp với niềm tin vào sức mạnh thần bí của các hiện tượng tự nhiên là cơ sở tạo nên hệ thống tín ngưỡng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi đây.

Hiện tượng thiên nhiên liên quan đến vật thể vũ trụ như trăng, sao, trời cũng là những hình ảnh được nhắc đến nhiều lần trong các lời ca. Đây là những hình ảnh mang giá trị biểu cảm cao, thể hiện những cảm xúc trữ tình đặc sắc của cư dân miền đất giàu truyền thống văn hóa dân tộc này.

Dựa vào bảng thống kê trên cho thấy trăng và trời có tần số tham gia vào những lời ca dao - dân ca rất cao, Trời (109), Trăng (44), trăng và trời đó là 2 hình tượng vật thể vũ trụ rất gần gũi với con người. Mặt trời tỏa ánh sáng ban ngày mang lại sự sống cho trái đất; mặt trăng phản xạ lại ánh sáng của mặt trời và phát sáng vào ban đêm. Hai luồng ảnh hưởng giữa mặt trăng và mặt trời phối hợp tự nhiên với nhau tạo nên hiện tượng ngày đêm làm nên những điều kỳ diệu của sự sống trên hành tinh.

Theo quan niệm của người Tày Nùng khi mới khai thiên lập địa, trời - đất rất gần nhau, thậm chí khi giã gạo chầy còn có thể đụng vào trời. Chỉ cần bắc một chiếc thang nhỏ là có thể lên tới trời. "Trời được chia làm 3 mường:


Mường trời là thế giới thần tiên, mường người là mặt đất, mường âm là những người sống trong lòng đất chỉ nhỏ bằng chiếc bình vôi" (32,12). Cội nguồn quan niệm vũ trụ này đã ảnh hưởng quan trọng đến tâm thức văn hóa và tư duy của người dân Tày Nùng. Trời không chỉ đơn thuần là một vật thể vũ trụ mà đó là hình tượng thiêng liêng. "Trời là chúa tể muôn loài. Trời ở rất xa ta, người ta không thể nhìn thấy được. Nhưng qua giải sông Ngân Hà trong suốt như một tấm hình khổng lồ, trời nhìn thấu suốt mọi việc, mọi vật to nhỏ xảy ra ở dưới trần gian. Không có gì có thể giấu được trời. Cho nên khi gặp hoạn nạn, oan khổ người ta thường kêu trời phù hộ hoặc để chứng kiến việc mình làm". (32,13). Mỗi khi gặp phải bất hạnh, trắc trở trong cuộc sống người nông dân chỉ biết "Kêu trời": Trời ơi khốn khổ vậy chi, trời ơi đau đớn muôn vàn, một mình trời hỡi em tu, vì sao em khốn vậy trời, trời làm hạn hán mất mùa chẳng sai...

Mặt trăng, mặt trời, những vì sao được coi như tai mắt của trời, báo cho mọi người biết những hiện tượng mưa, nắng, lụt bão, dịch tễ, loạn lạc v.v.... ví dụ: Sao nhặt báo hiện tượng mưa, sao thưa báo hiện tượng nắng, sao chổi báo hiệu hiện tượng loạn lạc, giặc cướp..

Ngoài ra trăng và trời còn mang ý nghĩa biểu đạt thời gian . Theo quan niệm của người Á Đông thì trăng mang tính âm còn trời mang tính dương . Vì vậy, người ta tính thời gian theo âm lịch là lịch mặt trăng và lịch dương là lịch mặt trời. Các dấu mốc thời gian của con người cũng được xác định bằng mặt trăng và mặt trời. Thời gian xác định hoạt động hàng ngày là mặt trời và mặt trăng đánh dấu hoạt động của tháng năm. Trong ca dao - dân ca Tày Nùng, trăng và trời cũng là sự diễn đạt thời gian nghệ thuật.

Người Tày Nùng sống trong khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, bước ra khỏi cửa là thấy mây trời, trăng sao, rừng cao, núi thẳm. Bước chân xuống đất là thấy sông, suối, ruộng, vườn vì thế những hình ảnh của thiên nhiên tự nhiên và vũ trụ đua nhau ùa vào các bài ca dao - dân ca với tần số xuất hiện đậm


đặc. Những hình ảnh này vừa mang tầm vóc kích thước, hơi thở của vũ trụ vừa gắn bó thân thiết với đồng bào miền núi. Người Tày Nùng hát lên những bài hát có kích thước vũ trụ không phải để thần bí, run sợ nó như trong quan niệm tôn giáo. Mà họ muốn mượn những hình ảnh này để gửi gắm tâm tư, nguyện vọng đồng thời cũng thể hiện ước mơ chinh phục, khám phá thiên nhiên.

2.1.2. Hình ảnh động vật

Thế giới động vật trong ca dao - dân ca Tày Nùng là thế giới của 86 loài cụ thể. Đó là những con vật bé nhất như con muỗi, con kiến, con sâu... trên rừng cho đến những loài vật dưới nước như săn sắt, nòng nọc, liu điu... Một thế giới động vật vô cùng phong phú với tổng số lần xuất hiện của toàn nhóm là gần 700 lần. Dưới đây là một số động vật tiêu biểu:

Bảng khảo sát số 2 - Hình ảnh động vật


Hình ảnh

Tư liệu

A1

A2

A3

Tổng số

Chim

226

32

35

293

44

16

13

73

Ong bướm

42

10

8

60

Én nhạn

10

21

15

46

Ve

19

-

15

35

Rồng

11

11

8

30

Ếch nhái

9

2

4

15

Chuột

8

5

-

13

Khỉ

8

-

-

8

Cáo, cầy

5

-

-

5

Săn sắt

5

-

-

5

Nhện

5

-

-

5

Hươu hoẵng

4

1

-

5

Kỳ lân

2

3

-

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 6



Hình ảnh

Tư liệu

A1

A2

A3

Tổng số

Hổ

4

-

-

4

Rắn

3

-

-

3

Đom đóm

3

-

-

3

1

-

-

1


Vùng Việt Bắc có độ che phủ rừng tương đối lớn điều này không những tạo điều kiện cân bằng sinh thái cho môi trường sống của con người mà còn là môi trường thuận lợi cho sự cư trú, sinh sôi và phát triển của các loại động vật.

Quan sát bảng thống kê ta thấy hình ảnh chim có số lần xuất hiện cao nhất với 293 lần chiếm 40% tỷ lệ xuất hiện của toàn nhóm động vật. Theo kết quả phân loại và thống kê của chúng tôi, hình ảnh chim xuất hiện với 31 loài cụ thể. Nếu như trong ca dao - dân ca người Việt chúng ta hay bắt gặp các loại chim như: Chim sáo, chim sâu, chim ri... thì trong ca dao - dân ca Tày Nùng lại có những loài chim rất lạ, thể hiện đặc trưng của vùng rừng núi Việt Bắc như: Chim khảm khắc, chim queng quý, cáng lò , béng bẻ, gát... Hình ảnh chim xuất hiện nhiều trong ca dao - dân ca Tày Nùng không phải mang tính ngẫu nhiên thể hiện cảm hứng sáng tạo nghệ thuật mà là nét phản ánh tâm tư tình cảm của người Tày Nùng. Các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh loài chim để diễn tả, bộc lộ tâm trạng. Trong suy nghĩ của người Tày Nùng không loài vật nào có khả năng chuyên chở cảm xúc mạnh như loài chim:

Cáng lò hát lẻ tiếng cô

Queng quý gọi đã vào mùa tháng ba

Khảm khắc hót thay tiếng gà

Bồ câu gậ t gù nghe ra họ c bà i

Chim sẻ như khó c nà o sai


Chim chí ch đậ u nhẹ cà nh mai mà u và ng

Chim gá t vượ t biể n vượ t mườ ng….

Trong tổng số 293 lần xuất hiện của loài chim, chim phượng hoàng được nhắc đến với tần số khá cao (39 lần). Người Tày Nùng quan niệm chim phượng hoàng là loài chim đẹp, chim quý, tượng trưng cho sự sang trọng và những điều tốt đẹp. Vì thế, họ mượn hình ảnh loài chim này để nói lên ước vọng của mình. Chim phượng hoàng khi được nhắc sóng đôi cùng chim loan thể hiện nguyện ước lứa đôi quấn quýt, giao hòa "Phượng loan bay về phục. Mỏ cặp hoa chói rực. Lão nguyệt quả thật xe dây". Khi đi cùng chim công lại là biểu trưng cho sự cân xứng, hài hòa "Mời họ hàng hãy ra nhận lễ. Để phượng hoàng kết nghĩa chim công" và khi sóng đôi cùng hình ảnh rồng tạo nên sự hoàn mĩ tuyệt đối.

Bên cạnh chim phượng, chim khảm khắc cũng được nhắc đến nhiều với (24 lần) nhưng ý nghĩa thì khác hẳn. Tương truyền loài chim này thường đi có đôi nhưng vì bị lạc mất bạn tình nên đêm đêm chúng thường hót gọi nhau. Tiếng hót gọi nhau của chim khảm khắc thường gợi nỗi buồn, nỗi sầu và để lại trong lòng người nghe sự ảo não khôn nguôi. Vì thế, người Tày Nùng hay dùng hình ảnh loài chim này để diễn tả nỗi buồn.

Vào tháng 3 khi một mùa vụ mới bắt đầu cũng là lúc tiếng hó t của chim queng quý cất lên. Tiếng hát của chim queng quý được coi là tiếng báo hiệu một vụ mùa mới, nó thúc giục mọi người nhanh tay chuẩn bị giống má, làm đất, làm cỏ, chuẩn bị thật tốt cho vụ mùa mới.

31 loài chim, mỗ i loài mỗi vẻ, mỗ i loài mỗi ý nghĩa và trong số 293 lần xuất hiện ấy có một loài chỉ xuất hiện một lần duy nhất. Đó là hình ảnh con cò, chúng tôi muốn nhấn mạnh vào hình ảnh này trong sự so sánh với hình ảnh con cò trong ca dao - dân ca người Việt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/01/2023