Cơ Sở Lí Luận Về Phương Pháp Tính Giá Truyền Thống Và Phương Pháp Tính Giá Dựa Trêncơ Sở Hoạt Động (Abc)

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu phương pháp tính giá thành sản phẩm theo cách tiếp cận của kế toán quản trị, trong đó tập trung vào phương pháp ABC

1.4.2. Phạm vi về thời gian

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ ngày 06/02/2017 đến ngày 12/05/2017.

- Số liệu được sử dụng trong đề tài: tháng 12 năm 2016.

1.4.3. Phạm vi về không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).

1.5. Cấu trúc khóa luận

Khóa luận gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chương 2: Cơ sở lí luận về phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC).

Chương 3: Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm truyền thống và vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).

Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động ABC tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau Camimex - 3

Chương 4: Nhận xét và so sách phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊNCƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)

(Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

2.1. Khái quát về phương pháp tính giá truyền thống

2.1.1. Chi phí sản xuất

2.1.1.1. Khái niệm về CPSX

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ,…Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là hao phí về lao động vật hóa và lao động sống trong một kỳ sản xuất kinh doanh.

- Lao động vật hóa là những đối tượng lao động (nguyên vật liệu nói chung), tư liệu lao động (TSCĐ, công cụ dụng cụ).

- Lao động sống là tiền lương và các khoản trích lập quỹ BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.

2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Để phục vụ tốt cho công tác quản lý sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải phân loại chi phí và có nhiều cách phân loại:

- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: Bao gồm 5 yếu tố:

+ Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị (gồm giá mua, chi phí mua) của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.

+ Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo nhưtiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo….

- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục: Bao gồm 3 khoản mục:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí. Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng,…..

Ngoài 2 cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức khác:

- Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi.

- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí bất biến và chi phí khả biến.

- Chi phí năm trước và chi phí năm nay.

- Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước.

2.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

- Chi phí nguyện vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu,... được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.

- Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm.

- Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành.

Tài khoản sử dụng:

- Sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp.

- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ


152 621 154


Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực

111, 112, 331

152

Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm

Nguyên vật liệu thừa dùng không hết nhập kho

133

632

Thuế GTGT được khấu trừ

Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trưc

Chi phí nhân công trực tiếp

tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp; các khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo quy định.

Tài khoản sử dụng:

- Sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

334 622 154

Tiền lương phải trả công nhân sản xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm

C

335


Tiền lương nghỉ Trích trước tiềnphép trả cho lương nghỉ phépcông nhân cho công nhân

sản xuất

uối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

632

Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường

338



Trích BHXH, BHYT, BHTN,

KPCĐ cho công nhân sản xuất

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh tại xí nghiệp sản xuất, phục vụ chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, ngoại trừ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Tài khoản sử dụng:

- Sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản có các tài khoản chi tiết như sau:

- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.

- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu.

- Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.

- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.

- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.

- Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác


334, 338 627 154


Chi phí nhân viên phân xưởng (Lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

152, 153, 242

Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm, dịch vụ

Chi phí vật liệu, dụng cụ SX

214

Chi phí khấu hao TSCĐ

111, 112, 138

111, 112, 331

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Các khoản thu giảm chi

133

Thuế GTGT

111, 112

Chi phí bằng tiền khác 111, 112, 335, 242

Chi phí đi vay phải trả

( nếu được vốn hóa)


Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

2.1.2. Giá thành sản phẩm

2.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã haophí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sản xuất và phục vụ sản xuất.

2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

- Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:

Bao gồm 3 loại:

+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

+ Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.

+ Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.

- Phân loại theo phạm vi tính toán: Bao gồm 2 loại:

+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng).

+ Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ).

2.1.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Là những sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị.

2.1.2.4. Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…) hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn…), gia công chế biến hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

621 154 152


Kết chuyển chi phí NVLTT


622


Kết chuyển chi phí NCTT

Hàng hoá, vật liệu gia công chế biến hoàn thành nhập kho


138,334

Trị giá sản phẩm hỏng không sữa chữa được, người thiệt hại phải bồi thường


623

Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công

641,642,241

Sản phẩm sản xuất ra sử dụng cho tiêu dung nội bộ hoặc sử dụng cho HĐ XDCB không qua nhập kho


241

Chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử

111,112,331



HĐXDCB không qua nhập kho

CKTM,GGHB được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang

111,112,131

Thu hồi sản phẩm sản xuất thử



Chi phí sản xuất thử lớn hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử

241


627


Kết chuyển chi phí SXC vào giá thành sản phẩm

155


Sản phẩm hoàn thành nhập kho

Xuất phát thành phẩm

Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ ngay


632

Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm, được ghi nhận vào giá vốn hang bán

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí