Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 2

(iv) Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu này được áp dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Các tài liệu sau khi thu thập sẽ được tác giả tiến hành phân loại, sàng lọc và tiến hành phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh các dữ liệu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 để luận giải cho vấn đề nghiên cứu của luận án.

(v) Phương pháp nghiên cứu thực địa và trải nghiệm: Ngoài việc thực hiện các khảo sát và phỏng vấn, tác giả đã tiến hành quan sát khu vực có DSVH để có cái nhìn tổng thể về vấn đề kinh doanh DLDSVH ở đây. Bản thân tác giả đã trải nghiệm và đóng vai là một người đi du lịch để quan sát rõ ràng hơn các hoạt động KDDLDSVH tại các điểm du lịch DSVH. Mặc dù tác giả đã nhiều lần đi đến các điểm này trước khi thực hiện luận án, nhưng khi thực hiện luận án tác giả đã đi thăm trở lại theo mục tiêu thực hiện luận án.

Các hoạt động thực địa đã được tác giả thực hiện vào các tháng trong năm 2018 và 2019. Phương pháp này giúp cho tác giả có cái nhìn thực tế, sâu sắc và rõ rệt về đối tượng nghiên cứu, từ đó mở lối cho tác giả có thêm được các tư duy và kiến thức sâu sắc, cụ thể về DSVH, về thực trạng KDDLDSVH ở Việt Nam, đồng thời rất nhiều các kiến thức thực tế khác nhằm góp phần nghiên cứu tốt hơn luận án này.

(vi) Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): luận án lựa chọn những trường hợp điển hình để phân tích nhằm làm nổi bật nội dung của luận án, giúp người đọc dễ hình dung một trường hợp cụ thể, qua đó hiểu khái quát toàn bộ nội dung của luận án một cách sâu sắc hơn. Trong trường hợp này, phố cổ Hội An được lựa chọn như một tình huống điển hình.

5. Đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận: Mặc dầu, trên thế giới các nghiên cứu về KDDLDSVH rất phong phú, đa dạng cũng như ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu về du lịch gắn với di sản văn hóa nhưng các nghiên cứu về kinh doanh DLDSVH ở trong nước là rất ít, hầu như chưa có. Luận án đã đưa ra được một quan điểm, cách nhìn riêng về “du lịch di sản văn hóa” và khái niệm mới về “kinh doanh du lịch di sản văn hóa”. Luận án đã hệ thống hóa lý luận về DLDSVH và KDDLDSVH. Đây là một đóng góp mới có thể làm cơ sở tiếp tục cho các nghiên cứu sau về DLDSVH cũng như kinh doanh du lịch di sản văn hóa.

Đồng thời, dựa trên các quan điểm nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của các học giả trên thế giới, tham khảo mô hình Hệ thống Các chức năng du lịch bổ sung (FTS) của C.A.Gunn (1988; 2002; 2020), luận án đã thiết kế và đưa ra được mô hình nghiên cứu để đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ DLDSVH nói chung, của Việt Nam nói riêng tiếp cận dưới góc độ cung và cầu về du lịch. Luận án đã đưa ra được các tiêu chí để đánh giá về tiềm năng kinh doanh DLDSVH.

Về thực tiễn: luận án đã đánh giá được thực trạng kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam nói chung, điểm di sản Phố cổ Hội An nói riêng. Ngoài ra, luận án đã đưa ra được các giải pháp kinh doanh DLDSVH về mặt nội dung kinh doanh (dịch vụ giải trí, lưu trú, vận chuyển, ẩm thực), hình thức kinh doanh (trên bờ, dưới nước), quy mô kinh doanh (trong nước, quốc tế) nhằm ứng dụng để nâng cao hiệu quả và phát triển hơn nữa kinh doanh DLDSVH trên thực tế.

Nhìn chung luận án đã xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu bao gồm cả dữ liệu khảo sát (từ kết quả khảo sát) và dữ liệu phân tích định tính và định lượng và những giải pháp quan trọng. Đây là bộ cơ sở dữ liệu toàn diện và hệ thống nhất về kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam cho đến thời điểm này, có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng quan tâm.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Về lý luận: Luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài. Ngoài việc góp phần khái quát và phân tích các vấn đề lý luận về kinh doanh du lịch di sản văn hóa, cụ thể ở đây là tiềm năng kinh doanh du lịch di sản văn hóa và thực trạng kinh doanh du lịch di sản văn hóa thì luận án còn có ý nghĩa trong việc xây dựng được mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ DLDSVH nói chung, ở Việt Nam nói riêng.

Về thực tiễn: Trên thực tế, việc nghiên cứu về kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam là rất ít, thậm chí là chưa có nếu xét dưới góc độ quản trị kinh doanh du lịch. Do đó, các cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh doanh du lịch di sản văn hóa để có thể tham khảo và áp dụng ra thực tế bên ngoài ở Việt Nam là còn rất hạn hẹp và thiếu thốn. Luận án này đã đưa ra được các vấn đề có ý nghĩa thực tiễn như sau:

Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 2

Thứ nhất, luận án đã cung cấp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà kinh doanh du lịch (đặc biệt gắn liền với các DSVH) những phân tích và đánh giá về tiềm năng và thực trạng kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, luận án đã cung cấp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà kinh doanh những nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch nội địa cũng như quốc tế về chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm DLDSVH ở Việt Nam trên thực tế thông qua việc đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm di sản văn hóa ở Việt Nam.

Thứ ba, luận án đã đưa ra một số các giải pháp để thúc đẩy kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm di sản ở Việt Nam nói chung, điểm di sản Phố cổ Hội An nói riêng. Qua đó, các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý du lịch, các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan có thể tham khảo, đối chiếu, ứng dụng trên thực tế nhằm thúc đẩy, khai thác và kinh doanh tốt hơn lĩnh vực DLDSVH ở Việt Nam nói chung, các điểm di sản địa phương nói riêng trong tương lai.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án có bố cục gồm 4 chương như sau: Chương 1 - Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2 - Cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu về kinh doanh DLDSVH; Chương 3 - Tiềm năng và thực trạng kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp phố cổ Hội An; Chương 4 - Các giải pháp thúc đẩy kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới về KDDLDSVH khá đa dạng tuy nhiên chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến trường hợp KDDLDSVH ở Việt Nam.

Du lịch là loại hình kinh doanh dịch vụ có từ lâu đời, do vậy các nghiên cứu là rất phong phú, sâu rộng với rất nhiều chuyên ngành hẹp khác nhau. Kinh doanh du lịch gắn với di sản văn hóa (DSVH) là một khái niệm không xa lạ đối với các nhà nghiên cứu khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thậm chí là khách du lịch ở các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Anh, Ý… Do vậy, hệ thống lý thuyết, các quan điểm về DLDSVH được định hình và phát triển rất mạnh trên thế giới. Hiện nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Du lịch nói chung và mô hình DLDSVH nói riêng với các nội dung và mục đích khác nhau. Kinh doanh du lịch có nhiều mô hình khác nhau như mô hình du lịch cộng đồng (Community-Based tourism), mô hình du lịch sinh thái (Ecotourism), mô hình du lịch sức khỏe (Health & Wellness tourism), mô hình du lịch mạo hiểm (Adventure tourism), mô hình du lịch nông thôn (Rural tourism), mô hình du lịch biển (maritime tourism)… Trong đó, mô hình DLDSVH (Cultural Heritage Tourism) là một mô hình kinh doanh du lịch hướng tới sự phát triển bền vững, có nội hàm phát triển du lịch đồng thời với việc bảo tồn các DSVH. Một số các nghiên cứu mà tác giả được tiếp cận, có thể chia ra thành các chủ đề như sau:

1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh doanh du lịch

1.1.1. Các nghiên cứu về nội dung của du lịch và kinh doanh du lịch

Có rất nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về du lịch. Một trong số những nghiên cứu sâu sắc và tổng thể nhất về du lịch là cuốn sách The business of tourism của J Christopher Holloway, Claire Humphreys, Rob Davidson (2009). Cuốn sách trích lược một số khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là những di chuyển ngắn hạn tạm thời của người dân đến các điểm bên ngoài nơi mà họ thường sống và làm việc và các hoạt động trong suốt thời gian họ ở tại các điểm này; nó bao gồm sự di chuyển cho tất cả các mục đích cũng như các chuyến thăm hoặc du ngoạn trong ngày” (Viện nghiên cứu du lịch Anh Quốc, 1976: 8). Định nghĩa này

đã được điều chỉnh lại một chút tại Hội nghị Quốc tế về Giải trí - Tái tạo - Du lịch được tổ chức bởi AIEST và Tourism Society năm 1981, Du lịch có thể được xác định theo các hoạt động cụ thể được sàng lọc bởi những lựa chọn và được thực hiện ở bên ngoài môi trường gia đình. Du lịch có thể không liên quan đến việc ở xa qua đêm. Năm 1993, Ủy ban Thống kê của Liên Hợp Quốc đã trích dẫn định nghĩa về du lịch do WTO đưa ra vào năm 1991 “Du lịch bao gồm các hoạt động của những người đi du lịch và lưu trú ở những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ không quá một lần liên tiếp trong năm để giải trí, kinh doanh hoặc các mục đích khác”. Định nghĩa trên cũng đồng quan điểm và được bổ sung rộng hơn đối với ngành Khách sạn, Dịch vụ ăn uống và Du lịch (Hotels, Catering and Tourism - HCT) bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đó là “Du lịch không chỉ bao gồm các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch mà còn cả cho người dân. Đối với ILO, HCT bao gồm: khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, trại du lịch và trung tâm nghỉ mát; nhà hàng, quán bar, quán ăn tự phục vụ, quán ăn nhanh, quán rượu, câu lạc bộ đêm và các cơ sở tương tự; tổ chức cung cấp bữa ăn và giải khát trong bệnh viện, nhà máy, căng tin văn phòng, trường học, máy bay và tàu thuyền; các đại lý du lịch, các tổ chức hướng dẫn viên du lịch và văn phòng thông tin du lịch; và các trung tâm hội nghị triển lãm” (ILO, 2011). Trong khi đó UNWTO định nghĩa “Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của mọi người đến các quốc gia hoặc những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh/ chuyên môn. Những người này được gọi là du khách (có thể là khách du lịch hoặc người đi tham quan; cư dân hoặc không phải cư dân) và du lịch phải thực hiện cùng với các hoạt động của họ, một số trong đó liên quan đến chi tiêu du lịch (UNWTO, 2008). UNWTO cũng nói, Các ngành công nghiệp du lịch chủ yếu là lao động và cung cấp việc làm cho nhiều người. Họ bao gồm các chuyên gia được đào tạo tốt, nhưng cũng có một số lượng lớn công nhân gặp khó khăn khi tìm việc ở nơi khác, chẳng hạn như người mới gia nhập vào thị trường lao động (thanh niên và người di cư), phụ nữ có trách nhiệm gia đình chỉ có thể làm việc bán thời gian và công nhân ít trình độ chuyên môn nói chung. Du lịch cung cấp cho người lao động thu nhập và kinh nghiệm, và do đó đóng góp cho sự hòa nhập xã hội và phát triển cá nhân của họ.

Trong cuốn Heritage or Heresy, Archaeology and Culture on Maya Riviera của tác giả Cameron Jean Walker, 2009 có trích dẫn đến quan điểm của Thomas Lea Davidson (1994:22) đến Du lịch rằng “du lịch thường được mô tả theo thuật ngữ kinh tế là một ngành công nghiệp và, như vậy, đã được sử dụng và ghi nhận theo cách tương tự như các ngành công nghiệp khác như nông nghiệp. Trong một bài viết có tiêu đề “Thế nào là Du lịch và lữ hành: Chúng có thực sự là một ngành công nghiệp?” Thomas lập luận rằng chúng ta đang xem du lịch là một ngành công nghiệp đã góp phần gây ra rất nhiều hiểu lầm trong các cuộc thảo luận về du lịch. Trong kinh tế học, một ngành thường được định nghĩa là “một nhóm các doanh nghiệp độc lập và tất cả tạo ra cùng một sản phẩm”; do đó, khi được coi là một ngành công nghiệp, du lịch đề cập đến lợi ích kinh doanh kết hợp lợi ích kinh tế cụ thể của khách sạn, nhà hàng, cơ sở hạ tầng giao thông và địa điểm vui chơi. Du lịch có thể dễ dàng được coi là một hiện tượng xã hội bởi vì nó tạo ra một trải nghiệm chủ yếu dựa vào chi tiêu thay vì dựa vào các khoản thu”.

Đồng quan điểm, cuốn sách The economic Geography of the tourist industry: a supply-side analysis của hai tác giả Dimitri Ioannides và Keith G. Debbage, 1998 đã trích dẫn quan điểm của Tucker và Sundberg (1988:145) “Du lịch không phải là một ngành công nghiệp theo nghĩa thông thường vì nó không có một quy trình sản xuất, sản phẩm đồng nhất hoặc thị trường hạn chế theo địa điểm”. Leiper (1990:602) nói rằng, một công ty trong ngành công nghiệp hay kinh doanh du lịch chỉ vì nó có những khách hàng có thể được mô tả là khách du lịch ... tương tự như việc quan sát những người có mái tóc màu đỏ trong số những khách hàng của người bán thịt, thợ làm bánh hay nhà sản xuất nến và suy ra sự tồn tại của một “ngành công nghiệp đầu đỏ”. Leiper tiếp tục đề xuất rằng, du lịch có thể được mô tả tốt nhất là “công nghiệp hóa một phần”. Điều này, Leiper ý muốn nói là du khách được phục vụ, như một phần của trải nghiệm du lịch, cả bởi các công ty phục vụ gần như độc quyền cho khách cũng như các công ty khác mà khách du lịch chỉ là một phần nhỏ trong cơ sở khách hàng của họ. Quy mô và cấu trúc của ngành du lịch được tạo thành từ các thành phần rất phân tán và đa dạng. Ngành du lịch bao gồm các thành phần khác nhau như công ty lữ hành, đại lý du lịch, nhà cung cấp chỗ ở, nhà vận chuyển, hiệp hội du lịch, tổ chức điểm đến và tư vấn (Mowforth và Munt 1998). Như

Bhatia (2006) đã nêu, đây là tập hợp của nhiều ngành công nghiệp khác nhau với phạm vi hoạt động đa dạng, chủ yếu nhắm vào doanh thu được tạo ra từ du lịch.

Trong báo cáo Knowledge Intensive Service Activities in the Tourism Industry in Australia (2004) của Australia Government nói rằng Tổ chức Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn Úc và New Zealand (the Australian and New Zealand Standard Industrial Classification - ANZSIC) cũng không công nhận du lịch là “một ngành công nghiệp” riêng biệt bởi vì “các ngành được phân loại theo hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất, trong khi du lịch phụ thuộc vào trạng thái của người tiêu dùng” (ABS 2004:3). Với mục đích tách biệt tiêu dùng của khách du lịch ra khỏi những người không phải là khách du lịch, du lịch được định nghĩa là “hoạt động của những người đi du lịch và ở những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên tiếp để giải trí, kinh doanh hay các mục đích khác không liên quan đến việc thực hiện một hoạt động được trả thù lao từ trong địa điểm đã viếng thăm” (ABS 2004:48). Định nghĩa này được điều chỉnh từ định nghĩa về du lịch của UNWTO. Tuy nhiên, trong các chương mục của tổ chức ABS Australian National Accounts, du lịch được xác định theo các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm khách du lịch là những người đi với mục đích chính là các doanh nghiệp tư nhân hay chính phủ cũng như du lịch quen thuộc hơn là mục đích giải trí (ABS, 2003). Do đó, nó không chỉ bị hạn chế trong hoạt động giải trí mà còn bao gồm cả việc đi công tác và các lí do khác như giáo dục. Nếu người đó ở lại lâu hơn 1 năm tại một địa điểm, họ không được coi là khách du lịch nữa.

Fundamentals of Business của Stephen J. Skripkak (2018) là cuốn sách giáo khoa dành cho khóa học kinh doanh của Đại học Virginia Tech’s Pamplin nói rằng “ngành kinh doanh du lịch thường được coi là ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, đóng góp 10% GDP của thế giới. Trong năm 2016, có hơn 1,2 tỷ khách du lịch quốc tế: đó là tác động kinh tế đáng kể và sự di chuyển của hàng hóa và dịch vụ”. Nghiên cứu đề cập “sẽ hữu ích nếu chia du lịch thành các nhóm ngành: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi và giải trí, quản lý hội nghị và sự kiện, dịch vụ du lịch, câu lạc bộ riêng. Trong đó, lưu trú được định nghĩa như “công việc kinh doanh giúp mọi người cảm thấy được chào đón, thư giãn và tận hưởng bản thân”. Nói một cách đơn giản, ngành kinh doanh lưu trú là sự kết hợp của các nhóm chỗ ở (lưu trú),

thực phẩm và đồ uống và tạo nên một phân khúc lớn nhất của ngành. Ngoài các vấn đề cơ bản của du lịch, sách còn đề cập đến cấu trúc của hệ thống hoạt động dịch vụ lưu trú và kiểm tra các hạng mục khác nhau của hoạt động dịch vụ ăn uống cũng như việc hiểu về các loại cuộc họp, sự kiện hay hội nghị.

Bài nghiên cứu Creative Tourism Business Model And Its Application In Bulgaria của Rossitza Ohridska-Olson và Stanislav Ivanov, 2010 đã cho thấy kinh doanh du lịch có nhiều mô hình khác nhau trong đó mô hình kinh doanh du lịch sáng tạo bao gồm 5 nhóm yếu tố sau: (1) Yếu tố nhu cầu (bảo tồn di sản văn hóa, sáng tạo, đổi mới, tính chân thực…); (2) Yếu tố cung cấp (nguồn tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch địa phương, hạ tầng khách sạn, nghệ thuật hay hàng thủ công đặc trưng của địa phương…); (3) Lợi ích hữu hình (mở rộng thị trường mục tiêu, đổi mới, bảo tồn di sản văn hóa, tính bền vững, kiến tạo việc làm, tầm nhìn thương hiệu, xuất khẩu…); (4) Lợi ích vô hình (bảo tồn giá trị văn hóa, giá trị về đạo đức và tinh thần, trao đổi văn hóa, bản sắc địa phương và tính độc đáo…) và (5) Kết quả tài chính cho điểm đến. (Rossitza Vassileva Ohridska-Olson, Stanislav Hristov Ivanov, 2010)

Trong khi đó, bài nghiên cứu Innovations in Rural Tourism Business Model của Saeed Nosratabadi & Rolandas Drejeris (2016) đề cập đến mô hình kinh doanh du lịch nông thôn và cần phải được xây dựng từ các thành phần sau: (1) đề xuất giá trị, (2) xác định khách hàng mục tiêu, (3) giao diện khách hàng, (4) mạng lưới quan hệ đối tác, (5) lựa chọn cấu trúc chi phí phù hợp, (6) mô hình doanh thu lâu dài. (Saeed Nosratabadi, Rolandas Drejeris , 2016)

Peric và cộng sự (2016) trong nghiên cứu Conceptualising innovative business models for sustainable sport tourism đã bổ sung thêm vào mô hình kinh doanh du lịch thể thao những yếu tố mới. Mô hình này gồm bốn danh mục chính (đề xuất giá trị, nguồn lực chính, quy trình quan trọng và nắm bắt giá trị) tạo nên cốt lõi của mô hình kinh doanh và tổng cộng 27 yếu tố. Cụ thể, Đề xuất giá trị bao gồm 5 yếu tố là Trải nghiệm, Sản phẩm, Dịch vụ, Khách hàng và Sự an toàn; Nguồn lực chính bao gồm 7 yếu tố là Nhân lực, Công nghệ, Thiết bị, Thông tin, Mạng lưới đối tác, Môi trường và Các đối thủ cạnh tranh; Quy trình chính bao gồm 11 yếu tố là Thiết kế, Phát triển sản phẩm, Sản xuất, Marketing, An ninh, Bảo vệ môi trường, Tuyển dụng

và Đào tạo, Công nghệ thông tin, Nguồn cung, Đầu tư và Các quy tắc; Nắm bắt giá trị bao gồm giá cả, doanh thu, chi phí và mô hình ký quỹ.

Tuy nhiên, Sahebalzamani và Bertella (2018) trong bài nghiên cứu Business Models and Sustainability in Nature Tourism: A Systematic Review of the Literature đã phát hiện rằng “tài liệu về các mô hình kinh doanh trong du lịch tự nhiên vẫn còn rất ít và khái niệm mô hình kinh doanh trong du lịch tự nhiên được hiểu và sử dụng một cách tương đối hạn chế. Điều này phù hợp với tài liệu về mô hình kinh doanh du lịch rộng hơn. Một số nghiên cứu được điều tra áp dụng khái niệm mô hình kinh doanh dựa trên bản tường thuật nghiên cứu hơn là khái niệm thực tế của mô hình kinh doanh, thường không có bất kỳ định nghĩa rõ ràng nào về khái niệm này”.

1.1.2. Nghiên cứu về vai trò và tác động của kinh doanh du lịch

ILO (2011:3) đã nói rằng “Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất ở các nước trên thế giới. Nó rất thâm dụng lao động và là một nguồn phát triển và việc làm đáng kể, đặc biệt là đối với những người có khả năng hạn chế trong việc kết nối vào thị trường lao động, như phụ nữ, thanh niên, lao động nhập cư và dân cư nông thôn. Nó có thể đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội và giảm nghèo”. Trong khi đó, Lê Thị Thanh Huyền (2020) nói rằng “Du lịch có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của một quốc gia ở tầm vĩ mô lẫn vi mô; có ảnh hưởng lớn tới các lĩnh vực và hoạt động khác của một đất nước, từ việc phát triển kinh tế - thương mại, đến quảng bá về văn hóa – xã hội, hay tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của một quốc gia”.

Báo cáo Các hoạt động dịch vụ chuyên sâu kiến thức trong ngành công nghiệp du lịch ở Australia (2004) của Autralia Government cho rằng du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của Australia. Những năm 2002-2003, đã có rất nhiều các hoạt động, chương trình và chính sách mà Chính phủ Úc đã thực hiện nhằm phát triển mạnh hơn ngành du lịch như việc tăng cường quảng bá trên trường quốc tế về việc Úc là một địa điểm để đi du lịch tuyệt vời; nâng cao khả năng cạnh tranh và sự đa dạng của các điểm tham quan trong khu vực thông qua các chương trình du lịch vùng; hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu du lịch vừa và nhỏ thông qua các Chương trình tài trợ phát triển thị trường và các chương trình khuyến khích người Úc có nhiều ngày lễ hơn ở trong nước.

Bruce Epler (2007), Tourism, the Economy, Population Growth and Conservation in Galapagos cũng nhắc đến vai trò quan trọng của ngành du lịch Galapagos phát triển với sự gia tăng số lượng khách du lịch cũng như sự nâng cấp, cải thiện và thay đổi chất lượng của đội tàu du lịch, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch như hệ thống mua sắm, ăn uống, đồ lưu niệm, hoạt động bơi lặn… Một số tổ chức Phi chính phủ (NGO) có văn phòng tại Galapagos như Quỹ Charles Darwin (CDF), Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) trực tiếp tham gia vào các công việc Bảo tồn thiên nhiên ở đây. Bên cạnh sự phát triển và gia tăng về kinh tế du lịch và tăng dân số là sự đe dọa bất ổn về dân sự và làm suy yếu các nỗ lực bảo tồn.

J. Christopher Holloway, Claire Humphreys, Rob Davidson (2009) trong nghiên cứu The business of tourism nói rằng Du lịch có nhiều tác động tới nền kinh tế, văn hóa-xã hội, môi trường. Chương 5, trang 86 có nói “du lịch có lẽ là ngành công nghiệp quan trọng nhất thế giới”. Tác giả phân tích rất rõ các loại sản phẩm trong ngành du lịch và lữ hành gồm cấu trúc và tổ chức của ngành, các điểm đến du lịch, các điểm thu hút khách du lịch, hệ thống khách sạn cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, hệ thống vận chuyển bằng đường hàng không, đường thủy, đường bộ; cho các bên liên quan nhìn nhận một cách sâu sắc về sản phẩm du lịch và cách khai thác tốt nhất, đạt được tốt nhất về mặt doanh thu. Bên cạnh đó, các trung gian cung cấp dịch vụ du lịch bao gồm các tổ chức quản lý khách du lịch, khu vực công trong ngành du lịch, các tổ chức điều hành tour, các tổ chức bán và phân phối du lịch và lữ hành, các dịch vụ du lịch phụ trợ.

Một nghiên cứu toàn diện khác của Clare .A. Gunn và Turgut Var (2002) trong cuốn Tourism Planning: Basics, Concepts, Cases đã mô hình hóa hệ thống du lịch, rằng “Du lịch không thể được lên kế hoạch mà không hiểu mối quan hệ tương quan giữa một số bộ phận của phía cung, đặc biệt là khi chúng liên quan đến nhu cầu thị trường” (Clare A. Gunn, Turgut Var, 2002). Gunn và cộng sự đã đưa ra Mô hình các chức năng du lịch “The Functioning Tourism System” (FTS) tiếp cận dưới góc độ cung và cầu du lịch. Cầu được xác định bằng đo lường nhóm dân cư quan tâm, yêu thích, có khả năng về tài chính, có thời gian, sức khỏe và có khả năng đi du lịch. Cung được xác định qua 5 thành tố sau: Điểm đến là các điểm tham quan du lịch; Dịch vụ như ẩm thực, lưu trú, giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác; Giao

thông vận tải bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ, đường thủy, đường hàng không) và các phương tiện giao thông phục vụ khách du lịch; Thông tin bao gồm tất cả các nguồn thông tin về điểm du lịch để cung cấp cho khách du lịch và Quảng bá là các cách thức quảng bá tới cộng đồng về các điểm du lịch. Mô hình FTS được Shelby R. Herrin (2015) hiệu chỉnh ghép thành tố “Thông tin” và thành tố “Quảng bá” làm một để đánh giá sự phát triển du lịch di sản. Trong nghiên cứu Assessment of cultural heritage tourism potential in Vietnam, Lê Thị Thanh Huyền (2020) đã bổ sung thêm một thành tố quan trọng vào mô hình FTS là “An toàn, an ninh trật tự” nhằm đánh giá tiềm năng DLDSVH ở Việt Nam. Như vậy, hệ thống các chức năng du lịch là một hệ thống hoàn thiện với mối quan hệ tương quan giữa các thành tố quan trọng cấu thành hệ thống du lịch.

Marica Mazurek, Competitiveness in tourism – models of tourism competitiveness and their applicability: case study Austria and Switzerland (2014) cho thấy du lịch ở Austria tập trung vào ba vấn đề chính là công nghệ, phát triển vùng và mối quan hệ giữa người dân địa phương và khách du lịch. Ví dụ như các hoạt động quản lý hợp tác vùng và liên kết Austria với các đất nước lân cận như Hungary, Slovenia, Cộng hòa Séc, Slovakia… Trong khi đó, Switzerland đặt thứ bậc ưu tiên là chất lượng nguồn nhân lực, an ninh trật tự, môi trường bền vững, cơ sở hạ tầng mặt đất (sau Hồng Kông và Singapore) và đã có thể xây dựng và cung cấp dịch vụ chất lượng cao dựa trên nguyên tắc đồng sáng tạo và các dịch vụ độc đáo trong ngành du lịch. Bài nghiên cứu này đã đưa ra bảy mô hình cạnh tranh du lịch và là tài liệu tham khảo quý giá không chỉ ở mặt lý luận mà cả trong thực tiễn đối với các nhà hoạt động và kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong vấn đề cạnh tranh của ngành. (Mazurek, 2014)

WTTC, Travel and Tourism: Economic impact 2019 – World (2019): Bản báo cáo đưa ra các con số rất đáng kể về sự tác động của ngành kinh doanh Du lịch và Lữ hành tới nền kinh tế toàn cầu. Du lịch và Lữ hành đóng góp 10,4% GDP toàn cầu năm 2018, dự đoán tăng lên khoảng 3,7% mỗi năm và sẽ chiếm 11,5% GDP toàn cầu vào năm 2029; đóng góp 10,0% tổng số việc làm trên toàn cầu năm 2018, dự đoán sẽ đạt 11,7% việc làm toàn cầu vào năm 2029. Bên cạnh đó, xuất khẩu tại chỗ chiếm 6,5% tổng giá trị xuất khẩu thế giới năm 2018, dự đoán xuất khẩu tại chỗ sẽ tăng trung bình khoảng 4,0% từ năm 2019-2029 và chiếm 7,2% toàn cầu năm

2029. Ngoài ra, đầu tư trong ngành chiếm 4,4% tổng giá trị đầu tư toàn cầu, dự đoán sẽ chiếm 5,0% đầu tư toàn cầu vào năm 2029.

Salvo Creaco, Giulio Querini (2003) trong bài The role of tourism in sustainable economic development đề cập đến phát triển du lịch bền vững “là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không cần làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của chính nó”. Hay xét về mặt lợi ích, thì du lịch tác động lên nền kinh tế - xã hội của quốc gia hay vùng như: cán cân thanh toán; phát triển khu vực (du lịch thường xuyên sẽ lan truyền các hoạt động kinh tế qua cả biên giới của các quốc gia); đa dạng hóa nền kinh tế; mức thu nhập, thu nhập của vùng, cơ hội việc làm.

UNWTO, Tourism Toward 2030 – Global Overview (2011): Tăng trưởng toàn cầu về lượt khách du lịch quốc tế sẽ tiếp tục với tốc độ vừa phải. Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới dự đoán sẽ tăng 3,3% mỗi năm, tính trung bình giai đoạn từ 2010-2030 so sánh với mức trung bình 3,9% mỗi năm giai đoạn 1995-2010. Theo thời gian tốc độ tăng trưởng chậm dần từ 3,8% năm 2011 xuống 2,5% năm 2030. Số lượt khách du lịch quốc tế sẽ gia tăng khoảng 43 triệu lượt mỗi năm tính trung bình từ 2010 đến 2030 (so sánh với mức tăng trung bình 28 triệu mỗi năm trong giai đoạn 1995-2010). Số lượt khách du lịch quốc tế sẽ đạt mốc 1,8 tỉ lượt trong năm 2030. Khách du lịch quốc tế đến các điểm du lịch ở các nước mới nổi sẽ vượt qua các điểm đến du lịch ở các nước đã phát triển vào năm 2015. Châu Á và Thái Bình Dương sẽ thu hút hầu hết khách du lịch. Nam Á sẽ là tiểu vùng đạt sự tăng trưởng nhanh nhất về lượt khách du lịch quốc tế. Đông Bắc Á sẽ là tiểu vùng được đến nhiều nhất vào năm 2030…

Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu đáng quan tâm. Nguyễn Văn Lưu, Thị trường du lịch (1998): Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch, đến tổ chức tiêu thụ, thực hiện được các sản phẩm du lịch (Hàng hóa và dịch vụ du lịch) trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Các ngành kinh doanh trong du lịch có thể phân thành bốn nhóm chính: Các cơ sở mà hầu như toàn bộ các hoạt động của nó phục vụ cho du lịch, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu của khách du lịch như các hãng lữ hành, đại lý du lịch, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở vận chuyển…; Các cơ sở mà một phần hoạt động của nó phục vụ cho du lịch, nhưng đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách du lịch như

ngành Giao thông, Bưu điện, Nhà hàng, quán ăn, các cơ sở dịch vụ…; Các cơ sở mà hầu như toàn bộ hoạt động của nó chỉ phục vụ du lịch, nhưng đáp ứng gián tiếp nhu cầu của khách du lịch, như các cơ sở sản xuất đồ lưu niệm, sách vở, ấn phẩm liên quan đến du lịch…; Các cơ sở mà chỉ có một phần hoạt động của nó phục vụ du lịch, đáp ứng gián tiếp nhu cầu của khách tham quan du lịch như các doanh nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nước…

Nguyễn Hồng Giáp, Kinh tế du lịch, 2002 đưa ra chi tiết về khái niệm du lịch, các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch. Nghiên cứu tổng hợp các loại hình doanh nghiệp du lịch có các dạng sau: kinh doanh khách sạn và các dạng lưu trú; các công ty vận tải đường bộ, đường thủy, hàng không; các đại lý, các tổ chức du lịch; các công ty cổ động, thông tin, giải trí. Đặc biệt nghiên cứu đi sâu vào môi trường doanh nghiệp du lịch cũng như các tiêu chuẩn sinh lời của đầu tư du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích vai trò của du lịch đối với các nước đang phát triển như du lịch thu hút nguồn ngoại tệ mạnh, thu nhập xuất khẩu; du lịch làm phát sinh công ăn việc làm trực tiếp, gián tiếp và phát sinh quan trọng; du lịch là nguồn đầu tư; nguồn thu nhập…

Đỗ Hương Lan, Thị trường dịch vụ du lịch thế giới và hoạt động xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam (2013): Dịch vụ du lịch có thể được hiểu là tập hợp tất cả các hoạt động do các cơ sở du lịch cung cấp cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách như vận chuyển, bố trí chỗ ăn ở, hướng dẫn du lịch, …tổ chức tham quan, các hoạt động giải trí và các hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, phụ thuộc vào mục đích của chuyến du lịch…

Nguyễn Quyết Thắng, Quản trị kinh doanh khách sạn (Từ lý thuyết đến thực tiễn) (2014) nói “Một trong những thành phần quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch là cơ sở lưu trú và ăn uống”. Và “khách sạn là một lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh du lịch của một địa phương, vùng, quốc gia. Mặt khác, khách sạn cũng là một loại hình cơ sở kinh doanh về lưu trú của ngành du lịch”. Cuốn sách này đã tổng quan các khái niệm, đặc điểm về kinh doanh khách sạn như “Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung trong những điều kiện về cơ sở vật chất và mức độ phục vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi tiêu dùng các dịch vụ này” và các loại hình cơ sở lưu trú như motel, nhà trọ, Bungalow, biệt thự…

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nêu bật các vấn đề cơ bản về cấu trúc tổ chức trong kinh doanh khách sạn cũng như các vấn đề về nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu cũng nói rằng, hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn là nghiệp vụ chính yếu nhất của khách sạn, chiếm doanh thu lớn nhất trong tỷ trọng doanh thu khách sạn và chi phối các hoạt động khác trong khách sạn.

Ngoài ra, nghiên cứu có đề cập đến vấn đề về hoạt động kinh doanh ẩm thực (food and beverage). Kinh doanh ăn uống trong du lịch là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp sự phục vụ thức ăn, đồ uống và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống, thưởng thức và giải trí của con người tại nhà hàng và các cơ sở ăn uống khác. Hoạt động kinh doanh ẩm thực tại nhà hàng và các cơ sở ăn uống bên trong nó là hoạt động không thể thiếu. Cùng với dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống đã trở thành dịch vụ cơ bản đối với nhiều khách sạn.

Theo Nguyễn Văn Đính, trong Du lịch và phát triểnMột số bài học kinh nghiệm quốc tế với việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam (2018): Thứ nhất, thực sự phải coi Du lịch là một ngành kinh tế, có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Cần có sự đầu tư thích đáng và sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, có hiệu quả của mọi cơ quan, tổ chức liên quan. Thứ hai, trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch cần ổn định lâu dài, từ đó Chính phủ chỉ đạo và điều hành thực hiện một cách cụ thể có trọng tâm, trong điểm đối với từng vùng, từng loại hình du lịch và từng thời gian. Thứ ba, về chiến lược thị trường, cần chú ý phát triển cả thị trường quốc tế và thị trường nội địa, đặc biệt chú ý phát triển thị trường du lịch quốc tế. Thứ tư, chú ý phát triển du lịch bền vững, xóa đói giảm nghèo, du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa, đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch ở phạm vi quốc gia, cho cả du khách và nhà kinh doanh là biện pháp mà tất cả quốc gia đều quan tâm thực hiện. Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch. Thứ sáu, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, ứng dụng công nghệ thông tin.

1.2. Các công trình nghiên cứu Du lịch Di sản văn hóa

1.2.1. Du lịch di sản văn hóa: Lịch sử và nội hàm

Destination BC Corp., (2014) trong Cultural and Heritage Tourism Develoment đã mô tả rằng DLDSVH đã tồn tại từ những ngày đầu tiên của du lịch giải trí. Những kinh nghiệm du lịch đầu tiên thường là những cuộc hành hương tôn giáo như người Kitô giáo đến nhà thờ trong miền Đất Thánh hay người Hồi giáo tới thánh địa Mecca. Người châu Âu bắt đầu đi du lịch với mức đáng kể vào những năm 1700 và một cơ sở hạ tầng các phòng trọ, khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông nổi lên. Tuy nhiên, mục đích chính của du lịch vẫn là trải nghiệm một nền văn hóa khác. Và những người đi du lịch thường nắm bắt những ý tưởng, phong tục truyền thống của những nơi họ đi qua mang về quê hương của họ, như người châu Âu trở về từ phương Đông và mang về một hương vị nào đó cho các loại gia vị phương Đông đã cách mạng hóa vấn đề nấu nướng trong gia đình của họ. Người Anh và người Đức đã đến Ý và Hi Lạp để nhìn thấy kiến trúc cổ điển, trải nghiệm nền văn hóa ấm áp và rượu vang Địa Trung Hải. Từ những năm 1800, văn hóa và du lịch đã có sự liên kết rất mật thiết. (Destination BC Corp, 2014)

Monica Rowland, Menendez versus Mickey: A study of heritage tourism in Florida (2006) mô tả rằng “Người Hi Lạp liên tục đi tới thăm các địa điểm thiêng liêng. Người du lịch đầu tiên có thể là nhà sử học người Hi Lạp Herodotus vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên hoàn toàn vì lợi ích của việc học về những nơi khác và những người sống ở đó. Nhưng những người du lịch đúng nghĩa thực sự đầu tiên lại là người La Mã. Công dân ở đó với mong muốn thoát khỏi sức nóng và sự khó chịu của đô thị Rome đã kiến tạo ra ngành công nghiệp du lịch mà nó đã đạt đến đỉnh điểm trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, đã hoàn thành với những hướng dẫn viên du lịch, sự kết nối các chuyến đi theo lịch trình, bảo tàng và các văn phòng du lịch.”

Christina Bonarou, Heritage Tourism & Museum Management (2011) nói rằng “nguồn gốc của du lịch di sản là loại hình du lịch lâu đời nhất. Những người du lịch cổ đại đi từ Kim Tự Tháp đến sông Nile; những người Hi Lạp cổ đại đi với mục đích xưng tội, tham gia các sự kiện, cuộc thi; nhà sử học người Hi Lạp thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đã đưa ra danh sách “bảy kì quan của thế giới” hay “Grand Tour” đầu tiên của người châu Âu vào thế kỷ 16-17…”. Bonarou, cũng dẫn rằng Du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2022