Hình Ảnh Những Dụng Cụ Lao Động Sản Xuất


Quả thật, người Tày Nùng với tâm hồn mộc mạc và lối suy nghĩ giản đơn họ đã sử dụng những hình ảnh ngay xung quanh cuộc sống của mình để diễn đạt mọi trạng thái tâm tư vẫn là hình ảnh đôi đũa mà họ đã diễn đạt được nỗi nhớ, nỗi sầu, sự tương tư:

Bữa cơm chống đũa bờ mâm

Hai hàng nước mắt khôn cầm thảm thương Nhớ em hai tiếng khác đường

Ngã ba chiếc bóng chán chường tai nghe

[4,99]

Trời sinh trai gái đẹp đôi

Bữa cơm chợt nghĩ như người đã no Đũa cầm tay cứ quanh co

Trong tâm thảng thốt hững hờ hư không Lo toan luống những bàng hoàng

Nuốt cơm trong miệng rõ ràng không trôi

Cách nào chào được anh giai?

[4,144]

Không chỉ nó i đế n nỗ i nhớ và nhữ ng khá t vọ ng cao đẹ p , chính đáng nhữ ng cả m xú c vố n có trong tì nh yêu , ngườ i Tà y Nù ng cò n nó i đế n cả sự không tương xứ ng, cân đố i trong tì nh yêu và sự gian dố i , lườ ng gạ t thông qua nhữ ng hì nh ả nh nồ i đấ t vớ i ghênh, nồ i không:

Xứ ng đâu nồ i đấ t vớ i ghênh Cho dù đặ t cạ nh vẫ n chênh rõ rà ng

Ghênh tan cò n đượ c đố ng gang Nồ i tan chỉ có đi đà ng Long Châu.

[4, 71]

Chớ lừ a lên gá c cấ t thang Chớ lừ a đun lử a nồ i không có gì

Chớ lừ a kiề ng đặ t không dù ng


Nước cạn trơ bãi cát cùng nắng phơi

[4, 144]

Ngoài những vật dụng quen thuộc trên, đồ dùng sinh hoạt của người Tày Nùng vô cùng phong phú và đa dạng được thể hiện qua các loại đồ dùng nhà bếp, đồ chứa đựng các sản phẩm nông nghiệp, các sản vật miền núi.

Loại đồ dùng thổi nấu và chế biến đồ ăn, thức uống. Ngoài những đồ dùng thổi nấu thông thường như: Nồi, niêu, chảo người Tày Nùng còn có những loại chõ đồ xôi rất độc đáo và đặc biệt. Chõ đồ xôi của đồng bào gọi là "khây khẩu", chõ nấu rượu to hơn chõ đồ xôi gọi là "khây lẩu" hai loại chõ này được làm từ ống tre hoặc khúc gỗ đục thân.

Loại đồ đựng của đồng bào mới thực sự phong phú và đa dạng về chủng loại cũng như kích cỡ. Đồ đựng chứa chất lỏng ngoài sành sứ như chum, vại còn có các loại ống tre, ống nứa để đựng những thứ có lẫn cả cái, cả nước như: Cang, cong, bằng, bẳng, bương, máng, phét... Chứa ngô, thóc, gạo, đỗ... có thúng, bồ, dậu, giảo (loại cót to), sang (cũng là một loại cót to như giảo nhưng khác về hình thù)... Chứa rau, quả, măng, củ có: Soỏng (tựa như cái làn), túi nải, túi lưới... Đựng quần áo, đồ dùng cá nhân có: Hòm, ... Đựng mạ ra đồng có: Thạ, sọt... Đựng lợn ra chợ bán có: Rọ, sọt... Đựng tôm, cua, cá có: Hom, giỏ, tủm...

Nguyên vật liệu để làm ra những đồ dùng kể trên hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên chủ yếu là: Tre, nứa, mai, giang, vầu, bương... có thể để nguyên ống hoặc chẻ lạt, đan thành dụng cụ. Hệ thống hình ảnh dùng để chứa đựng trênphầ n nà o cho thấy nghề thủ công đan lát rất phát triển ở vùng đồng bào Tày Nùng sinh sống. Những đồ dùng ấy đã thể hiện sự khéo léo và kỹ thuật cao của chị em phụ nữ. Điều này cũng chứng tỏ vai trò của chị em trong việc tìm kiếm, hái lượm các nguồn lợi tự nhiên.

2.2.3. Hình ảnh những dụng cụ lao động sản xuất


Cuộc sống lao động ở một miền thiên nhiên nhiệt đới lắm sông, nhiều suối, nhiều khe, vũng, vực... với một nền nông nghiệp chưa có sự phát triển về kỹ thuật, hình ảnh "Con trâu đi trước cái cày theo sau" vẫn là chủ yếu đã để lại trong ca dao - dân ca một thế giới đa dạng của những công cụ lao động sản xuất thô sơ nhưng rất có ý nghĩa. Bao gồm 20 dụng cụ tập trung ở hai nghề chính là nghề làm ruộng và nghề sông nước, ngoài ra còn có nghề phụ như nghề mộc, nghề rèn. Dưới đây là bảng khảo sát cụ thể của toàn nhóm:

Bảng khảo sát số 7 - Hình ảnh những dụng cụ lao động sản xuất

Hình ảnh


A1



Tổng số

Dao

6

48

6

60

Đòn gánh

6

24

4

34

Lưới

12

2

2

16

Cày bừa

10

2

4

16

Nơm

3

2

6

11

Cuốc xẻng

4

2

4

10

Hép

5

-

-

5

Lờ

1

4

-

5

Đòn càn

2

3

2

7

Chài

4

-

-

4

Búa

-

-

4

4

Liềm

2

-

2

4

Rìu

-

-

2

2

Khoan

-

-

2

2

Đục

-

-

2

2

Cưa

-

-

4

4

Thước

-

-

3

3

Hom

2

-

-

2

Loóng

2

-

-

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 10

Tư liệu

A2 A3


Nổi bật trong nhóm hình ảnh dụng cụ lao động sản xuất là hình ảnh con dao với 60 lần xuất hiện và chiếc đòn gánh 34 lần. Tiếp theo là cày bừa (16 lần), lưới (16 lần), nơm (11 lần), cuốc xẻng (10 lần)...

Đồng bào Tày Nùng là những người cần cù, sáng tạo, trong lao động sản xuất. Yêu lao động, họ biết quý trọng những của cải vật chất do chính sức mình tạo ra.

Của cải làm ra như nước nguồn không cạn Của bố mẹ để lại như nước lũ trôi qua

Yêu quý lao động người Tày Nùng yêu quý cả những công cụ lao động những dụng cụ đã cùng họ làm ra biết bao của cải vật chất. Theo phong tục Tày Nùng khi người con gái đi lấy chồng ngoài những của hồi môn như: Vòng bạc, hoa tai, vải vóc, chăn màn... thì trong hòm không thể thiếu hai dụng cụ lao động đó là: Con dao và lưỡi cuốc. Đây là hai dụng cụ quan trọng nhất trong lao động của người Tày Nùng cho nên khi nhắc đến con dao người Tày Nùng đã rất trân trọng giới thiệu đến tác dụng cũng như những tính năng thiết thực của nó:

Dao vừa chẻ nứa trong nhà nhóm bếp Dao vừa mới chẻ lạt buộc vườn

Dao lấy củi phát nương vừa lại Dao vừa chặt chuối lợn sau nhà

Dao thái thịt để mà làm cơm khách.

[7, 39]

Quả thật, không ai có thể hiểu hết tác dụng của con dao như người Tày Nùng. Cùng với hình ảnh con dao, cày, bừa, cuốc, xẻng cũng là những nông cụ không thể thiếu trong lao động sản xuất. Người Tày Nùng vừa làm ruộng nước dưới thung lũng kết hợp với ruộng bậc thang trên các triền đồi nên công cụ lao động cũng vô cùng phong phú, đáp ứng yêu cầu lao động. Ngoài sử


dụng liềm để gặt lúa như nhiều dân tộc anh em khác, dân tộc Tày Nùng còn có chiếc hép (hình con muỗm ở giữa có lưỡi sắt) dùng để ngắt từng bông lúa nếp. Đây là dụng cụ dành cho riêng cho phụ nữ.

Những nông cụ được làm từ sắt, thép cũng do chính bàn tay người Tày Nùng làm ra vì ở vùng đồng bào Việt Bắc nghề rèn có từ khá sớm và rất phát triển. Mỗi nhà đều có lò rèn riêng và nhà nào cũng có người biết làm nghề rèn.

Dụng cụ làm mộc và nghề mộc không phát triển mạnh ở đồng bào Tày Nùng. Tuy vậy, đồng bào vẫn có những dụng cụ cần thiết như: Búa, rìu, khoan, cưa, đục... để xây dựng nhà cửa, đóng bàn ghế và những đồ dùng khác trong nhà.

Đánh bắt tôm, cá cũng là một trong những nghề góp phần nuôi sống con người. Người Tày Nùng cư trú ở địa bàn có mạng lưới sông suối dày đặc nên rất thành thạo nghề đánh bắt tôm, cá. Tính chất quan trọng của việc đánh cá ở vùng miền núi thể hiện rõ tính đa dạng và phổ biến của nhiều loại dụng cụ đánh bắt cá.

Chài, lưới luôn đóng vai trò quan trọng trong nghề cá, đây được coi là một phát minh quan trọng trong lịch sử ngư nghiệp của nhân loại. Sự ra đời của chài lưới giúp con người đánh bắt cá được thuận tiện, dễ dàng hơn. Ngoài chài, lưới đồng bào còn sử dụng nhiều loại dụng cụ khác như: Nơm, lờ, hom...

Đặc biệt hình ảnh thuyền vừa là phương tiện giao thông phục vụ cho việc đi lại trên sông nước thì thuyền còn là phương tiện tham gia lao động sản xuất. Thuyền của đồng bào miền núi chủ yếu là thuyền độc mộc (làm bằng thân cây to khoét rỗng) và mảng (ghép từ tre, nứa). Phương tiện này góp phần đắc lực vào việc đánh bắt cá, tôm và chuyên chở lâm thổ sản. Thuyền độc mộc là một sáng tạo của người Tày Nùng trên sông nước.

Chiếc đòn gánh tre cũng là một dụng cụ đắc lực trong lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt. Chiếc đòn gánh với đôi dậu hoặc đôi sọt hai bên


giúp đồng bào gánh mạ ra đồng hoặc gánh những sản phẩm nông nghiệp từ trên nương, rẫy về nhà, cho đến mang những sản vật đó ra chợ bán. Thậm chí khi có quà đi thăm hỏi bà con, anh em ở xa, hay mang đồ sính lễ cho đám dạm hỏi, đám cưới... người Tày Nùng đều phải gồng gánh. Vì vậy, chiếc đòn gánh rất quan trọng và có ý nghĩa với họ.

Hệ thống hình ảnh dụng cụ lao động sản xuất đã phả n á nh hình thái kinh tế của người Tày Nùng nghề nông kết hợp nghề cá, bên cạnh đó những nghề thủ công như đan lát, nghề rèn cũng rất phát triển.

2.2.4. Hình ảnh đồ dùng cá nhân

Bao gồm những đồ vật liên quan đến từng cá nhân con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như: áo, quần, khăn, mũ, nón, giày, đồ trang sức... Đây là nhóm có số hình ảnh và số lần xuất hiện ít nhất với 11 hình ảnh và 95 lần xuất hiện. Sau đây là bảng khảo sát:

Bảng khảo sát số 8 - Hình ảnh đồ dùng cá nhân

Hình ảnh


A1



Tổng số

Quần áo

22

20

5

47

Nón

14

2

2

18

Kim chỉ

9

0

3

12

Khăn

3

-

1

4

Gương

3

-

1

4

Hoa tai

2

2

-

4

Túi xách

3

-

-

3

Giày

2

-

-

2

Hài

2

-

-

2

Vòng tay

-

2

-

2

Tư liệu

A2 A3


Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy nhóm hình ảnh đồ dùng cá nhân xuất hiện rất ít và số lần xuất hiện giữa các đồ dùng cũng có sự chênh


lệch rất rõ rệt. Tập trung chủ yếu vào hình ảnh áo quần (47 lần), nón (18 lần), kim chỉ (12 lần) còn những hình ảnh khác có sự xuất hiện khá khiêm tốn.

Trang phục là một hiện tượng lịch sử. Nó phản ánh điều kiện sản xuất, trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và những tác động của môi trường sinh sống, sự trao đổi, tiếp thu các yếu tố trong khu vực lịch sử văn hóa. Y phục truyền thống của người Tày Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô, tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa, hoa văn, họa tiết. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Nữ giới mặc áo năm thân, cài cúc bên nách, thường chỉ dài quá hông. Ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi đều không có nắp. Nam nữ đều mặc quần cạp to, ống rộng, dài tới mắt cá. Màu áo xanh chàm với kiểu cách đơn giản đã thể hiện bản chất thuần phác, chân thật của người Tày Nùng. Kỹ thuật nhuộm vải tự nhiên và màu áo chàm đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong nhiều lời ca dao - dân ca.

Áo em mặc màu chàm cánh niếng Vô theo ban Bản Viểng thì vô

[4,61]

Trong nhiều bài ca mừng nhà, người Tày Nùng cũng không quên để riêng một buồng cho công việc nhuộm áo, nuôi tằm ươm tơ:

Một buồng để thờ phụng tổ tiên Một buồng để vải chàm nhuộm áo Một buồng để nuôi tằm ươm tơ...

[4,65]

Đối với mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày, manh quần tấm áo là vật che thân không thể thiếu nhưng giá trị thẩm mỹ của nó còn nằm ở khả năng tham gia biểu hiện những cái thuộc đời sống tư tưởng, tình cảm và số phận con người. Trong miêu tả tình yêu nó mang ý nghĩa là cái gắn bó, là lời hẹn ước, là lòng thủy chung.

Ăm ắp như nước biển đầy


Hai ta kết nghĩa hết ngày băn khoăn Kết thành phu phụ một lần

Không thành như thể áo quần vậy thôi

[4,104]

Khỏi thôi dao đã đứt tay

Áo đà rách nát đường may vẫn lành Lời thề sao đã quên nhanh

Nỗi này hỏi tính sao đành chàng ơi?

[4,130]

Một ý nghĩa khác của áo là sự thể hiện những cảnh đời , những thân phận. ở đây có sự phân hóa thành hai mặt : Cái cao sang - cái thấp hèn ; cái giàu - cái nghèo; cái xấu - cái đẹp... đó là những đối lập về hoàn cảnh, về tính cách mà hình ảnh tấm áo khái quát lên . Vớ i tấ m á o rá ch đã nố i l ên thân phậ n nghèo hèn của chàng trai, đã nghè o thì là m sao chà ng dá m nó i năng:

Chó sủa gâu gâu chó sủa chi Áo rách anh đành nói ít đi

Áo rách anh đành không nói nữa Như người câm vậy biết nói gì

[4,36]

Áo em thô lậu hơn người

Lấy ngay máng lợn làm thoi dệt thành Sợ to bằng cọng rơm xanh

Dám đâu đứng cạnh lụa lành thẹn tơ

[4,61]

Cũng với ý nghĩa là vật giao nối, tiếp xúc trong tình yêu hình ảnh chiếc nón được lựa chọn đưa vào ca dao - dân ca với ý nghĩa biểu cảm rất lớn , thể hiệ n khá t vọ ng hạ nh phú c:

Hỏi chàng nón cọ đó chăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/01/2023