học, hoa mang tính phổ biến hay nói khác đi sự phát triển của thực vật gắn liền với những sắc màu của hoa.
Điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta có sự phân hóa rõ rệt 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông đã tạo yếu tố thuận lợi để cây cối đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái. Đến với vùng Việt Bắc vào bất kỳ mùa nào chúng ta cũng có thể bắt gặp muôn ngàn sắc hoa rực rỡ "Ngời tận mắt, ánh tận mặt".
Trong đời sống tinh thần Tày Nùng có cả một hệ thống quan niệm về cây và hoa. Có thể nói mối quan hệ người - cây và người - hoa trong tín ngưỡng Tày Nùng rất thiêng liêng. Họ cho rằng con người và muôn vật đều do một bà mẹ sinh ra. Đó là mẹ Hoa. Quan niệm này còn được truyền lại bằng một câu tục ngữ rất cổ "Mẹ Hoa đẻ ra - Mẹ Hoa sinh lại" (Mẻ Bjooc păn mà, Mẻ Ca păn hẩu). Mẹ Hoa đi sát với từng cuộc đời, gắn bó với từng số phận. Mẹ Hoa chăm sóc cho từng con người và quyết định từng số phận từ khi chưa lọt lòng cho đến tuổi thanh niên. Vì thế, người Tày Nùng có tục thờ Mẹ Hoa. Trong nghi thức lễ hội ở nhiều địa phương bên cạnh lễ rước nàng trứng, người Tày Nùng còn có lễ rước nàng Hoa, hồn Hoa. Trong dân gian còn truyền lại một huyền thoại phổ biến về bông hoa chúa: "Hoa vắc viển (hay pặc piền) bông hoa này được mô tả rực rỡ giữa muôn hồng ngàn tía, chói lọi trong thẳm xanh của núi rừng. Hoa này theo truyền ngôn mỗi năm chỉ rụng một cánh. Trai gái đang tuổi hoa, tuổi nụ mà nhận được cánh hoa ấy thì sẽ có một cuộc đời trẻ mãi không già và hạnh phúc muôn đời bất diệt" [29,166]
Người Tày Nùng cổ cho rằng có sự tương đồng giữa đời sống của cỏ cây với đời sống con người. Bên cạnh tục thờ Mẹ Hoa, người Tày Nùng còn có tục thờ cây và trồng cây số phận. Trong tâm thức dân gian Tày Nùng "Cây khêu gợi sự kỳ vĩ, hùng vĩ của đời sống, cây khêu gợi sự thanh cao trong sạch, cây khêu gợi sự thay đổi sinh động, cây ứng với số phận một con người và nhiều khi là cả cộng đồng. Hồn người và nhiều khi là sự sống của cả một vùng được hình dung trú ngụ trong cây" [29,165]. Về vấn đề này, có thể ví
dụ: Tục trồng cây đa trên đỉnh đèo đầu bản. Theo huyền thoại, cây đa là loài cây không bao giờ chết phần này già thì phần kia mọc lên, sinh sôi nảy nở hàng ngàn cành nhánh tỏa rộng vươn dài "Cây đa ba mươi gậy. Cây đa chín mươi cành. Cành đua cành giơ cao... Chín mươi cành nhìn vào đất nước. Chín mươi cành gió thốc không trung. Chim bốn hướng hót cùng rộn rã. Gió bốn phương gặp gỡ cây đa. Mười phương thiên hạ đều là anh em" [4,121]. Những cây đa vĩ đại giữa rừng già ấy, suốt ngày đều có tiếng u u vu vu... của gió, của muôn vàn loài chim về trú ngụ của muôn lá cọ xát vào nhau. Người Tày Nùng cho rằng cây đa có ý nghĩa làm cho cuộc sống mát mẻ, đất đai ấm áp. Như vậy, chỉ riêng tín ngưỡng cây đa đã cho thấy quan niệm coi trọng cây của người Tày Nùng.
Hoa và cây đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho sáng tác của các ngành văn học nghệ thuật mà đặc biệt là ca dao - dân ca trữ tình, một thể loại thơ ca dân gian được tạo hứng từ những cảm xúc thiên nhiên gần gũi với đời sống con người nơi miền núi vùng cao.
Một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói chung và người Tày Nùng nói riêng là văn hóa trầu cau . Sau hình ảnh hoa , cây hình ảnh trầu cau cũng được nhắc đến nhiều (122 lần) trong những câu ca dao - dân ca. Trầu cau và tục ăn trầu không chỉ có ở Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nơi khác trên thế giới như Ấ n Độ , Siri Lanca hay Madagascar của Châu Phi. Miếng trầu là sự kết hợp của trầu, cau, vôi, vỏ, thuốc sợi quấn trong lá trầu cay nồng, thơm gắt, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ khí, thơm miệng, đặc biệt còn tôn thêm vẻ đẹp củ a con người, nhấ t là đớ i vớ i ngườ i phụ nữ , ăn trầ u sẽ là m má đỏ môi hồ ng mộ t cá ch tự nhiên.
Từ xa xưa của lịch sử dân tộc, cây cau giàn trầu đã có trên đất Việt Nam và tục ăn trầu cũng là một phong tục truyền thống của cư dân nông nghiệp. Cùng với nhiều vùng miền khác trên đất nước, văn hóa trầu cau được
thể hiện đậm nét ở vùng Việt Bắc. Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cổ truyền hầu như ai cũng ăn trầu. Tục mời trầu trở thành một hình thức phổ biến trong văn hóa giao tiếp thể hiện thế ứng xử của người Tày Nùng vùng Việt Bắc: Ai gặp nhau giữa đường, bên suối
Cũng mời nhau câu chuyện trầu cau
Mời trầu là hình thức lễ nghi không thể thiếu trong những dịp lễ hội cổ truyền, trong đám cưới, đám dạm hỏi... thể hiện sự kính trọng, thân thiện và mến khách mang bản sắc truyền thống văn hóa giao tiếp của người Tày Nùng:
Trầu cau đặt cơi hoa bày sẵn Cau bổ thành từng cặp có duyên Trầu xanh người đã têm đầy đủ
"Chấm" người đã cắt nhỏ miếng đều Thuốc lào cũng bày ra ở cạnh
Đặt trên cơi màu thắm hồng tươi Của khéo bởi ở tay người khéo Chúng tôi ăn thơm miệng ngàn năm.
Đặc biệt trong đám cưới của người Tày Nùng trầu cau là lễ vật không thể thiếu, trước hết nó là lễ vật dâng cúng tổ tiên sau là món ăn tinh thần. Theo tục lệ cũ của đồng bào, "Ngay từ lễ "Dạm cưới" (lễ đắt cáy) trong đồ sính lễ mang đến nhà gái, nhà trai phải chuẩn bị đủ "120 kg thịt lợn, 50 chai rượu, 1 đôi gà thiến, 1200 lá trầu không, 120 quả cau, 120 kg gạo nếp và 60 kg gạo tẻ..."(33, 45). Sau lễ "Đắt cáy" cho đến ngày cưới chính thức, nhà trai tiếp tục nộp sêu tết mỗi năm hai kỳ lễ sêu tết tháng giêng gồm: "1 đôi gà thiến, 1 đùi thịt lợn liền vai, 1 xâu lòng, 2 chai rượu, 120 lá trầu không, 20 quả cau"(33, 46) cho đến lễ sêu tết tháng 7 gồm có "1 đôi gà, 1 đôi vịt, 1 ống đỗ, 1 ống mật, 1 chai rượu". Lễ cưới chính thức tiến hành sau lễ "Đắt cáy" một, hai năm. Lễ vật gồm: "120 kg thịt lợn, 40 chai rượu, 1200 lá trầu không, 120 quả cau, 1 đôi gà luộc sẵn, vải vóc và tiền mặt khoảng 100 đồng..."(33,
46). Như vậy, trong rất nhiều hình thức lễ nghi của người Tày Nùng trầu cau là một lễ vật vô cùng quan trọng.
Trầu cau mang sắc thái đậm nét văn hóa của cư dân miền núi trong xã hội cổ truyền và từ cái nôi truyền thống này, trầu cau trở thành hiện tượng văn hóa phản ánh lối sống và phong tục của các dân tộc Việt Nam trên mọi miền đất nước.
Trong ca dao - dân ca Tày Nùng hình ảnh lúa, mạ cũng được đề cập đến nhưng số lần khiêm tốn hơn so với một số hình ảnh thực vật khác với số lần xuất hiện là 68 lần. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế sản xuất nông nghiệp của vùng miền núi. Đối với cư dân Tày Nùng không chỉ có lúa là cây trồng chủ đạo mà họ còn trồng ngô và các loại hoa màu khác. Do tính chất địa hình miền núi xen thung lũng nên ngoài việc trồng lúa nước, người Tày Nùng còn phát nương, rẫy trồng các loại cây hoa màu cũng như lúa nương.
Trong thế giới thực vật còn xuất hiện rất nhiều loại dây leo với những đặc tính và chức năng sử dụng khác nhau, các loại rau rừng, củ gừng, củ ghèng... Xu hướng thẩm mỹ thiên về thiên nhiên thực vật của người Tày Nùng được phản ánh đậm nét qua ca dao - dân ca với sự phong phú của số lượng các hình ảnh. Điều này còn được minh chứng rõ nét hơn qua sự xuất hiện thường xuyên của thiên nhiên thực vật, trong đó có một số hình ảnh có tần số xuất hiện cao thể hiện sắc thái đặc trưng vùng miền và cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đồng bào miền núi.
Thế giới thực vật trong ca dao - dân ca Tày Nùng là một thế giới xanh tươi, bạt ngàn, rất khỏe, rất trẻ, tràn lan sức sống.
2.1.4. Hình ảnh vật nuôi
Nhóm này bao gồm những loài vật được nuôi trong gia đình. Đó là những con vật phục vụ cho cuộc sống của con người, vừa là nguồn thực phẩm
bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn, vừa là sức kéo trong lao động sản xuất như là: Trâu, bò, ngựa, gà, ngan, vịt, chó, mèo… Dưới đây là bảng thống kê:
Bảng khảo sát số 4 - Hình ảnh vật nuôi
Tư liệu | ||||
A1 | A2 | A3 | Tổng số | |
Gà | 32 | 5 | 16 | 53 |
Trâu | 32 | 3 | 5 | 40 |
Vịt | 15 | 4 | 4 | 23 |
Mèo | 5 | 5 | - | 10 |
Ngựa | 4 | 5 | - | 9 |
Lợn | 4 | - | 4 | 8 |
Bò | 3 | 1 | - | 4 |
Chó | 3 | - | - | 3 |
Ngan | 2 | - | - | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thố Ng Nhữ Ng Hì Nh Ả Nh Tiêu Biể U Truyề N Thố Ng Xuấ T Hiệ N Trong Ca Dao - Dân Ca Tà Y Nù Ng
- Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 6
- Khảo sát ý nghĩa hình ảnh trong ca dao - dân ca Tày - Nùng - 7
- Hình Ảnh Các Dụng Cụ Sinh Hoạt Gia Đình
- Hình Ảnh Những Dụng Cụ Lao Động Sản Xuất
- Khảo Sát Những Hình Ảnh Liên Quan Đến Con Người Trong Ca Dao - Dân Ca Tày Nùng
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Qua bảng khảo sát trên chúng tôi nhận thấy số lượng những con vật nuôi xuất hiện không nhiều lắm trong ca dao - dân ca Tày Nùng với tổng số lần xuất hiện của toàn nhóm là 152 lần. Trong đó hình ảnh gia cầm xuất hiện nhiều hơn gia súc, gà (53 lần), vịt (23 lần), trâu (40 lần), ngựa (9 lần).
Cùng với trồng trọt, người Tày Nùng tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng do điều kiện tự nhiên, thiên nhiên miền núi có nhiều khó khăn, trở ngại về địa hình, khắc nghiệt về thời tiết như sương muối, sương mù, giá rét... những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đàn gia súc của người nông dân vùng cao. Công việc chăn nuôi của người dân miền núi chủ yếu mang tính chất "Tự cung, tự cấp".
Tuy nhiên, với lối tư duy sâu sắc và dí dỏm các tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh những con vật gần gũi, thân thiết này để nói lên hoàn cảnh, số phận của mình. Nếu trong ca dao - dân ca người Việt khi nói lên sự may mắn
trong cuộc sống thì "Buồn ngủ gặp chiếu manh" hoặc "Chuột sa chĩnh gạo"... còn trong ca dao - dân ca Tày Nùng lại ví von, so sánh theo phong cách dân tộc miền núi:
- Gà đói đến gặp mâm gạo trắng Trâu gầy gặp sườn núi cỏ non
- Khác nào cá gặp nước đầu mùa Gà đói được thả ra sân thóc
Người Tày,Nùng còn mượn hình ảnh những con vật này để thể hiện quan niệm sống của mình về nghĩa tình chung thủy, về lẽ sống ở đời:
Một ách không thắng hai trâu
Ổ gà ấp trứng chung nhau sao đành
Thật tinh tế khi tác giả dân gian mượn điều kiện sống của các con vật để từ chối những điều phi lý ở đời:
Chớ bắt gà xuống bơi như vịt Chớ bắt bò xuống nước trâu đầm
2.2. Khảo sát những hình ảnh là vật dụng của con người trong sinh hoạt hàng ngày
Nhóm hình ảnh đồ dùng, vật dụng của con người trong sinh hoạt hàng ngày và trong lao động sản xuất cũng phong phú, đa dạng không kém nhóm hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ về mặt số lượng hình ảnh và tần số xuất hiện. Chúng tôi chia ra làm 4 nhóm nhỏ như sau:
- Hình ảnh công trình kiến thiết
- Hình ảnh đồ dùng cá nhân
- Hình ảnh vật dụng sinh hoạt gia đình
- Hình ảnh dụng cụ lao động sản xuất
2.2.1. Hình ảnh công trình kiến thiết
Nhóm này gồm có những hình ảnh: Nhà, cầu, đình, đền, chùa, phai, đập, kè, máng, lốc - cọn... đây là những công trình kiến thiết do bàn tay và khối óc của người lao động làm nên. Dưới đây là bảng thống kê cụ thể của chúng tôi:
Bảng khảo sát số 5 - Hình ảnh công trì nh kiế n thiế t
Tư liệu | ||||
A1 | A2 | A3 | Tổng số | |
Nhà | 32 | 54 | 28 | 114 |
Con đường | 44 | 38 | 12 | 94 |
Cầu | 18 | - | 6 | 24 |
Giếng | 4 | - | 12 | 16 |
Cọn nước | 9 | 2 | - | 11 |
Phai | 8 | - | - | 8 |
Đập | 7 | - | - | 7 |
Máng | 4 | - | - | 4 |
Mỏ nước | 3 | - | - | 3 |
Chùa | - | - | 2 | 2 |
Đình, đền | - | - | - | 0 |
Trong số 12 hình ảnh thuộc nhóm này , nổi lên là hình ảnh nhà với 114 lầ n tổng số 281 lần xuất hiện của toàn nhóm. Nhà là không gian quen thuộc và không thể thiếu của đời sống gia đình, mái nhà còn được gọi là mái ấm vì nó tham gia vào việc giữ gìn và nuôi dưỡng hạnh phúc, là nơi gắn kết bền chặt sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong một gia đình. Vì thế mới có cách gọi thân tình giữa những con người có mối quan hệ mật thiết với nhau là "người một nhà".
Nhà cửa của người Tày Nùng là nhà sàn, một loại nhà truyền thống có lịch sử lâu đời của các tộc người trong khu vực lịch sử - dân tộc học Đông Nam Á . Ngôi nhà sàn là một thành tố cấu thành đặc trưng văn hóa của các tộc người ở khu vực lịch sử - văn hóa Đông Nam Á. Nó vừa phản ánh vừa là hệ quả tác động của cảnh quan địa lý địa nhiên.