TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
LÊ VĂN LIÊM
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI TÔM CÀNG XANH, CÁ TRA VÀ CÁ LÓC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS LÊ XUÂN SINH
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 2
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 3
- Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang, Đồng Tháp Và Cần Thơ
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
2007
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Luận văn kèm theo đây với tựa đề là: “Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá Tra và cá Lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Lê Văn Liêm, học viên lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản - khóa 11 thực hiện và báo cáo đã được Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp cao học thông qua.
Ủy viên Ủy viên, thư ký
Ts. Lê Xuân Sinh Ts. Phạm Văn Khánh
Phản biện 1 Phản biện 2
Ts. Trần Thị Thanh Hiền Ts. Lê Thanh Hùng
Cần Thơ, ngày tháng năm 2007 Chủ tịch hội đồng
PGs.Ts. Nguyễn Anh Tuấn
LỜI CẢM TẠ
Tác giả chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản và Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao kiến thức trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin cảm ơn đến cô Trần Thị Thanh Hiền, người có nhiều góp ý xây dựng đề cương luận văn.
Xin cảm ơn tập thể Quí Thầy Cô trong Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, các anh Nguyễn Huấn, Nguyễn Văn Tiến, Vò Minh Khôi và các bạn học viên lớp Cao học Thủy sản khoá 10 và 11, cùng với các anh chị em Sở Thủy sản, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thuộc 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài trên địa bàn các tỉnh này.
Sau cùng là lời cảm ơn đến gia đình và những người thân, bạn bè đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Lê Văn Liêm
KÍNH TẶNG
TÓM TẮT
Nuôi cá nước ngọt có tiềm năng lớn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, các mô hình nuôi thủy sản tăng nhanh và đa dạng dẫn đến việc cung cấp và sử dụng thức ăn trong quá trình nuôi trồng thủy sản cần được xem xét trên một số mô hình nuôi.
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua khảo sát 33 cơ sở nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh, 45 hộ nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), 46 hộ nuôi cá Lóc (Channa striata), 19 nhà máy sản xuất và Đại lý kinh doanh thức ăn NTTS. Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 10 năm 2007 trên địa bàn 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn cho nuôi trồng thủy, sản góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật các mô hình nuôi.
Đại lý cung cấp và kinh doanh thức ăn cho NTTS hàng năm bán ra bình quân 1.656 tấn TACN. Giá TACN dao động trong khoảng 5.990 - 7.000đ/kg. Với nhà máy chế biến thức ăn thủy sản sản xuất bình quân 44.000 tấn/năm. Giá TACN bán ra từ nhà máy sản xuất cho Đại lý và người nuôi dao động từ 5.000
- 6.780 đ/kg.
Mô hình nuôi cá Tra sử dụng trung bình 409±268 tấn TACN và 152±543 tấn TATC tấn/ha/vụ. Với mô hình nuôi TCX lượng thức ăn bình quân được sử dụng 23.830 kg/ha/vụ, trong đó nhiều nhất là OBV 21.366 kg (89,7% tổng lượng TA), kế đến là TACN 2.020 kg (8,5%), cá tạp nước ngọt 364 kg (1,5%) và cá tạp biển 80 kg (0,3%). Mô hình nuôi cá Lóc, để nuôi 1m2 cá Lóc trong
mùng lưới thì người nuôi phải sử dụng 166±120 kg phụ phẩm cá Tra, Basa/vụ, 115±159 kg cá tạp biển/vụ và 126±116 kg cá tạp nước ngọt/vụ.
Thời gian nuôi cá Tra từ 5 - 6 tháng thì có hiệu quả cao về kinh tế, thu hoạch sớm hơn hay muộn hơn đều không đem lại hiệu quả cao về kinh tế.
Mô hình nuôi cá Tra sử dụng chủ yếu TACN có hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp nhất (1,75±0,72), mô hình nuôi cá Lóc (100% TATS) có FCR là (3,49±0,65) và mô hình TCX có FCR nhiều nhất là (12,53±11,10).
ABSTRACT
Fresh water culture is one of the potential for social economic development of the Mekong delta, Vietnam, intensification and diversity in aquaculture were important issues, feed and feeding is considered factors directly effects.
The research was carried out by interviewing 33 households who are rearing catfish (Pangasius hypohthalmus) in intensive system, 45 households who are rearing prawn (Macrobrachium rosenbergii) and 46 households who were rearing snakehead (Channa striatas), 19 factories and wholesalers where provide pellets for aquaculture activities in the region. This research was implemented from November 2006 to October 2007 in Can Tho, An Giang and Dong Thap provinces.
Result of research showed that wholesalers provided 1.656 tones/ha/year, price of commercial feeding was 5,990 - 7,000 VND/kg, each factory could provide 44,000 tones/year, price of feeds at selling was 5,000 - 6,780 đ/kg.
Catfish culture used pellet and man-made were 409±268 tones/ha/crop and 152±543 tones/ha/crop respectively. In term of prawn culture, golden snail, pellet and trash fish with rates 21,366kg /crop/ha (89.7%), 2,020 kg/ha/crop (8.5%) and trash fish was 364 kg/ha/crop respectively. Snakehead culture used 166±120 by-product from frozen factories and 241±275 kg/ha/crop.
The best duration for catfish culture was 5 - 6 months, in term of early or late in harvesting were less economic effectives.
FCR for catfish, snakehead, and prawn culture were 1.75±072, 3.49±0.65 and 12.53±11.10 respectively. Research also found that needs more studying to enhance ratios of trash fish in prawn culture, pellet need to be managed strictly to limits products with low quality on market, need to research more on using pellet to reduce impacts on the environment planning in exploiting fresh water resource are necessary.
Keywords: feeding, feed, snakehead, prawn, catfish
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tôi với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn học viên Cao học khóa 10 và 11 trong Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ, các anh chị em thuộc sở NN&PTNT 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp. Các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào.
Lê Văn Liêm
Ngày 05 tháng 12 năm 2007
MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC i
LỜI CẢM TẠ iv
KÍNH TẶNG v
TÓM TẮT vi
ABSTRACT vii
LỜI CAM KẾT viii
MỤC LỤC ix
DANH SÁCH BẢNG xi
DANH SÁCH HÌNH xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới 3
2.2. Tình hình phát triển thủy sản Việt nam 4
2.3. Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL 6
2.4. Nuôi trồng thủy sản ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ 14
2.5. Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thuỷ sản 15
2.6 Tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn cho NTTS ở ĐBSCL 16
CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu 20
3.2. Vật liệu và trang thiết bị 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
3.4. Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu 23
CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn cho NTTS ở ĐBSCL 24
4.1.1. Thông tin chung về các CSSX và cung cấp thức ăn cho NTTS 24
4.1.2. Tình hình sản xuất và cung cấp thức ăn 24
4.1.3. Thông tin kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất và cung cấp TA 25
4.2. Thông tin từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản 28
4.2.1. Thông tin chung về hộ nuôi trồng thủy sản 28
4.2.2. Thông tin về con giống 29
4.2.3. Thông tin kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thủy sản 31
4.3. Thông tin về thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản 33
4.3.1. Các loại thức ăn được sử dụng phổ biến trong các mô hình nuôi 33
4.3.2. Lượng thức ăn sử dụng/ha/vụ hay /m2/vụ 35
4.3.3. Nguồn cung cấp của các loại thức ăn 37
4.4. Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của các mô hình nuôi 40
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của các mô hình 41
4.5.1. Tương quan đa biến về NS và LN của mô hình nuôi TCX 41