Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 2

4.5.2. Tương quan đa biến về NS và LN của mô hình nuôi cá Tra 43

4.5.3. Tương quan đa biến về NS và LN của mô hình nuôi cá Lóc 45

4.5.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến các mô hình nuôi 47

4.6. Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại thức ăn đối với cạnh tranh thực phẩm, ô nhiễm môi trường và sử dụng lao động 49

4.6.1. Cạnh tranh về thực phẩm cho cộng đồng khi sử dụng thức ăn TS 49

4.6.2. Khả năng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng thức ăn thuỷ sản 49

4.6.3. Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động 50

4.6.4. Một số đề xuất/giải pháp, hạn chế, tác động của thức ăn đến môi trường, thực phẩm và sử dụng lao động 51

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52

5.1. Kết luận 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

5.2. Đề xuất 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở đồng bằng sông Cửu Long - 2

PHỤ LỤC 58

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 2.1: Tỉ lệ diện tích nuôi trồng Thủy Sản ở từng vùng trên cả nước 6

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tổng hợp tình hình nuôi cá Tra ở An Giang 10

Bảng 3.1 : Số mẫu phỏng vấn nông hộ theo mô hình nuôi 21

Bảng 3.2: Số mẫu phỏng vấn các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn thuỷ sản 22

Bảng 4.1. Bảng thông tin chung về hộ NTTS 29

Bảng 4.2: Các yếu tố kỹ thuật của các mô hình nuôi 33

Bảng 4.3: Lượng các loại thức ăn sử dụng/ha/vụ hay /m2/vụ 36

Bảng 4.4 : Giá trung bình của các loại thức ăn trong các mô hình nuôi 37

Bảng 4.5: Hệ số tiêu tốn thức ăn trong các mô hình nuôi 40

Bảng 4.6: Cơ cấu chi phí của các mô hình nuôi thủy sản 40

Bảng 4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi TCX 41

Bảng 4.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi TCX 42

Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi cá Tra 43

Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Tra 43

Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cá Lóc 45

Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cá Lóc 466

Bảng 4.13 : Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn của các mô hình nuôi 48

Bảng 4.14: Tác động của các loại thức ăn đến việc giảm thực phẩm 499

Bảng 4.15: Tác động của các loại thức ăn đến khả năng ô nhiễm môi trường 50

Bảng 4.16: Tác động của các loại thức ăn đến việc sử dụng lao động 50

Bảng 4.17: Các giải pháp giảm tác động xấu khi sử dụng thức ăn thuỷ sản 51

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác ở Việt Nam 4

Hình 2.2: Sản lượng nuôi trồng và diện tích nuôi ở Việt Nam 5

Hình 2.4: Mô hình nuôi cá Tra trong ao ở ĐBSCL 9

Hình 2.5: Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, ruộng ở ĐBSCL 11

Hình 2.6: Mô hình nuôi cá Lóc và thị trường nội địa ở ĐBSCL 13

Hình 2.7: Nuôi trồng thủy sản và sử dụng thức ăn ở ĐBSCL 15

Hình 2.8: Nguyên liệu cá tạp từ các vựa phân phối cho các vùng NTTS 17

Hình:2.9: Nguyên liệu cá tạp từ các tàu khai thác phân phối cho các vùng NTTS .. 17 Hình1.10: Nguyên liệu cá tạp được nông hộ tự chế thức ăn cho NTTS 18

Hình 3.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long 1

Hình 4.1: Sơ đồ phân phối thức ăn cho NTTS nước ngọt 25

Hình 4.2: Tháng cá tạp được bán nhiều trong năm (al) 26

Hình 4.3: Tỉ lệ các loại thức ăn được các Đại lý bán trên thị trường 27

Hình 4.4 : Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá Tra 33

Hình 4.5 : Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi TCX 34

Hình 4.6: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi TCX 34

Hình 4.7: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn trong nuôi cá Lóc 35

Hình 4.8: Tỷ lệ % lượng các loại thức ăn trong nuôi TCX 36

Hình 4.9: Lượng các loại thức ăn sử dụng/m2/vụ trong nuôi cá Lóc 37

Hình 4.10: Tỷ lệ nguồn cung cấp của TACN trong nuôi TCX (a) và cá Tra (b) 38

Hình 4.11: Tỷ lệ nguồn cung cấp OBV 38

Hình 4.12: Tỷ lệ nguồn cung cấp cá tạp biển (a) và cá tạp nước ngọt (b) 39

Hình 4.14 : Tổng Chi phí của mô hình nuôi cá Tra (a), TCX (b) và cá Lóc (c) 41

Hình 4.15a;b: Ảnh hưởng của Mật độ, % lượng TATS lên NS và LN của TCX 43

Hình 4.16a;b: Kích cỡ giống và mật độ thả nuôi ảnh hưởng đến NS và LN mô hình cá Tra 44

Hình 4.17a;b: Ảnh hưởng của Lượng TACN, thời gian thu hoạch đến NS và LN mô hình cá Tra 45

Hình 4.18a;b: Tần suất, tỷ lệ thay nước ảnh hưởng đến NS và LN của mô hình nuôi cá Lóc 46

Hình 4.19a;b: Lượng TATS, kích cỡ thu hoạch ảnh hưởng đến NS và LN của mô hình nuôi cá Lóc 47

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CSSX Cơ sở sản xuất

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐL Đại lý

ĐVT Đơn vị tính

EAA Acid amin thiết yếu

KT-XH Kinh tế xã hội

LN Lợi nhuận

NLTS Nguồn lợi thủy sản

NMCB Nhà máy chế biến

NN & PTNT Nông nghiêp và phát triển nông thôn NS Năng suất

NTTS Nuôi trồng thủy sản

OBV Ốc bươu vàng

P Post

SXKD Sản xuất kinh doanh

TA Thức ăn

TACB Thức ăn chế biến

TACN Thức ăn công nghiệp

TATS Thức ăn tươi sống

TC Total Costs (Tổng chi phí)

TCX Tôm càng xanh

TFC Total Fixed Costs (Chi phí cố định)

TP Thành phố

TR Total Revernue (Tổng thu nhập)

TVC Total Variable Costs (Chi phí biến đổi)

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU

Đất nước Việt Nam với mạng lưới sông ngòi chằng chịt kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, có tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), với 1.692.878 ha diện tích mặt nước, trong đó 911.740 ha diện tích mặt nước ngọt và 761.138 ha diện tích mặt nước mặn lợ (Bộ Thủy sản, 2003). Diện tích NTTS năm 2002 là 955.101 ha, sản lượng 976.100 tấn, trong đó NTTS nước mặn, lợ là 530.000 ha, nước ngọt là 425.000 ha với nhiều đối tượng và mô hình nuôi khác nhau (Bộ Thủy sản, 2003). Năm 2004 cả nước có 110.832 trang trại và năm 2005 tăng lên 119.586 trang trại. Bên cạnh đó, diện tích NTTS cũng tăng lên qua các năm, năm 2004 cả nước có 920.100 ha diện tích mặt nước dùng cho NTTS, năm 2005 tăng lên 959.900 ha (Niên giám thống kê, 2005).

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều dạng hình thủy vực rất thuận lợi cho (NTTS), diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL là 3,96 triệu ha. Năm 1995, diện tích mặt nước NTTS của ĐBSCL là 189.400 ha, đến năm 2003 đã là 614.600 ha và theo định hướng quy hoạch đến năm 2010 sẽ là 649.430 ha (Bộ Thủy sản, 2005).

Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL đã có bước phát triển vượt bậc, sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt của toàn vùng đạt 363.359 tấn, chiếm 61,7% sản lượng thủy sản nước ngọt của cả nước (Bộ Thủy sản, 2005). Khi nói đến sự gia tăng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng không chỉ về diện tích, mức độ thâm canh đáng chú ý là sản lượng cá da trơn (tra và Basa),cá Lóc và tôm càng xanh. Sản lượng hai loài này đạt 200.000 tấn năm 2002 (Bộ Thủy sản, 2003), tăng lên rất nhanh gần 1.000.000 tấn năm 2006. Cá Lóc là loài nuôi quan trọng sau cá Tra và Basa. Theo báo cáo của Sở NN & PTNT An Giang (2004) thì sản lượng cá Lóc nói chung khoảng 5.294 tấn. Sản lượng nuôi trồng 181.952 tấn so với cùng kỳ tăng 0,63% (180.809 tấn) trong đó: cá Tra, Basa 145.421 tấn (80,3%), các loại khác 35.698 tấn (19,7%) và tôm 815 tấn, tăng 115 tấn so với cùng kỳ (Sở Thủy sản An Giang, 2006). Theo thống kê từ các tỉnh, năm 1999 ở ĐBSCL có trên 6.000 ha nuôi TCX, đạt sản lượng 2.500 tấn (Bộ Thủy sản, 2000) đến năm 2002 TCX cả nước đạt 10.000 tấn nhưng chủ yếu là từ các tỉnh ĐBSCL (Bộ Thủy sản, 2003). Diện tích nuôi thủy sản của thành phố Cần Thơ năm 2006 là 14.427,7 ha, tăng hơn 15% so kế hoạch năm 2006 (12.500 ha) và tăng gần 12% so với năm 2005 (12.880 ha). Trong đó cá ao 3.031 ha, cá Tra

797,8 ha, tôm càng xanh 376,2 ha. An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và một số tỉnh khác có tiềm năng rất lớn để phát triển NTTS.

Cùng với nghề nuôi thủy sản của các tỉnh khu vực ĐBSCL đã và đang phát triển rất mạnh, việc cung cấp và sử dụng thức ăn cho các đối tượng nuôi với số lượng lớn thức ăn đáng kể nhằm tăng năng suất nuôi và tăng hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi thủy sản. Do đó việc nghiên cứu về tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi thủy sản là rất quan trọng và cần thiết. Đó là lý do đề tài: "Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá Tra và cá Lóc ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện.

Mục tiêu của đề tài

Đề tài này nhằm phân tích và đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn để góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong các mô hình nuôi thủy sản Tôm càng xanh, cá Tra và cá Lóc tại vùng nước ngọt của ĐBSCL.

Nội dung nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:

- Phân tích và đánh giá tình hình cung cấp thức ăn cho NTTS ở địa bàn nghiên cứu.

- Khảo sát thu thập thông tin về các mô hình nuôi tôm càng xanh (ao, ruộng), cá Tra và cá Lóc ở ĐBSCL (An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ).

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi được nghiên cứu.

- Tìm hiểu khả năng cạnh tranh về thực phẩm cho cộng đồng, sử dụng lao

động và khả năng gây ô nhiễm.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi qua cải tiến khâu cung cấp và sử dụng thức ăn.

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1. Tình hình phát triển thủy sản trên thế giới

Nguồn lợi và sản phẩm thủy sản mang lại từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và khai thác hợp lý từ con người đã đóng góp tích cực vào sự an toàn thực phẩm cho con người trên khắp các châu lục. Tổng sản phẩm thủy sản thế giới năm 2001 ước đạt 128,8 triệu tấn trong đó nuôi trồng là 37,5 triệu tấn. Năm 2002 tổng sản lượng thủy sản thế giới là 133 triệu tấn trong đó sản lượng nuôi trồng là 51,4 triệu tấn (Lowther, 2004).

Các thuộc địa cũ của Pháp như Tahiti, Martineque, Guadeloup, Guyana,... nuôi tôm càng xanh theo 2 phương pháp là nuôi gián đoạn và nuôi liên tục (đánh tỉa thả bù sau 2 - 3 năm mới xả cạn), năng suất đạt 2 - 4 tấn/năm (Nguyễn Việt Thắng và ctv., 1995). Ở Hawaii năm 1981 nuôi tôm càng xanh đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm (New, 1988). Tại Mỹ năng suất trung bình từ 1.200

- 1.800 kg/ha trong thời gian 160 - 220 ngày (New, 1988).

Châu Á là nơi có sản lượng TCX nhiều nhất thế giới, chiếm 94% tổng sản lượng tôm thế giới. Một số nước có phong trào nuôi tôm càng xanh mạnh như Thái Lan năm 1982 có 677 trại với tổng diện tích nuôi 1734 ha, năng suất trung bình 750 - 1.500 kg/ha; Ở Đài Loan năm 1969 bắt đầu thử nghiệm nuôi tôm càng xanh, đến 1979 đạt 65 tấn/năm, đến năm 1986 đạt 3.500 tấn/năm (New, 1988). Năm 2003, chỉ riêng Trung Quốc sản xuất 300.000 tấn (FAO, 2004).

Họ Pangasiidae có hơn 20 loài có giá trị kinh tế, trong đó 2 loài phân bố ở sông Mekong được đặc biệt quan tâm là Pangasius bocourti Sauvage, 1880 và Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1887 (Robert, 2001 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2001). Cá Tra có nguồn gốc từ lưu vực sông Mekong và sông Chao Phraya, Thái lan (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thanh Hương, 1993). Ở Việt nam, cá Tra phân bố rộng, phần lớn ở vùng thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu – vùng tiếp giáp biên giới Việt Nam - Campuchia. Sản lượng cá da trơn ở Việt Nam năm 2000 là 100.000 tấn (Lê Như Xuân và ctv., 2000). Sản lượng cá da trơn ở Mỹ bắt đầu phát triển từ những năm của thập kỉ 70, cá da trơn được xem là đặc sản, tuy nhiên sản lượng còn hạn chế khoảng 2.580 tấn và tăng lên khoảng 280.000 tấn năm 2000 (Dương Thúy Yên và ctv., 2003).

Cá Lóc (Channa striata Bloch, 1793) là loài có phân bố rộng trong tự nhiên và thường thấy ở các thủy vực nước ngọt Đông Nam Á như ở Sri Lanka, Indonesia, Phi-lip-pin, Trung quốc và Campuchia (Pillay, 1990; Rainboth,

1996; Trần Ngọc Hải và ctv., 2000). Hiện nay, cá Lóc là đối tượng nuôi chính trong các mô hình nuôi thâm canh ở ao đất, bè, giai, mương vườn và ruộng lúa... ở các nước Đông Nam Á, vùng miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL, Việt Nam (Dương Nhựt Long và ctv., 2000; Nguyễn Văn Bá và ctv., 2003).

Theo FAO (trích bởi Lê Xuân Sinh, 2005) đã tổng hợp thông tin cho thấy phát triển ngành thủy sản vào những năm cuối của thập niên 90, tỷ lệ sản lượng thủy sản đã nâng lên 30% trong tổng sản lượng của các ngành chăn nuôi khác. Trong các thập niên qua cho thấy xu thế tăng trưởng của sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản của cả thế giới là rất đáng kể, đặc biệt là năm 2000 - 2001 và dự đoán tổng sản lượng thủy sản thế giới tới năm 2010 có thể theo 2 hướng bi quan và lạc quan và sản lượng thủy sản nằm trong khoảng 107 - 144 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng thủy sản trong những năm qua có chiều hướng tăng do phát triển mạnh việc nuôi trồng thủy sản hoàn toàn tin tưởng vào khả năng lạc quan 144 triệu tấn là hoàn toàn có thể thực hiện được.

2.2. Tình hình phát triển thủy sản Việt Nam

Ở Việt Nam trong thập niên 90 cũng như ba năm đầu thế kỷ 21, sản lượng thủy sản nuôi trồng tương tự có tốc độ tăng trưởng rất cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng của khai thác. Từ năm 1990 - 2000, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước có sản lượng cá nuôi lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan, Bangladesh (Bộ Thủy Sản, 2006).


4000

Sản lượng (1000 tấn)

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0


2001 2002 2003 2004 2005 2006 2010

Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng Tổng sản lượng


Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác ở Việt Nam

(Nguồn: Bộ Thủy Sản, 2006)

Theo Bộ Thủy Sản (2006) theo kế hoạch năm 2010 sản lượng nuôi đạt tương đương với khai thác (2 triệu tấn) để tổng sản lượng đạt 4 triệu tấn và ước đạt kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD; Năm 2001 được sự đầu tư đội thuyền đánh

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí