TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC-ĐIỀU DƯỠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC
MÃ SỐ: 52120401
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VI KHUẨN GÂY BỆNH TRỨNG CÁ
Probionibacterium acnes CỦA CAO CHIẾT TỪ CÂY TRỨNG CÁ (Muntingia calabura L.)
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes của cao chiết từ cây Trứng cá Muntingia calabura L. - 2
- Cơ Chế Gây Bệnh Trứng Cá Vi Khuẩn Propionibacterium Acnes
- Tình Hình Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Cao Chiết Từ Cây Trứng Cá Trong Và Ngoài Nước
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. DƯƠNG THỊ BÍCH
SINH VIÊN THỰC HIỆN LÊ PHƯỢNG HIỆP MSSV: 12D720401113 LỚP: ĐH DƯỢC 7B
Cần Thơ, năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu từ quý Thầy, Cô và Bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cô Ths. Dương Thị Bích - người hướng dẫn đề tài đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Quý Thầy Cô Bộ môn Vi Sinh-Ký Sinh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập và làm việc tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Ths. Đỗ Văn Mãi, Thầy Nguyễn Văn Hiền, Cô Quách Thị Thu Hằng, Cô Nghị Ngô Lan Vi đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và truyền đạt những kinh nghiệm quý giá để em thực hiện tốt bài khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp gồm Thầy PGS. TS Trần Công Luận, Thầy PGS. TS Nguyễn Văn Bá, Thầy Ths. Đỗ Văn Mãi đã nhận xét và đưa ra ý kiến giúp em hoàn thiện bài khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cha mẹ và những người thân yêu đã động viên, tiếp sức em trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn các bạn trong tập thể lớp ĐH Dược 7B và tất cả mọi người đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho mình trong suốt quá trình học tập.
Cuối lời, xin kính chúc quý Thầy, Cô, Cha, Mẹ, Anh, Chị và các bạn luôn khoẻ mạnh và thành công trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 7 tháng 7 năm 2017
Lê Phượng Hiệp
LỜI CAM KẾT
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong bài khóa luận này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ khóa luận nào trước đây.
Ngày 14 tháng 6 năm 2017 Sinh viên thực hiện
Lê Phượng Hiệp
TÓM TẮT NỘI DUNG
Kháng sinh tổng hợp được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá hiện nay thường dẫn đến khả năng đề kháng thuốc. Trong những năm gần đây, cây Trứng cá (Muntingia calabura L.) được các nhà khoa học quan tâm do chứa nhiều hợp chất sinh học có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hoá cao. Vì vậy với mục tiêu đề tài là đánh giá và so sánh khả năng ức chế vi khuẩnPropionibacterium acnes từ các bộ phận cây Trứng cá rất cần thiết. Lá, vỏ thân, quả chín và quả non cây Trứng cá (Muntingia calabura L.) được chiết xuất bằng hệ thống đun hồi lưu với dung môi ethanol 96 % thu được bốn loại cao chiết. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết từ cây Trứng cá được khảo sát bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch trên dòng vi khuẩn P. acnes 134N lưu trũ tại phòng thí nghiệm Vi sinh trường Đại học Tây Đô. Kết quả thí nghiệm hoạt tính kháng khuẩn cho thấy tất cả các loại cao chiết từ bộ phận cây Trứng cá đều có hoạt tính ức chế dòng vi khuẩn Propionibacterium acnes 134N. Qua so sánh kích thước khoảng vô khuẩn, cao chiết từ lá Trứng cá có khả năng ức chế dòng vi khuẩn P. acnes 134N cao nhất trong bốn loại cao khảo sát, ở nồng độ 200 mg/ml; 100 mg/ml và 50 mg/ml lần lượt là 23 ± 1,732 mm; 19 ± 0,000 mm; 16,33 ± 2,082 mm. Giá trị MIC của cao chiết từ lá Trứng cá đối với dòng vi khuẩn P. acnes 134N là 10 mg/ml. Đồng thời tiến hành định tính các hợp chất sinh học trong cao chiết từ lá Trứng cá, kết quả thu được cao chiết ethanol từ lá Trứng cá có chứa hợp chất sinh học như flavonoid, saponin, tanin. Từ kết quả đề tài cho thấy, cao chiết ethanol từ lá, vỏ thân, quả chín và quả non Trứng cá là một nguồn nguyên liệu tự nhiên, tiềm năng cho những nghiên cứu sâu hơn trong điều trị bệnh trứng cá, đặc biệt là nguyên nguyên liệu từ lá Trứng cá.
Từ khóa: cây Trứng cá, Propionibacterium acnes, tính kháng khuẩn
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM KẾT ii
TÓM TẮT NỘI DUNG iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRỨNG CÁ 3
2.1.1. Phân loại bệnh trứng cá 3
2.1.2. Cơ chế gây bệnh trứng cá 4
2.1.3. Những phương pháp điều trị bệnh trứng cá hiện nay 5
2.2. VI KHUẨN PROPIONIBACTERIUM ACNES 9
2.2.1. Đặc điểm của vi khuẩn Propionibacterium acnes 9
2.2.2. Cơ chế gây bệnh trứng cá vi khuẩn Propionibacterium acnes 10
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY TRỨNG CÁ 12
2.3.1 Nguồn gốc cây Trứng cá 12
2.3.2. Phân loại cây trứng cá 13
2.3.3. Thành phần hoá học và các hợp chất tiêu biểu của cây Trứng cá 13
2.3.4. Tác dụng dược lý cây Trứng cá 15
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CAO CHIẾT TỪ CÂY TRỨNG CÁ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 18
2.4.1. Tình hình nghiên cúu và ứng dụng cao chiết từ cây Trứng cá trên thế giới 18
2.4.2. Tình hình nghiên cúu và ứng dụng cao chiết từ cây Trứng cá ở Việt Nam 19
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 20
3.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 20
3.2.1. Nguyên vật liệu 20
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 20
3.2.3. Hóa chất và môi trường 20
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21
3.3.2. Cỡ mẫu 21
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu 21
3.3.4. Nội dung nghiên cứu 22
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 31
3.5. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 31
3.6. VẤN ĐỀ Y ĐỨC....................................................
3.7. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. KẾT QUẢ 32
4.1.1. Chiết cao 32
4.1.2. Nuôi cấy và định danh vi khuẩn Propionibacterium acnes 32
4.1.3. Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes của cao chiết cây Trứng cá. 36
4.1.4 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao lá cây Trứng cá trên vi khuẩn
Propionibacterium acnes 38
4.1.5. Định tính một số hợp chất thiên nhiên trong cao chiết từ lá Trứng cá 40
4.2. THẢO LUẬN 41
4.2.1. Chiết cao 41
4.2.2. Phân lập và định danh vi khuẩn 41
4.2.3. Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes của cao chiết cây trứng cá 42
4.2.4. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao lá trứng cá trên vi khuẩn
Propionibacterium acnes 43
4.2.5. Định tính một số hợp chất thiên nhiên trong cao chiết ethanol lá Trứng cá 44
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1. KẾT LUẬN 46
5.2. ĐỀ NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 56
Phụ lục 1: Tổng hợp số liệu thí nghiệm 56
Phụ lục 2: Kết quả phân tích thống kê 57
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tác dụng các chất sử dụng trong điều trị mụn trứng cá 9
Bảng 2.2. Sản phẩm ngoại bào P. acnes 11
Bảng 2.3. Khảo sát sơ bộ thành phần các hợp chất có chứa trong quả Trứng cá 14
Bảng 3.1: Công thức môi trường TYEG agar 21
Bảng 3.2. Định tính một số hợp chất trong dịch chiết ethanol cao chiết trứng cá 30
Bảng 4.1. Kết quả độ ẩm cao cây Trứng cá 32
Bảng 4.2. Kết quả hiệu suất chiết cao từ cây Trứng cá 32
Bảng 4.3. Khả năng ức chế vi khuẩn P. acnes của các loại cao ethanol cây trứng cá bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch. 36
Bảng 4.4. Kết quả nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu (MIC) của cao chiết lá Trứng cá đối với vi khuẩn P. acnes 39
Bảng 4.5. Kết quả định tính một số hợp chất trong dịch chiết ethanol của lá Trứng cá
.......................................................................................................................................40