Con Trùng Trục Và Mô Hình Con Cá Chắp Ghép Từ Con Trùng Trục Và Xốp Màu


QS và đánh giá, đối chiếu kết quả QS tốt hơn những trẻ khác. Những trẻ này tập trung lắng nghe yêu cầu của cô, rất nhanh chóng tham gia vào nhiệm vụ QS, bắt tay ngay vào thực hiện quy trình QS. Một số trẻ đã hình dung ra những hành động khảo sát đối tượng bằng cách phối hợp các giác quan phù hợp, tuy nhiên một số hành động, thao tác khảo sát đối tượng QS như: cầm đối tượng lên, xoay trở các phía, sờ mó, vuốt, nắn, bóp,… còn vụng về, chưa thật phù hợp.

Ví dụ: khi QS và lựa chọn những loại vật liệu phù hợp làm thân chú con cá theo mẫu trẻ chỉ cầm con Trùng trục lên nhìn mà chưa biết sờ trên bề mặt, xoay trở các hướng để tìm ra những nét đặc trưng của vỏ con Trùng trục, so sánh và nhận ra sự phù hợp của vật liệu đó với mô hình mẫu.

Hình 4.1: Con Trùng trục và mô hình con Cá chắp ghép từ con Trùng trục và xốp màu

Về KN phát hiện và mô tả kết quả QS, nhìn chung tất cả trẻ đều hạn chế, rất ít trẻ đạt mức độ Khá ở KN này, khả năng phát hiện các dấu hiệu đặc trưng thẩm mĩ của đối tượng QS phù hợp với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG đôi lúc còn nhầm lẫn, chưa chính xác. Khi được yêu cầu giải thích, nhiều trẻ chưa biết phân tích, so sánh và đưa ra những suy luận chính xác, có căn cứ khoa học giải thích cho những thông tin, kết luận QS của mình mà luôn cần GV gợi ý. Hầu hết trẻ chưa có KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS.

Tóm lại, kết quả khảo sát trước TN cho thấy: trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Thuỷ Tiên trường mầm non thực hành Hoa Sen thành phố Hải Dương bước đầu đã có KNQS và rất hứng thú với hoạt động QS. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện KNQS của trẻ ở đây còn thấp, hầu hết trẻ chưa phát huy được những ưu thế, sự nhanh nhạy của các giác quan, các thao tác tư duy, ngôn ngữ và những kiến thức, hiểu biết mà trẻ đã có vào quá trình QS. Những KN thành phần trong KNQS của trẻ có sự chênh lệch không nhiều, trong đó KN được đánh giá thấp nhất so với những KN còn lại là KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS. KNQS của nhóm trẻ trai và nhóm trẻ gái có sự khác biệt nhưng không nhiều và không có ý nghĩa thống kê.

Qua quá trình QS, trao đổi trực tiếp với GVMN, trẻ và phụ huynh học sinh, chúng tôi thấy nổi lên một số nguyên nhân dẫn đến kết quả như trên:

- GVMN đã chú ý tổ chức các hoạt động QS và rèn luyện KNQS cho trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN một cách thường xuyên nhưng thường mang


tính hình thức, họ chưa chú ý đến các vấn đề như: Trẻ đã hiểu và xác định nhiệm vụ QS như thế nào? Sử dụng cách thức, hành động QS đã phù hợp, khoa học và chính xác chưa? Những suy luận và phán đoán mà trẻ đưa ra như thế nào, có dựa trên những phân tích có căn cứ khoa học của các thao tác tư duy hay không? Trẻ có hứng thú và làm việc độc lập khi QS không? Trẻ có thể mô tả kết quả QS mạch lạc, rõ ràng không? Trẻ có thói quen đánh giá lại những hành động, thao tác trong quá trình QS của mình và của bạn để rút kinh nghiệm và điều chỉnh không ?

- Phương pháp mà GV sử dụng khi tổ chức hoạt động QS cho trẻ chưa linh hoạt, chưa tận dụng nhiều cơ hội cho trẻ QS kĩ các đối tượng, còn hời hợt chưa tạo ra nhiều tình huống và thủ thuật gây hứng thú thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng QS. Bên cạnh đó, GV cũng chưa chú ý nhiều đến những cảm xúc, suy nghĩ của trẻ sau mỗi hoạt động nên việc nắm bắt tình cảm và mức độ hứng thú của trẻ với đối tượng QS còn nhiều hạn chế.

- Hình thức tổ chức hoạt động QS của GV còn chưa thật phong phú, chưa chú trọng đến việc tận dụng các cơ hội để rèn luyện phát triển KNQS cho trẻ khi tổ chức các hoạt động khác nhau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.

- Trong quá trình hoạt động, GV chưa biết cách kích thích trẻ bộc lộ khả năng nhận xét, phán đoán và chưa tạo cho trẻ được thói quen nhận xét, đánh giá hoạt động cũng như kết quả QS của mình và của bạn, chưa khích lệ trẻ nhiều để trẻ mạnh dạn và tự tin nói ra những nhận xét, những ý tưởng hay suy nghĩ của mình.

- GV chưa nhiệt tình và say mê sưu tầm VLTN đa dạng, phong phú cho trẻ QS, khám phá. Những VLTN mà GV sưu tầm, tìm kiếm cho trẻ QS và chắp ghép còn rất ít, chưa phong phú, hấp dẫn, mới lạ vì vậy trẻ chưa thực sự bị thu hút và có cảm xúc nhiều khi tiếp xúc và khảo sát.

Dựa trên kết quả khảo sát trước TN, chúng tôi tiến hành TN các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã đề xuất ở chương 3 với những điểm cần chú ý sau:

Thứ nhất, chương trình TN cần tạo ra môi trường với sự đa dạng, hấp dẫn của VLTN để kích thích hứng thú, nhu cầu, xác định nhiệm vụ QS trong quá trình tổ chức HĐCG của trẻ; Khai thác sự gần gũi, đa dạng, hấp dẫn và thú vị của VLTN sử dụng trong HĐCG vào quá trình phát triển KNQS cho trẻ. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sử dụng VLTN trong HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ với những nhiệm vụ QS từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ hứng thú, tự tin và thêm chủ động hơn trong quá trình QS, dần tạo cho trẻ thói quen, nhu cầu QS, tìm hiểu thế giới xung quanh và không ngại chia sẻ suy nghĩ, kết quả QS mà mình đã thu được với những người xung quanh, ứng dụng những thông tin QS được vào quá trình sáng tạo trong HĐCG.

Thứ hai, chương trình TN cần chú trọng rèn luyện cho trẻ những phương thức QS theo quy trình QS cơ bản thông qua các hoạt động đa dạng trong các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN phong phú. Trong thực tiễn, trẻ gặp nhiều khó khăn trước những nhiệm vụ QS phức tạp, trẻ rất lúng túng khi sử dụng phương thức QS, thông tin QS thu được thường không đầy đủ, thiếu chính xác, vì vậy cần giúp trẻ biết xác định nhiệm vụ, phương thức QS phù hợp đối tượng, sử dụng những thao tác, hành động khảo sát đối tượng cẩn thận, tỉ mỉ kết hợp với quá trình suy luận, phán đoán dựa trên những kiến thức và kinh


nghiệm mà trẻ đã có, thường xuyên đánh giá, đối chiếu kết quả QS để có thể đưa ra những kết luận QS đầy đủ, chính xác, ứng dụng kết quả QS vào quá trình sáng tạo trong HĐCG.

Thứ ba, trong quá trình TN, GV cần tạo nhiều cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ giải thích những cách thức, hành động QS, mô tả kết quả QS, cách ứng dụng kết quả QS vào HĐCG sử dụng VLTN. Quá trình mô tả kết quả QS bằng ngôn ngữ sẽ giúp trẻ nhớ và hiểu rõ cách thức QS và vận dụng linh hoạt kết quả QS vào những tình huống cụ thể trong HĐCG. Ngoài ra, khi trẻ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ vào quá trình này, KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS của trẻ sẽ được cải thiện cả về chất lượng, ngày càng chính xác và đầy đủ.

Thứ tư, qua khảo sát cho thấy KNQS của trẻ trai tốt hơn trẻ gái ở 3 nhóm KN đầu nhưng KN đánh giá đối chiếu kết quả QS của trẻ gái tốt hơn trẻ trai, vì vậy GV cần tạo nhiều cơ hội cho những cháu trai có thói quen đánh giá, đối chiếu kết quả QS, nhận xét và đánh giá kết quả QS của mình và của bạn nhiều hơn giúp trẻ thêm tự tin, mạnh dạn, ngôn ngữ thêm mạch lạc, rõ ràng.

4.2.1.5. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau TN qua các bài tập

Sau quá trình tổ chức TN các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau TN qua 2 bài tập đo (phụ lục 2) và đánh giá bằng các tiêu chí đã xây dựng (phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

70

70

70

70

60

50

40

30

20

10

0

20

16.7

10

13.3

13.4

16.7

0 0

0 0

0 0

BT1: Tìm đúng những loại VLTN được sử dụng tạo mô hình những chú Rùa.

BT2: Tìm những loại

VLTN phù hợp chắp ghép mô hình con Chuồn chuồn.

Trung bình

Bài tập

Kém Yếu Trung bình Khá Tốt

Bảng 4.6. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau TN qua các bài tập


Tên bài tập

Số lượng

trẻ

Các mức độ (%)

Kém

Yếu

Trung

bình

Khá

Tốt

BT1: Tìm đúng những loại VLTN được

sử dụng tạo mô hình những chú Rùa.

30

0.0

0.0

10.0

70.0

20.0

BT2: Tìm những loại VLTN phù hợp

chắp ghép mô hình con Chuồn chuồn.

30

0.0

0.0

16.7

70.0

13.3

Trung bình

30

0.0

0.0

13.4

70.0

16.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 19


Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.4. KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau TN qua các bài tập


Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.4 có thể thấy: KNQS của trẻ sau TN tốt hơn hẳn so với trước TN thể hiện ở tỉ lệ trẻ đạt mức độ Tốt và Khá qua 2 bài tập đo tăng lên rõ rệt. Cụ thể điểm trung bình của 2 bài tập đo: mức KNQS Tốt nhóm tăng lên 16.7%; Tỉ lệ trẻ có KNQS đạt mức Khá chiếm tới 70.0%; Tỉ lệ trẻ KNQS đạt mức Trung bình chỉ còn 13.4%; Đã không còn trẻ nào có điểm ở mức độ Yếu và Kém.

Ở bài tập 1 ―Tìm đúng những loại VLTN được sử dụng tạo mô hình những chú Rùa‖ và bài tập 2 ―Tìm những loại VLTN phù hợp chắp ghép mô hình con Chuồn chuồn‖, phổ điểm của trẻ với 2 bài tập đạt từ 11 - 19 điểm. Hầu hết trẻ đều nhanh chóng xác định được nhiệm vụ QS và tiến hành khảo sát những vật liệu và ảnh chụp mô hình chú rùa và ảnh chụp con Chuồn chuồn, biết sử dụng cách thức QS khác nhau để nhìn, sờ, vuốt, nắn, bóp, xoa, miết… VLTN, đưa VLTN ghép lại gần ảnh chụp mô hình hay vật thật để phân tích, so sánh và tìm ra sự tương đồng, phù hợp của VLTN với sản phẩm chắp ghép để đưa ra kết luận chính xác nhất cho nhiệm vụ QS của mình. Khi được hỏi về lí do lựa chọn vật liệu cho sản phẩm chắp ghép, rất nhiều trẻ đã gọi tên, mô tả đúng, đủ các dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng thẩm mĩ, sự tương đồng phù hợp của VLTN với mô hình, sản phẩm chắp ghép và giải thích rõ ràng những thông tin, kết luận QS của mình.

Để thấy được rõ hơn sự khác biệt về mức độ phát triển KNQS của trẻ sau TN, chúng tôi tiến hành tổng hợp các giá trị đo KNQS của trẻ biểu hiện qua các tiêu chí để so sánh.

4.2.1.6. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau TN xét theo các tiêu chí đánh giá

60

50

40

30

20

10

0

51.7

35

56.7

48.3

36.7

43.3

23.3

21.7

30

10

13.3

10

0

3.3

0

6.7

10

0 0

0

1. KN xác định 2. KN sử dụng 3. KN phát hiện nhiệm vụ QS phương thức và mô tả kết quả

QS QS

4. Kĩ năng đánh giá, đối chiếu kết quả QS

Các KN

Kém Yếu TB Khá Tốt

Bảng 4.7. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau TN xét theo các tiêu chí


Tiêu chí đánh giá

Số lượng trẻ

Các mức độ (%)

Kém

Yếu

TB

Khá

Tốt

1. KN xác định nhiệm vụ QS

30

0.0

3.3

35.0

51.7

10.0

2. KN sử dụng phương thức QS

30

0.0

6.7

23.3

48.3

21.7

3. KN phát hiện và mô tả kết quả QS

30

0.0

0.0

30.0

56.7

13.3

4. Kĩ năng đánh giá, đối chiếu kết quả QS

30

0.0

10.0

36.7

43.3

10.0

Trung bình

30

0.0

5.0

31.3

50.0

13.8


Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.5. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau TN xét theo các tiêu chí


Sau TN, tỷ lệ trẻ bộc lộ KNQS ở cả 4 tiêu chí đạt mức Tốt và Khá tăng cao so với trước TN; mức Yếu và Kém giảm nhiều so với trước TN. Cụ thể:

- KN xác định nhiệm vụ QS của trẻ đã có sự tiến bộ vượt bậc, tỉ lệ trẻ đạt mức Tốt KN này chiếm 10%, Tỉ lệ đạt mức Khá 51.7% (nhiều nhất). Trước TN điểm đánh giá tiêu chí này của trẻ cao nhất là 3 điểm, sau TN phổ điểm đánh giá đã được nâng cao rõ rệt giao động từ 3 đến 5 điểm. Trẻ đã có những biểu hiện xác định nhiệm vụ QS tốt hơn hẳn so với trước TN. Đa số trẻ đã chủ động, nhanh chóng hiểu và xác định chính xác nhiệm vụ QS với thái độ hào hứng, vui vẻ, nhanh chóng tìm ra cách thức QS đối tượng phù hợp. Rất ít trẻ cần sự gợi ý, chỉ dẫn và giải thích nhiệm vụ QS từ giáo viên.

- KN sử dụng phương thức QS của trẻ sau chương trình TN được đánh giá tốt hơn rất nhiều so với trước TN và có sự tiến bộ hơn những KN khác. Tỉ lệ đánh giá chủ yếu tập trung ở mức Tốt 21.7%, mức Khá 48.3%, mức Trung bình 23.3% và chỉ có 6,6% ở mức Yếu. Sau TN, nhiều trẻ đã biết sử dụng những phương thức quan sát VLTN bằng các giác quan linh hoạt, phù hợp tương ứng với đối tượng và nhiệm vụ QS, ít khi có các thao tác thừa. Trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN, thời gian đầu nhiều trẻ còn lúng túng khi lựa chọn những hành động tri giác VLTN, mô hình hay sản phẩm chắp ghép mẫu. Sau một thời gian luyện tập KNQS với những nhiệm vụ QS từ dễ đến khó cùng đối tượng QS đa dạng, phong phú trong các hình thức tổ chức HĐCG khác nhau, đa số trẻ đã lựa chọn được phương thức QS phù hợp, biết xác định những hành động khảo sát, tri giác đối tượng QS một cách thuần thục, phù hợp với nhiệm vụ QS và linh hoạt thay đổi phương thức QS đối tượng trong những hoàn cảnh mới để đạt được hiệu quả QS cao nhất.

- KN phát hiện và mô tả kết quả QS: sau TN tỉ lệ trẻ được đánh giá KN này ở mức Tốt 13.3%, mức khá 56.7% và mức Trung bình là 30.0%, không có trẻ đạt mức Yếu và Kém. Đa phần trẻ đã xác định, gọi tên tương đối chính xác, đầy đủ những thông tin về đặc điểm của VLTN, về sự tương đồng, phù hợp của VLTN với mô hình, sản phẩm chắp ghép, mô tả kết quả QS bằng ngôn ngữ mạch lạc. Khi được yêu cầu, những trẻ này có thể phân tích, so sánh và đưa ra những suy luận tương đối chính xác, có căn cứ khoa học giải thích cho những thông tin, kết luận QS của mình.

- KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS có tỉ lệ trẻ đạt mức Tốt 10%, mức Khá 43.3%. Sau TN, nhiều trẻ đã mạnh dạn hơn khi đánh giá, đối chiếu kết quả QS, có khả năng đối chiếu, tự phát hiện ra những thiếu sót và lỗi của mình khi QS để điều chỉnh cách thức QS chính xác và đầy đủ, biết cách đánh giá tương đối chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ QS của mình và của các bạn, không bị chi phối bởi cảm xúc như giai đoạn trước TN.

Như vậy, qua phân tích kết quả TN cho thấy, KNQS của trẻ sau TN cao hơn rõ rệt so với trước TN ở tất cả các KN thành phần và trung bình đánh giá KNQS.


Bảng 4.8. Kiểm định sự khác biệt về KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước TN và sau TN xét theo các tiêu chí

Tiêu chí

Bài tập 1


t


P

Bài tập 2


t


P

Trước TN

Sau TN

Trước TN

Sau TN

X

X

X

X

TC 1

2.17

0.699

3.8

0.714

8.94

<0.01

2.1

0.61

3.57

0.68

8.81

<0.01

TC 2

2.23

0.774

3.87

0.776

8.2

<0.01

2.2

0.66

3.83

0.91

7.94

<0.01

TC 3

2.2

1.095

3.83

0.648

7.02

<0.01

2.1

0.76

3.83

0.65

9.48

<0.01

TC 4

1.73

0.785

3.83

0.747

10.61

<0.01

1.67

0.61

3.53

0.78

10.29

<0.01

Tổng

8.33

2.368

15.33

2.023

12.31

<0.01

8.07

1.68

14.77

2.01

14.01

<0.01

Kết quả kiểm định sự khác biệt về trung bình mức cộng KNQS của trẻ trước và sau TN xét theo các tiêu chí cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về KNQS của trẻ trước và sau TN ở cả 4 tiêu chí (sig < 0.05). Kết quả KNQS của trẻ sau TN có sự chênh lệch khá rõ, thể hiện qua số liệu kiểm định trong bảng 4.8 với P<0.01 thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa trong kết quả nghiên cứu, KNQS của trẻ sau TN cao hơn trước TN ở cả 4 tiêu chí trong 2 bài tập đo một cách có ý nghĩa thống kê, tất cả các tiêu chí đều có P<0.01. Từ đây có thể khẳng định kết quả nghiên cứu đã đáp ứng yêu cầu về lý luận và thực tiễn.

Như vậy, so sánh kết quả, sau TN ta thấy KNQS của trẻ đã có sự tiến bộ vượt bậc ở tất cả các tiêu chí so với trước TN. Kết quả kiểm định chứng tỏ TN có tác động tích cực đến tất cả các KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ. Điều này chứng tỏ các biện pháp TN mà chúng tôi đề xuất là phù hợp và giả thuyết khoa học đưa ra là đúng đắn.

4.2.1.7. So sánh biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước và sau TN

Để thấy được mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chúng tôi tiến hành so sánh và tổng hợp mức độ đánh giá KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trước và sau TN để từ đó cho ra các số liệu cụ thể phục vụ cho việc so sánh và phân tích.

Bảng 4.9. So sánh biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước và sau TN theo mức độ


Thời điểm

đo

Số lượng

trẻ

Các mức độ (%)

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Trước TN

30

0.0

48.3

41.7

10.0

0.0

Sau TN

30

0.0

0.0

8.3

46.7

45.0


48.3

50

46.7

41.7

45

40

30

20

8.3

10

10

0 0

0

0

0

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Các mức độ

Trước TN Sau TN

Tỷ lệ %

Biểu đồ 4.6. Biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước và sau TN theo mức độ

Bảng 4.9 và biểu đồ 4.6 cho thấy:

- Trước thực nghiệm KNQS của trẻ có tỉ lệ đánh giá chủ yếu ở mức Trung bình 41.7% và mức Yếu 48.3%, tỉ lệ đánh giá KNQS của trẻ đạt mức khá chỉ đạt 10%. Sau TN, KNQS của trẻ đã có sự chuyển biến rõ nét với những bước tiến nhảy vọt, tỉ lệ trẻ có KNQS tập trung chủ yếu ở mức độ Tốt 45.0% và Khá 46.7%, mức Trung bình còn rất ít 8.3% và không có trẻ ở mức Yếu và Kém. Có thể thấy trẻ đã có KNQS tốt hơn trước TN rất nhiều, đa phần trẻ có những biểu hiện tích cực hơn trong QS, trẻ thích QS, khám phá, khi QS thể hiện tính kiên trì, óc QS tinh tế hơn, mạnh dạn đưa ra những nhận xét về đối tượng QS. Một số trẻ rất linh hoạt trong việc sử dụng các giác quan tiếp xúc, khảo sát đối tượng QS kết hợp sử dụng các thao tác tư duy, ngôn ngữ để phân tích, xử lí những dữ liệu đã QS được tuỳ thuộc từng nhiệm vụ QS sau đó vận dụng những thông tin đã QS được ứng dụng vào HĐCG một cách hiệu quả nhất.

- KNQS của trẻ cũng có sự chuyển biến vượt bậc sau TN ở tất cả các tiêu chí đánh giá, biểu hiện qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.7, cụ thể:

Bảng 4.10. So sánh biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trước và sau TN theo các tiêu chí đánh giá

Thời điểm đo

Tiêu chí đánh giá

TC1

TC2

TC3

TC4

Trước TN

2.13

2.12

2.15

1.7

Sau TN

3.68

3.85

3.83

3.53

Chênh lệch

1.55

1.63

1.68

1.83


TC4

1.7

3.53

1.83

TC3

2.15

3.83

1.68

TC2

2.12

3.85

1.63

TC1

2.13

3.68

1.55

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Trước TN Sau TN Chênh lệch

Biểu đồ 4.7. Mức độ phát triển KNQS của trẻ trước và sau TN theo các tiêu chí

+ Về KN xác định nhiệm vụ QS: Trước TN, X = 2.13; sau TN X = 3.68, (tăng so với trước TN là 1.55). Quan sát trong quá trình TN chúng tôi nhận thấy, trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã có thể xác định nhiệm vụ QS nhanh và chủ động thực hiện nhiệm vụ QS mà giáo viên đề ra một cách đầy đủ nhưng cũng rất linh hoạt theo quy trình QS với thái độ chăm chú, hào hứng và nhanh chóng tìm ra những cách thức QS phù hợp.

+ Về KN sử dụng phương thức QS: Trước TN, X = 2.12; sau TN X = 3.85 (tăng so với trước TN là 1.73). Trong thời gian diễn ra TN, trẻ được trải nghiệm, rèn luyện cách sử dụng và phối hợp các giác quan một cách linh hoạt, thuần thục khi tiếp xúc, khảo sát đối tượng QS trong các hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN. Trẻ lựa chọn và sử dụng các phương thức QS phù hợp với từng đối tượng tương ứng các hoạt động trong mỗi hình thức tổ chức HĐCG. Sau khi xác định nhiệm vụ QS, trẻ đã có những hành động QS như: đặt vật ra phía trước, nhìn bao quát vật sau đó mới lựa chọn các hành động, thao tác khảo sát, tri giác các bộ phận rồi đến các chi tiết của đối tượng bằng các giác quan thậm chí biết phối hợp sử dụng cả công cụ hỗ trợ (kính, thước đo, máy ảnh). Trẻ đã biết khảo sát đối tượng có trình tự, tỉ mỉ hơn, khi tiếp xúc với đối tượng, trẻ cầm lên tay, xoay trở mọi phía, ngắm nhìn, sờ mó cẩn thận và chú ý đến những đặc điểm nổi bật, tìm kiếm những điểm mới lạ, hấp dẫn của nó.

+ Về KN phát hiện và mô tả kết quả QS: sau TN kĩ năng này cũng có những bước tiến nhảy vọt. Trước TN X = 2.15; Sau TN X = 3.83 (tăng so với trước TN là 1.68). Với việc tổ chức nhiều hoạt động QS trong những hình thức HĐCG sử dụng VLTN đa dạng từ dễ đến khó đã kích thích hứng thú QS và tạo ra thói quen QS mọi sự vật hiện tượng xung quanh của trẻ từ đó dần hình thành nhu cầu QS ở trẻ. Khi phát hiện và mô tả kết quả QS trẻ đã biết loại bỏ những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những đặc điểm quan trọng, đặc trưng để đưa ra những thông tin phản ánh một cách khái quát về tổng thể đối tượng QS chứ không tách riêng từng phần riêng lẻ. Khả năng phán đoán và suy luận của trẻ sau TN cũng tốt hơn nên hỗ trợ rất nhiều cho việc phát hiện chính xác các đặc điểm, đặc trưng của đối tượng QS, nhất là việc phát hiện những chi tiết lẩn khuất, khó phát hiện.

+ Về KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS sau TN cũng có những chuyển biến rõ nét. Trước TN X = 1.7, sau TN tăng lên X = 3.53. (tăng so với trước TN là 1.83). Đây là KN đòi hỏi phải được rèn luyện nhiều trong một thời gian dài vì trẻ thường bị chi phối nhiều bởi nhận thức cảm tính nên khi nhận xét, đánh giá cá nhân mình và bạn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022