Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sinh trưởng Thông caribê trong mô hình khảo nghiệm loài tại Cao Bằng và tỉnh Yên Bái
4.1.1 Kết quả tỷ lệ sống:
Kết quả của cây Thông caribê trong mô hình tại hai địa điểm được ghi ở bảng
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống trong mô hình khảo nghiệm loài tại Cao Bằng và Yên Bái
sau;
Tuổi cây (tháng) | Tỷ lệ sống (%) | Nguyên nhân chết | |
Cao Bằng | 14 | 90,6 | |
26 | 90,1 | ||
38 | 89,3 | ||
48 | 85,5 | ||
Yên Bái | 14 | 86,3 | |
26 | 80,5 | ||
38 | 79,18 | ||
48 | 77,4 | Do thời tiết và súc vật phá hoại |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam - 3
- Nội Dung 1: Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Của Thông Caribê Trong Mô Hình Khảo Nghiệm Loài Tại Hai Tỉnh Cao Bằng Và Tỉnh Yên Bái.
- Đặc Điểm Khí Hậu, Địa Hình, Đất Đai Khu Vực Nghiên Cứu
- Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Tỷ Lệ Sống Của Thông Caribê Tại Cao Bằng
- Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Mật Độ Đến Khả Năng Sinh Trưởng Của Cây Thông Caribê
- Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Hình 4.1: Tỷ lệ sống trong mô hình khảo nghiệm tại tỉnh Cao Bằng
Hình 4.2: Tỷ lệ sống trong mô hình khảo nghiệm tại tỉnh Yên Bái
Tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thích ứng của loài cây trồng đối với môi trường hoàn cảnh. Mặt khác, nó cũng phản ánh
mức độ đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật từ khi tạo cây con đến khi trồng và chăm sóc rừng trồng.
Kết quả thu thập mô hình tại Cao Bằng sau 14 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ sống đạt khá cao, từ 90,6%. Giai đoạn sau 26 tháng tuổi, tỷ lệ sống của loài vẫn tiếp tục giảm nhiều đạt 90,1%. Giai đoạn sau 38 tháng tuổi, tỷ lệ vẫn tiếp tục giảm, nhưng không đáng kể đạt 89,3% đến giai đoạn 48 tháng tuổi tỷ lệ sống chỉ còn đạt 85,5%.
Kết quả thu thập mô hình tại Yên Bái sau 14 tháng tuổi tỷ lệ đạt chỉ từ 86,3% đến 26 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 80,6% đến 38 tháng tuổi tỷ lệ sống vẫn tiếp tục giảm mạnh do sự tàn phá của xúc vật và ảnh hưởng của thời tiết nên mô hình chỉ còn đạt 79,18% đến giai đoạn 48 tháng tuổi mô hình chỉ còn đạt 77,4%
4.1.2 Kết quả về sinh trưởng:
4.1.2.1 Sinh trưởng của Thông caribê mô hình tại tỉnh Cao Bằng
Chiều cao và đường kính là nhân tố quan trọng phản ảnh tình hình sinh trưởng của từng cá thể và của lâm phần. Sinh trưởng chiều cao và đường kính cây rừng ảnh hưởng đến trữ lượng lâm phần và sản lượng cây rừng nên ảnh hưởng đến giá trị thu nhập khi khai thác. Sinh trưởng chiều cao, đường kính phụ thuộc nhiều nhân tố như loài cây, mật độ trồng, điều kiện lập địa và mức độ thâm canh rừng;... Khả năng sinh trưởng cả về đường kính và chiều cao cũng như đường kính tán là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ thích ứng của loài cây đối với điều kiện lập địa nơi gây trồng.
Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm Thông caribê tỉnh Cao Bằng
Tuổi | D0.0 / D1,3 (cm) | Hvn (m) | Dtan (m) | ||||
Dtb | V% | Htb | V% | Dttb | V% | ||
Cao Bằng | Giai đoạn 14 tháng tuổi (8/2013-10/2014 | 1,69 | 14,16 | 1,09 | 16,83 | 0,55 | 15,17 |
Giai đoạn 26 tháng tuổi(8/2013 - 10/2015) | 3,5 | 19,8 | 2,2 | 15,6 | 1,2 | 15,5 | |
Giai đoạn 38 tháng tuổi(8/2013 - 10/2016) | 4,9 | 18,7 | 3,4 | 16,8 | 1,7 | 16,2 | |
Giai đoạn 48 tháng tuổi 8/2013 – 11/2017 | 6,82 | 13,2 | 4,1 | 17,2 | 2.05 | 13,5 |
* Về đường kính (D00): giai đoạn 14 tháng tuổi tại Cao Bằng do chưa đo được đường kính ngang ngực (D1,3), nên sử dùng đường kính gốc (D00). Số liệu đã tổng hợp ở bảng 4.2 giai đoạn hơn 1 năm tuổi, khả năng sinh trưởng về đường kính gốc Thông caribê tại Cao bằng đạt từ 1,69cm. Hệ số biến động là 12,5. Hệ số biến động của đường kính gốc (D00) ở giai đoạn 1 năm tuổi tại chưa phản ánh chính xác mức độ phân hóa, nó còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cây con khi trồng ban đầu về chiều cao (Hvn)
Khả năng sinh trưởng chiều cao của loài sau 14 tháng tuổi Thông caribê đạt chiều cao đạt từ 1,09. Hệ số biến động về chiều cao cũng khá lớn và dao động giữa loài từ 16,83% (bảng 4.2)
- Giai đoạn 26 tháng tuổi:
* Về đường kính (D1,3): Ở giai đoạn 26 tháng tuổi đã có thể đo được đường kính ngang ngực thông Caribe,kết quả tổng hợp (bảng 4.1) Chiều cao đạt được 1,90m, đường kính ngang ngực D1.3 đạt: 3,5cm đường kính tán đạt 1,2m và có hệ số biến động từ 15,5 – 19,8% cho cả ba chỉ tiêu sinh trưởng
- Giai đoạn 38 tháng tuổi:
* Đường kính ngang ngực 4,9cm, chiều cao đạt 3,4m và đường kính tán đạt 1,7m
hệ số biến động của đường kính là 18,7% của chiều cao là 16,8% đường kính tán đạt 16,2%
- Giai đoạn 48 tháng tuổi: Thông caribê có mức sinh trưởng trung bình nhưng phát triển khá ổn định cụ thể là đường kính sau giai đoạn 4 năm tuồi đạt là 6,82cm và biến động các cây trong mô hình là 11,51% , chiều cao đạt là 4,1m đường kính tán là 2,05m có hệ số biến động của chiều cao và đường kính tán đạt 11,39% đến 11,79%
Hình 4.3: Thông caribê 48 tháng tuổi trồng khảo nghiệm tại tỉnh Cao Bằng ( Nguồn: Nguyễn Hữu Thu )
Hình 4.4: Thông caribê 38 tháng tuổi trồng khảo nghiệm tại tỉnh Cao Bằng( Nguồn: Nguyễn Hữu Thu )
4.1.2.2. Sinh trưởng của Thông caribê mô hình tại tỉnh Yên Bái
Bảng 4.3: Sinh trưởng của Thông caribê mô hình tại Yên Bái
Tuổi | D0.0 / D1,3 (cm) | Hvn (m) | Dtan (m) | ||||
Dtb | V% | Htb | V% | Dttb | V% | ||
Yên Bái | Giai đoạn 14 tháng tuổi (8/2013-10/2014 | 2,37 | 12,5 | 0,92 | 9,6 | 0,74 | 9,63 |
Giai đoạn 26 tháng tuổi(8/2013 - 10/2015) | 3,15 | 11,5 | 2,07 | 11,5 | 1,24 | 11,4 | |
Giai đoạn 38 tháng tuổi(8/2013 - 10/2016) | 3,80 | 18,58 | 3,10 | 16,09 | 1,50 | 19,13 | |
Giai đoạn 48 tháng tuổi (8/2013 – 11/2017) | 5,4 | 14,5 | 3,80 | 14,1 | 1,9 | 16,5 |
Kết quả theo dõi đánh giá loài trong mô hình tại Yên bái ở các giai đoạn tuổi khác nhau tổng hợp trong bảng: 4.3
Sau 14 tháng tuổi tỷ lệ sống của loài đạt khá cao và có biến động là 12,5%. Về sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc ở giai đoạn tuổi Tuổi 14 về chiều cao cây thông đạt 2,37cm, chiều cao vút ngọn đạt 0,92m đường kính tán là 0,74m
Ở giai đoạn 26 tháng tuổi đường kính đạt từ 3,15cm, chiều cao vút ngọn từ 2,07m đường kính tán là 1,24m
Ở giai đoạn 38 tháng tuổi đường kính từ 3,80cm, chiều cao vút ngọn 3,10m, đường kính tán 1,50m
- Sau 48 tháng tuổi Thông caribê đường kính đạt 5,4cm, chiều cao vút ngọn Hvn = 3,80m, Dtan = 2,0m
4.2.2. So sánh sinh trưởng của Thông caribê trồng tại Cao Bằng và Yên Bái
Bảng 4.4 :Sinh trưởng của Thông Caribê trên 2 mô hình
Tuổi | D0.0 / D1,3 (cm) | Hvn (m) | Dtan (m) | ||||
Dtb | V% | Htb | V% | Dttb | V% | ||
Cao Bằng | Giai đoạn 14 tháng tuổi (8/2013-10/2014 | 1,69 | 14,16 | 1,09 | 16,83 | 0,55 | 15,17 |
Giai đoạn 26 tháng tuổi(8/2013 - 10/2015) | 3,5 | 19,8 | 2,2 | 15,6 | 1,2 | 15,5 | |
Giai đoạn 38 tháng tuổi(8/2013 - 10/2016) | 4,9 | 18,7 | 3,4 | 16,8 | 1,7 | 16,2 | |
Giai đoạn 48 tháng tuổi 8/2013 – 11/2017 | 6,82 | 13,2 | 4,1 | 17,2 | 2.05 | 13,5 | |
Yên Bái | Giai đoạn 14 tháng tuổi (8/2013-10/2014 | 2,37 | 12,5 | 0,92 | 9,6 | 0,74 | 9,63 |
Giai đoạn 26 tháng tuổi(8/2013 - 10/2015) | 3,15 | 11,5 | 2,07 | 11,5 | 1,24 | 11,4 | |
Giai đoạn 38 tháng tuổi(8/2013 - 10/2016) | 3,80 | 18,58 | 3,10 | 16,09 | 1,50 | 19,13 | |
Giai đoạn 48 tháng tuổi (8/2013 – 11/2017) | 5,4 | 14,5 | 3,80 | 14,1 | 1,9 | 16,5 |
Hình 4.5: Sinh trưởng của Thông Caribê trên 2 mô hình
Kết quả so sánh tại bảng 4.4 và so sánh sinh trưởng của loài giữa 2 mô hình theo tiêu chuẩn t của Student cho ta thấy ở các giai đoạn tuổi 14 tháng tuổi tại hai mô hình đã có sự sai khác khá rõ về khả năng sinh trưởng đường kính gốc chiều cao và đường kính tán (Phụ biểu 1)
Đến giai đoạn 26 tháng tuổi và 38 tháng tuổi sự sai khác của đường kính D1.3 và chiều cao càng rõ rệt tuy nhiên riêng đường kính tán ở giai đoạn 26 tháng tuổi của 2 mô hình cho thấy chưa có sự khác biệt về mặt thống kê khi đánh giá về chỉ tiêu sinh trưởng đường kính tán cụ thể là (Sig.F > 0,05), (Phụ biểu 2 và Phụ biểu 3) Kết quả kiểm tra giả thuyết về sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể bằng tiêu chuẩn Levene cho thấy giả thuyết không được chấp nhận vì vậy tác giả đã vận dụng phương pháp của Berens – Fisher để kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng của Thông caribê của hai mô hình ở giai đoạn 48 tháng tuổi. Xác xuất tính theo t ta có Sig. (2- tailed) của đường kính chiều cao và đường kính tán đều có Sig.F=0,00 < 0,05 nên sinh trưởng của hai mô hình trồng Thông caribê là có sự khác nhau rõ rệt (Phụ biểu 4)
Nhận xét chung:
Trong 2 mô hình khảo nghiệm thì mô hình tại Cao Bằng có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn về chiều cao, đường kính D00/D1.3 và đường kính tán. Kết quả này đã được chứng minh qua thực tế theo dõi tại các ô thí nghiệm ngoài thực địa và kết luận này đã có sự ý nghĩa về mặt thống kê thông qua việc kiểm định bằng phương pháp Student. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn cần có thêm thời gian theo dõi và đánh giá
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến khả năng sinh trưởng của cây Thông caribê
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn định và nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng. Trên thực tế cho thấy, bón ph ân cho rừng trồng đã man g lại những hiệu quả rõ rệt, đó là nâng cao tỷ lệ cây sống, tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường k hi mới trồng, tăng khả năng sinh trưởng và nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây rừng, về kỹ thuật bón phân cho hồng rừng, kinh nghiệm sản xuất và tập quán sử dụng phân bón tại các địa phương. Đã có nhiều hướng dẫn kỹ thuật liên quan tới bón phân cho rừng hồng được xây dựng đề xuất ở nhiều qui mô, phạm vi áp dụng khác nhau, bước đầu đã tạo cơ sở khoa học cho việc bón phân cho trồng rừng đó là về chủng loại, liều lượng phân bón và phương pháp bón phân. Tuy nhiên, các hướng dẫn kỹ thuật đó còn có nhiều điểm bất cập. Tóm lại là chưa thể hiện chi tiết về cơ sở bón phân cho từng loài cây và từng loại đất.
Nhiều nghiên cứu về phân bón cho trồng rừng đã nhận định: Đối với nhiều loài cây trồng rừng sản xuất, việc bón phân là vô cùng quan trọng vì đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng.
Có 03 loại phân bón chính cho lâm nghiệp đó là phân vô cơ, phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh: Phân hữu cơ dễ sản xuất và chi phí thấp, có thể áp dụng toàn diện, khó bị rửa trôi và khô ng bị biến tính, có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, phân hữu cơ sử dụng trong sản xuất mang tính thủ công và khó áp dụng trên qui mô lớn cho rừng trồng nguyên liệu công nghiệp do khối lượng lớn khó vận chuyển Mặt khác, phân hữu cơ phân huỷ chậm nên không cung cấp kịp thời các chất dinh duỡng cho cây hồng.
Phân hữu cơ vi sinh có thành phần gồm than bùn, N, p, K và các vi sinh vật cỏ ích. Loại phân này có tác dụng làm tăng hiệu quả của phân vô cơ do bản thân nó hấp thụ phân vô cơ, có khả năng ngăn cản quá trình rửa trôi hay keo hóa với hạt đất, ngăn cản sụ tiếp xúc trục tiếp cùa phân khoáng vớ i m ôi trường p H thấp giữ cho phân khoáng luôn ở dạng dễ tiêu, ngoài ra vi sinh vật cộng sinh thúc đẩy hệ rễ hấp thụ chất dinh duỡng dễ dàng hơn.
Đối với phân vô cơ, đặc biệt là phân phúc hợp (NPK) có hiệu quả cung cấp dinh duỡng toàn diện, có hiệu lục nhanh hơn phân hữu cơ vi sinh do đó giảm đuợc công bón phân, tiện lợi cho bón phân trên diện rộng. Tuy nhiên, loại phân này lại có một nhược điểm là dễ bị rửa trôi. Loại phân bón vô cơ đuợc áp dụng chủ yếu ở phía Bắc là phân NPK (5:10:3). Phân NPK (5:10:3) dạng hạt, phân giải chậm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với đất nghèo lân. Loại phân này có tác dụng kích hoạt các vi sinh vật có ích trong đất nhu hình thành cộng sinh nấm rễ Mycorhiza và vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Ở điều kiện lập địa xấu, NPK
(5:10:3) thường được bón phối hợp với phân hữu cơ vi sinh để tăng hiệu lực của lân..
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn có sư kế thừa và sử dụng số liệu của 3 công thức thí nghiệm bón phân trồn rừngng thâm canh khác nhau là: 1/ 0,1kg NPK(5:10:3) + 2kg phân chuồng hoai; 2/ 0,2kg NPK(5:10:3) + 2kg phân chuồng hoai; 3/ 0,3kg NPK(5:10:3) + 2kg phân chuồng hoai.
4.2.1.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê tại Cao Bằng
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Thông caribê tại Cao Bằng
Loài Cây | Tháng Tuổi | CT | Tỷ lệ sống (%) | |
1 | Thông caribê | 14 | PB1 | 86,80 |
PB2 | 87,00 | |||
PB3 | 86,80 | |||
2 | 26 | PB1 | 86,80 | |
PB2 | 86,60 | |||
PB3 | 85,90 | |||
3 | 38 | PB1 | 86,80 | |
PB2 | 85,70 | |||
PB3 | 86,80 | |||
4 | 48 | PB1 | 83,50 | |
PB2 | 81,30 | |||
PB3 | 84,20 |
Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của Thông caribê được thể hiện qua bảng: 4.5
Thông caribê sau 14 tháng trồng cho thấy tỷ lệ sống trung bình của tất cả các công thức thí nghiệm đạt từ 86,80 – 87,0% ở giai đoạn 26 tháng tuổi tỷ lệ sống giảm không đáng kể đạt có những công thức vẫn ổn không giảm đạt từ 85,90 – 86,80% .