Mối Liên Hệ Giữa Kế Toán Và Vấn Đề Phát Triển Bền Vững Trong Doanh Nghiệp


vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".

Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả lựa chọn khái niệm PTBV đã được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002.

2.1.1.2 Mục tiêu phát triển bền vững

Cho tới nay, đã có sự thống nhất chung về quan niệm về PTBV trên bình diện quốc tế đó là phát triển dựa trên 3 mục tiêu chính là hướng đến bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

a. Phát triển bền vững về kinh tế

PTBV về kinh tế là phát triển một nền kinh tế nhanh nhưng đảm bảo sự an toàn. PTBV về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của nhiều yếu tố trong nền kinh tế, trong đó phải đảm bảo cơ hội một cách công bằng giữa các bên về việc tiếp cận với những nguồn tài nguyên thiên nhiên, được tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với các nguồn tài nguyên đó và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên cho các hoạt động kinh tế giữa các DN, các thành phần trong nền kinh tế (Schaltegger và Burritt, 2000). Yếu tố được cho là quan trọng nhất ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả DN, thành phần kinh tế chứ không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít thành phần, và phải đảm bảo nguyên tắc phát triển nhưng phải hài hòa trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái, môi trường cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người trong nền kinh tế. Khía cạnh PTBV về kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản: Thứ nhất, phải đảm bảo sự hoạt động của các thành phần kinh tế nhưng phải hướng đến việc giảm dần mức tiêu phí năng lượng (dầu mỏ, khí đốt,…) và các tài nguyên khác (nước, điện,..) thông qua việc phát triển các công nghệ tiết kiệm năng lượng và thay đổi một cách triệt để trong việc sản xuất kinh doanh nhằm giảm việc sử dụng quá nhiều tài nguyên; Thứ hai, thay đổi việc sử dụng các tài nguyên nên kết hợp với các công nghệ mới trong hoạt động nhằm tránh gây hại đến môi trường sống xung quanh; Thứ ba, phải xây dựng được sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ liên quan đến đời sống thiết yếu, dịch vụ y tế và giáo dục; Thứ tư, hướng đến việc xóa đói, giảm tỷ lệ người


dân nghèo trong nền kinh tế; Cuối cùng là việc áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ sạch thân thiện với môi trường, đẩy mạnh việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm trong nền kinh tế, tái tạo năng lượng đã sử dụng và giảm lượng khí thải ra bên ngoài. (Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED, 1992)

b. Phát triển bền vững xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

PTBV về xã hội được thể hiện qua chỉ số phát triển con người (HDI), đây là tiêu chí được xếp là quan trọng nhất trong mục tiêu PTBV về xã hội, trong đó bao gồm các nội dung sau: thu nhập bình quân đầu người trong quốc gia, địa phương đó; trình độ về dân trí, các yếu tố về tỷ lệ người dân hoàn thành các cấp học khác nhau, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe đảm bảo; tuổi thọ trung bình của người dân có xu hướng phải tăng bền vững; mức hưởng thụ các tiện ích xã hội mới. (theo báo cáo phát triển con người 2015 được UNDP, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc). PTBV về xã hội là sự phát triển chú trọng vào sự công bằng giữa các đối tượng khác nhau trong xã hội; cố gắng cho tất cả mọi người trong xã hội đảm bảo những điều kiện sống cơ bản nhất; ngoài ra con người phải có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân chính mình.

c. Phát triển bền vững về môi trường

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 9

PTBV về môi trường hướng đến việc duy trì sự cân bằng giữa việc khai thác các nguồn lực tài nguyên phục vụ lợi ích cho kinh tế; với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Phải duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên này ở một giới hạn, không vượt quá sức chịu đựng của những sinh vật, yêu tố môi trường sống xung quanh, phá vỡ sự cân bằng của môi trường; cho phép môi trường có thể tái tạo để đảm bảo hỗ trợ điều kiện sống cho con người cũng như các sinh vật sống khác tồn tại trên trái đất. PTBV về môi trường cấn hướng đến các mục tiêu sau: Thứ nhất, không khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên đặc biệt là những nguồn tài nguyên không tái tạo được, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên này; Thứ hai, phát triển kinh tế nhưng không được vượt giới hạn chịu đựng của hệ sinh thái, môi trường sống xung quanh; Thứ ba, bảo vệ về sự đa dạng sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh học trong môi trường, bảo vệ không khí trong lành, tầng ozon; Thứ tư, giảm thiểu lượng thải khí nhà kính do sự tăng trưởng quá nhanh của các nhà máy,


DN làm cho trái đất ngày càng nóng lên; Thứ năm, bảo vệ an toàn các hệ sinh thái nhạy cảm, những hệ sinh thái dễ bị tổn thương; Cuối cùng là, giảm thiểu xả thải ra môi trường bên ngoài, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất,..) khôi phục môi trường những khu vực trước đây đã bị ô nhiễm nhằm cải thiện môi trường sống xung quanh.

2.1.2 Khái quát về báo cáo phát triển bền vững

Trong hai thập kỷ qua, khái niệm PTBV đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau trên phạm vi toàn cầu. Theo, Székely và Knirsch (2005) xác định xu hướng PTBV cho các tập đoàn là tăng trưởng kinh tế bền vững kết hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; giá trị cổ đông, uy tín của công ty được gia tăng. Điều đó cũng có nghĩa là những DN theo đuổi hoạt động kinh doanh có đạo đức, tạo ra việc làm bền vững, xây dựng giá trị cho tất cả các bên liên quan của DN. Theo Van Marrewijk (2003) đưa ra định nghĩa sau:

Phát triển bền vững bao gồm các mối quan tâm xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh và tương tác với các bên liên quan.”

Sự PTBV của DN là một khái niệm tương đối mới, được định nghĩa là theo đuổi một chiến lược tăng trưởng kinh doanh bằng cách phân bổ các nguồn lực tài chính hoặc vật chất hiện có của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất (Tonello và Singer, 2015), về cơ bản là một quá trình tập trung vào việc đạt được tất cả năm khía cạnh của EGSEE về hoạt động bền vững (Brockett và Rezaee, 2012; Rezaee, 2015). Trong bối cảnh này, PTBV tập trung vào các hoạt động tạo ra tính bền vững về kinh tế tài chính và hoạt động phi nông nghiệp bền vững của ESG thông qua việc tối đa hoá hiệu quả quản trị doanh nghiệp và cơ hội kinh doanh và giảm thiểu các tác động đối với môi trường và xã hội và trên hết là đảm bảo thành công lâu dài trong việc tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự PTBV trong kinh doanh đang đi xa khỏi những nỗ lực riêng biệt và cơ hội, tập trung chủ yếu vào báo cáo TNXH và hướng tiếp cận tổng thể, toàn diện hơn và chiến lược bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động bền vững và thu hút các bên liên quan khác nhau (Kiron và cộng sự, 2015).


Mặc dù các định nghĩa được phát biểu khác nhau dựa trên các quan điểm khác nhau nhưng có một sự đồng thuận chung rằng để đánh giá xem một công ty đang làm gì đối với sự PTBV, cần phải đo lường được chúng (Ozdemir và cộng sự, 2011). Các bên liên quan ngày càng yêu cầu tiết lộ nhiều hơn không chỉ về hiệu quả kinh tế mà còn là thông tin thực hiện các hoạt động môi trường và xã hội của một DN (Waddock, 2003). Đây là động lực quan trọng cho việc phát triển các công cụ báo cáo PTBV của công ty, giống như báo cáo PTBV cũng được biết đến với các thuật ngữ khác nhau: báo cáo về trách nhiệm xã hội (CSR), báo cáo PTBV (SD), Báo cáo phi tài chính và báo cáo môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Waddock (2003) gợi ý rằng giai đoạn đầu của báo cáo CSR là giữa những năm 1970 và 1980, trong đó tập trung chỉ đơn thuần là báo cáo sự tuân thủ của một công ty đối với việc quản lý tốt hoạt động của chúng tới môi trường, không có liên hệ hiệu quả kinh doanh của công ty. Sau đó, trong những năm 1990, một sự chuyển đổi mô hình về báo cáo về các hoạt động dựa vào cộng đồng và sức khoẻ lao động (OHS) hoặc các hoạt động dựa vào cộng đồng được quan sát, theo sát bằng cách thể chế khái niệm ba điểm cơ bản đó là việc thu thập một phạm vi rộng các giá trị và đo lường hiệu suất của một công ty qua ba trụ cột chính mang tính chất bền vững: kinh tế, môi trường và xã hội.

Khái niệm báo cáo PTBV được tác giả lựa chọn trong luận án này, theo hội đồng doanh nghiệp vì sự PTBV Việt Nam (2014):

Báo cáo bền vững là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trước các bên liên quan về các hoạt động của mình nhằm hướng tới PTBV. Các DN xây dựng và công bố BCBV đánh giá và công bố những thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh môi trường và xã hội bên cạnh những thông tin về hiệu quả hoạt động tài chính và quản trị vốn là những thông tin vẫn được công bố theo thông lệ. BCBV là cách thức mới để xây dựng và định lượng giá trị của doanh nghiệp.”

Báo cáo PTBV cho phép thể hiện các kết quả bằng cách đo lường các chỉ số và làm rò sự nhất quán giữa các hoạt động, đầu ra, kết quả và mục tiêu. Báo cáo PTBV được công nhận là một công cụ quan trọng để hỗ trợ quá trình ra quyết định


và để so sánh giữa các tập đoàn trong các lĩnh vực khác nhau (Singh và cộng sự, 2009. Kessler, 1998). Mặc dù có thể lập luận rằng báo cáo PTBV của các doanh nghiệp khác nhau được yêu cầu để đáp ứng các đặc tính khác nhau của doanh nghiệp, môi trường làm việc, văn hoá và nguồn lực nhưng sự thay đổi nhanh chóng của nội dung trong báo cáo PTBV đã làm cho việc có thể hiểu rò bản chất của loại báo cáo này được xem là một vấn đề rất phức tạp.

2.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.2.1 Mối quan hệ giữa kế toán và vấn đề PTBV tại doanh nghiệp qua thời gian

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa kế toán với khái niệm PTBV đã bắt đầu nổi lên vào đầu những năm 1990 và đã nhận được sự chú ý liên tục trong các nghiên cứu về kế toán vừa mang tính học thuật và thực nghiệm. Mối liên hệ này càng rò nét hơn thông qua việc phát hành hướng dẫn báo cáo PTBV tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV vào tháng 8 năm 2002, thống nhất các cách tiếp cận khác nhau vào khung kế toán hướng đến sự PTBV. Kế toán môi trường và kế toán hướng đến PTBV chính là hình thức phát triển nhất của KTMT (Elkington, 1993), đã nhận được sự chú ý liên tục trong tài liệu kế toán học thuật bắt đầu với các công bố của Gray vào đầu những năm 1990. Trên cơ sở xem xét và thống nhất nội dung nghiên cứu này thành một khung kế toán hướng đến sự PTBV, nắm bắt được bề rộng và sự phức tạp của hình thức kế toán mới này. Khung kế toán PTBV dựa trên mô hình kế toán tài chính truyền thống, trong khi nội dung của khung kế toán hướng đến sự PTBV được chắt lọc từ các phương pháp khác nhau được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán để có thể liên kết kế toán hướng đến sự PTBV trong khoảng 25 năm qua. Gray (1996) xác định có ba phương pháp kế toán bền vững khác nhau: (1) Kế toán chi phí bền vững; (2) Kế toán vốn tài nguyên tự nhiên;

(3) Phân tích đầu ra đầu vào. Có thể tóm tắt ba phương pháp này như sau:

Kế toán chi phí bền vững

Chi phí bền vững là chi phí với giả thuyết để khôi phục trái đất về trạng thái ban đầu trước khi có tác động của doanh nghiệp, tổ chức; đó là số tiền mà một


doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải chi vào cuối kỳ kế toán để đưa trái đất trở lại trạng thái ban đầu của nó trước khi bắt đầu kỳ kế toán. (Gray, 1996).

Gray (1996) dựa trên khái niệm kế toán về bảo vệ tài nguyên và áp dụng nó vào sinh quyển, nhận ra sự cần thiết phải duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai. Một tổ chức bền vững sẽ là một tổ chức duy trì vốn tài nguyên tự nhiên nguyên vẹn cho các thế hệ tương lai (Gray, 1996). Chi phí bền vững được khấu trừ vào lợi nhuận kế toán (được tính bằng cách sử dụng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung), đạt đến một mức độ đáng chú ý của lợi nhuận hoặc thua lỗ bền vững. Khi chi phí bền vững vượt quá lợi nhuận kế toán, mức độ không bền vững được đo bằng thước đo tiền tệ. Chi phí bền vững cung cấp một ví dụ về việc sử dụng một nguyên tắc kế toán đã được thiết lập, trong trường hợp này là bảo trì vốn tài nguyên tự nhiên và áp dụng nó vào tự nhiên thay vì vốn tài chính. Gray (1996) thừa nhận sự nguy hiểm vốn có của việc hạch toán vốn tài nguyên tự nhiên trong khuôn khổ định giá, cũng như các nhà nghiên cứu lý thuyết về kế toán (Hines, 1991; Maunders & Burritt, 1991).

Chi phí bền vững và kế toán chi phí tài chính không nhất thiết là các hình thức kế toán tương đương (Atkinson, 2002), mặc dù cả hai phương pháp đều cố gắng nắm bắt chi phí môi trường bên ngoài doanh nghiệp cùng với chi phí nội bộ, cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về tổng chi phí. Kế toán chi phí tài chính theo (Mathews, 1993) cố gắng nắm bắt tổng chi phí do các hoạt động kinh tế của tổ chức, bao gồm chi phí xã hội và môi trường (Deegan & Newson, 1996), cố gắng định giá những chi phí này tác động dưới góc độ chi phí kế toán tài chính. Phương pháp kế toán này là một nỗ lực để chống lại thông tin sai lệch trên thị trường từ sự thiếu sót của chi phí xã hội và môi trường, dẫn đến sự phân bổ nguồn lực và phá hủy xã hội và sinh thái lan rộng (Hawken và cộng sự, 1993).

Kế toán vốn tài nguyên tự nhiên

Nội dung chính của kế toán tồn kho vốn tài nguyên tự nhiên là việc xem xét vốn tài nguyên tự nhiên là các phần (cổ phiếu) của DN theo thời gian, chính vì việc xem nó như các cổ phiểu nên sẽ gắn với sự biến động như thay đổi của giá chứng khoán, mục tiêu chính của nó sẽ sử dụng kế toán vồn tài nguyên tự nhiên như một


chỉ số về chất lượng của môi trường tự nhiên và thường chúng có xu hướng giảm nhiều hơn là tăng. Các loại cổ phiếu vốn tài nguyên tự nhiên này là khác nhau cho phép ghi chép lại, cần thiết phải thực hiện theo dòi và báo cáo về sự cạn kiệt hoặc cải thiện vốn tài nguyên tự nhiên trong các trường hợp khác nhau (Grey, 1994). Grey đã đi đến nhận định có bốn loại vốn tự nhiên như sau:thứ nhất là loại quan trọng, ví dụ: tầng ozone, gỗ cứng trong các khu rừng nhiệt đới, sự đa dạng sinh học; thứ hai là loại không thể tái tạo, không thể thay thế, ví dụ: các sản phẩm từ việc khai thác dầu mỏ và khoáng sản; thứ ba là loại không thể tái tạo nhưng có thể thay thế, ví dụ: vấn đề xử lý chất thải, vấn đè sử dụng năng lượng hiệu quả và cuối cùng là loại thứ tư là loại tái tạo được, ví dụ: việc trồng rừng, nuôi trồng thủy sản.

Kế toán vốn tài nguyên tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng là phi tài chính hơn là tài chính, việc theo dòi các loại tài nguyên thường đo lường theo các đơn vị định lượng, nhưng phi tiền tệ (Grey, 1994), mặc dù vậy Jones (1996) đã đề nghị phải tìm ra phương pháp định giá tài sản tài nguyên tự nhiên bằng cách sử dụng các phương thức đo lường theo các chỉ số tài chính. Jones (1996, 2003) áp dụng phương pháp kiểm kê đối với vấn đề kế toán liên quan đến sự đa dạng sinh học, áp dụng quy trình gồm ba phần liên quan đến việc ghi chép, định giá và báo cáo môi trường sống động vật hoang dã, động thực vật và tổng hợp hồ sơ của các tổ chức cá nhân để xây dựng quốc gia hồ sơ tài nguyên tự nhiên.

Khái niệm duy trì vốn có thể được áp dụng cho từng loại vốn (tự nhiên và nhân tạo) nhận ra rằng cơ hội thay thế vốn vật chất hoặc tài chính nhân tạo cho vốn tự nhiên bị hạn chế (Costanza & Daly, 1992). Những thách thức lớn liên quan đến việc xác định thực thể kế toán có liên quan để áp dụng phương pháp này, có thể ở cấp cộng đồng (Lehman, 1999) hoặc cấp khu vực (Grey, 1992), chứ không phải cấp công ty. Tương tự, nguyên tắc kế toán của tính trọng yếu là rất quan trọng trong việc xác định mức độ chi tiết và mức độ chính xác cần thiết ở giai đoạn thu thập dữ liệu và giai đoạn báo cáo. Mặc dù có các cuộc thảo luận trước đó, việc các tài khoản vốn tài nguyên tự nhiên có thể phản ánh một cách có ý nghĩa tính liên kết và tính đa dạng hay không là rất khó xác định.

Phương pháp phân tích đầu ra đầu vào


Phân tích đầu ra cho các yếu tố đầu vào như vật chất, năng lượng để tạo ra sản phẩm cũng như chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhằm mục đích đo lường tất cả các nguyên liệu đầu vào trong quy trình sản xuất kinh doanh; và đầu ra của hàng hóa thành phẩm, khí thải, vật liệu tái chế và chất thải để xử lý (Jorgensen, 1993). Các yếu tố tài nguyên được xác định dựa trên đơn vị khối lượng, mặc dù kế toán trong các đơn vị tài chính được coi là khả thi hơn (Grey, 1994). Phân tích đầu ra đầu vào sử dụng một kỹ thuật cân bằng quen thuộc với kế toán viên, áp dụng nguyên tắc những gì đi vào phải đi ra, cung cấp một cách tiếp cận đảm bảo minh bạch, đối với việc cung cấp thông tin môi trường. Các ưu điểm được báo cáo bởi phương pháp phân tích đầu ra bao gồm xác định giá trị tài nguyên sử dụng và tiết kiệm năng lượng, đây thường là bước đầu tiên trong quy trình kiểm toán môi trường và nó có thể tạo điều kiện cho các chiến lược đổi mới sản phẩm và phòng ngừa ô nhiễm, đặc biệt là khi nó là một phần của sản phẩm hoặc quá trình phân tích vòng đời (Jasch, 1993). Phân tích đầu ra đầu vào không đo lường tính bền vững hoặc không bền vững; thay vào đó, nó cung cấp một tài khoản minh bạch về các dòng chảy vật lý vào và ra khỏi một quá trình, cho phép phân tích sâu hơn về tác động môi trường và cuối cùng là các chiến lược bền vững (Grey, 1994; Jasch, 1993). Không giống như các hình thức kế toán bền vững trước đây đã thảo luận, phân tích đầu ra của các nguồn lực đầu vào có nguồn gốc từ các kỹ thuật kế toán vật liệu được sử dụng trong khoa học vật lý, thay vì trong các nguyên tắc hoặc thực hành kế toán tài chính hoặc quản lý.

2.2.2 Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán hướng đến phát triển bền vững

Ijiri (1983) xác định hồ sơ kế toán và báo cáo kế toán là công cụ chính của kế toán. Cơ bản cho việc lập báo cáo tài chính truyền thống là hồ sơ kế toán được biên soạn bằng các công cụ như nhật ký, sổ cái và sổ chi tiết, và đáng kể nhất là nguyên tắc ghi kép, làm tăng độ tin cậy và ảnh hưởng đến hình thức báo cáo cuối cùng. Thiết kế của các công cụ này được liên kết trực tiếp với chức năng đánh giá hiệu suất của kế toán. Ông nói rằng hồ sơ và báo cáo kế toán được thiết kế để đánh giá

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí