Tình Hình Vi Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ Và Thực Tiễn Xét Xử Các Tội Này Những Năm Gần Đây

là sự cần thiết của Nhà nước ta khi tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đang có xu hướng gia tăng, đe dọa tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của người khác, cản trở sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chương 2

Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xét xử các tội phạm này‌


2.1. Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và Thực tiễn xét xử các tội này những năm gần đây

2.1.1. Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm gần đây

Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã nỗ lực cố gắng và đề ra nhiều giải pháp để kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đường bộ, nhưng tai nạn giao thông đường bộ vẫn xảy ra nghiêm trọng ở mức cao, gây thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, trở thành vấn đề xã hội hết sức bức xúc.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, trong những năm gần đây, tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong năm 2006 tính đến 18h30 phút ngày 29/12/2006, cả nước đã xảy ra 14.533 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 12.609 người chết và bị thương 11.253 người. Mặc dù còn hai ngày nữa mới hết năm và đây chưa phải là số liệu đúng tuyệt đối, nhưng số vụ tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2005 đã tăng 392 vụ (tăng 2,7% so với 14.141 vụ tai nạn giao thông đường bộ năm 2005), tăng

1.425 người chết (tăng 12,7% so với 11.184 người năm 2005), giảm 4,5% số người bị thương. Qua đây cho thấy thảm họa do tai nạn giao thông đường bộ trong năm 2006 đã gây ra thương vong gấp 30 lần do thiên tai gây ra. Trong các năm 2005 -2006 tai nạn giao thông đường bộ có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và số người chết, số vụ tính trung bình hàng năm là 14.337, số người chết trung bình hàng năm khoảng 11.896 người [30]. Trong năm 2006 đó sảy

ra trên 14.700 vụ tai nạn giao thụng làm chết trên 12.750 người, bị thương gần 11.290 người. Riêng sáu tháng đầu năm 2007 đó xảy ra gần 7.669 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.910 người. Trung bình mỗi ngày có 38 người chết, tăng cao so với con số 31 người trong các năm trước, so với cùng kỳ năm 2006, năm nay tăng 87 vụ tai nạn giao thông, tăng 464 người chết và 42 người bị thương [32]. Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội cho rằng từ đầu năm 2006 đến nay tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ đó phức tạp trở lại, tai nạn giao thông đường bộ tăng cả về số vụ và số người chết, nhiều vụ xảy ra rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

Trong năm 2007, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn biến phức tạp, số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ vẫn tăng chóng mặt bất chấp sự vào cuộc ráo riết của các ban ngành chức năng. Cụ thể, riêng trong tháng 2/2007 (tháng Tết Đinh Hợi), cả nước đã xảy ra 1.500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 1.381 người và bị thương 1.301 người. Đây cũng là tháng có số người chết vì tai nạn giao thông nhiều nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, trong 6 ngày tết Đinh Hợi tai nạn giao thông đã xảy ra đột biến (570 vụ), làm chết 387 người, bị thương 643 người. Đứng đầu "bảng tử thần" vẫn là "tai nạn giao thông đường bộ" [31].

Bình quân mỗi ngày không dưới 50 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước, chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ, trên 40 người chết mỗi ngày. Riêng trong năm 2006 số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông đã vượt qua con số 12.600 người, cùng với 11.253 người mang thương tật, con số người chết này chia bình quân thì mỗi tháng số người chết do tai nạn giao thông ở Việt Nam bằng số thiệt mạng do khoảng 3 vụ nổ máy bay loại lớn. Theo ủy ban An toàn giao thông quốc gia:

Trong sáu tháng đầu năm 2007, số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước tăng 87 vụ (1,15%) so với cùng kỳ năm 2006. Cùng đó, số người chết tăng 464 người (7,2%), số người bị thương

tăng 42 người (0,7%), trong đó tai nạn giao thông đường bộ đứng đầu, cả nước xảy ra 7.342 vụ, làm chết 6.683 người, bị thương 5.727 người, so với cùng kỳ năm 2006: tăng 33 vụ, giảm 73 người bị thương, nhưng tăng 408 người chết [25].

Đây là một thực trạng đáng báo động đang làm đau đầu các cơ quan chức năng, các nhà quản lý ở nước ta hiện nay. Thực trạng này do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau đây:

Một là, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng về đường bộ hiện nay ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giao thông gia tăng hàng ngày, hàng tháng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở rộng hội nhập quốc tế; mất cân đối nghiêm trọng giữa tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số với sự gia tăng phương tiện tham gia giao thông. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2007, "cả nước đã có 21.175.095 phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký mới, trong đó mô tô là 1.534.293 và ô tô là 51.930. Theo thống kê cứ 10.000 phương tiện giao thông đường bộ có 3,47 vụ tai nạn giao thông đường bộ; 3,16 người chết và 2,7 người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ" [25].

Hai là, khả năng kiểm tra, giám sát kỹ thuật: bằng lái, phương tiện vận chuyển không an toàn về kỹ thuật ngày một nhiều, vượt quá khả năng của các đơn vị chức năng. Vấn đề kiểm định xe ở các trung tâm đăng kiểm hiện nay còn lơ là, xem nhẹ. Trên thực tế có rất nhiều xe dù cũ nát, quá hạn sử dụng mà khi đem kiểm định vẫn được "cấp phép" cho lưu hành và dẫn đến phần lớn những vụ tai nạn nghiêm trọng đều là những chiếc xe kém chất lượng, quá hạn này.

Ba là, pháp luật hiện hành không còn phù hợp, nhiều bất cập và không đủ mức giáo dục, răn đe đối với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ vì mức phạt theo quy định hiện hành quá nhẹ dẫn đến chuyện "nhờn luật" của người đi đường. Tình trạng vi phạm hàng loạt lỗi giao thông đường bộ nghiêm trọng như phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải, quá khổ, lái xe trong tình trạng đã uống rượu bia, diễn ra khá phổ biến.

Bốn là, từng bộ, ngành của Đảng và Nhà nước chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và ý thức trách nhiệm của mình về an toàn giao thông (trừ hai ngành Giao thông vận tải và Công an). Nói chung, toàn bộ hệ thống chính trị chưa thể hiện trách nhiệm đúng trước sự bức xúc về sinh mạng con người (hầu hết coi trách nhiệm đó thuộc cơ quan chức năng khác không liên quan đến mình) nên chưa được chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm đúng mức.

Năm là, ý thức tự giác chấp hành và tôn trọng luật pháp của các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội còn thấp. Người dân khi tham gia giao thông chưa nâng cao ý thức trách nhiệm. Đây là nguyên nhân căn bản đẩy thảm nạn tai nạn giao thông tăng cao.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, "đa số các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra là do lỗi của người tham gia giao thông (77%), trong đó do đi không đúng phần đường (21,7), chạy quá tốc độ quy định (26,5%)" [25]. Tình trạng xe môtô chở 3- 4 người, điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong trạng thái say rượu, bia, phóng nhanh, vượt ẩu, nhiều lái xe, chủ xe ôtô vì lợi nhuận đã chạy quá tốc độ, vượt ẩu để tranh giành khách trên đường, chở vượt quá số người quy định, chở khách trên nóc xe, trong khoang hành lý, gây ra mất an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến.

Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 22/4/2003 "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông" và Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 "Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông". Trong đó xác định rõ các chủ trương, giải pháp cơ bản, lâu dài và các biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế việc gia tăng, chặn đứng và đẩy lùi tai nạn giao thông, đồng thời yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các ngành phải đặt nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ chính trị

trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của mình; phải tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, triệt để chỉ thị và nghị quyết này.

Bảng 2.1: Số liệu thống kê về các vụ án mà cấp sơ thảm thụ lý giải quyết, trong đó có các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ mà các Toà án đã xét xử sơ thẩm từ năm 2005 - 2009 trên toàn quốc



Năm

Tổng số vụ án hình sự và bị cáo cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết

Số vụ/bị cáo bị xét xử sơ thẩm

về các tội xâm phạm trật tự giao thông đường bộ

Tổng số vụ/ bị cáo

Điều 202 Bộ luật hình sự

Điều 203 Bộ luật hình sự

Điều 204 Bộ luật hình sự

Điều 205 Bộ luật hình sự

2005

55.237/91.224

4.810/5.044

4.784/5.014

06/07

05/05

15/18

2006

53.561/88.041

4.960/5.189

4.923/5.149

15/16

01/01

21/23

2007

53.177/91.542

5.538/5.817

5.486/5.755

16/20

05/10

31/32

2008

63.040/109.338

5.342/5.585

5.260/5.495

51/54

08/08

23/28

2009

65.462/114.344

4.958/5.184

4.929/5.149

09/10

04/05

16/20

Cộng

290.477/494.489

25.608/26.819

25.382/26.562

97/107

23/29

106/121

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 11

Nguồn: Số liệu thông kê, Tòa án nhân dân tối cao.


Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm từ 2005 đến 2009 (Bảng 2.1), tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có xu hướng gia tăng cả về số vụ và số bị cáo mà đỉnh điểm là năm 2007, sau đó các năm tiếp theo tuy có chiều hướng giảm dần về số vụ nhưng số bị cáo vẫn tăng.

Bảng 2.2: Tỷ lệ % số vụ án, bị cáo phạm tội nói chung với số vụ án, bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng

trong 5 năm từ 2005 đến 2009



Năm


Số vụ án/ bị cáo phạm tội nói chung (1)

Số vụ án phạm tội xâm phạm trật tư an toàn giao thông đường bộ (2)

Số bị cáo phạm tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

(3)


Tỉ lệ % (2/1)


Tỉ lệ % (3/1)

2005

55.237/91.224

4.810

5.044

8,70%

5,52%

2006

53.561/88.041

4.960

5.189

9,26%

5,89%

2007

53.177/91.541

5.538

5.817

10,42%

6,35%

2008

63.040/109.338

5.342

5.585

8,47%

5,10%

65.462/114.344

4.958

5.184

7,57%

4,53%

Tổng

290.477/494.488

25.608

26.819

8,81%

5,42%

2009


Nguồn: Số liệu thông kê, Tòa án nhân dân tối cao.

Biểu đồ 2.1: Số vụ án về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tổng số vụ án phạm tội nói chung đã xét xử sơ thẩm từ năm 2005 - 2009

Số vụ án cấp sơ thẩm giải quyết là 100%

Số vụ án mà cấp sơ thẩm giải quyết về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ chiếm khoảng 8,81%



Tổng số vụ á n mà cấp sơ thẩm giải quyết 290.477


Tổng số vụ á n mà cấp sơ thẩm giải quyết vềcá c tội xâm phạ m an toàn giao thông đư ờng bộ 26.819

8,81%



Nguồn: Số liệu thống kê, Tòa án nhân dân tối cao.

Biểu đồ 2.2: số bị cáo đã xét xử về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tổng số bị cáo phạm tội nói chung từ năm 2005 - 2009



5,42%

Số bịcá o bịxét xử sơ thẩm nói chung là 494.489 bị

cá o


Số bịcá o bịxét xử vềcá c tội xâm phạ m trật tự an toàn giao thông đư ờng bộ là 26.819 bịcá o

1. Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm nói chung là 494.489 bị cáo chiếm 100%


2. Số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là 26.819 bị cáo chiếm khoảng 5,42%

Nguồn: Số liệu thông kê, Tòa án nhân dân tối cao.

Qua (bảng 2.2, biểu đồ 2.1, biểu đồ 2.2) cho thấy tỷ lệ giữa các vụ án về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (các Điều 202, 203, 204 và Điều 205) chiếm tỷ lệ khoảng 8,81% về số vụ án và khoảng 5,42% về số bị cáo trong tổng số các vụ án hình sự và số bị cáo mà Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến 2009, trong đó tuyệt đại đa số là tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự (chiếm khoảng 65% về số vụ án và 71,2% về số bị cáo trong tổng số vụ án về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ mà Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm). Các hành vi khác xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ như: Cản trở giao thông đường bộ; đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 203, 204 và 205 Bộ luật hình sự chiếm tỷ lệ không đáng kể tổng cả ba tội (khoảng 35% số vụ và 28,8% về số bị cáo).

2.1.2. Tình hình xét xử các tội vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm gần đây từ 2005 - 2009

Bảng 2.3: Số liệu thống kê về kết quả xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm 2005 - 2009



Năm


Tổng số bị cáo bị xét xử

Kết quả xét xử đối với các bị cáo về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ

Đưa vào trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường,

thị trấn


Trục xuất


Tuyên không phạm tội


Miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt


Cảnh cáo


Phạt tiền


Cải tạo không giam giữ


Hình phạt tù cho hưởng án treo


Tù có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 07 năm


Tù có thời hạn từ 07 đến

15 năm

2005

5.044

0

0

01

02

05

28

87

2.124

2.742

55

5.189

0

0

01

01

0

37

25

2.208

2.878

39

2007

5.817

05

03

02

04

05

35

132

2.552

3.008

71

2008

5.585

01

0

06

01

0

41

33

2.558

2.912

33

2009

5.184

0

06

03

0

01

43

49

2.409

2.651

22

Cộng

26.819

06

09

13

08

11

184

326

11.851

14.191

220

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023