Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Lâm Sinh Tác Động Áp Dụng Cho Các Chương Trình Trồng Rừng Trên Đất Trống, Đồi Núi Trọc Tỉnh Phú Yên.


Ưu điểm: Ưu điểm của phương thức này là băng chặt rộng dễ xử lý thực bì và dễ trồng, dễ chăm sóc.

Nhược điểm: Băng chặt quá rộng, dẫn đến cây trồng trong băng dễ bị xói mòn, cây trồng theo khối nên nếu loài nào bị chết đồng loạt sẽ tạo ra một khoảng trống lớn. Trong những năm đầu xử lý thực bì toàn diện trên băng trồng sẽ ảnh hưởng nhiều đến thảm thực bì (cây bụi, thảm tươi và cây tái sinh).

+ Trồng hỗn giao theo đám (theo khối) các loài cây Sao đen, Lim xanh, Thanh thất, Muồng đen và Gõ đỏ với băng chặt là 2m, băng chừa là 2 m, cự li hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 3m, mật độ là 833 cây/ha.

Ưu điểm: Ưu điểm của phương thức này giống ưu điểm của phương thức 1 ở trên.

Nhược điểm: Ngoài những nhược điểm như phương thức 1, phương thức này còn có nhược điểm là cây trồng theo khối nên nếu loài nào bị chết đồng loạt hoặc sinh trưởng kém sẽ tạo ra một khoảng trống lớn có nhiều cây chết hoặc sinh trưởng kém. Trong trường hợp này phải trồng bổ sung loài khác vào phù hợp hơn.

Ghi chú: Đối với đất trống, đồi núi trọc mà có trạng thái thực bì là Ic và có mật độ cây tái sinh có giá trị và có phẩm chất tốt đủ lớn (trên 400 cây/ha) cần đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có thể là trồng bổ sung hoặc không trồng bổ sung tùy thuộc vào số lượng cây tái sinh.

Đối với khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung, nếu là trồng bổ sung theo đám trống thì có thể dùng các phương thức trồng rừng được đề xuất ở trên.

4.4.2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động áp dụng cho các chương trình trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc tỉnh Phú Yên.

a. Điều tra lập địa.

Điều tra lập địa là bước cơ sở để lựa chọn loài cây trồng, phương thức hỗn giao. Trước khi trồng rừng phải tiến hành điều tra, đánh giá lập địa. Các yếu tố chính cấu thành lên lập địa. Căn cứ vào độ sâu tầng đất, đá mẹ, tính chất cơ lý, hàm lượng dinh dưỡng trong đất quyết định đến việc lựa chọn cơ


cấu cây trồng. Trong các chương trình, dự án hiện nay việc điều tra lập địa đa số chỉ dừng lại ở bước đánh giá sơ bộ, thiếu cơ sở khoa học, đặc biệt là phân tích các chỉ tiêu lý hóa học của đất do vậy dẫn đến việc lựa chọn loài cây trồng, phương thức hỗn giao không hợp lý, ảnh hưởng lớn đến khả năng thành rừng của các mô hình trồng cây bản địa.

Cụ thể việc điều tra, đánh giá lập địa cần thực hiện theo các nội dung sau:

* Lập ô tiêu chuẩn.

- Để xác định lập địa lập các ô tiêu chuẩn với diện tích 100m2 (trường hợp cây phân bố đều) hoặc 200m2 (trường hợp cây phân bố không đều) theo hình vuông hoặc hình tròn tuỳ điều kiện địa hình cụ thể.

- Số lượng ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào diện tích và sự biến đổi phức tạp của các yếu tố chủ đạo. Nếu mỗi khi có sự biến đổi về loại thực bì, độ sâu tầng đất hoặc loại đất,…cần lập ô tiêu chuẩn để khảo sát. Tuy vậy đối với trường hợp hiện trạng tương đối đồng nhất nhưng có diện tích lớn trên 5 ha, cần lập ít nhất từ 3 - 5 ô tiêu chuẩn.

- Tránh đặt ô tiêu chuẩn nơi bị tác động bởi các yếu tố như: đường mòn nơi người và gia súc đi lại, hầm hố, mương máng,…

* Điều tra đất.

- Mỗi ô tiêu chuẩn đào 1 phẫu diện chính và từ 5 - 6 phẫu diện định giới tại những vị trí nhận thấy có sự biến đổi của các yếu tố chủ đạo so với phẫu diện chính. Phẫu diện chính nằm ở trung tâm ô tiêu chuẩn với kích thước 100 x 80 cm, độ sâu tùy theo tầng sâu của đất. Mô tả phẫu diện, lấy mẫu đất ở 3 độ sâu khác nhau (0-10 cm, 10-20 cm, > 20 cm) để phân tích hàm lượng mùn, độ PH, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu và độ ẩm tầng mặt đất.

- Điều tra lớp thảm thực bì chỉ thị cho từng loại đất

- Căn cứ vào độ dày tầng đất, độ dốc, hướng phơi, cấp thực bì tiến hành phân chia các dạng lập địa và các nhóm dạng lập địa khác nhau từ đó lựa chọn loài cây trồng, phương thức trồng và các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.


Cần chú ý, đối với những dạng lập địa nhỏ (vi lập địa) có lập địa không phù hợp với cây bản địa thì không nên trồng cây bản địa vào những vị trí này. Giải pháp có thể là trồng những loài cây chịu hạn, cải tạo đất làm cây đến trước. Sau một khoảng thời gian nhất định khi điều kiện lập địa được cải thiện, khi đó mới trồng cây bản địa vào.

b. Tiêu chuẩn cây con.

Tiêu chuẩn của các loài cây bản địa lá rộng bản địa lá rộng đem trồng được thể hiện trong bảng 4.18.

Bảng 4.18: Tiêu chuẩn cây con xuất vườn của các loài cây trồng.



Loài cây

Tuổi

(tháng)


Do (cm)


Hvn (cm)


Chất lượng cây con

Sao đen

16 - 18

0,8

40 - 60


Cây con có bầu, sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn. Cần đảo bầu và huấn luyện cây con trước khi trồng 3 - 5 tháng

Lim xanh

8 - 10

0,8

40 - 50

Thanh thất

6 - 9

0,7 -1

45 - 50

Dầu rái

17 - 20

1

40 - 50

Muồng đen

5 - 8

0,45

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

c. Kỹ thuật xử lý thực bì.

Cây trồng được trồng trên đất trống đồi núi trọc, thực bì chủ yếu là cây bụi và thảm tươi. Vì vậy, thực bì xử lí cục bộ băng chừa, băng chặt song song với đường đồng mức (Băng chặt để trồng cây, băng chừa để giữ lại bảo vệ đất và cây trồng). Cụ thể như sau:

- Không được xử lí toàn diện: Phát trắng hoặc đốt.

- Trên băng chừa giữ lại toàn bộ thực bì hiện có để bảo vệ đất và cây trồng.

- Trên băng chặt phát dọn toàn bộ dây leo, cây bụi và cây phi mục đích, giữ lại những cây tái sinh có giá trị kinh tế.

- Thực bì được phát dọn sát đất, gốc không cao quá 10cm, được chặt thành những đoạn ngắn 0,5-1,0m sau đó trải đều trên băng chừa hoặc đánh


đống trên băng chặt, tránh trải trên băng chặt tạo thành vật liệu dẫn cháy rừng vào mùa khô.

- Chiều rộng của băng chừa và băng chặt tùy thuộc vào loài cây, mật độ trồng.

- Cách tạo băng chừa băng chặt: Có thể dùng hệ thống cọc tiêu làm chuẩn cắm song song theo đường đồng mức với khoảng cách các hàng cọc bằng đúng cự li hàng cây cần trồng. Từ vị trí cọc tiêu phát rộng sang hai bên bằng chiều rộng của băng chặt.

d. Kỹ thuật làm đất.

* Cuốc hố trồng cây.

- Cự li và mật độ hố tùy thuộc vào loài cây trồng và lập địa.

- Hố để trồng cây được cuốc ở vị trí giữa các băng chặt. Bố trí so le hình “Nanh sấu” (Ziczắc) giữa các hàng để tránh xói mòn và tận dụng khoảng không dinh dưỡng.

- Quy cách hố: Phụ thuộc vào điều lập địa và loài cây trồng: thường là 40x40x40cm.

Hình 4 12 Bố trí hố trồng cây nguồn dự án KfW6 Kỹ thuật cuốc hố 1

Hình 4.12. Bố trí hố trồng cây

(nguồn dự án KfW6)


* Kỹ thuật cuốc hố.

- Cuốc dần từng lớp và tịnh tiến dần từ dưới lên trên sẽ tạo được hố đững thành và đúng quy cách.

- Khi cuốc để riêng phần đất tốt, đất tơi xốp (đất mặt) ra một bên, đất xấu lẫn nhiều sỏi đá (đất phía dưới) ra một bên.

Lưu ý : Trường hợp vị trí dự kiến cuốc đã có sắn hoặc liền kề có cây tái sinh mục đích, thì không được cuốc hố chỗ đó mà phải chuyển sang vị trí khác bằng khoảng cách quy định của loài cây trồng.

* Lấp hố kết hợp bón phân lần 1 Loại phân : Phân vi sinh hữu cơ Liều lượng: 100g/hố

- Kỹ thuật bón phân kết hợp lấp, vun hố:

+ Phần đất tốt được lấp đầy ngang miệng hố (trường hợp đất cuốc dưới hố lên thiếu, có thể tận dụng thảm khô, đất tốt trên mặt đất).

+ Trộn đều phân bón theo định lượng của 100g(như chén, muỗng, vốc tay...).

+ Dùng đất xấu đã để riêng lấp trên hố và vun theo hình mui rùa.



Hình 4 13 Lấp hố kết hợp bón phân nguồn dự án KfW6 e Kỹ thuật trồng 2Hình 4 13 Lấp hố kết hợp bón phân nguồn dự án KfW6 e Kỹ thuật trồng 3Hình 4 13 Lấp hố kết hợp bón phân nguồn dự án KfW6 e Kỹ thuật trồng 4


Hình 4.13. Lấp hố kết hợp bón phân (nguồn dự án KfW6)


e. Kỹ thuật trồng rừng.

- Chất lượng cây con quyết định đến sự thành bại của công tác trồng rừng. Do vậy chỉ chấp nhận những cây đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Trước khi cây con xuất vườn phải được phân loại và nghiệm thu.- Chất lượng cây con được đánh giá lần cuối trên hiện trường trồng rừng.

Hình 4.14. Trồng cây (nguồn dự án KfW6)

*Thời vụ trồng rừng.

- Thời vụ: Từ cuối tháng 9 đến 30.11.

- Thời tiết: Trồng vào những ngày có thời tiết thuận lợi như mưa nhỏ, sau những ngày mưa, râm mát. Tránh trồng vào những ngày nắng nóng hoặc giữa trưa.

* Kỹ thuật trồng cây.

- Cây con phải trồng đúng kỹ thuật để đạt được tỷ lệ sống cao trong lần trồng đầu tiên.



Hình 4 15 Kỹ thuật cắt bỏ vỏ bầu nguồn dự án KfW6 Trồng cây nhất 5

Hình 4.15. Kỹ thuật cắt bỏ vỏ bầu

(nguồn dự án KfW6)


- Trồng cây nhất thiết phải xé bỏ toàn bộ

vỏ bầu nếu không bộ rễ sẽ phát triển không tốt. Khi thao tác xé vỏ bầu, tránh làm bầu bị vỡ hoặc tổn thương đến bộ rễ.

* Kỹ thuật trồng cây theo trình tự sau:

Dùng cuốc tạo một lỗ giữa hố 1 lỗ nhỏ có chiều sâu bằng chiều cao bầu 6

Dùng cuốc tạo một lỗ giữa hố 1 lỗ nhỏ có chiều sâu bằng chiều cao bầu 7

- Dùng cuốc tạo một lỗ giữa hố 1 lỗ nhỏ có chiều sâu bằng chiều cao bầu cây. Sau đó đặt cây xuống hố để cổ rễ ngang bằng với mặt hố .

- Vun đất nhỏ xung quanh lấp kín bầu cây.

- Dùng tay hoặc chân dậm

chặt xung quanh cây. Chú ý không để vỡ bầu cây.

f. Kỹ thuật chăm sóc rừng.


Hình 4.16. Kỹ thuật trồng cây

(nguồn dự án KfW6)


Thời gian chăm sóc rừng trồng: Các loài cây bản địa sinh trưởng chậm, khó gây trông nên thời gian chăm sóc càng dài càng tốt. Thời gian tối thiểu phải được 3 - 4 năm đầu để cho cây vượt lên khỏi tầng cây bụi, thảm tươi.

* Năm thứ nhất: 1 lần


Tiến hành sau khi trồng cây 1-2 tháng (Tháng 11- 12)


- Trồng dặm những cây bị chết.


- Phát dọn thực bì, xới và vun đất trên băng trồng cây.


+ Phát dọn toàn bộ dây leo bám trên cây trồng cũng như cây bụi, cỏ dại, cây tái sinh phi mục đích trên băng trồng cây. Giữ lại và bảo vệ những cây tái sinh mục đích.


+ Thực bì được phát dọn phải sát mặt đất, không được cao quá 10cm. Sau đó chặt thành từng đoàn nhỏ 1-1.5m và trải đều trên băng chừa hoặc vun thành đống trên băng trồng cây, tránh trải đều trên băng trồng tạo thành các vật liệu dẫn cháy trong mùa khô.

+ Bảo vệ toàn bộ thực bì trên băng chừa cũng như trên khu vực. Không được thả gia súc vào khu vực trồng rừng.

+ Xới đất xung quanh gốc cây sâu 3-4cm và vun gốc với đường kính rộng 50-60cm.

- Bón phân (trong trường hợp trước khi trồng cây chưa thực hiện được).


+ Trường hợp trước khi trồng cây không kịp bón phân, thì kết hợp bón khi xới đất vun gốc.

+ Bón theo rạch hình bán nguyệt phía trên hố, rạch sâu 3-4cm, rộng 10- 15cm, dài 30-40cm và phải cách gốc cây 5-10cm.

Loại phân và liều lượng tương tự như đối với trước khi trồng rừng 8

+ Loại phân và liều lượng tương tự như đối với trước khi trồng rừng.


Hình 4 17 Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng nguồn dự án Bảo vệ rừng trồng 9

Hình 4.17. Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng (nguồn dự án


- Bảo vệ rừng trồng.

+ Bảo vệ những cây tái sinh mục đích, phi mục đích, thực bì trên băng chừa.

+ Không để gia súc cũng như không cho thu lượm cành khô lá rụng trong khu vực trồng rừng.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí