Quá Trình Đảng Bộ Huyện Yên Mô Chỉ Đạo Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Đảng Ở Địa Phương

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong 5 năm tới (2006 - 2010). Phương hướng chung mà Đại hội đề ra là: “Tập trung khai thác và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đưa Yên Mô trở thành huyện có kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên” [3, tr. 17]. Trong công tác xây dựng Đảng, quán triệt các Nghị quyết của TW và Tỉnh uỷ Ninh Bình, Đảng bộ đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho công tác xây dựng Đảng giai đoạn 2006 - 2010 với những nội dung cơ bản sau:

Một là, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng:

Trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, Đảng bộ nhấn mạnh nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kì tới cần phải tổ chức quán triệt và xây dựng Chương trình hành động thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc hơn chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng [3, tr. 23]. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII, xây dựng tổ chức Đảng TSVM. Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội, định hướng thông tin kịp thời, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội trong quá trình thực hiện đường lối, Nghị quyết của Đảng. Nâng cao cảnh giác, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” và những tư tưởng, quan điểm sai trái, phản động, tiêu cực, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn [3, tr. 23].

Hai là, xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức:

Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của TCCSĐ, Đảng bộ chủ trương xây dựng Đảng bộ, chi bộ TSVM, phấn đấu không có TCCSĐ yếu kém. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động và sinh hoạt chi bộ, phân công công tác cho đảng viên. Nâng cao chất lượng kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá, phân loại chất

lượng TCCSĐ và đảng viên định kì hàng năm. Kiên quyết đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng. Đảng bộ nhấn mạnh: “Coi trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ, có những Nghị quyết chuyên đề đột phá nhằm khắc phục những mặt yếu, những đơn vị yếu kém” [3, tr. 23].

Công tác phát triển đảng viên đúng tiêu chuẩn quy định. “Coi trọng số lượng và chất lượng, lấy chất lượng làm chính. Phấn đấu mỗi năm kết nạp 250 đảng viên. Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình, hạn chế thấp nhất số đảng viên vi phạm tư cách đảng viên” [3, tr. 24]. Để tăng cường đội ngũ cán bộ cho thời kì mới, Đảng bộ chủ trương làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Thực hiện tốt các khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, nhận xét, luân chuyển, bổ nhiệm, đề cao trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (nhất là người đứng đầu). Khắc phục tình trạng quy hoạch hình thức. Từng bước chuẩn hoá, trẻ hoá đội ngũ cán bộ (nhất là đội ngũ công chức xã, thị trấn). Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ từ huyện đến cơ sở. Có chính sách phù hợp để thu hút, động viên con em quê hương có trình độ Cao đẳng, Đại học về công tác tại địa phương [3, tr. 23].

Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra Đảng

Chủ động nắm chắc tình hình và tiến hành kiểm tra kịp thời tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Nâng cao chất lượng kiểm tra, nghiêm túc thực hiện có hiệu quả các kết luận giải quyết của các cấp có thẩm quyền. Giải quyết kịp thời và đúng quy định đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hàng năm, các cấp uỷ, UBKT Đảng chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra theo Điều lệ Đảng. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhung, lãng phí. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỉ luật Đảng, pháp luật Nhà nước [3, tr. 24].

Với phương hướng và những mục tiêu cụ thể đề ra, Đảng bộ huyện Yên Mô đã lãnh đạo các cấp, ban, ngành, đoàn thể trong huyện thực hiện công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

2.1.2. Quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương

Thứ nhất, Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo xây dựng Đảng về chính trị và thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm

Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 7

Chỉ đạo xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị

Đảng bộ huyện Yên Mô đã tích cực chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục chính trị tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005 – 2010 chỉ rõ phải: “Đẩy mạnh việc học tập nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Chăm lo xây dựng, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân” [3, tr. 5].

Cùng với đó, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các tổ chức Đảng chủ động, tích cực đổi mới và nâng cao tính chiến đấu, sức thuyết phục, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Cải tiến, đổi mới việc tổ chức nghiên cứu, học tập Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng phù hợp với từng đối tượng, chú trọng xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch phù hợp với thực tiễn, phân công trách nhiệm và lộ trình thực hiện rõ ràng. Nâng cao chất lượng sơ kết, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết, tổng kết thực tiễn. Đảm bảo chất lượng và tính thời sự thông tin, kịp thời cung cấp thông tin chính thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để định hướng dư luận. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý văn hóa, văn nghệ, xuất bản, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội; nâng cao chất lượng công tác khoa giáo, phát huy truyền thống lịch sử cách mạng huyện nhà.

Đảng bộ đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên chủ động bám sát cơ sở và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, gắn kết với các chương trình kinh tế - xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, nổi cộm, tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận trong nhân dân; giữ gìn, củng cố khối đại đoàn kết của toàn dân; từng bước đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng, giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Việc “Học tập và làm theo

tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đã có tác động mạnh mẽ trong nhận thức và hành động đối với các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngày càng nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao; thái độ phục vụ, giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng tốt hơn và dần khắc phục tình trạng quan liêu, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân; ý thức thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chấp hành kỷ luật, kỷ cương được nâng cao và ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm tốt, nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào những thành quả trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Với chức năng của một Đảng bộ địa phương thì nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị chủ yếu của Đảng bộ Yên Mô là nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, đường lối kinh tế, chính trị, xã hội của TW, của Tỉnh ủy và cụ thể hóa thành các Nghị quyết, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương và lãnh đạo hệ thống chính trị, nhân dân trong huyện thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra. Trong nhiệm kỳ 2006 - 2010, Đảng bộ huyện Yên Mô đã đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 phải đạt 5,5 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 được chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, cụ thể là: nông nghiệp giảm còn 45%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng lên 22%; dịch vụ tăng lên 33%; giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiệp đến năm 2010 đạt 35 triệu đồng/năm (theo giá hiện hành) [3, tr. 17]. Phát triển mạnh cây vụ đông, phấn đấu đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính với giá trị sản xuất chiếm 22% trở lên trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt [3, tr. 19].

Năm 2010 phấn đấu số hộ nghèo giảm còn 12% (tính theo tiêu chí năm 2005); 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; bình quân hàng năm giải quyết

việc làm cho 3000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 100 người [3, tr. 18]. Để đạt được những mục tiêu trên thì nhiệm vụ chủ yếu được Đảng bộ xác định là “tập trung đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn” [3, tr. 18]. Đảng bộ cũng chú trọng phát triển ngành chăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Khuyến khích các hình thức chăn nuôi trang trại tập trung. “Phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi lên 38% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp” [3, tr. 19].

Đối với ngành công nghiệp, Đảng bộ chủ trương “tập trung phát triển mạnh cả về quy mô và giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp” [3, tr. 19]. Mục tiêu đến năm 2010, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 120 tỷ đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 2005) [3, tr. 20]. Để đạt được mục tiêu này, Đảng bộ chủ trương: tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, có chính sách hỗ trợ các cụm công nghiệp phát triển [3, tr. 19].

Về dịch vụ, Đảng bộ chủ trương phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, khuyến khích đầu tư phát triển tiềm năng du lịch và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư tiến hành xây dựng khu du lịch tổng hợp và khu du lịch sinh thái (Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Thái). Phấn đấu giá dịch vụ năm 2010 đạt 328 tỷ đồng (giá cố định) gấp 1,5 lần năm 2005.

Đối với các vấn đề xã hội, trong nhiệm kì 2005 - 2010 Đảng bộ nhấn mạnh: tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo; chủ động mở các lớp dạy nghề, truyền nghề mới góp phần giải quyết việc làm cho nông dân; phấn đấu mức giảm sinh hàng năm chỉ còn 0,25%o [3, tr. 18]; phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, các hoạt động văn hoá - thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao; tăng cường đội ngũ cán bộ y tế và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; tăng cường an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội [3, tr. 22].

Để đạt được những mục tiêu trên thì Đảng bộ Yên Mô rất chú trọng việc chỉ đạo các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể củng cố tổ chức và tích cực hoạt

động hơn nữa. Trong nhiệm kỳ 2006 - 2010, hoạt động của HĐND, UBND các cấp, nhất là cấp huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. UBND huyện lãnh đạo, điều hành toàn diện, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân. Các cấp chính quyền cùng với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện cũng có những hoạt động tích cực nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Yên Mô lần thứ XV. Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tốt các Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, đại biểu HĐND huyện. Đồng thời tổ chức nhiều phong trào thi đua trong toàn huyện: “hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc”, xây dựng quỹ “ngày vì người nghèo” v.v…

Trên cơ sở những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đã vạch ra, Đảng bộ huyện Yên Mô đã lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị của địa phương cùng với nhân dân làm nên những thành tựu kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 2006 - 2010. Cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15,43% (mục tiêu đề ra 11%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản - dịch vụ năm 2010 là: 43,8% - 29,7% - 26,5% (nhiệm kỳ 2000 - 2005 là; 45% - 22% - 33%) [4, tr. 12]. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 81 683 tấn (tăng 5 883 tấn so với nhiệm kỳ trước). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 6,06%/năm, tăng 1,06% so với những năm 2000 - 2005. Giá trị sản xuất (tính theo giá hiện hành) trên một ha đất canh tác năm 2005 đạt 28,3 triệu thì đến năm 2009 đạt 80,5 triệu đồng. “Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại” [4, tr. 15] và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Điển hình là năm 2010 đạt 34,5% (tăng 4,5% so với năm 2005) [4, tr. 16]. Các công trình thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp. Các hợp tác xã nông nghiệp được chuyển đổi theo luật hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, làm tốt các khâu dịch vụ, phục vụ sản xuất [4, tr. 16].

Có thể thấy rằng để đạt được những thành tựu này, một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là “Cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều đổi

mới trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành theo hướng tập trung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát, cụ thể, kịp thời, hướng về cơ sở” [4, tr. 32]. Tuy nhiên, Đảng bộ huyện Yên Mô cũng còn tồn tại một số vấn đề: Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực như: quản lý đất đai, hồ sơ địa chính còn nhiều sai sót chưa được khắc phục; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp uỷ Đảng, cơ sở còn hạn chế; một số cán bộ từ huyện đến cơ sở chưa đề cao trách nhiệm, năng lực chuyên môn yếu, còn hữu khuynh, né tránh, chưa gương mẫu trong công tác và thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước [4, tr. 33].

Thứ hai, chỉ đạo xây dựng Đảng về mặt tư tưởng

Trong nhiệm kỳ 2006 - 2010 có nhiều thuận lợi cơ bản tác động tích cực đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Yên Mô. Đó là kinh tế của cả nước, của tỉnh, của huyện tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện nhiều mặt, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên nền kinh tế toàn cầu những năm vừa qua có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đại bộ phận cán bộ và nhân dân trong huyện; cán bộ, đảng viên lo lắng trước tình trạng giá cả thị trường tăng mà đồng lương công chức thì ít ỏi; người dân lo lắng trước tình trạng thiên tai, dịch bệnh, lạm phát…

Trước tình hình đó, Đảng bộ huyện Yên Mô đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và nhân dân thực hiện công tác tư tưởng tập trung vào một số vấn đề sau:

Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng các Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách của TW, tỉnh và huyện đến hàng chục nghìn lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện như: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XV, Chỉ thị của TW về thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Hàng năm tuyên truyền tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Đại hội Đảng các cấp, Đại hội các ban ngành, đoàn thể; Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, huyện bám với yêu cầu thực tiễn của huyện như: sản xuất, cải cách hành chính, vệ sinh môi trường, chống thiên tai, khắc phục dịch bệnh…

Với những nỗ lực của Ban Tuyên giáo Huyện ủy nói chung cũng như của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của huyện nói riêng, công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực tư tưởng nhiệm kỳ 2006 - 2010 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đó là:

Công tác giáo dục lý luận chính trị của Huyện ủy Yên Mô trong các năm từ 2006 đến năm 2010 đã hoàn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo tốt cả về số lượng và chất lượng giáo dục. Mỗi năm Thường trực Huyện ủy đều tổ chức các đợt quán triệt học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng cho 100% Đảng bộ, chi bộ trong toàn huyện. Qua các đợt học tập, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện về học tập lý luận chính trị, nghiên cứu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng đã được nâng lên một bước. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập qua các đợt luôn luôn đạt từ 95 đến 98,2% tổng số cán bộ, đảng viên được triệu tập [32, tr. 6].

Huyện ủy Yên Mô đã tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Năm 2007, sau khi TW và tỉnh Ninh Bình tổ chức phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, BTV Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 32 - KH/HU ngày 30/3/2007 phát động phong trào thi đua hưởng ứng Cuộc vận động tới cán bộ, đảng viên, nhân dân trong toàn Đảng bộ. Sau 4 năm thực hiện Cuộc vận động đã từng bước trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa, thấm sâu vào nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập, công tác và lao động sản xuất, trong đó có 18 tập thể và 42 cá nhân được biểu dương, khen thưởng [58, tr. 7]. Ngoài ra, hưởng ứng phong trào này, năm 2008, BTV Huyện ủy còn tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia học tập, nghiên cứu 2 chuyên đề về “Thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Tổ chức thành công hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp huyện và tham gia hội thi cấp tỉnh đạt giải ba [34, tr. 3].

Công tác khoa giáo giai đoạn 2006 - 2010 cũng thu được nhiều kết quả tích cực. Trong nhiệm kỳ đã hoàn thành xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Mô giai đoạn 1930 - 2005” vào dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 -

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023