Nội Dung Kế Toán Hướng Đến Phát Triển Bền Vững Trong Doanh Nghiệp


hiệu suất liên quan đến mục tiêu được giao cho kế toán dựa trên mối quan hệ trách nhiệm cơ bản. (Ijiri, 1983)

Elliot và Jacobson (1991) có quan điểm tương tự về mô hình kế toán tài chính truyền thống, bao gồm cả báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong báo cáo cuối cùng công bố. Solomons (1995) mô tả một mô hình kế toán bao gồm các báo cáo tài chính truyền thống (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán) và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung làm nền tảng cho doanh nghiệp. Hiểu rò việc cung cấp báo cáo tài chính là giả định rằng người dùng chủ yếu quan tâm đến hiệu suất tài chính của tổ chức kế toán, được đo bằng lợi nhuận kế toán và dòng tiền, và tình hình tài chính của một đơn vị được đo bằng bảng cân đối kế toán. Mô hình kế toán tài chính đã phát triển để cung cấp thông tin liên quan đến các mục tiêu tài chính chính được của các chủ DN. Trong kế toán hướng đến sự PTBV, mục tiêu được giao cho kế toán viên là tạo ra lợi nhuận nhưng phải đảm bảo sự PTBV. Sử dụng phương pháp suy luận (Martin, 1994), một mô hình kế toán hướng đến sự PTBV có thể được thiết kế để cung cấp thông tin cho phép thực hiện việc đánh giá mục tiêu này.

Thông tin được cung cấp cho mục đích lập báo cáo PTBV phải có các thuộc tính định tính, vấn đề này được xác định trong tuyên bố của khái niệm kế toán SAC 3 (2002). Tương tự, nguyên tắc GRI cũng khẳng định sự cần thiết của việc cung cấp một tập hợp toàn diện các thuộc tính định tính của thông tin kế toán hướng đến sự PTBV, nó được hiểu như là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống kế toán hướng đến sự PTBV. Từ các cuộc thảo luận trong phần này, năm thành phần được xác định là không thể thiếu đối với mô hình kế toán tài chính: hồ sơ kế toán (Ijiri, 1983); các báo cáo kế toán (Elliot & Jacobson, 1991); mục tiêu của mô hình kế toán (Martin, 1994); nguyên tắc kế toán (Solomons, 1995); thuộc tính định tính (SAC3). Trong nội dung về thành phần của kế toán hướng đến sự PTBV được hướng dẫn dựa trên các thành phần được xác định gần giống như năm thành phần của mô hình kế toán tài chính. Kiến thức kế toán cũng có thể được sử dụng để cung cấp cho người sử dụng thông tin kế toán về những hạn chế và các giả định quan trọng làm cơ sở cho thông tin kế toán (Hines, 1991).


2.2.3 Nội dung kế toán hướng đến phát triển bền vững trong doanh nghiệp

Các nguyên tắc (2)

Sơ đồ 2.1 hiển thị năm thành phần của khung kế toán hướng đến sự PTBV được rút ra từ những phân tích trước đó về mô hình kế toán tài chính được mở rộng thành khung toàn diện (tham khảo bảng 2.1). Một giả định làm cơ sở cho đặc điểm của khung nghiên cứu này là các vấn đề về: mục tiêu của mô hình báo cáo; các nguyên tắc làm nền tảng cho việc áp dụng mô hình; thu thập dữ liệu; khung báo cáo; và các thuộc tính định tính của thông tin được tạo ra, là những vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong giai đoạn phát triển để thêm sự chặt chẽ và cấu trúc vào báo cáo thông tin kế toán hướng đến sự PTBV. Năm thành phần được mô tả trong sơ đồ 2.1 đại diện cho: Mục tiêu của kế toán hướng đến sự PTBV; Các nguyên tắc làm nền tảng cho việc áp dụng kế toán hướng đến sự PTBV; Công cụ thu thập dữ liệu, hồ sơ kế toán và kỹ thuật đo lường; Báo cáo PTBV được sử dụng để trình bày thông tin cho các bên liên quan; Thuộc tính định tính của thông tin được báo cáo bằng cách sử dụng báo cáo PTBV.


Mục tiêu (1)


Kĩ thuật thu thập(3)

Báo cáo (4)

Thuộc tính (5)

(Nguồn: tác giả tổng hợp, 2019)

Hình 2.1. Thành phần của khung kế toán hướng đến sự phát triển bền vững.

61


Bảng 2.1 Nội dung kế toán bền vững toàn diện



Mục tiêu của kế toán

bền vững

Nguyên tắc cơ bản

kế toán bền vững

Kỹ thuật thu thập, ghi

và đo lường dữ liệu

Báo cáo

Thuộc tính định tính của

thông tin kế toán bền vững

Đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức hướng tới mục tiêu bền vững

Trách nhiệm giải trình các bên liên quan

Tổ chức báo cáo


Định nghĩa về tính bền vững

Kì kế toán


Phạm vi

Chỉ số hoạt động Xác định giá trị


Phân tích vòng đời Thu thập dữ liệu chính

Mẫu báo cáo


Tần suất báo cáo

Minh bạch Đầy đủ Chính xác


Kịp thời


Kiểm toán

Cung cấp thông tin

hữu ích




Liên quan


Trọng yếu Bảo đảm vốn

Đơn vị đo lường Nguyên tắc dự phòng

Hồ sơ chính


So sánh Rò ràng

Tính trung lập Bối cảnh bền vững

Toàn diện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 10

(Nguồn: Tác giả tổng hợp,2019)


Mục tiêu chính của khung kế toán hướng đến sự PTBV là đo lường hiệu suất của tổ chức đối với mục tiêu PTBV. Hiệu suất đo lường thông tin theo hướng bền vững có thể phục vụ mục tiêu trách nhiệm hoặc quyết định hữu ích rò ràng trong việc cung cấp thông tin kế toán thông thường (Ijiri, 1983). Điều quan trọng đối với mục tiêu này là định nghĩa được lựa chọn về PTBV, quyết định độ phức tạp của khung kế toán. Nếu muốn khái niệm PTBV ngày càng trở nên phổ biến, một định nghĩa ba chiều về sự PTBV nên được thừa nhận rộng rãi, khung kế toán PTBV phải báo cáo về hiệu suất của tổ chức từ góc độ môi trường, xã hội và kinh tế. Dữ liệu được thu thập bởi khung kế toán hướng đến sự PTBV sẽ được báo cáo cho người dùng dưới dạng cả thông tin định lượng và định tính, phải tuân theo một loạt các thuộc tính định tính. Các thuộc tính này, được liệt kê và rút ra từ nguyên tắc báo cáo bền vững GRI, tương đương với các thuộc tính được quy định cho dữ liệu kế toán tài chính trong SAC 3 (2002).

2.2.4 Khung thể chế xây dựng báo cáo phát triển bền vững tại doanh nghiệp

Khung thể chế thường đề cập đến các nguyên tắc, sáng kiến hoặc hướng dẫn cung cấp cho các DN để giúp họ trong các nỗ lực CBTT liên quan đến báo cáo PTBV của họ. Hiện nay, có khá nhiều khung thể chế tồn tại phục vụ cho mục đích hướng dẫn cho các doanh nghiệp công bố thông tin trên báo cáo PTBV.

2.2.4.1 Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI)

GRI được thành lập vào năm 1997 bởi Tổ chức Hợp tác vì Môi trường (CERES) với mục đích tạo ra một khuôn khổ báo cáo về tính bền vững trên toàn cầu (GRI, 2011). Kể từ đó, hai phiên bản kế tiếp của Hướng dẫn GRI đã ra đời đó là báo cáo ở thế hệ thứ ba đã được phát hành là G3 và G3.1 (một phiên bản cập nhật của G3). Với phiên bản này, cách tiếp cận tham vấn từ nhiều bên có liên quan được sử dụng để tạo ra các hướng dẫn của G3.1 với sự nhấn mạnh hơn về tính rò ràng, mục đích của tiêu chí cũng như quá trình báo cáo. Bổ sung ngành nghề kinh doanh là hướng dẫn cụ thể cho các ngành công nghiệp khác nhau được cung cấp trong bản cập nhật này. Gần đây, một hướng dẫn thế hệ thứ tư (G4) đã được xây dựng. G4 bao gồm các đề xuất thay đổi liên quan đến vấn đề như khủng bố, chống tham nhũng và khí thải nhà kính (GHG). Các hướng dẫn trong báo cáo này không ràng buộc về mặt


pháp lý và có tính chất khuyến khích công bố thông tin một cách tự nguyện (Adams và Narayanan, 2007). Theo hướng dẫn của GRI, một báo cáo điển hình cần đề cập đến các lĩnh vực sau: tầm nhìn và chiến lược; hồ sơ công ty; cơ cấu quản trị và hệ thống quản lý; chỉ số nội dung GRI; tiêu chuẩn thực hiện (bao gồm tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường) (Adams và Narayanan, 2007). Tiêu chí hoạt động được chia thành "cốt lòi" hoặc "bổ sung". Tiêu chí 'cốt lòi' được xác định là nhóm các tiêu chí áp dụng chung và được giả định là quan trọng đối với hầu hết các công ty trong khi các tiêu chí 'bổ sung' đề cập đến các thực tiễn đang nổi lên, nó có thể áp dụng hoặc không áp dụng được đối với tất cả các doanh nghiệp. Chất lượng được định nghĩa trong các nguyên tắc GRI là tiêu chí phản ánh những tác động thực sự đáng kể về các mặt như kinh tế, môi trường và xã hội của công ty hoặc ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá và quyết định của các bên liên quan (GRI, 2011). Ba cấp độ ứng dụng là A, B và C tùy thuộc vào mức độ tiết lộ của công ty, cũng như liệu báo cáo đã trình bày có nhận được xác minh của bên thứ ba. Chester và Woofter (2005) tuyên bố rằng số lượng các công ty sử dụng chỉ dẫn của GRI đã tăng theo cấp số nhân và cho rằng đây là những số lý do phản ánh điều đó:

+ Nhu cầu thông tin ảnh hưởng đến xã hội và môi trường. Chester và Woofter (2005) chỉ ra rằng công ty áp dụng các nguyên tắc GRI có thể làm giảm đáng kể thời gian, cũng như nỗ lực trả lời các báo cáo về thông tin xã hội và môi trường. Nikolaeva và Bicho (2011) nhận thấy áp lực cạnh tranh và phương tiện truyền thông cùng với tầm nhìn của báo cáo TNXH về phương tiện truyền thông là những yếu tố quyết định quan trọng cho việc thông qua GRI.

+ Các báo cáo dựa trên GRI là tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp dùng GRI có điểm số cao hơn so với doanh nghiệp không dùng bộ chỉ số đánh giá này trong một tiêu chuẩn chung của chất lượng tổng thể về báo cáo PTBV. (Chester và Woofter, 2005, trang 19).

+ Hiệu suất tài chính cao hơn, doanh nghiệp sử dụng GRI có mức biến động giá trung bình thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận hoạt động tốt hơn (Chester và Woofter, 2005, Finch, 2005, Lim, 2014). Điều này có thể xuất phát bởi chi phí vốn cổ phần thấp hơn và dự báo của các nhà phân tích chính xác hơn từ kết quả trực tiếp của sự


minh bạch thông tin. Trong một nghiên cứu thực nghiệm bao gồm các công ty Úc, Lim (2014) cho thấy rằng các công ty này phát hành các báo cáo phi tài chính phần lớn hoạt động tốt hơn những công ty không có báo cáo này.

2.2.4.2. Dự án SIGMA

Dự án SIGMA mô tả chu trình bốn giai đoạn (lãnh đạo và tầm nhìn; lập kế hoạch; phân bổ; giám sát; đánh giá và báo cáo) chia thành từ 3 đến 5 cấp độ để quản lý và gắn kết sự bền vững trong một công ty. Các giai đoạn này và mục đích của chúng được trình bày trong phụ lục 1.1.

2.2.4.3. Hiệp ước Toàn cầu

Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc thúc đẩy 10 nguyên tắc dựa trên hầu hết các lĩnh vực như môi trường, nhân quyền, lao động và chống tham nhũng, tìm kiếm sự hợp tác của các tập đoàn và hỗ trợ các nguyên tắc này trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Những nguyên tắc này là: quyền con người; lao động; chống tham nhũng.

2.2.4.4. Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững

Hội đồng kinh doanh thế giới về PTBV (WBCSD) bao gồm các tập đoàn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. WBCSD cung cấp một loạt các công cụ để hỗ trợ gắn kết bền vững vào chiến lược hoạt động của doanh nghiệp như nghị định thư (GHG), bộ công cụ tài chính bền vững và khung tác động đánh giá WBCSD để chỉ một vài điểm lên quan đến sự PTBV của doanh nghiệp. Đặc biệt là khung tác động đánh giá WBCSD được coi trọng bắt đầu vào năm 2006 do các công ty thành viên của WBCSD đề nghị xây dựng một khuôn khổ có thể giúp họ đo lường tác động ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của một hoạt động với đánh giá tác động đến môi trường. Kết quả là một khuôn khổ bắt nguồn từ cách tiếp cận để đo lường hoạt động của một DN trong bốn lĩnh vực như quản trị hướng đến bền vững, tài sản, con người và dòng chảy tài chính. (phụ lục 1.2)

2.2.5 Báo cáo phát triển bền vững và các báo cáo tương đồng

Để khởi đầu cho việc cân nhắc về việc sử dụng báo cáo PTBV hoặc báo cáo TNXH, thì vấn đề nằm ở các khái niệm bao quát (chuẩn tắc) về PTBV và TNXH. Để cung cấp một hệ tham chiếu, tác giả dựa trên định nghĩa về TNXH của ủy ban


Châu Âu coi TNXH là “trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tác động của họ đến xã hội, tích hợp các mối quan tâm về xã hội, môi trường, đạo đức, quyền con người và người tiêu dùng vào hoạt động kinh doanh và chiến lược cốt lòi của họ”(Ủy ban Châu Âu, 2011: 6). Tương tự, tiêu chuẩn toàn cầu ISO 26000 mô tả trách nhiệm xã hội là “trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và hoạt động của mình đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và đạo đức” (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, 2010: 3) trong khi đề cập trực tiếp đến việc tối đa hóa sự đóng góp cho PTBV như là “mục tiêu tổng quát của một tổ chức” (trang 10). Những đặc điểm này cung cấp các liên kết trực tiếp đến tư duy PTBV. Theo tiến trình lịch sử, quan điểm của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới, nơi đặt công lý giữa các thế hệ với nhau và giữa các thế hệ với các quan điểm suy nghĩ, Dyllick và Hockerts (2002: 131) định nghĩa tính bền vững của doanh nghiệp là “đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp của một công ty mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan trong tương lai”. Để đạt được mục tiêu này, các công ty cần “duy trì nền tảng vốn kinh tế, xã hội và môi trường của họ” (Dyllick và Hockerts, 2002: 132) đề cập trực tiếp đến tư duy ba vấn đề của Elkington (1997). Lozano và Huisingh (2011) trình bày một quan điểm toàn diện hơn về tính bền vững bằng cách bao gồm một cách rò ràng về thời gian, tập trung vào “các quan điểm ngắn hạn, dài hạn và dài hạn hơn”. Họ đề xuất rằng có những mối tương quan động và đồng thời bên trong và giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, không chỉ tại một số thời điểm nhất định mà còn theo thời gian. Có thể thấy từ những quan điểm này này, PTBV và TNXH dần dần hội tụ với nhau (Hahn, 2011) và do đó trong khuôn khổ luận án này, tác giả coi báo cáo PTBV và báo cáo TNXH là những khái niệm nhất quán.

Dựa trên cơ sở chuẩn mực như vậy, hiệu quả hoạt động cụ thể của công ty trong lĩnh vực PTBV và TNXH được đo lường bằng phương pháp kế toán tính bền vững. Kế toán liên quan đến PTBV bao gồm các phương pháp quản lý thông tin và kế toán nhằm mục đích tạo ra dữ liệu chất lượng cao hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ liên quan đến PTBV của doanh nghiệp. Trên cơ sở dữ liệu kế toán đáng tin cậy, báo cáo liên quan đến PTBV sẽ cung cấp và chứng minh thông tin về tình trạng và


tiến trình PTBV của doanh nghiệp đối với các bên liên quan bên trong và bên ngoài thông qua các phương tiện giao tiếp được hợp thức hóa (Schaltegger và cộng sự, 2006). Mặc dù kế toán và báo cáo PTBV ngày càng nhận được mức độ phù hợp trong kinh doanh và học thuật, nhưng trọng tâm là về vấn đề thứ hai kể từ khi công bố thông tin và việc truyền thông nội bộ/bên ngoài về thông tin PTBV trực tiếp góp phần vào việc cung cấp các nguồn lực quan trọng của công ty từ các bên liên quan khác nhau (Herzig và Schaltegger, 2006; Deegan, 2002). Về mặt này, kế toán hướng đến PTBV đóng góp một cách gián tiếp vì nó chủ yếu nhằm mục đích đo lường nội bộ về hoạt động bền vững của tổ chức (Lamberton, 2005), do đó đóng vai trò là nền tảng của báo cáo PTBV.

Thực hiện báo cáo PTBV hiện nay chủ yếu mang tính chất tự nguyện để các công ty linh hoạt trong việc thử nghiệm cũng như công bố thông tin (Chen và Bouvain, 2009). Xét theo phạm vi này, thực tiễn báo cáo của công ty đã dẫn đến vô số tên gọi khác nhau cho các báo cáo gần đây (báo cáo quyền công dân của doanh nghiệp, báo cáo trách nhiệm của doanh nghiệp (xã hội), báo cáo phát triển bền vững, báo cáo giá trị bền vững và báo cáo bền vững) cũng chỉ ra những điểm tương đồng đã đề cập ở trên về báo cáo PTBV và báo cáo TNXH như là các khái niệm chuẩn tắc. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều nỗ lực nhằm mô tả đặc điểm của bất kỳ thuật ngữ nào được đề cập (Dahlsrud, 2008). Có xu hướng ngày càng tăng đối với báo cáo đa chiều (Kolk, 2010) và gần đây là báo cáo tích hợp (tích hợp thông tin bền vững cùng với thông tin tài chính truyền thống trong một báo cáo duy nhất để cung cấp bức tranh toàn cảnh về việc tạo ra giá trị theo thời gian) (KPMG, 2011; báo cáo tích hợp ủy ban Nam Phi, 2011). Tuy nhiên, báo cáo một chiều (báo cáo môi trường, báo cáo tài chính) vẫn tồn tại. Tuy nhiên, chỉ những báo cáo bao gồm đồng thời cả ba khía cạnh của tính bền vững mới thực sự được coi là “báo cáo phát triển bền vững” trong khi các báo cáo thực nghiệm chỉ đơn thuần liên quan đến tính bền vững vì chúng chỉ bao gồm các khía cạnh riêng biệt của tính bền vững. Theo nghĩa này, các “báo cáo bền vững” được gọi là “báo cáo bền vững” cũng thường loại trừ các khía cạnh quan trọng, đặc biệt là khỏi trụ cột kinh tế thường được trình bày trong các báo cáo hàng năm riêng biệt. Các tài

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí