Đặc Điểm Khí Hậu, Địa Hình, Đất Đai Khu Vực Nghiên Cứu


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm khí hậu, địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu

3.1.1: Huyện Trà Lĩnh - Tỉnh Cao Bằng

Huyện Trà lĩnh là huyện miền núi, có địa hình khá phức tạp, tạo nên các khu, các vùng địa hình khác nhau. Vùng thì núi non hiểm trở, vùng thì đồi núi xen kẽ các thung lũng nhỏ hẹp. Phía Tây Bắc của huyện có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với cấu trúc chủ yếu là đá vôi phong hóa mạnh, tạo ra nhiều hang động (Castơ). Phần phía Đông và phía Đông Nam là các dãy đồi thoải nhấp nhô liên tiếp nhau không theo hướng nhất định, khu vực trung tâm huyện tạo thành vùng thung lũng tương đối bằng phẳng. Huyện Trà Lĩnh là khu vực thấp trũng so với các huyện lân cận, đặc biệt thấp hơn nhiều so với nước bạn Trung Quốc, đã dẫn tới hiện tượng trữ nước, khí hậu á nhiệt đới thể hiện rõ rệt.


Địa điểm nghiên cứu

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Trà Lĩnh


Địa mạo của huyện có thể chia thành hai miền khác nhau như sau:

* Miền núi đá vôi

Bao gồm các xã: Cô Mười, Quang Vinh, Lưu Ngọc, Tri Phương, Quang Trung và một phần Cao Chương, Quốc Toản. Vùng này có độ cao trung bình từ 700-800m so với mặt nước biển, quá trình castơ phát triển mạnh làm cho địa hình hiểm trở, nhiều suối ngầm. Vấn đề mất nước xảy ra thường xuyên ngay cả sau trận mưa (nước thấm qua khe castơ về khu vực hồ Thăng Hen qua huyện Hòa An chảy về sông Bằng Giang). Do đó, về mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống, ở vùng này không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu dành cho mục đích lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn.

* Miền đồi cao núi thấp

Đây là miền kéo dài từ khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh qua huyện lỵ được phân bố trên các phần đất thuộc thị trấn Hùng Quốc và các xã: Quang Hán, Xuân Nội và một phần Cao Chương, Quang Trung, Quốc Toản có độ cao trung bình từ 600-800m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 25- 400 (phần lớn là 30-350) hình thể ở đây là các dãy núi thấp đan chéo vào các dải đồi cao không theo hướng nhất định. Giữa các vùng đồi núi tạo nên các thung lũng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Khu vực này có thể khai thác cho sản xuất nông lâm kết hợp.

Nhìn chung, huyện Trà Lĩnh là một huyện có nhiều núi đá vôi chiếm trên 60% diện tích đất tự nhiên. Điều kiện địa hình của huyện đã gây ra những hạn chế không nhỏ cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là những xã vùng cao, vùng sâu như xã Lưu Ngọc và xã Quang Vinh. Đất đồi có độ dốc lớn cộng với rừng bị chặt phá khai thác bừa bãi các năm trước 1990 đã làm tăng thêm sụt lở, xói mòn ở nhiều nơi trong huyện.

Trà Lĩnh là huyện có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú và đa dạng. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có 18.789,9 ha, độ che phủ rừng đạt 52,5%. Rừng Trà Lĩnh có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên thảm thực vật tự nhiên Trà Lĩnh còn lại thưa thớt, có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên địa bàn huyện, các vùng rừng tập trung chủ yếu ở những nơi hiểm trở, ven biên


giới với nước bạn Trung Quốc. Các quần thể thực vật ở huyện phân bố theo các độ cao khác nhau.

Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên ở địa điểm xây dựng mô hình


Tọa độ địa lý

22°49'59.2" N106°17'57.5"E

Độ cao so mực nước biển (m)

718

Số giờ nắng trung bình (giờ/năm)

1.330,2

Nhiệt độ trung bình (nhiệt độ/năm)

20,20

Độ ẩm không khí (%/năm)

81,80

Lượng mưa TB (mm)

1.769,52

Độ dốc (độ)

5-25

Loại đất/đá

Faralit vàng nhạt

Độ dầy tầng đất (cm)

>50

Đá lẫn, đá lộ đầu

Trung bình

Thực bì

Rừng tự nhiên nghèo kiệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

(Trích Niên giám thống kê tỉnh, Cao Bằng từ năm 2011 đến năm 2015).


Hệ động vật rừng của huyện còn khá phong phú, với các loài động vật như: Nai, Sóc …Tuy nhiên do tình trạng khai thác rừng làm nương rẫy, săn bắn thú rừng bừa bãi đã làm cho hệ động thực vật rừng của huyện đang mất dần tính đa dạng và giảm dần về số lượng. Mô hình nghiên cứu tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng có độ cao 718m (bảng 3.1).

3.1.2: Huyện Trạm Tấu - Tỉnh Yên Bái:

Huyện Trạm Tấu là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Yên Bái, có toạ độ địa lý: Từ 20021’ đến 21040’ vĩ độ Bắc, Từ 104017’ đến 1040 40’ kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính:

Phía Tây Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Phía Đông, Đông Bắc, Đông Nam giáp với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.


Phạm vi vùng Dự án 661 thực hiện trên địa bàn 01 thị trấn và 11 xã của huyện Trạm Tấu đó là: các xã Hát Lừu, Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Trạm Tấu, Pá Hu, Pá Lau, Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Xi Láng và Thị trấn Trạm Tấu.



sơ đồ vị trí huyện Trạm Tấu trong tỉnh Yên bái T hà giang H H L L L ô ô c c Y Y 1

sơ đồ vị trí

huyện Trạm Tấu trong tỉnh Yên bái


T. hà giang



HH.. LLLôôcc YYYªªnn


T. tuyên quang


T. Lao Cai


HH.. VVV¨¨nn YYYªªnn


T. Lai Châu

HH.. YYYªênn BB×ìnnhh

HH.. MMïï CCaaannggg CChhảiiiii



TTrrÊÊÊnn YYYªnn



T. Sơn La


HH.. VVV¨¨nn CCChhÊÊÊnn

T. Phú thọ


HH.. TTrr¹¹ạmmmTTÊÊÊuu



T. Sơn la


Địa điểm nghiên cứu

Hình 3.2. Bản đồ hành chính huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái Khu vực nghiên cứu thuộc xã Túc Đán có ranh giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Phía Tây, Nam giáp tỉnh Sơn La.

Phía Đông giáp thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Toàn bộ đất đai huyện Trạm Tấu thuộc hệ thống dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở sườn đông dãy Púng Luông. Có địa hình núi trung bình đến cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn (độ dốc trung bình từ 270 đến 350). Độ cao trung bình toàn huyện so với mực nước biển từ 600 - 800 m, có các đỉnh núi cao như Trung Xang Xi cao 2.978,9 m ở xã Xà Hồ, đỉnh Fu Sa Fin cao 2.875 m, đỉnh Phu Lông Mê cao 2.399 m, điểm

thấp nhất cao 390 m ở địa phận xã Pá Hu, Trạm Tấu.


Địa hình huyện Trạm Tấu có đặc điểm cao dần từ đông sang tây với nhiều dãy núi cao hợp thuỷ sâu vách đứng, hệ số xâm thực lớn, về cơ bản có các dạng địa hình chính sau: địa hình núi cao, địa hình núi trung bình, địa hình núi thấp độ cao từ 400 - 800 m, địa hình thung lũng và trũng giữa núi gồm các thung lũng thấp nằm giữa các dãy núi lớn.

Do đặc điểm địa hình, địa thế của huyện rất phong phú đa dạng khác nhau nên có điều kiện phát triển thành hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn bền vững, mặt khác cũng là khó khăn, thách thức trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ một cách hiệu quả nhất.

Khu vực nghiên cứu rộng 20 ha, nằm trên kiểu địa hình sườn dốc, có độ cao từ 800 m - 1.000 m thuộc địa hình núi trung bình, độ dốc từ 15 - 30o.

* Đất đai, khí hậu, thủy văn

+ Thổ nhưỡng

Theo tài liệu thổ nhưỡng của Hội khoa học đất Việt Nam. Thổ nhưỡng huyện Trạm Tấu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa trên núi. Đất ở đây có quá trình phong hoá tương đối mạnh, tầng đất mỏng tới dầy, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình.

Kết quả nghiên cứu đất đai trong vùng được chia làm 4 nhóm:

- Nhóm đất phù sa (P): Fluvisol (FL) có diện tích 9 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở khu vực Ngòi Thia giáp huyện Văn Chấn, tuỳ theo thành phần mẫu chất suối chảy qua mà thành phần sản phẩm bồi tụ có những đặc tính lý, hoá học khác nhau.

- Nhóm đất xám (X): Acrisols (AC) có diện tích 48.372,01 ha, chiếm 65,07% diện tích tự nhiên toàn vùng, là nhóm có diện tích lớn nhưng phân bố phần lớn ở diện tích đồi núi của huyện ở độ cao dưới 1.800 m, ở tất cả các xã trong huyện nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã Túc Đán, Làng Nhì, Tà Xi Láng...Đây là nhóm đất được hình thành tại chỗ ở địa hình đồi núi, chủ yếu có độ dốc lớn, đất có tầng B tích sét (tầng Argic) với khả năng trao đổi ion dưới 24me/100g đất độ no bazơ nhỏ hơn 50% tối thiểu ở một phần tầng ở từ 0 - 125cm không có tầng E nằm đột ngột ngay ở trên một tầng có tính thấm chậm, đất có mầu đỏ vàng trên đá mắc ma axits, phiến


sét, biến chất, phù sa cổ, đá, cát đất đều có phản ứng chua, độ no ba zơ thấp, hoạt tính thấp.

- Nhóm đất đỏ (F): Ferrasol (FR) có diện tích 8.262,26 ha, chiếm 11,12% diện tích tự nhiên toàn huyện phân bố tập trung ở một số xã như Trạm Tấu, Bản Công, chủ yếu trên địa hình có độ dốc trên 150, có tầng dầy trên 30 cm có khả năng trao đổi cation nhỏ hơn hoặc bằng 16me/100g sét, có dưới 10% khoáng có thể phong hoá trong cấp hạt 50 - 200 mm có dưới 5% đá chưa phong hoá, có dưới 10% sét phân tán trong nước. Đây là nhóm đất có phản ứng chua, khả năng hấp thu không cao,

khoáng sét chủ yếu là Kaolinit, có quá trính tích luỹ Fe và Al hạt kết tương đối bền.

- Nhóm đất mùn Alis trên núi cao (A): Alisol (AL) có diện tích 14.915,6 ha, chiếm 20,26% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở tất cả các xã vùng cao, trên các địa hình núi cao có độ cao tuyệt đối trên 1.800 m so với mặt nước biển được hình thành tại chỗ, nhiệt độ thấp, quá trình tích luỹ mùn chiếm ưu thế, quá trình khoáng hoá yếu, đất có phản ứng chua (KHklc từ 4 - 5) độ no bazơ thấp dưới 45% hàm lượng mùn ở tầng mặt giàu trên 5% các tầng dưới giảm đột ngột phần lớn có tầng mỏng dưới 100 cm. Nhóm đất khác: có diện tích 2.643,33 ha, Chiếm 3,54% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Đất tại khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất xám, phát triển trên đá biến chất Gnai.

+ Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa trên núi trung bình, thường có mùa đông lạnh khô, mùa hè oi nóng. Chia ra thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Chế độ gió:

Về mùa đông do có khối không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống gây ra gió mùa Đông Bắc, khi về đến dãy Hoàng Liên Sơn bị chặn lại và theo các máng trũng của sông Hồng đến Trạm Tấu theo hướng Đông. Do trải qua một chặng đường dài với nhiều dãy núi cao nên thường bớt lạnh và thỉnh thoảng có mưa phùn.


Về mùa hè gió có nguồn gốc từ lục địa qua Lào thổi sang nên đã chuyển từ nóng ẩm sang nóng khô nhất là từ tháng 4 đến tháng 6. Gió Đông Nam từ vịnh Bắc bộ thổi vào mang theo nhiều hơi nước dễ gây ra mưa rào, dông hoặc lốc xoáy.

Ngoài ra còn có gió địa phương như gió Than Uyên, gió Bình Lư...hình thành do chênh lệch áp suất ở từng khu vực tạo nên, loại gió này thường xuất hiện vào mùa hè và rất khô nóng.

Khu vực Hoàng Liên Sơn là nơi tan rã của các cơn bão nên huyện Trạm Tấu ít có gió mạnh không gây ảnh hưởng cho sản xuất cũng như đời sống nhân dân trong vùng.

- Chế độ mưa và ẩm: huyện Trạm Tấu là vùng có lượng mưa ít nhất trong tỉnh Yên Bái, lượng mưa bình quân năm 2.121,2 mm, phân bố không đều trong năm. Tháng mưa nhiều nhất là từ tháng 5 đến tháng 9, tháng mưa ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình trong năm 87%, số giờ nắng trung bình/năm là 1.593 giờ.

- Chế độ nhiệt: Khu vực nghiên cứu có nhiệt độ không khí bình quân năm là 18 - 22 0C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, lạnh nhất là tháng 1, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, tổng tích ôn hàng năm từ 6.500 - 7.500 0C.

- Các hiện tượng thời tiết bất thường: ở các vùng núi cao thỉnh thoảng xảy ra sương muối, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra vào mùa hè thường có gió Lào khô nóng trong nhiều ngày, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.

+ Thuỷ văn

Trong huyện Trạm Tấu không có hệ thống sông lớn nhưng lại có nhiều suối nhỏ, lưu lượng nước ít, tốc độ dòng chảy mạnh do chảy qua vùng địa hình chia cắt, độ dốc lớn như: suối Ngòi Thia, Ngòi Nhì, Ngòi Mù, Nậm Tung, Huổi Sa Phin....các suối này phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc.

Do địa hình phức tạp và thảm thực vật bị phá hoại mạnh mẽ nên chế độ thuỷ văn đã gây ra sự chênh lệch về lượng nước mặt giữa hai mùa. Về mùa mưa nước chảy mạnh thỉnh thoảng có lũ quét xảy ra gây thiệt hại cho sản xuất và ách tắc giao thông đi lại của nhân dân. Về mùa khô nước thường bị cạn ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.


3.1.3. Tính chất đất tại các địa điểm xây dựng mô hình

Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất tại địa điểm nghiên cứu



STT


Tên mẫu


pH


OM


Nts


Tổng số (%)

Độ chua trao đổi

(me/100g)


KCl


(%)


(%)


K2Ots


P2O5ts

H+

Al3+


Cao Bằng

CB 01

4,86

0,840

0,033

0,462

0,100

0,101

2,363

CB 02

5,83

0,628

0,028

0,486

0,086

0,141

2,363

CB 03

7,05

5,082

0,283

0,473

0,187

0,101

2,060


Yên Bái

YB 01

6,69

0,752

0,039

0,368

0,133

0,091

1,121

YB 02

6,45

0,689

0,039

0,371

0,100

0,091

1,404

YB 03

6,17

1,218

0,033

0,405

0,111

0,091

1,121


STT


Tên mẫu

Chua thủy phân


Thành phầ


n cơ giới




me/100g


2 - 0.02

0.02 -

0.002


< 0.002


Cao Bằng

CB 01

8,799

78,69

20,28

2,03

CB 02

8,359

74,55

16,27

10,17

CB 03

7,223

86,56

8,25

6,19


Yên Bái

YB 01

3,582

82,62

8,17

10,21

YB 02

4,761

90,85

6,09

4,06

YB 03

4,414

88,81

6,10

6,10

Tính chất hóa học của đất: Kết quả phân tích đất của các phẫu diện được tập hợp cho thấy đất tại hai mô hình có độ chua trao đổi là từ 0,09 – 0,141me/100g. Phản ứng của đất là PH KCL từ 4,86 – 6,69 độ chua thủy phân từ 3.582 – 8.779 ,e/100g. Hàm lượng lân tổng số là từ 0,08 – 0,187%. Kali tổng số từ 0,368 – 0,486%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023