Phát Huy Vai Trò Của Nông Dân Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Gắn Liền Với Phát Huy Lợi Thế Vùng Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

133


quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…” [50, tr.108]. Hoạt động phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới phải xoay quanh người nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho người nông dân.

4.1.2. Phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng gắn liền với phát huy lợi thế vùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Vùng ĐBSH là trung tâm về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước; là vùng hội tụ nhiều lợi thế nhất, thuận lợi nhất trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.

Về kết cấu hạ tầng, ĐBSH là vùng có hệ thống giao thông kết nối tốt nhất của cả nước và ngày càng hoàn thiện hơn gồm đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt đã tạo động lực để liên kết thúc đẩy và chuyển dịch kinh tế của vùng.

Về nguồn nhân lực, đây là trung tâm hàng đầu về cung ứng nguồn nhân lực, không chỉ nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường đại học mà còn cả nguồn nhân lực lao động phổ thông. Vùng ÐBSH có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ trí thức giỏi, nhân dân có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Vùng đã tập trung khoảng 26% số cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% số cán bộ có trình độ trên đại học, 23,6% lực lượng lao động kỹ thuật của cả nước. Có gần 100 trường cao đẳng, đại học, 70 trường trung học chuyên nghiệp, 60 trường công nhân kỹ thuật và 40 trường dạy nghề; hàng trăm viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có nhiều viện đầu ngành, hơn 20 bệnh viện đầu ngành, là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước; 100% số tỉnh, thành phố đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi quy định (mục tiêu cả nước là đến năm 2010). Thực tế cho thấy, vùng ÐBSH dẫn đầu các vùng trong cả nước về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng nghiên cứu triển khai khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Về thể chế, vùng ĐBSH có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đây là lợi thế quan trọng riêng có của vùng ĐBSH mà các vùng khác trên cả nước không có được. Nhờ đó, vùng ĐBSH có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thí điểm, đề xuất những cơ chế, chính sách mới.

Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có các vùng sinh thái đa dạng, có cả đồng bằng, trung du và miền núi; có đồng ruộng màu mỡ với đồng bằng ven biển từ thị xã Móng Cái

134

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.


(Quảng Ninh) đến huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng ÐBSH được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Hàng năm, tổng sản lượng lương thực có hạt, thực phẩm và nhiều loại nông sản khác đứng thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long); đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh lương thực và hàng hóa nông sản xuất khẩu. Vùng ĐBSH có điều kiện tự nhiên và tài nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 18

4.1.3. Phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng phải gắn với yêu cầu nâng cao năng lực của nông dân đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong bối cảnh CMCN 4.0, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT- TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (04/5/2017). Tiếp theo đó Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (27/9/2019) khẳng định những cơ hội và thách thức to lớn mà cuộc cách mạng này mang lại cho Việt Nam.

Cuộc CMCN 4.0 mang lại cho nông dân rất nhiều cơ hội phát triển: i) cơ hội ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng, thương hiệu nông sản, qua đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân; ii) cơ hội tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Bên cạnh những cơ hội to lớn thì thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại cho nông dân cũng không hề nhỏ trên các phương diện: việc làm, phân hóa thu nhập, an sinh xã hội của nông dân.

Trước ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hóa và cuộc CMCN 4.0, nông dân là lực lượng yếu thế, dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Để nông dân thích ứng, trụ vững và phát triển trong bối cảnh mới, Nghị quyết 26 của Đảng ta đã khẳng định: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn…; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.” [45, tr.125].

Để đạt được mục tiêu quan trọng đó, vấn đề nâng cao năng lực mọi mặt cho nông dân được đặt ra cấp bách. Để thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa và CMCN 4.0, những năng lực cơ bản cần có của nông dân bao gồm năng lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; năng lực sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, mạng internet; năng lực lên kế hoạch và tổ chức sản xuất hiệu quả, năng lực hạch toán kinh doanh; năng

135


lực liên kết với các chủ thể trong chuỗi giá trị nông sản. Cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp, cuộc cách mạng trong tư duy, năng lực và phong cách của người nông dân.

4.1.4. Tăng cường vai trò của hệ thống chính trị các cấp trong việc phát huy vai trò của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đảng ta đã khẳng định trong Nghị quyết số 26/NQTW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân.” [45, tr.125].

Hệ thống chính trị nông thôn có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện, động viên tinh thần để nông dân tích cực phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Hệ thống chính trị các cấp ở nông thôn vùng ĐBSH có vai trò, chức năng, nhiệm vụ tổ chức, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất và đời sống mọi mặt của cư dân nông thôn. Trong đó, tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, chính quyền các cấp có vai trò quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò đoàn kết, tập hợp quần chúng.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn; củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, nhất là cấp huyện, xã và các lĩnh vực khác ở nông thôn. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức xã. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn; tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân Việt Nam trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Chăm lo xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

136


4.2. GIẢI PHÁP

4.2.1. Nâng cao nhận thức và năng lực của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong bối cảnh CMCN 4.0, nhận thức của nông dân vùng ĐBSH còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho nông dân trong vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc thì hành động mới đúng hướng, tích cực và hiệu quả.

Nông dân vùng ĐBSH cần nhận thức được sự tác động trực tiếp của cuộc CMCN

4.0 đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của chính họ; nhận thức được những yêu cầu phải nâng cao trình độ mọi mặt để thích ứng và nắm bắt những cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại. Nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh của vùng. Nhận thức về yêu cầu và đòi hỏi của thị trường nông sản ngày càng cao và sự cần thiết của ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và phân phối. Nhận thức về sự cần thiết phải liên kết với các chủ thể hình thành chuỗi giá trị nông sản công nghệ cao....

Để nâng cao nhận thức của nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh hiện nay cần thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền. Công tác tuyên truyền góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của nông dân, qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của nông dân trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh. Thông qua công tác tuyên truyền, những mô hình, hiệu quả, những cách làm hay có điều kiện lan tỏa để các địa phương có thể áp dụng.

Về chủ thể tuyên truyền chính là hệ thống chính trị - xã hội các cấp, Hội Nông dân các cấp vùng ĐBSH. Về nguyên tắc tuyên truyền: V.I.Lênin đã chỉ rõ: “nông dân là người thực tế và thiết thực; đối với họ chúng ta phải cung cấp những ví dụ cụ thể” [96, tr.243]. Nông dân luôn quan tâm đến những lợi ích trước mắt, liên quan trực tiếp đến bản thân họ. Nông dân không cần lý thuyết suông mà cần hiệu quả thực tế, cần lợi ích thiết thực. Khi tuyên truyền, vận động, thuyết phục nông dân cần phải chú ý đến đặc điểm tâm lý quan trọng này của nông dân. Do đó, công tác tuyên truyền đối với nông dân cần tránh những lập luận chung chung, trừu tượng, khó hiểu, khó nắm bắt mà cần những dẫn chứng, những ví dụ thực tiễn sinh động, cụ thể thì mới thuyết phục được họ. Một đặc

137


điểm tâm lý điển hình nữa của nông dân là ngại sự thay đổi, sự đổi mới. Chỉ khi nào họ tự mình thấy được, hiểu được lợi ích trực tiếp thì họ mới tin tưởng và làm theo.

Về nội dung tuyên truyền: tuyên truyền về chủ trương, chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước; tác động (cơ hội và thách thức) và yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn; hiệu quả của các mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao điển hình của vùng qua đó tạo sức lan tỏa, thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân trong vùng; kiến thức về pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nông dân, phát huy dân chủ cơ sở và thực hiện an ninh trật tự nông thôn; kiến thức về khoa học công nghệ, kiến thức về hội nhập quốc tế, kiến thức về chuyển đổi số nông nghiệp và nông thôn, kiến thức về thị trường, kinh doanh nông nghiệp, kiến thức về thương hiệu nông sản; xây dựng đời sống văn hóa mới; ý thức bảo vệ môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp; lợi ích kinh tế - xã hội của các chủ thể trong liên kết chuỗi nông sản, các mô hình liên kết điển hình; tuyên truyền vận động hội viên nông dân cả nước tích cực ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tăng cường cập nhật, phổ biến triển khai các công nghệ của công nghiệp 4.0 như điện toán đám mây (Cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), xử lý dữ liệu lớn (Big data), nông nghiệp chính xác (Preciesion agriculture)... vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, bám sát thực tiễn, cụ thể, thiết thực để đem lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác tuyên truyền, cần tập trung vào một số hình thức tuyên truyền cụ thể sau:

i) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Truyền thông đại chúng là quá trình truyền tải và phổ biến thông tin xã hội đến số lượng công chúng lớn, phân tán về không gian, thời gian. Tin tức từ hệ thống này đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và gián tiếp; được thực hiện thông qua cơ chế trung gian như đài phát thanh, truyền hình, sách, báo, các tạp chí, báo mạng điện tử... Hiện nay, phương tiện truyền thông đại chúng rất phát triển, đến được với từng người dân, từng gia đình, vì vậy cần thông qua các trang thông tin truyền thông này để tuyên truyền chủ trương, chính sách và phương pháp tiến hành xây dựng nông thôn mới một cách sâu rộng, nhanh chóng và phổ biến. Cùng với đó là tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, điển hình tiên tiến về các gia đình tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới, các mô hình làm kinh tế gia đình giỏi, cách làm hay về xây dựng nông thôn mới. Chính quyền từ trung ương đến địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, xã) cần quan tâm

138


hơn nữa đến việc phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình địa phương, tòa báo, website để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuyên mục về nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: “Dạy nghề”, “Bạn của nhà nông”, “Cùng nông dân bàn cách làm giàu”, “Nhà nông cần biết”, “Sinh ra từ làng” (Đài Truyền hình Việt Nam); “Hướng tới nông thôn Việt Nam no ấm, giàu đẹp, văn minh” (Hệ VOV1), “Nhân vật và sự kiện” (Hệ VOV2), “Xây dựng NTM, chuyên mục hôm nay” (Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam); http://nongthonmoi.gov.vn (Văn phòng điều phối chương trình Mục tiêu xây dựng Quốc gia xây dựng nông thôn mới), http://nongthonmoihanoi.gov.vn (Văn phòng điều phối chương trình Mục tiêu xây dựng Quốc gia xây dựng nông thôn mới Hà Nội),... Bên cạnh đó, hiện nay một kênh thông tin rất phát triển, tỷ lệ người dùng tăng lên đó là tuyên truyền qua mạng internet, sử dụng các trang mạng xã hội, như sử dụng các mạng xã hội quốc tế (lập fanpge facebook, youtube, twitter, blog,...), mạng trong nước đã bắt đầu hợp tác với chính quyền một số tỉnh để cung cấp thông tin như Zalo, Mocha, Gapo, Lotus.

ii) Tuyên truyền thông qua hình thức sử dụng tài liệu và các công cụ trực quan khác. Các ngành liên quan cần nhanh chóng biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, tài liệu tham khảo, tài liệu hỏi - đáp, tờ gấp, tờ rơi, các bộ ảnh,...có chất lượng tốt tuyên truyền về vai trò của gia đình trong xây dựng nông thôn mới, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng, địa bàn tuyên truyền, các tài liệu này cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm theo và được phát đến từng người dân, từng gia đình. Ngoài ra, địa phương cần treo các tờ panô, áp phích,... trên đường, nhà văn hóa để người dân dễ dàng tiếp nhận, mang tính quần chúng. Đây là hình thức tác động nhanh nhất, tuy không đầy đủ nhưng mang tính khẩu hiệu, dễ tác động vào suy nghĩ và hành động.

iii) Tuyên truyền thông qua hình thức tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua, cuộc thi tìm hiểu...Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ, các ban ngành, địa phương cần tổ chức thường xuyên và nâng cao chất lượng của phong trào thi đua, để tạo khí thế mới, khích lệ nông dân, các gia đình tham gia thi đua xây dựng đường làng, ngõ xóm, nâng cao lao động sản xuất, góp phần nhanh chóng đạt chuẩn nông thôn mới. Cuộc thi “Tôi là nông dân 4.0” do Báo Nông Thôn Ngày Nay/Báo Điện tử Dân Việt tổ chức nhằm đón đầu cuộc CMCN 4.0 cũng như khuyến khích nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã… tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, đồng thời, nâng cao hiểu biết và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số, sử dụng mạng xã hội, internet của nông dân trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

139


iv) Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hình thức sân khấu hóa. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, hiện nay đời sống vật chất của người dân, gia đình được nâng cao hơn nên họ quan tâm hơn đến đời sống tinh thần. Vì vậy, thời gian tới, các địa phương cần tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền dưới hình thức cổ động trực quan, các cuộc thi tìm hiểu về đề tài nông thôn mới, huy động gia đình tham gia xây dựng nông thôn mới thông qua: sân khấu hóa, sáng tác, tập huấn, liên hoan văn hóa văn nghệ, hội thi văn nghệ, thi đấu thể thao, giao lưu, tọa đàm, liên hoan tuyên truyền lưu động,... Thông qua các chương trình này nông dân có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, vừa góp phần cổ vũ tinh thần phấn đấu, hăng say xây dựng nông thôn mới.

v) Nâng cao nhận thức của nông dân thông qua các tổ chức của nông dân

Các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên tích cực thực hiện đổi mới phương pháp tuyên truyền, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới.

Lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên phối hợp cùng các cộng tác viên tuyên truyền miệng và những người có uy tín để vận động nông dân tự nguyện tham gia thực hiện các tiêu chí tại địa phương, “đả thông tư tưởng” để các gia đình đóng góp cho xây dựng nông thôn mới, nhất là hiến tặng đất đai, đóng góp tiền của, ngày công cho các tiêu chí phục vụ trực tiếp đời sống của gia đình như đường làng, ngõ xóm, nhà văn hóa, vệ sinh môi trường, y tế,...

Trong công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, vai trò đặc biệt quan trọng là sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình điểm, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân, phụ nữ, đoàn viên và đưa nội dung tuyên truyền, phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới vào ký kết giao ước thi đua hàng năm.

4.2.1.2. Nâng cao năng lực của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Hiện nay, năng lực thích ứng với CMCN 4.0 của nông dân vùng ĐBSH còn rất nhiều hạn chế: trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, năng lực ứng dụng công nghệ cao, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực liên kết với các chủ thể trong chuỗi giá trị nông sản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao

140


của vùng. Để nâng cao năng lực của nông dân vùng ĐBSH nhằm đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0 cần tập trung thực hiện những giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nông dân vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0.

Trước hết, cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hướng nghiệp phổ thông tại khu vực nông thôn vùng ĐBSH. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho hệ thống giáo dục phổ thông các địa phương vùng ĐBSH. Chú trọng công tác hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở nông thôn trong vùng, phân luồng học sinh từ bậc trung học, giúp học sinh đăng ký học nghề phù hợp với trình độ, năng lực bản thân, định hướng phát triển của địa phương. Đặc biệt, tập trung định hướng dạy nghề liên quan đến các sản phẩm lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị nông sản, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCCOP)...

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Công tác đào tạo nghề góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn vùng ĐBSH. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn trong vùng cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Cần xây dựng chiến lược đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0 với hai hướng đào tạo cơ bản, bao gồm: (i) đào tạo nghề nông theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; (ii) đào tạo nghề phi nông nghiệp, nhất là về chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái.

Đối với hướng đào tạo và phát triển đội ngũ “nhà nông chuyên nghiệp” của vùng ĐBSH trong bối cảnh CMCN 4.0. Đội ngũ nhà nông chuyên nghiệp chính là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng. Họ sẽ là những nông dân chuyên nghiệp thay thế cho lực lượng lão nông tri điền” làm nông nghiệp theo kinh nghiệm kiểu cha truyền con nối. Đội ngũ nhà nông chuyên nghiệp có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm sản xuất, có năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet, có năng lực lập kế hoạch, tổ chức và quản lý sản xuất, có năng lực ứng dụng công nghệ cao, năng động, sáng tạo, có năng lực liên kết trong chuỗi giá trị nông sản và nhạy bén với thị trường...Để xây dựng đội ngũ nhà nông chuyên nghiệp của vùng ĐBHS cần hoàn thiện bộ kỹ năng nghề giúp nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN 4.0. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Đề án thành lập Hội đồng Kỹ năng nghề Quốc gia trong lĩnh

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí