Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam - 9


Nơi có dốc lớn hơn 150 hoặc không có điều kiện cày ngầm thì cuốc hố kích thước 40x40x40cm, lớp đất mặt để sang một phía, nhặt bỏ gốc, rễ cây nếu có.

Bón lót mỗi hố 200-300 gam Supe lân, nơi có điều kiện bón thêm 200 gam phân vi sinh hoặc 1kg phân chuồng hoai. Gạt lớp đất mặt xuống trộn đều với phân, sau đó lấp hố cao hơn mặt đất tự nhiên 2-3cm. Thời gian bón lót và lấp hố phải xong trước khi trồng 10-15 ngày.

Kỹ thuật trồng

Trồng vào thời điểm râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất trong hố phải đủ ẩm. Rải cây đến từng hố trước khi trồng, cây đã rải ra hố phải trồng hết trong ngày.

Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn bầu 1-2cm ở vị trí giữa hố đã lấp.

Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu.

Dùng đất tơi ở lớp đất mặt bên ngoài lấp đầy hố, lèn chặt đất xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3- 5cm.

Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng Trồng dặm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Sau khi trồng 20-30 ngày, phải kiểm tra tỷ lệ sống, nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm, nếu trên 85% chỉ trồng dặm lại ở những nơi cây chết tập trung, kỹ thuật trồng dặm như trồng chính.

Sau 1 năm, nếu tỷ lệ sống chưa đạt 85% thì phải tiếp tục trồng dặm bằng cây con của năm trước.

Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam - 9

Chăm sóc rừng trồng

- Chăm sóc năm thứ nhất

Trồng vào vụ xuân chăm sóc 2 lần vào tháng 7 và tháng 10.

Chăm sóc lần 1: Phát dọn thực bì toàn diện. Những nơi xử lý thực bì theo băng, phát dọn thực bì ở băng chặt và những cây trong băng chừa chèn ép cây trồng.

Chăm sóc lần 2: Phát dọn thực bì như lần 1, xới cỏ và vun gốc cho cây đường kính 0,8m.

Trồng vào vụ xuân hè: Chăm sóc 1 lần như lần 2 nói trên vào tháng 10. Trồng vào đầu mùa mưa: Chăm sóc 1 lần như lần 2 nói trên vào cuối mùa mưa.


- Chăm sóc năm thứ 2

Chăm sóc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

+ Chăm sóc lần 1: Phát dọn thực bì như lần 1 năm thứ nhất. Xới cỏ quanh gốc. Bón thúc 100 gam phân NPK (loại N:P:K = 5:10:3) cho mỗi cây vào 2 hố nhỏ ở hai bên gốc, cách gốc 20-30cm, vun gốc đường kính 0,8m.

+ Chăm sóc lần 2: Nội dung như lần 2 năm thứ nhất.

- Chăm sóc năm thứ 3

Chăm sóc 2 lần như năm thứ 2.

Quá trình chăm sóc rừng phải tuân thủ các biện pháp phòng chống cháy rừng

Bảo vệ rừng

Phòng cháy và chữa cháy rừng, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng cho người dân sống xung quanh khu rừng. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Đơn vị quản lý rừng phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng.

Phòng chống sâu bệnh hại và cấm chăn thả gia súc trong 3 năm đầu sau trồng rừng. Lập các biển báo cấm chặt phá và sử dụng lửa trong rừng.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ


Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được về một số cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê, rút ra các kết luận sau đây:

Đặc điểm điều kiện lập địa ở khu vực nghiên cứu khá phù hợp với cây Thông caribê. Rừng trồng Thông caribê với các loại mật độ khác nhau 1.110 cây/ha; 1.650. Sau 48 tháng trồng trữ lượng cây đứng có thể đạt từ. 1,78m3 đến 3,22m3.

Mật độ trồng rừng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Thông Caribê ở tuổi 4; Tuy nhiên, sinh trưởng đường kính cây ở công thức mật độ 1100 cây/ha đạt cao hơn cả và căn cứ vào mức độ khép tán thì trồng rừng Thông Caribê để cung cấp gỗ lớn với mật độ 1100 cây/ha là phù hợp,

Bón phân có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của Thông caribê, công thức bón cho mỗi gốc 300g phân Lân khi trồng và bón lặp lại vào lần chăm sóc thứ nhất của năm thứ 2 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê ở 48 tháng tuổi.

Sau chu kỳ kinh doanh 15 năm thì lợi nhuận ròng NPV trung bình rừng trồng Thông caribê tại tỉnh Cao Bằng đạt 63,456,944 đồng/ha tại tỉnh Yên Bái đạt 42,331,222 đồng/ha

Tỷ suất thu hồi vốn nội tại (IRR) trung bình của rừng trồng Thông caribê mô hình tại Cao Bằng là 16%, mô hình tại Yên Bái đạt là 12%

Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chính trong trồng rừng Thông Caribê ở tiểu vùng Đông Bắc Bộ để cung cấp gỗ lớn như sau:

Cần phát dọn thực bì toàn diện, trồng rừng thuần loài với mật độ 1100 cây/ha (3m x 3m). Cuốc hố 50 x 50 x 50cm, nơi có điều kiện thì cày toàn diện hoặc theo rạch rồi cuốc hố 30 x 30 x 30cm trên rạch cày để trồng cây. Bón lót 300g phân Lân cho mỗi gốc khi trồng và bón lặp lại vào lần chăm sóc lần đầu ở năm thứ 2 và 3. Chăm sóc rừng trồng ít nhất 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, Nội dung chăm sóc gồm phát thực bì, dây leo, cây bụi trên toàn bộ diện tích, xới đất vun gốc cây rộng 1m và bón thúc cho cây.


Tồn tại:

Do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chưa theo dõi và đánh giá được hết chu kỳ kinh doanh của rừng tr ng thí nghiệm. Do đó còn một số tồn tại sẽ được nêu sau đây, đề nghị cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho hoàn chỉnh:

Đã thiết lập hiện trường nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về trồng rừng thâm canh, song thời gian nghiên cứu ngắn, rừng trồng mới được 48 tháng tuổi do vậy chưa có đủ thời gian để theo dõi, đánh giá cả quá trình về sự ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tác động tới năng suất, chất lượng và hiệu quả cũng như sự thay đổi của môi trường đất của trồng rừng thâm canh Thông caribê cho đến hết chu kỳ được khai thác gỗ lớn.

Khuyến nghị:

1) Tiếp tục theo dõi nghiên cứu để khắc phục các tồn tại nêu trên.

2) Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong thực tiễn sản xuất và góp phần xây dựng tiêu chuẩn ngành về kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê để cung cấp gỗ lớn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Bộ NN & PTNT đã ban hành qui trình kỹ thuật trồng rừng Thông caribê theo quyết định số 50 /2004 /QĐ - BNN ngày 19/10/2004

2. Nguyễn Ngọc Đích, Lương Thế Dũng (2004), Thực nghiệm mở rộng trồng rừng thâm canh Thông caribê trên một số dạng lập địa vùng Đông Bắc bằng những giống tuyển chọn trong nước, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Lê Đình Khả., Phí Quang Điện, Đoàn Văn Nhưng (1989). Sinh trưởng của Pinus caribaea ở Việt Nam. Trong Chọn tạo các loài cây nhiệt đới: cấu trúc quần thể và chiến lược cải thiện di truyền về dòng và cây con cây lâm nghiệp. Hội nghị IUFRO, Pattaya, Thailand, thang 11 1988 (Eds. Gibson, G.L., Griffing, A.R. and Matheson, A.C.)

4. Phí Quang Điện (1989). Khảo nghiệm loài và xuất xứ thông ở Việt Nam. Phòng Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 76 trang

5. Nguyễn Đình Hải và các cộng tác viên (2003), Xây dựng mô hình rừng trồng Thông caribeae (P. caribeae Morelet) có năng suất cao bằng nguồn giống được chọn lọc, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Phan Thanh Hương (2000), Đặc điểm sinh trưởng của một số xuất xứ Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) được khảo nghiệm trên một số vùng sinh thái ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

7.Lê Đình Khả, Hồ Viết Sắc (1980), Tình hình sinh trưởng của một số loài cây lá kim ở vùng núi Đà Lạt, Tạp chí Lâm nghiệp, số 9, trang 24 – 28.

8. Lê Đình Khả (1996), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học công nghệ cho việc cung cấp nguồn giống cây rừng được cải thiện, Báo cáo khoa học tổng kết đề tài KN 03.03, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

9. Lê Đình Khả (1999), Chọn giống các loài Thông thuộc chi Pinus. Thông tin chuyên đề, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trung tâm thông tin số 7


10. Nguyễn Xuân Quát và các cộng tác viên (1990), Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật rừng trồng cung cấp gỗ lạng ở Tây Nguyên, trọng tâm cây Tếch, Báo cáo tổng kết đề tài NCKHCN cấp nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

11. Đỗ Đình Sâm và các cộng tác viên (2001), Nghiên cứu bổ sung những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả đề án: Đẩy mạnh trồng rừng phủ

xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên (1998 -2000), Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội - 2001.

12. Nguyễn Huy Sơn (2006), Nghiên cứu các biện pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu KC.06.05, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

13. Đặng Văn Thuyết, Lương Thế Dũng, Nguyễn Thanh Sơn (2009), Xác định điều kiện gây trồng cây Thông caribê cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc, Kỷ yếu hội nghị Khoa học công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

14. Đặng Văn Thuyết (2010), Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo, bạch đàn, thông caribê cung cấp gỗ lớn, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

15. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.


Tài liệu tiếng anh

17. Appanah, S. and Weiland, G (1993), Planting quality timber trees in Peninsular Malaysia-a review, Malayan Forest. Record No. 38

18. Berlyn, G., S. Kohls, et al. (1991). Caribbean Pine (Pinus caribaea Morelet). Trees III, Springer: 254-268.

19. Birks, J. and R. Barnes (1990). Provenance variation in Pinus caribaea, P.oocarpa and P. patula ssp. tecunumanii, Oxford Forestry Institute, University of Oxford

20. Dieters, M. and J. Brawner (2007). "Productivity of Pinus elliottii, P. caribaea and their F1 and F2 hybrids to 15 years in Queensland, Australia." Annals of forestscience64(7): 691-698.

21. Evans, J. (1992), Plantation Forestry in the tropics, Clarendon Press, Oford

22. Mayhew, J.E Newton, AQ.C (1998 ), The silviculture of Mahogany. CABI Publishing. Wallingford, UK. 226 pp.

23. Moura, V. P. G. and W. S. Dvorak (2001). "Provenance and family variation of Pinus caribaea var. hondurensis from Guatemala and Honduras, grown in Brazil, Colombia and Venezuela." Pesquisa Agropecuária Brasileira36(2): 225-234

24. Anoruo and Berlyn Biotechnology in agriculture and forestry. Treer III.

25. Otsamo, A., G. Adjers, et al. (1997). "Evaluation of reforestation potential of 83 tree species planted on Imperata cylindrica dominated grassland; A case study from South Kalimantan, Indonesia." New Forests 14(2): 127-143

26. Perry JP Jr, (1991). The Pine of Mexico and Center American, Portland, Oregon: Timper Press. 231 pp; 6 pp. of ret.

27. Poyton RJ, (1997). Report to Southern of African Commesion for the conservation and Utilisation of Soil (SARCUSS) on Tree Planting in Southern of African, Vol. 1, The Pine epartment of Forstry, Repusblic of Sout Africa

28. Simpson, J.A. at al (2000), Effect of site management in A. mangium plantation on the coastal lowlands of subtropical Queensland, Austrailia, In: Site management and producstivity in tropical plantation forests. (Eds: E.K.S. Nambiar,

C. Cossalter, A. Tiarks and J. Ranger: workshop proceeding, 7-11 December 1999,


Kerala, India, p 61-71. Centre for International Forest Research, Bogo, Indonesia, p. 73-82

29. Stahl P, (1984). Species and Provenace trials on Pine Vinh Phú, Viet Nam..

30. Toshiaki Endo (2005), On technique of container seedlings, Jica, Forestry Department of Sichuan province.

31. Toshiaki Endo (2007), On technique of container seedlings, Document for Final Seminar of Model Afforestation Project in Sichuan in 28th August 2007, Forestry Department of Sichuan province - Liangsham Forestry Department

32. Wang, H., D. C. Malcolm, et al. (1999). "Pinus caribaea in China: introduction, genetic resources and future prospects." Forest ecology and management117(1-3): 1-15.

Trang web

33. http://www.caobang.gov.vn, ngày 09/04/2016

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023