Nội Dung 1: Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Của Thông Caribê Trong Mô Hình Khảo Nghiệm Loài Tại Hai Tỉnh Cao Bằng Và Tỉnh Yên Bái.


Mật độ trồng rừng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng. Nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công chăm sóc. Để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm giảm chi phí trồng rừng và nâng cao năng suất rừng trồng như mong muốn. Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại lập đ ịa khác nhau với mục đích kinh doanh khác nhau là không giống nhau. Theo quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã qui định mật độ trồng cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ đề là từ 1.200 - 1.500 cây/ha; Mặc dù các qui trình, qui phạm trên đã qui định các loại mật độ cụ thể cho m ột số loại rừng trồng thâm canh song đó cũng chỉ mang tính chất tạm thời, chưa ổn định và chi tiết cho từng vùng

Nhận xét đánh giá chung

Tóm lại về kỹ thuật trồng rừng hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu cả cây ngoại nhập và cây bản địa. Công tác cải thiện giống được chú trọng, nhiều công trình khảo nghiệm giống được nghiên cứu, đặc biệt là các thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng thâm canh đầu tư cao để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được triển khai ở các vùng thấp (≤600m), rất ít các công trình nghiên cứu cho vùng núi cao trên 600m so với mực nước biển, nhất là ở các tình vùng núi phía Bắc, nơi có điều kiện khó khăn về khí hậu và địa hình. Bên cạnh đó cơ cấu cây trồng rừng ở vùng cao cũng rất nghèo nàn, theo các nhà khoa học nghiên cứu về lâm nghiệp thì việc xác định loài và giống cây phù hợp với lập địa có ý nghĩa lớn trong sự thành công của công tác trồng rừng sản xuất hiện nay.


Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu

Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Thông Caribê nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng, làm cơ sở để phát triển mở rộng mô hình góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu ngày càng tăng của xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam - 4

Thông caribê (Pinus caribaea); giống/xuất xứ (Hondurensis)

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Kế thừa mô hình khảo nghiệm loài và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng được bố trí thí nghiệm tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái.

- Thời gian thực hiện của đề tài cấp Bộ từ 2012-2016, thời gian theo dõi tiếp theo của đề tài luận văn từ 2016-2018. Trong phạm vi tác giả đã kế thừa một phần số liệu của đề tài cấp bộ và theo dõi số liệu sinh trưởng thêm 1 năm để bổ sung.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra, các nội dung nghiên cứu bao gồm:

2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng của Thông caribê trong mô hình khảo nghiệm loài tại hai tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái.

2.3.2. Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến khả năng sinh trưởng của cây Thông caribê .

2.3.3. Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng rừng thâm canh đến khả năng sinh trưởng của cây Thông caribê .

2.3.4. Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng Thông caribê cung cấp gỗ lớn.

2.3.5. Nội dung 5: Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê cung cấp gỗ lớn cho vùng cao tại hai tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái.


2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chung

Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát kết hợp phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin về các mô hình đã có. Đồng thời sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời kết hợp với các phương pháp phân tích xử lý số liệu trong phòng để xác định các chỉ tiêu kinh tế cần thiết.

Về phương pháp chủ đạo là phương pháp kế thừa khảo nghiệm các biện pháp kỹ thuật của đề tài cấp bộ giai đoạn 2012-2016 (chủ nhiệm đề tài Ths. Đặng Quang Hưng giai đoạn 2012-2013; Ths. Bùi Trọng Thủy giai đoạn 2013-2016), bố trí thí nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên lặp lại từ 3-4 lần theo tiêu chuẩn công nhận giống 04-TCN- 147-2006 của Bộ NN&PTNT. Thu thập số liệu theo phương pháp ô tiêu chuẩn. Tiến hành đo đếm toàn bộ số cây trong ô. Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: D1,3, HVN, HDC, DT. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mềm máy tính như SPSS, Excel 7.0

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1

Đánh giá sinh trưởng Thông caribê Trên khu vực nghiên cứu khảo nghiệm. Theo các phương pháp thí nghiệm sử dụng trong nghiên cứu khảo nghiệm giống (theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006). Thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 4 lần, số cây/ô: 49 cây/ô. Đo đếm các chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá là: - Đường kính D00/D1.3; - Chiều cao vút ngọn ;- đường kính tán; 2.4.2.2.Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2

* Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng của Thông caribê , gồm 4 công thức phân bón lót:

CT1: 0,1 kg NPK + 2kg phân chuồng; CT2: 0,2 kg NPK + 2kg phân chuồng; CT3: 0,3kg NPK + 2kg phân chuồng. CT4: Đối chứng (không bón)

(Phân chuồng: Phân trâu, bò ủ hoai; Phân NPK: 5:10:3)


- Sử dụng mô hình phân tích phương sai 1 nhân tố với 3 lần lặp để xác định công thức tốt nhất.

* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của Thông caribê .

Bố trí 2 công thức mật độ 1650 cây/ha (cự ly 3x2m) và mật độ 1110 cây/ha (cự ly 3x3m).

Công thức mật độ được thiết kế theo khối ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần, số cây/ô: 49 cây/ô. Các chỉ tiêu thu thập: (i)- Đường kính D00/D1.3; (ii)- Chiều cao vút ngọn

; Đường kính tán

2.4.2.3.Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 3

* Sử dụng một số hàm kinh tế để dự đoán giá trị kinh tế của mô hình rừng trồng trong tương lai (hàm NPV, IRR)

2.4.2.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê cung cấp gỗ lớn cho vùng cao tại 2 tỉnh Cao Bằng và Yên Bái.

* Từ kết quả số liệu thu thập đề xuất các biện pháp mật độ trồng, biện pháp bón phân, kỹ thuật trồng thâm canh rừng

2.4.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu


2.4.3.1. Phương pháp thu thập số liệu


* Số liệu về điều kiện tự nhiên: Kế thừa các tài liệu đã công bố


* Số liệu đất: Các phẫu diện đất được lấy ở tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh trong các OTC điển hình. Lấy mẫu ở các độ sâu từ 0 - 10cm, 10 - 30cm, 30 - 50cm. Các mẫu được lấy theo phương pháp hỗn hợp, tức là đào 3 phẫu diện, lấy mẫu đất ở các độ sâu tương ứng trộn đều với nhau và lấy 1kg đi phân tích.

Dung trọng đất được xác định bằng phương pháp dùng ống dung trọng có thể tích 100cm3 (20cm2 x 5cm)

* Số liệu sinh trưởng


- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, thu thập số liệu trên các OTC định vị đã được thiết kế sẵn khi xây dựng mô hình thí nghiệm:


- Theo dõi tình hình sinh trưởng và ảnh hưởng của các công thức mật độ, bón phân đến sinh trưởng của Thông caribê. Số liệu thu thập định kỳ một lần vào tháng 12 cuối mùa sinh trưởng.

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng cần thu thập là: đường kính ngang ngực D1,3; chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (Dt). Thu thập và phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng (thông qua đánh giá cây tốt - trung bình

- xấu), tỉ lệ cây sống, chết.


+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước Laser kết hợp với sào đo cao.

+ Xác định đường kính D1,3 thông qua việc đo chu vi bằng thước dây, độ chính xác đến 0,1cm.

+ Đo đường kính tán (Dtán) bằng thước dây, độ chính xác đến 0,1dm.


+ Đánh giá chất lượng cây rừng: Kết hợp với điều tra sinh trưởng để phân loại phẩm chất cây rừng theo 3 cấp bằng kinh nghiệm:

+ Cây tốt (T): có thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cây cân đối, không cong queo, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt.

+ Cây trung bình (TB): thân cân đối, tán đều, không cụt ngọn, không cong queo, sinh trưởng bình thường.

+ Cây xấu (X): là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán lệch, sinh trưởng kém.

2.4.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu


Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong Nông lâm nghiệp với sự trợ giúp của phần mềm Excel, SPSS để xử lý và tính toán số liệu (Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996 ; Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005 ; Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006 ) [15][16].

- Phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp phân tích đất của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện


Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam với một số chỉ tiêu xác định với các phương pháp cụ thể sau:

Xác định thành phần cơ giới bằng phương pháp hút 3 cấp của Mỹ. Xác định độ pH bằng pH Metrers.

Xác định tỷ lệ mùn bằng phương pháp Tjurin.


Xác định đạm tổng số bằng phương pháp Kjiendhal. Xác định P205 bằng phương pháp Oniani.

Xác định K205 bằng phương pháp Matlova.

Xác định Ca, Mg trao đổi bằng phương pháp NaCl với phức chất TrilonB. Xác định chua trao đổi bằng phương pháp Xôcôlốp.

- Phân tích các đặc trưng thống kê


+ Các giá trị trung bình được tính theo công thức:


i1

X i

X n

n

Trong đó: X là giá trị trung bình.

n là số cây được điều tra

+ Thể tích cây đứng được tính theo công thức

(2.1)

Vcây = G.Hvn.f (2.2)

Trong đó: G là tiết diện ngang tại vị trí 1.3m và được tính bằng công thức:


2

.(D1.3)

G

4


(2.3)

Hvn là chiều cao vút ngọn của cây f là hình số giả định = 0,5 (Đối với Thông caribê ); π = 3,1416.

+ Xác định các đặc trưng mẫu ( X , S2, S, S%...) cho cả 4 nhân tố điều tra: D1.3, DT, HVN, HDC bằng trình lệnh T-D-D (Tools - Data Analysis - Descriptive statistic).


- Tính hệ số biến động theo công thức

S%

S *100

X


(2.4)

- Tính lượng tăng trưởng bình quân theo công thức:


X X

a


(2.5)


với X =


D 1.3 ;


H VN ;


DT ;


H DC

và a là tuổi của rừng Thông caribê .

- Tính giá trị kinh tế của mô hình dựa vào công thức tính giá trị hiện tại thuần NPV:


Trong đó: Bt là dòng tiền thu vào tại năm thứ t Ct là dòng tiền chi ra tại năm thứ t

r là tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư. Tỷ suất này có thể sử dụng là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư hay chi phí sử dụng vốn (thường được căn cứ vào lãi vay ngân hàng)

.

- Kiểm tra giả thuyết về sự bằng nhau của phương sai hai tổng thể theo tiêu chuẩn F của Fisher. Theo quy trình: Tool/Data Analysis/F-Test Two-Simple for Variances.

S

2

S2

F 1

2


2

S12 và S2 là phương sai của hai mẫu quan sát 1 và 2.

(2.6)


- Dùng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố để kiểm tra sự thuần nhất giữa các công thức thí nghiệm đối với từng chỉ tiêu sinh trưởng.


Dùng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố để kiểm tra sự thuần nhất giữa các công thức thí nghiệm đối với từng chỉ tiêu sinh trưởng.

- Kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu thực hiện theo tiêu chuẩn t với k = n – a bậc tự do:


t xi x j

N

S11

(2.7)

ni n j


Trong đó: xi, xj là các trị số trung bình của các công thức i, j SN là phương sai thừa.

ni, nj là các giá trị quan sát tương ứng của các công thức i,j

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí