Kết Quả Về Giá Của Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên


Thông thường, các diễn viên có kinh nghiệm biểu diễn rất tốt và họ được khách du lịch đánh giá cao. Những diễn viên này có thể biểu diễn những điệu cồng chiêng đa dạng, thậm chí là những điệu khó cùng với các nhạc cụ truyền thống. Tuy nhiên, một số diễn viên trẻ ít kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản có xu hướng chỉ biểu diễn những tiết mục dễ, hoặc biểu diễn các tiết mục không đạt như mong muốn. Có nhiều đội cồng chiêng chưa được tập luyện kỹ năng biểu diễn một cách thuần thục, khi biểu diễn không có hồn, không làm nổi bật những nét độc đáo, không lột tả được hết những giá trị văn hóa sâu sắc của cồng chiêng Tây Nguyên. Từ đó dễ làm cho du khách không có ấn tượng gì sâu sắc khi xem các tiết mục biểu diễn, lâu dài dẫn đến cảm giác nhàm chán.

Nghệ nhân Kră Jăn Plin, một người đã nhiều năm nay dành hết công sức nghiên cứu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và cũng là “cha đẻ” đã khởi xướng ra CLB biểu diễn cồng chiêng dưới chân núi Langbiang cho biết: Trong các đội cồng chiêng được cấp phép hoạt động kinh doanh du lịch chỉ có 2 đội, một đội trẻ và một đội già là biết đánh và am hiểu về cồng chiêng thực sự, còn những nhóm khác đều là ăn theo, học mót được một vài điệu đánh, chủ yếu dựa vào đó để kinh doanh du lịch theo kiểu “mượn đầu heo nấu cháo”. Cả đêm biểu diễn, cồng chiêng chỉ được sử dụng không quá 10% số thời gian. Nghệ nhân Kră Jăn Plin cũng thẳng thắn thừa nhận, đa số những người đang biểu diễn cồng chiêng tại các CLB nơi đây đều không hiểu được những giá trị đích thực của văn hóa cồng chiêng. Hiện tại, ý thức bảo vệ vốn văn hóa này trong các CLB đang biểu diễn dưới chân núi Langbiang là rất kém. Nghệ nhân này còn cho biết thêm: “Tuy được gọi là những CLB biểu diễn cồng chiêng chuyên nghiệp nhưng mỗi khi buôn làng có lễ hội hay đám tang, đám cưới mời các đội này biểu diễn thì không ai dám thể hiện vì phần lớn họ không biết đánh mà chỉ bì bõm được một hai điệu đánh, sợ những người có am hiểu chê cười!...”

Theo kết quả điều tra, hầu hết khách du lịch khá hài lòng với vấn đề an toàn và không khí ở khu vực biểu diễn. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ em bản địa bám theo xin tiền du khách, đôi lúc gây hình ảnh phản cảm. Trên thực tế vẫn còn


xảy ra tình trạng cạnh tranh, tranh giành khách, do đó, một số khách du lịch đã không hài lòng và đánh giá điểm thấp.

Nhân tố “sự cảm thông” cho thấy sự thiện chí sẵn sàng giúp đỡ du khách và cung cấp dịch vụ nhanh chóng. Trên thực tế, nhân tố này vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của khách du lịch và -0.37 là khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của khách đối với nhân tố này của dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Khi thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, khách du lịch mong muốn biết và hiểu rõ hơn về lịch sử văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng như các làn điệu cồng chiêng. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian ngắn, với lời giới thiệu cô đọng, dường như không đủ cho du khách hiểu được. Đó là lý do vì sao khách du lịch chưa thỏa mãn với yếu tố này.

2.5.3. Kết quả về giá của dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Trong số 234 khách du lịch trả lời bảng hỏi, có 122 người cho rằng dịch vụ này đáng giá trị đồng tiền bỏ ra. 44,9% khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đánh giá dịch vụ này bình thường và số còn lại 3% số khách cho dịch vụ này là nghèo nàn, không đáng giá (phụ lục 4.10).

Với mức giá từ 150.000VND cho một khách, hầu hết khách du lịch nghĩ rằng mức giá này là hợp lý so với chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên có 7 du khách đánh giá là chất lượng dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chưa tương xứng với giá vé. Nếu khách tự đi đến các câu lạc bộ thì có 2 mức giá để lựa chọn. Nếu chỉ thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thì giá vé là 50.000VND, nếu có thêm thưởng thức rượu cần và thịt nướng thì giá vé là 100.000VND.

Trên thực tế, trong số tiền 150.000 VND (đến 250.000VND tùy công ty) mà mỗi khách trả cho công ty du lịch thì chỉ 40.000VND đến 50.000VND được công ty


du lịch thanh toán cho câu lạc bộ cồng chiêng, còn lại là chi phí xe đưa đón khách từ khách sạn đến câu lạc bộ, các chi phí khác và lợi nhuận của công ty.

2.5.4. Công tác tổ chức và quản lý dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên


Dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một hoạt động văn hóa truyền thống ở Đà Lạt. Việc quản lý loại hình dịch vụ này liên quan đến nhiều tổ chức và bên liên quan. Trên thực tế, rất khó cho du khách đánh giá hay bình luận về khía cạnh này. Do đó, để đánh giá một cách chính xác công tác tổ chức và quản lý dịch vụ này, một cuộc gặp mặt trao đổi đã được thực hiện có sự tham gia của đại diện phòng quản lý văn hóa huyện Lạc Dương, Sở VHTTDL Lâm Đồng và câu lạc bộ cồng chiêng. Một số vấn đề đã được thừa nhận vẫn còn tồn tại đối với dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như sau:


- Không gian biểu diễn và giao lưu văn hóa cồng chiêng còn chật hẹp. Cồng chiêng ở đây không được biểu diễn ngoài trời như nghi thức khởi thủy mà được biểu diễn trong một rạp sân khấu rộng khoảng 300m2 được kiên cố bằng cột bê tông cốt thép, mái tôn. Không gian biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chưa đảm bảo tính truyền thống, tính chân xác nguyên gốc của nó; trình độ hiểu biết của một số diễn viên còn hạn chế.

- Vẫn còn tình trạng ăn xin; hơn 10 đứa trẻ thường ngồi đợi sẵn phía ngoài các điểm biểu diễn giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, khi thấy khách ra thì chúng vội vùng dậy chạy ra giằng tay xin tiền.

- Một số câu lạc bộ chưa cử người hướng dẫn xe ô tô chở khách đến tham gia dịch vụ đậu đỗ đúng nơi quy định, còn để xe đậu giữa đường chính Langbiang và các tuyến trên địa bàn gây cản trở giao thông.

- Chưa có sự quản lý của các cơ quan chức năng về hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đối với các câu lạc bộ. Các câu lạc bộ không có bán vé (hoặc có vé mang tính hình thức, vé tự in) mà chỉ thu tiền trực tiếp từ


khách hoặc từ công ty du lịch hay trưởng đoàn theo số lượng khách. Không có cơ quan quản lý hoạt động bán vé và doanh thu này.

- Đã có quy định cụ thể liên quan đến hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như giới hạn số lượng khách theo sức chứa của sân, giới hạn về cường độ âm thanh, giới hạn về thời gian biểu diễn giao lưu. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác kiểm tra không được thực hiện thường xuyên và liên tục và việc xử lý đối với các hộ gia đình đồng bào cũng gặp khó khăn.

- Đã có quy định về kết cấu chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Yêu cầu cơ bản gồm có 45 phút đến 60 phút biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với từ 8 đến 10 tiết mục; 15 phút đến 30 phút giao lưu văn hóa. Tuy nhiên thực tế thì trong chương trình ở nhiều câu lạc bộ, các tiết mục biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chỉ chiếm khoảng 10% tổng thời lượng.


2.5.5. Đánh giá chung của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Biểu diễn cồng chiêng có nhiều nơi ở các tỉnh Tây Nguyên tuy nhiên, biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một sản phẩm du lịch văn hóa đặc biệt của Đà Lạt. Khách du lịch sử dụng dịch vụ không chỉ được thưởng thức những giai điệu cồng chiêng, những bài ca, điệu múa của tộc người Tây Nguyên mà còn được hiểu thêm về văn hóa nơi đây. Bảng sau đây cho thấy cảm nhận của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt.


Bảng 2.9. Cảm nhận chung của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt


Đánh giá

Số khách (người)

Tỷ lệ (%)

Tồi

7

3,00

Bình thường

105

44,87

Tốt

122

52,13

Tổng

234

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt - 11

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2017

Bảng 2.9. chỉ ra rằng 52,13% khách du lịch đánh giá dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tốt, 44,87% số khách cho rằng dịch vụ này là bình thường và 3% trong số họ nhận xét dịch vụ này tệ. Như vậy, dù còn có một số vấn đề tồn tại, đánh giá chung của khách du lịch đối với dịch vụ này đa số là trung bình và tốt.

2.6. Đánh giá chung

Nhìn chung, cùng với sự phát triển của du lịch Đà Lạt trong những năm vừa qua, dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây nguyên cũng đã có sự phát triển mạnh về quy mô số lượng các điểm cung cấp dịch vụ; số lượng khách tham gia dịch vụ không ngừng tăng lên qua các năm. Dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây nguyên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu giải trí và tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bản địa và những nét văn hóa của đồng bào các tộc người nơi đây.

Trên thực tế, khách du lịch tham gia thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây nguyên ở Đà Lạt mang nhiều tính giải trí hơn là tìm hiểu về các đặc điểm văn hóa. Khách du lịch cảm thấy vui với những phần tham gia giao lưu hoạt động tập thể trong chương trình.

Hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, mở ra nhiều cơ hội phát triển nhiều mặt về


kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao nhận thức và tự hào dân tộc của người dân. Từ một vùng núi cao nguyên nơi sinh sống của người Lạch, giờ đây khi nhắc tới Đà Lạt là nhắc tới Langbiang và giao lưu văn hóa cồng chiêng nổi tiếng tại Lâm Đồng.

Hoạt động biểu diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đưa khách du lịch trở về với quá khứ, lịch sử cội nguồn để khám phá nét đẹp nguyên sơ của mảnh đất và con người bản địa, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống quý báu của các tộc người nơi đây. Ngoài ra còn góp phần quảng bá giá trị văn hóa thế giới - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Những điểm mạnh giúp cho việc khai thác dịch vụ biểu diễn VHCCTN phục vụ việc phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt:

- Hoạt động giao lưu, biểu diễn VHCCTN góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cải thiện đời sống một bộ phận nhân dân địa phương, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa.

- Hoạt động giao lưu, biểu diễn VHCCTN có giá trị như một bằng chứng độc đáo của đặc trưng truyền thống văn hoá, giá trị nghệ thuật đặc thù không nhầm lẫn với các giá trị văn hoá khác.

- Hoạt động giao lưu, biểu diễn VHCCTN có giá trị kết nối cộng đồng, là cầu nối giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, thông qua đó có thể tăng cường giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và ngoài nước giúp trình độ văn hoá của đồng bào thêm được nâng cao và đời sống tinh hần thêm phong phú, tăng thêm lòng tự hào di sản dân tộc, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc bản địa.

- Đà Lạt có nhiều tộc người bao đời nay gắn bó với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là di sản, là máu thịt của họ với những giá trị văn hóa đặc sắc, tạo điều kiện cho việc biến giá trị văn hóa thành sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch.


- Dịch vụ biểu diễn VHCCTN được khai thác ở trên chính mảnh đất của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có ý nghĩa hơn việc khai thác ở một môi trường khác. Khách du lịch có thể cảm nhận rõ hơn giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên mảnh đất Tây Nguyên.

Bên cạnh những điểm mạnh, việc khai thác dịch vụ biểu diễn VHCCTN phục vụ khách du lịch ở Đà Lạt vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế:

- Việc phát triển, khai thác dịch vụ vẫn còn mang tính tự phát, bên cạnh đó, cách khai thác dịch vụ biểu diễn CCTN tại Đà Lạt hiện vẫn chưa coi trọng yếu tố phát triển bền vững nên dẫn tới nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tính chân xác của giá trị VHCCTN, mai một dần di sản văn hóa dân tộc và ô nhiễm môi trường.

- Một số nhóm không quản lý chặt chẽ thành viên của đội mình, một số thành viên tự do tách ra thành lập nhóm và không có sự báo cáo với cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.

- Một số nhóm còn để hiện tượng mất an ninh trật tự, để trẻ em ở nơi khác và trẻ em trên địa bàn tổ chức ăn xin với khách làm mất nết đẹp phong tục tập quán của dân tộc mình.

- Dịch vụ biểu diễn VHCCTN được khai thác thiếu quy củ dẫn đến việc thương mại hóa, làm tầm thường các giá trị văn hóa cồng chiêng của các tộc người bản địa Tây Nguyên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách và vì mục đích kiếm được nhiều tiền, nhiều đội biểu diễn cồng chiêng hiện nay đã tước bỏ “nội dung chân chính” của giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, chỉ giữ lại cái “vỏ ngoài” của nó và ra sức phục chế nhằm thỏa mãn hứng thú và sự hiếu kỳ, chuộng lạ của du khách. Ngoài ra, để thu hút du khách một số đội chiêng còn tự ý “cải tạo”, “sáng tạo” nhiều giá trị văn hóa dân tộc và địa phương nhằm làm ra hàng hóa kiếm tiền. Những hiện tượng trên dẫn đến hệ quả là sinh hoạt văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể được tổ chức ở bất cứ chỗ nào, bất kỳ lúc nào gây tổn hại nghiêm trọng đến truyền thống văn hóa lâu đời của di sản dân tộc. Hầu hết khách du


lịch là người từ địa phương khác đến Đà Lạt nên không phân biệt được sự “thay đổi” này và ngộ nhận rằng mình đã được “thưởng thức” một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng.

- Hiện trên địa bàn Đà Lạt có không ít nhà kinh doanh dịch vụ biểu diễn CCTN không phải là người dân tộc thiểu số bản địa nhưng đáng tiếc là sự hiểu biết của họ về loại hình nghệ thuật này còn hạn chế nên trong quá trình sử dụng nó để kinh doanh sản phẩm du lịch vô tình làm tổn hại đến nhưng giá trị truyền thống vốn có của cồng chiêng.

- Chương trình của các nhóm có sự đầu tư nhưng không luyện tập thường xuyên, tính nghệ thuật trong hoạt động của các nhóm chưa cao; một số chương trình, trang phục còn lai tạp. Các nhóm còn sử dụng các nhạc cụ hiện đại như guitar điện, organ, trống jass, sử dụng âm thanh quá mức cho phép gây ồn ào cho nhân dân sinh sống xung quanh. Một số nhóm sử dụng những trò chơi còn phản cảm, không phù hợp với dân tộc bản địa, không thể hiện tính truyền thống của dân tộc mình. Các chương trình rập khuôn máy móc, thiếu sự sáng tạo.

- Vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm chú trọng.

Nhiều vấn đề còn tồn tại tuy nhiên, các cơ quan quản lý vẫn khó xử lý đối với các hộ đồng bào dân tộc.

Tiểu kết chương

Trong mối liên hệ với các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đề cập ở phần mở đầu của luận văn, các kết quả phân tích được trình bày ở chương 2 đã cung cấp các kết quả mô tả của các khía cạnh liên quan đến dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Ngoài một số kết quả kinh doanh của du lịch Đà Lạt và dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây nguyên trong những năm gần đây, nghiên cứu đã tập trung vào mô tả các kết quả liên quan đến các thành phần của dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022