Những Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 34847


luận đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ biểu diễn VHCCTN nên xem xét kỹ lưỡng các nhân tố then chốt ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ để có thể có được các giải pháp phù hợp. Hơn nữa, dựa vào các kết quả nghiên cứu của đề tài này, các nhà cung cấp dịch vụ có thể nhận ra các nhân tố và yếu tố có thể ảnh hưởng đến dịch vụ của họ, điều mà có thể họ chưa nhận biết trước đây.

Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố mà chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào. Bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nên được xem xét cẩn thận xem những ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực đến chất lượng dịch vụ biểu diễn VHCCTN. Các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ nên được nâng cấp từng bước liên quan đến xây dựng một quá trình trải nghiệm cho khách hơn là chỉ xây dựng một dịch vụ. Với các điều kiện sẵn có, các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn có thể cung cấp cho khách du lịch một trải nghiệm thú vị và sự hài lòng với dịch vụ biểu diễn VHCCTN.

Nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế và điểm yếu của các khía cạnh liên quan đến chất lượng dịch vụ; từ đó, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà tổ chức và quản lý có thể lựa chọn giải pháp thích hợp để khắc phục.

Đề tài nghiên cứu đã có một số đóng góp về mặt kiến thức trong việc đánh giá thực trạng khai thác dịch vụ biểu diễn VHCCTN ở Đà Lạt.

- Mô hình SERVQUAL mới được áp dụng trong nghiên cứu về chất lượng dịch vụ biểu diễn VHCCTN. Trước đây, chất lượng dịch vụ này chỉ được đánh giá bằng cảm nhận của khách du lịch. Trong nghiên cứu này, chất lượng dịch vụ được tiếp cận từ hai khía cạnh: mong đợi của khách du lịch và cảm nhận của họ về dịch vụ. Điều này tạo tiền đề tốt cho những nghiên cứu xa hơn trong lĩnh vực này.

- Đề tài đã đề cập đầy đủ và toàn diện các nhân tố và yếu tố của chất lượng dịch vụ. Các nhân tố hữu hình và vô hình được liệt kê và phân chia rõ ràng, do đó, các nhà cung cấp dịch vụ có thể nhận biết các chi tiết cũng như mức độ dịch vụ của họ cung cấp cho khách du lịch.


- Từ kết quả nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các nhà quản lý có thể nhận biết rõ hơn thực trạng hiện tại của dịch vụ biểu diễn VHCCTN ở Đà Lạt từ đó, một số cải thiện trong công tác tổ chức, quản lý và thực hiện có thể được thực hiện để tạo ra sản phẩm du lịch tốt hơn với chất lượng cao hơn.

3.4. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.


Mặc dù nghiên cứu đã phân tích làm rõ được một số vấn đề đã đặt ra, tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn những hạn chế nhất định. Cụ thể:

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt - 14

Do nghiên cứu không được thực hiện trong mùa cao điểm của thị trường khách mục tiêu của dịch vụ biểu diễn VHCCTN, tác giả cũng đã gặp một số khó khăn trong việc thực hiện điều tra ngẫu nhiên để thu thập dữ liệu sơ cấp. Mất nhiều thời gian hơn để thu thập số liệu và số mẫu vẫn chưa hoàn toàn đại diện cho cơ cấu khách du lịch đến Đà Lạt.

Nghiên cứu chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng của dịch vụ biểu diễn VHCCTN ở Đà Lạt thông qua ý kiến phản hồi và đánh giá của khách du lịch về các thành phần của dịch vụ. Việc tự đánh giá của các nhà cung cấp dịch vụ chưa được tiếp cận nhiều.

Tiểu kết chương


Chương 3 đã tóm tắt một số kết quả nghiên cứu của đề tài, nêu các căn cứ lý thuyết và thực tiễn cho các đề xuất. Các nhóm giải pháp được đề xuất bao gồm giải pháp về bảo tồn, giải pháp phát triển sản phẩm du lịch, giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về quảng bá và giải pháp về quản lý. Chương này cũng đã nêu được một số đóng góp của đề tài cũng như những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


KẾT LUẬN


Trong các tour du lịch ở Đà Lạt, dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không phải là trọng tâm, là mục đích chính của tour mà là một phần làm tăng thêm phần hấp dẫn của tour đó. Hình thức biểu diễn VHCCTN phục vụ du lịch hiện nay chủ yếu chạy theo nhu cầu của khách, chưa chú trọng khai thác văn hóa cồng chiêng theo chiều sâu. Mức độ hấp dẫn của dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện thông qua tỷ lệ khách tham gia thưởng thức dịch vụ trong tổng số khách du lịch đến Đà Lạt. Mặc dù biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một loại hình dịch vụ độc đáo của Đà Lạt tuy nhiên, tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ này vẫn chưa cao. Cụ thể qua các năm từ 2012 đến 2016, chỉ chiếm từ khoảng 7,5% đến xấp xỉ 9,0% tổng lượng khách du lịch đến Đà Lạt. Dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn chưa thực sự thu hút được số lượng lớn khách du lịch và các hoạt động quảng bá dịch vụ này vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Hiện nay, có 12 điểm cung cấp dịch vụ biểu diễn VHCCTN ở Lạc Dương và 1 điểm ở thành phố Đà Lạt là khu du lịch Đồi Mộng Mơ. Từ khi khu du lịch đồi Mộng Mơ đưa chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào phục vụ khách du lịch từ tháng 12 năm 2014, tổng số buổi biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong năm của tất cả các câu lạc bộ tăng lên. Từ năm 2015 đến 2016, số buổi biểu diễn trong năm là hơn 4.300 buổi. Doanh thu từ dịch vụ biểu diễn VHCCTN không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2014, doanh thu từ dịch vụ biểu diễn VHCCTN mà các đơn vị cung cấp dịch vụ thu được đạt hơn 18 tỷ đồng, năm 2015 đạt gần 21,5 tỷ đồng và con số này của năm 2016 là xấp xỉ 24 tỷ đồng.

Tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ biểu diễn VHCCTN bao gồm Hữu hình, Sự tin cậy, Sự đảm bảo, Sự cảm thông và Sự đáp ứng đều dưới mức mong đợi của khách du lịch với nhiều mức độ khác nhau. Vấn đề này chỉ có thể được khám phá bằng cách sử dụng mô hình SERVQUAL để so sánh mong đợi và cảm nhận của


khách du lịch đối với dịch vụ.Theo đánh giá của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn VHCCTN được tổng hợp trong bảng 2.9, một kết luận có thể được rút ra rằng chất lượng của loại hình dịch vụ này chỉ ở mức trung bình. Khi được hỏi có lựa chọn thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN lần sau không, 50 khách du lịch trả lời “Có”, 167 khách trả lời “Có thể” và 17 người trả lời “Không”. Để thu hút khách du lịch sử dụng lại dịch vụ này, nhiều giải pháp để khắc phục những điểm yếu của dịch vụ cần được thực hiện.Từ kết quả khảo sát, có thể nhận thấy khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN chủ yếu là khách du lịch trong nước và họ đi theo đoàn từ nhiều tỉnh, thành trong đó khách du lịch đến từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 53%, khách du lịch đến từ Hà Nội chiếm tỷ lệ 13,7% và còn lại đến từ các tỉnh, thành khác. Cũng từ kết quả điều tra, 92,73% khách du lịch nội địa thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN, con số này của khách quốc tế là 7,27%. Như vậy, thị trường chính của dịch vụ biểu diễn VHCCTN là khách du lịch trong nước.

Dịch vụ biểu diễn VHCCTN là một loại hình dịch vụ đặc biệt ở Đà Lạt đã được cải thiện và khai thác nhiều năm.Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ vẫn chưa được hầu hết khách du lịch đánh giá cao.

Hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đưa chúng ta trở về với quá khứ, lịch sử của cội nguồn để khám phá nét đẹp truyền thống và các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các tộc người Tây Nguyên. Tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng LangBiang là sợi dây kết nối bao thế hệ, là sức mạnh huyền bí kết nối con người với thiên nhiên. Tiếng chiêng ấy là niềm tự hào của người dân bản địa, một nét văn hóa truyền thống đã được thế giới tôn vinh. Việc duy trì và phát triển văn hóa cồng chiêng đã và đang góp phần bảo tồn và phát huy nên văn hóa các dân tộc gắn kết với hoạt động du lịch, coi phát triển du lịch là động lực quan trọng góp phần vào công tác bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa truyền thống của người dân tộc bản địa; đồng thời hoạt động khai thác dịch vụ biểu diễn VHCCTN góp phần đa dạng hóa và phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt.


Tuy nhiên, để hoạt động giao lưu, biểu diễn VHCCTN được khai thác một cách có hiệu quả phục vụ khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt cần có sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện, có kế hoạch khai thác vào bảo tồn cụ thể từ Sở VHTTDL, chính quyền địa phương cũng như sự hợp tác giữa các ban ngành liên quan.

Nội dung đề tài luận văn “Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt” bước đầu đã hệ thống hóa được một số vấn đề về mặt lý thuyết về khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch, phát triển san phẩm du lịch, khai thác hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ phát triển sản phẩm du lịch… Từ hệ thống cơ sở lý thuyết, đề tài đã đi đến phân tích thực trạng khai thác dịch vụ biểu diễn VHCCTN phục vụ khách du lịch ở Đà Lạt cũng như đánh giá của khách du lịch đối với loại hình dịch vụ này. Cuối cùng, đưa ra các kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp trong việc khai thác dịch vụ biểu diễn VHCCTN trong phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt.

Đề tài đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hiện tại đang khai thác, chỉ ra những hạn chế và điểm yếu của các khía cạnh của dịch vụ biểu diễn VHCCTN từ đó, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà tổ chức và quản lý có thể xem xét, lựa chọn giải pháp thích hợp để khắc phục, cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như phát triển sản phẩm du lịch hài hòa với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa.

Bên cạnh những đóng góp đạt được, đề tài vẫn còn một số tồn tại và hạn chế liên quan đến giới hạn về thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên môn của tác giả. Tuy nhiên, thông qua đề tài, với những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ là tiền đề tốt phục vụ cho các đề tài nghiên cứu sâu hơn trong việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa.

Mong rằng, những ý kiến, giải pháp đề nghị trong đề tài góp phần giúp các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà tổ chức và các cơ quan quản lý có thể vận dụng để phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều, (2014), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Đà Nẵng.

2. Lê Thị Kim Dung (2009), “Văn hóa cồng chiêng khu vực Tây Nguyên trước thách thức thời hội nhập”, Hội thảo khoa học: Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.

3. Nguyễn Phước Hiền (2014), “Vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hoạt động du lịch”. Tạp chí phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng số 56/2014, trang 25-29.

4. Lê Ngọc Quỳnh Mai (2015), “Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

5. Trần Thị Minh (2012), “Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch”, Luận văn thạc sỹ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

6. Quản Minh Phương (2013), “Khai thác giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sỹ Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

7. Quốc Hội, Hà Nội (2005), Luật Du lịch Việt Nam (1/2006).


8. Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, (2010), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Đại học Huế.

9. Trần Đức Anh Sơn (2014), “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng để phát triển du lịch ở Tây Nguyên: Định hướng và giải pháp thực hiện”. Tạp chí phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng số 56/2014, trang 14-20.


Tài liệu tiếng Anh


10. A. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml and Leonard L. Berry (1988), SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perception of Service quality, Journal of Retailing V. 64, No. 1.

11. A. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, and Leonard L. Berry (1985), Journal of Marketing, Vol. 49, Fall, pp 41-50.

12. Buttle, F. (1996), SERVQUAL; review, critique, research agenda, European

Journal of Marketing, Vol. 30, Number 1, pp.8-32.


13. Dillon, William R., Madden, Thomas J. and Firtle, Neil H. (1993), Essentials of marketing research, Irwin (Homewood, IL and Boston, MA).

14. Duong Dang Hoa (2013), “Assessment of Hue folk song service quality on the Perfume River in Hue city”. Master thesis Hue University and IMC Krems University, Austria.

15. Kumar, M., Kee, F. T. & Manshor, A. T. (2009), Determining the relative importance of critical factors in delivering service quality of banks; An application of dominance analysis in SERVQUAL model, Managing Service Quality, Vol. 19, No. 2, p. 211-228.

16. Zikmund (1997), Business research methods (5th edition), Thomson/Southwestern.

Tài liệu tham khảo từ Internet


17. Châu Anh (2017), “Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch", Bài viết trên Tạp chí Du lịch ngày 20/04/2017. Nguồn: http://www.vtr.org.vn/khai-niem- phat-trien-san-pham-du-lich.html, ngày truy cập 20/06/2017

18. Trịnh Lê Anh và Đặng Thúy Quỳnh (2017), “Hiện thực hóa "Vietnam show"

thành sản phẩm du lịch đặc sắc”, Bài viết trên Tạp chí Du lịch ngày


24/03/2017. Nguồn: http://www.vtr.org.vn/hien-thuc-hoa-vietnam-show- thanh-san-pham-du-lich-dac-sac.html, ngày truy cập 20/06/2017.

19. Nguyễn Chí Bền (2011), “Những giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Cơ hội và thách thức”, Bài viết trên trang Khám phá Đà Lạt. Nguồn: http://khamphadalat.com/Ho-tro-du-lich-Da-Lat/Cong- chieng-Tay-Nguyen-di-san-van-hoa-cong-chieng-Tay-Nguyen, ngày truy cập 22/06/2017

20. Đặc san Dalat Info (2016), “Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, Bài viết trên Đặc san Dalat Info số tháng 4 ngày 29/04/2016. Nguồn: http://dalat- info.vn/vn/du-lich/van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen-34701.phtml, ngày truy cập 02/10/2016.

21. Hoàng Văn Hoa - Trần Hữu Sơn (2016), “Văn hóa dân gian với vấn đề phát triển sản phẩm du lịch”, Bài viết trên Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam ngày 18/03/2016. Nguồn: http://vanhien.vn/news/van-hoa-dan-gian-voi-van- de-phat-trien-san-pham-du-lich-42152, ngày truy cập 20/06/2017.

22. Quang Hoàn (2006), “Cồng chiêng, biểu tượng văn hóa vĩnh hằng của Tây Nguyên“, Bài viết trên báo Nhân dân điện tử ngày 25/03/2006. Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/di-san/item/7008102-.html, ngày truy cập 27/07/2017.

23. Trần Văn Khê (2006), “Cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản phi vật thể thế giới”, Bài viết trên trang Maxreading. Nguồn: http://www.maxreading.com/sach-hay/lich-su-cac-phat-minh/cong-chieng- tay-nguyen-di-san-phi-vat-the-the-gioi-2544.html, ngày truy cập 03/02/2017.

24. Đào Huy Quyền (2008), “Cồng chiêng Tây Nguyên”, Bài viết trên Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày 13/02/2008. Nguồn: http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH- CN/Cong-chieng-Tay-Nguyen-21327.html, ngày truy cập 03/02/2017.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí