Tên nhóm | Trưởng nhóm | Điện thoại | Địa chỉ | |
9 | Dà M‟iôt | Cil Yú | 0915845891 | Tổ dân phố Bon Đưng 1, thị trấn Lạc Dương |
10 | KDL Lang Biang | Chị Quỳnh | 0918695109 | Khu du lịch Lang Biang: 305 Lang Biang, thị trấn Lạc Dương |
11 | KDL Làng Cù Lần | Văn Tuấn Anh | 0948586878 | Khu Suối Cạn, thôn Đạ Nghịt, xã Lát |
12 | Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn Quốc gia Bidoup - núi Bà | Nguyễn Lương Minh | 0918815159 | Tiểu khu 97, xã Đạ Nhim, Lạc Dương |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Khai Thác Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Dân Tộc Để Phát Triển Du Lịch Trên Thế Giới Và Ở Một Số Địa Phương Trong Nước
- Thực Trạng Khai Thác Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên Phục Vụ Du Lịch Tại Đà Lạt
- Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Nhu Cầu Của Khách Du Lịch Về Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Kết Quả Mong Đợi Và Cảm Nhận Của Khách Du Lịch Đối Với Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Kết Quả Về Giá Của Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Lạc Dương, 2017
2.3.3. Chương trình biểu diễn
Dưới chân núi Langbiang, các đội cồng chiêng được tổ chức để biểu diễn trong các sự kiện lớn của địa phương và phục vụ khách du lịch. Để xây dựng những tiết mục biểu diễn cồng chiêng truyền cảm, mỗi nhóm phải tập hát, tập múa và luyện chơi những nhạc cụ đặc trưng, đồng thời tái hiện không gian sinh hoạt của buôn làng xưa qua việc bài trí khu vực biểu diễn bằng tên, nám nỏ, những họa tiết đặc thù, các vật dụng sinh hoạt thiết yếu trong đời sống hàng ngày của các tộc người bản địa. Đặc biệt nơi đây không thể thiếu đống lửa, cái mà theo quan niệm của họ là cội nguồn của sự sống.
Mỗi nhóm biểu diễn cồng chiêng đều có chương trình riêng đáp ứng nhu cầu của du khách. Tựu trung lại, mỗi buổi biểu diễn gồm có 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu văn hóa cồng chiêng (sinh hoạt đời thường, cưới hỏi, hội hè). Trước tiên, già làng chào hỏi khách bằng ngôn ngữ của người Lạch là “niêm xá“ (có nghĩa là xin chào). Mục đích là làm quen và tạo sự thân thiết với du khách gần xa đến đây. Các trưởng câu lạc bộ trong vai già làng cất tiếng sang sảng cầu Giàng, cầu các vị thần linh bên đống củi lớn giữa sân đang cháy rực. Già làng giới thiệu về đời sống sinh hoạt của dân tộc Lạch từ công việc hàng ngày đến các tục lệ
hay điều cấm kỵ. Đặc biệt du khách được nghe huyền thoại tình yêu của chàng Lang và nàng Biang.
Phần 2: Biểu diễn cồng chiêng, múa hát (những bài hát ca ngợi buôn làng, hát mừng lúa mới, trai gái tỏ tình, mô phỏng các hoạt động săn bắt, gặt hái...). Mở đầu chương trình, dàn cồng chiêng hòa tấu bản nhạc cổ của các nhóm rất trầm hùng, hoành tráng, nghe vang dội cả không gian núi rừng. Tiếp đó các chàng trai, cô gái ùa vào nắm tay nhau nhảy múa tưng bừng. Họ vừa nhảy vừa hát những bài hát dân ca, hát trích đoạn một số sử thi Tây Nguyên đậm đà tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương đất nước trên cao nguyên xứ sở... Những bước chân dồn dập nối theo vòng tròn, tiếng hát, tiếng cồng chiêng hòa quyện vào nhau ngân xa. Mọi người vừa hát bằng tiếng dân tộc mình vừa hát bằng tiếng Kinh. Tiếp theo là những ca khúc của các nhạc sỹ Nguyễn Cường, Trần Tiến... viết về Tây Nguyên. Họ vừa hát vừa nhảy rất nhiệt tình.
Phần 3: Giao lưu với khách từ mọi nơi đến thăm buôn làng, đó là khách của các công ty du lịch hay khách lẻ. Tất cả mọi người nắm tay múa hát, chơi trò chơi, uống rượu cần và thưởng thức thịt nướng. Tất cả được cuốn hút vào đêm hội, thịt nướng, rượu cần được bày ra thơm phức, chủ và khách hòa vào nhau trong không khí vui nhộn của tiếng cồng, tiếng chiêng và những điệu nhảy múa.
Nhiều du khách chia tay đêm hội vẫn còn chếnh choáng trong cảm xúc của những giai điệu cồng chiêng huyền bí, trong men say của rượu cần cùng nét duyên dáng của những sơn nữ, quyến luyến không muốn rời xa.
2.3.4. Tổ chức và quản lý hoạt động biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Trong những năm trước đây, do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, hầu như không có sự đầu tư nên đồng bào chưa có sự chú ý đến những nét truyền thống văn hóa của mình. Sau thời gian kinh tế phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và các mối quan hệ giao lưu, hợp tác ngày càng được nâng cao, có nhiều du khách
trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và nghiên cứu văn hóa dân tộc thì văn hóa dân tộc bản địa đã được chú ý.
Sau một thời gian nghiên cứu phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một số người dân bà con tộc người bản địa đã xây dựng 11 nhóm cồng chiêng với hơn 200 nghệ nhân. Ban đầu chỉ có 5 nhóm hoạt động với nguồn thu hạn chế, sau đó tách ra thành 11 nhóm chủ yếu phục vụ khách du lịch và có nguồn thu nhập kinh tế tương đối khá.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân Thị trấn Lạc Dương phối hợp với Phòng Văn hóa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tiến hành thẩm định chương trình của các nhóm cồng chiêng để đi vào hoạt động có nền nếp, thành lập câu lạc bộ có sự quản lý của chính quyền địa phương về lĩnh vực văn hóa, xã hội; sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chuyên môn về nội dung, hình thức hoạt động, thời gian và địa điểm biểu diễn nhưng một số nhóm không tuân thủ tốt nên đã xảy ra một số hoạt động không lành mạnh. Có đội giới thiệu bài hát chưa chú trọng về nội dung, tác giả, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc; một đội có khi chia làm 2 nhóm để phục vụ nhiều đoàn dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, ảnh hưởng đến các nhóm khác và sai với giấy phép đã được Sở VHTTDL cấp. Hoạt động quá thời gian quy định, sử dụng âm thanh, nhạc cụ chưa phù hợp với truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc. Một số nhóm sử dụng âm thanh quá mức quy định, nội dung chương trình giới thiệu còn sai lệch phong tục tập quán của dân tộc bản địa, hoạt động cạnh tranh phá giá, chưa có đóng góp thiết thực cho địa phương.
Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ mới quản lý trên phương diện bảo tồn về mặt văn hóa, còn quản lý để khai thác văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như một nguồn tài nguyên văn hóa mà không làm tổn hại đến các giá trị văn hóa truyền thống thì chưa có. Khi hoạt động mang tính tự phát, không được tổ chức quản lý chặt chẽ thì các đội biểu diễn chỉ chạy theo nhu cầu của khách. Vì mục đích kinh tế đơn thuần nên “sân khấu hóa“ cồng chiêng, vì thế du khách có thể không hiểu hết hoặc hiểu sai lệch các giá trị văn hóa đặc trưng của cồng chiêng Tây Nguyên. Các
đội biểu diễn cồng chiêng nếu không được tập luyện kỹ năng biểu diễn một cách thuần thục thì khi biểu diễn sẽ không có hồn, không làm nổi bật được những nét độc đáo, không lột tả hết được những giá trị văn hóa sâu sắc của cồng chiêng Tây Nguyên. Từ đó dễ làm cho du khách không có ấn tượng gì sâu sắc khi xem các tiết mục biểu diễn, lâu dài sẽ dẫn đến cảm giác nhàm chán.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa cồng chiêng, ngày 01/07/2011, UBND thị trấn Lạc Dương đã tổ chức họp các nhóm cồng chiêng để thống nhất kiện toàn và củng cố lại nhân sự câu lạc bộ “Cồng chiêng LangBiang”. Hàng năm, UBND thị trấn đều phối hợp với phòng Văn hóa thông tin của Sở VHTTDL tiến hành kiểm tra và thẩm định nghệ thuật của các nhóm cồng chiêng.
Mặc dù đã có quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 18/12/2006 của UBND huyện Lạc Dương về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động tổ chức biểu diễn văn hóa cồng chiêng trên địa bàn, nhưng một số nhóm chưa thực hiện nghiêm túc. Một số nhóm chỉ chủ yếu chạy theo mục tiêu thu nhập kinh tế mà chưa có sự quan tâm đến nét đẹp văn hóa cổ xưa của ông cha để lại, đã làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Vào mùa cao điểm như lễ, tết hay nghỉ hè, lượng khách du lịch đến Đà Lạt tăng cao, nhu cầu thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây nguyên lớn, các nhóm cồng chiêng chạy theo lợi ích kinh tế mà thiếu quan tâm đến các giá trị văn hóa dân tộc của mình.
2.4. Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt
2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Đà Lạt giai đoạn 2012-2016
Với nguồn tài nguyên du lịch và khí hậu đặc trưng của mình, Đà Lạt đã thu hút một lượng có ý nghĩa khách du lịch quốc tế và nội địa. Trong những năm qua, số
lượng khách du lịch đến Đà Lạt đã có những chuyển biến tích cực. Đà Lạt đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Số lượng khách du lịch đến Đà Lạt được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Đà Lạt từ 2012 đến 2016
ĐVT | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Tổng lượt khách | Lượt khách | 3.937.000 | 4.300.000 | 4.779.195 | 5.100.000 | 5.400.000 |
Quốc tế | Lượt khách | 200.600 | 228.500 | 249.686 | 220.000 | 247.410 |
Nội địa | Lượt khách | 3.736.400 | 4.071.500 | 4.529.509 | 4.880.000 | 5.152.590 |
Tổng ngày khách | Ngày khách | 8.637.834 | 9.144.460 | 9.798.108 | 12.330.000 | 12.828.250 |
Quốc tế | Ngày khách | 343,026 | 390.735 | 424.490 | 374.000 | 516.250 |
Nội địa | Ngày khách | 8.294.808 | 8.753.725 | 9.373.618 | 11.956.000 | 12.312.000 |
Thời gian lưu trú bình quân | Ngày | 2,19 | 2,13 | 2,05 | 2,42 | 2,38 |
Quốc tế | Ngày | 1,71 | 1,71 | 1,70 | 1,7 | 2,09 |
Nội địa | Ngày | 2,22 | 2,15 | 2,07 | 2,45 | 2,39 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, 2017
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến Đà Lạt từ 2012 - 2016
ĐVT | 2013/12 (%) | 2014/13 (%) | 2015/14 (%) | 2016/15 (%) | Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) | |
Tổng lượt khách | Lượt khách | 9,22 | 11,63 | 6,71 | 5,88 | 8,36 |
Quốc tế | Lượt khách | 13,91 | 9,28 | -11,89 | 12,46 | 5,94 |
Nội địa | Lượt khách | 8,97 | 11,76 | 7,74 | 5,59 | 8,51 |
Tổng ngày khách | Ngày khách | 5,87 | 7,15 | 25,84 | 4,04 | 10,72 |
Quốc tế | Ngày khách | 13,91 | 8,64 | -11,89 | 38,03 | 12,17 |
Nội địa | Ngày khách | 5,53 | 7,08 | 27,55 | 2,98 | 10,78 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, 2017.
Từ bảng 2.2 và 2.3, có thể dễ dàng nhận thấy rằng lượng khách du lịch đến Đà Lạt có xu hướng tăng từ năm 2012 đến 2016. Năm 2012, có hơn 3,9 triệu lượt khách du lịch đến Đà Lạt và con số này vượt 5,4 triệu vào năm 2016 (tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 8,36%). Trong đó số lượng khách du lịch nội địa tăng từ 3.736.400 lượt năm 2012 lên 5.152.590 lượt năm 2016 (tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,51% mỗi năm) và lượng khách du lịch quốc tế gia tăng từ 200.600 năm 2012 lên 247.410 lượt khách năm 2016 với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,94%.
Mặc dù lượng khách du lịch đến Đà Lạt gia tăng trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, thời gian lưu trú bình quân của khách vẫn giữ trong khoảng hơn 2 ngày từ 2012 đến 2016. Thời gian lưu trú bình quân của khách có thể ảnh hưởng đến lựa chọn sử dụng dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
ĐVT:
Lượt khách
Biểu đồ 2.1. Số lượng khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN ở Đà Lạt từ 2012 đến 2016
Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Lạc Dương và Sở VHTTDL Lâm Đồng, 2017
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, số lượng khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng có sự gia tăng khá đều đặn qua các năm, mặc dù tốc độ tăng trưởng của các năm có khác nhau. Số lượng khách năm 2015 so với 2014 tăng mạnh với tỷ lệ 18,37%. Lý do chính của sự gia tăng lượng khách thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên giai đoạn từ 2012 đến 2016 đó là tỉnh Lâm Đồng đã thành công trong các chiến lược phát triển du lịch, thu hút lượng khách du lịch đến với Đà Lạt ngày càng tăng; tổ chức thành công các Festival hoa Đà Lạt cũng như các sự kiện văn hóa, du lịch lớn.
2.4.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong các sản phẩm du lịch
2.4.2.1. Thực trạng các chương trình du lịch có khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Từ trước khi không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đều đưa hình thức biểu diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng vào phục vụ du lịch. Các hoạt động
này chủ yếu được tổ chức tại một số làng, nhưng chủ yếu là những chương trình giao lưu lửa trại, uống rượu cần, nhảy múa và ca hát chứ biểu diễn cồng chiêng gắn với các lễ hội truyền thống của đồng bào là rất ít. Các công ty lữ hành cũng chú trọng đến việc đưa hoạt động biểu diễn cồng chiêng vào hầu hết các tour du lịch đến các tỉnh Tây Nguyên.
Hiện nay, tại Đà Lạt có 48 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch (phụ lục 4), tất cả các doanh nghiệp lữ hành đều có thể khai thác dịch vụ biểu diễn VHCCTN phục vụ khách du lịch. Nhiều công ty du lịch trong nước tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch gắn với dịch vụ biểu diễn VHCCTN như Vietravel với tour “Đà Lạt - Giao Lưu Văn Hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên”, Saigontourist “Du lịch Đà Lạt - Điểm hẹn tình yêu”, Công ty du lịch Hoa Đà Lạt với tour “Cồng chiêng Đà Lạt“...Theo thống kê và tổng hợp của tác giả từ website của các công ty du lịch, hiện nay có khoảng 50 chương trình du lịch có gắn với dịch vụ biểu diễn văn VHCCTN tại Đà Lạt do các công ty du lịch ở Đà Lạt và các tỉnh, thành khác đang khai thác. Dịch vụ biểu diễn VHCCTN vừa được khai thác như một sản phẩm riêng lẻ vừa bao gồm trong tour du lịch để phục vụ khách du lịch. Một chương trình giao lưu biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên điển hình (phụ lục 3) được các công ty du lịch khai thác nhằm mục đích tạo điểm nhấn, tăng tính hấp dẫn cho tour du lịch chứ không phải trọng tâm, mục đích chính của tour du lịch. Các công ty du lịch lớn như Saigontourist và Viettravel khi tổ chức các tour du lịch lên Đà Lạt đều có bao gồm gói xem biểu diễn VHCCTN trong tour và chỉ phục vụ khách riêng của mình, không ghép khách ngoài. Còn về phía du khách, hầu hết đến xem biểu diễn cồng chiêng với mục đích vui chơi là chính, ngoại trừ những đoàn chuyên gia nghiên cứu hay những người thật sự quý trọng các giá trị văn hóa của cồng chiêng Tây Nguyên và thật sự quan tâm đến nội dung của các buổi biểu diễn. Vì thế, có thể nói rằng hình thức biểu diễn văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch hiện nay chủ yếu chạy theo nhu cầu của khách mà chưa chú trọng khai thác văn hóa cồng chiêng theo chiều sâu. Do đó, hoạt động biểu diễn nhiều nhưng chưa đạt hiệu quả cao.