Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Việt Nam Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030 Trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng.


chiêng Tây nguyên bao gồm không gian biểu diễn, diễn viên, chương trình biểu diễn và tất nhiên phần không thể thiếu đó là khoảng cách giữa mong đợi và cảm nhận của khách du lịch về nhiều nhân tố của dịch vụ.

Từ bảng 2.9, có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong tất cả các nhân tố, cảm nhận của khách du lịch đều nhỏ hơn mong đợi. Điều đó có nghĩa rằng nhiều khía cạnh của dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây nguyên chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Và điều này cũng cho thấy mong đợi của khách du lịch đối với dịch vụ này là khá cao. Điều này rất quan trọng cho người cung cấp dịch vụ cũng như các đơn vị tổ chức và cơ quan quản lý lĩnh vực này cải thiện các hoạt động và chất lượng của dịch vụ.

Thực tế, sự phân chia các nhân tố cũng mang tính chất tương đối, có một số yếu tố có thể thuộc về nhiều hơn một hay hai nhân tố. Bản thân tác giả cũng cảm thấy khó khăn lúc ban đầu, nhưng cuối cùng đã quyết định chia các yếu tố của mỗi nhân tố như trình bày trên đây. Có một thực tế rằng số lượng các yếu tố được trình bày và thảo luận có thể chưa bao phủ hết được toàn bộ dịch vụ và sự thiếu hụt này sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu xa hơn sau này về lĩnh vực này.


Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT


3.1. Căn cứ của đề xuất


3.1.1. Căn cứ lý thuyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

3.1.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại Quyết định số 673/QĐ-UBND. Theo đó, các giải pháp thực hiện bao gồm:

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt - 12

- Đa dạng hóa sản phẩm;


- Đầu tư và thu hút đầu tư;


- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến;


- Phát triển nguồn nhân lực;


- Công tác quản lý nhà nước về du lịch.


3.1.1.2. Các quan điểm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020


Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành du lịch trong tình hình mới, những quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như sau:

- Phát huy triệt để nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch của địa phương;

- Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trường du lịch và bản sắc văn


hóa các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo;

- Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược lại.

3.1.2. Căn cứ thực tiễn

3.1.2.1. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa

Từ chương 2, có thể thấy rằng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa độc đáo, có giá trị cần được bảo tồn và phát triển. Đồng thời, nghệ thuật biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng có đầy đủ những đặc điểm của một tài nguyên du lịch cần được khai thác đúng để phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang dấu ấn của Đà Lạt, đặc biệt là du lịch văn hóa.

3.1.2.2. Thực trạng khai thác dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong du lịch ở Đà Lạt

Qua phần thực trạng ở chương 2, hiện nay dịch vụ biểu diễn VHCCTN đang phát triển khá phổ biến ở Đà Lạt. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình dịch vụ này chưa được quan tâm xứng đáng, thường xuyên và quản lý chặt chẽ. Các câu lạc bộ còn hoạt động tự phát, thiếu sự đầu tư bài bản và có chiều sâu.

Từ năm 2012 đến năm 2016, số lượng khách du lịch đến Đà Lạt không ngừng tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,36%. Số lượng khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN khi đến Đà Lạt cũng liên tục gia tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm từ 2012 đến 2016 là 12,82%. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tỷ lệ khách du lịch có thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN trong tổng số khách du lịch đến Đà Lạt vẫn còn rất thấp, chỉ từ khoảng trên 7,5% đến xấp xỉ 9%.


Như vậy, qua số liệu thống kê và điều tra, có thể nhận thấy dịch vụ biểu diễn VHCCTN chưa có sức hút lớn đối với đa số khách du lịch.

Dịch vụ biểu diễn VHCCTN còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên, cần có những giải pháp thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả để phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt.

3.2. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị


3.2.1. Giải pháp về bảo tồn


Hiện trạng về mức độ tồn tại của các giá trị văn hoá truyền thống Mạ, K‟ho và Churu ở Lâm Đồng cho thấy có 03 nhân tố tác động tiêu cực đến Không gian văn hoá cồng chiêng; cụ thể như sau:

- Hệ giá trị văn hoá truyền thống tộc người đang chuyển hoá mạnh theo hướng hiện đại hoá, các sinh hoạt văn hoá truyền thống mất dần môi trường tồn tại và phát triển.

- Sinh hoạt kinh tế hiện đại thay thế dần, hoặc gần như thay thế hoàn toàn sinh hoạt kinh tế truyền thống. Vì vậy, hàng loạt các yếu tố vật chất của không gian cư trú, không gian buôn làng khó có thể tồn tại.

- Tín ngưỡng truyền thống vốn là động cơ quan trọng nhất tác động tích cực đến 05 thành phần của Không gian văn hoá Cồng Chiêng dần bị thay thế bởi các tín ngưỡng mới, du nhập có xu hướng sử dụng âm nhạc cồng chiêng vào mục đích khác.

Những vấn đề trên có tính tất yếu của quá trình phát triển; vì vậy để tìm ra mô hình bảo tồn Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đang là một bài toán không hề giản đơn - bài toán giữa bảo tồn và phát triển. Việc sử dụng sinh hoạt văn hoá cồng chiêng nói riêng, một số loại hình văn hoá truyền thống Tây Nguyên nói chung đan xen với các sinh hoạt văn hoá hiện đại vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.


Để văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, cần phải có sự nỗ lực của nhiều bên liên quan. Trước hết, tập trung tuyên truyền, nâng cao lòng tự hào và ý thức cộng đồng cho chính đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, định hướng và giáo dục thế hệ trẻ các dân tộc biết yêu, quý trọng di sản văn hóa tổ tiên đã gìn giữ và truyền lại.

Hiện nay, các giá trị di sản văn hóa nói chung, cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng đang đứng trước nguy cơ mai một do những tác động của quá trình hội nhập cũng như mặt trái của cơ chế thị trường. Do đó, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nhiệm vụ trọng tâm và cần lưu ý một số vấn đề:

Tăng cường sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng. Ghi âm, ghi hình các tài liệu, tư liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để lưu giữ, bảo quản và phát huy lâu dài. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, tập hợp các nguồn tư liệu, tài liệu đã được nghiên cứu, công bố từ trước tới nay cả trong và ngoài nước liên quan đến cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Nghiên cứu, phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội gắn với vòng đời người và vòng đời cây trồng ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tại các địa bàn để tạo môi trường, không gian diễn xướng của cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, giới thiệu rộng rãi trong cộng đồng dân cư và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phục hồi môi trường diễn xướng cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên quan điểm kế thừa có chọn lọc, tạo điều kiện thuận lợi để các cộng đồng dân cư khôi phục các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội gắn với cồng chiêng theo truyền thống dân tộc của mỗi cộng đồng dân cư có sự tham gia hướng dẫn, hợp tác chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật.


Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng dân cư dân tộc Tây Nguyên ở Lâm Đồng; tổ chức và hình thành các sản phẩm văn hóa du lịch dựa trên tài nguyên văn hóa cồng chiêng vào mục tiêu phát triển kinh tế - du lịch Lâm Đồng.

Bản chất của cồng chiêng Tây Nguyên là sáng tạo của cộng đồng và cũng chính cộng đồng trao truyền nó. Vì vậy, phát huy vai trò của cộng đồng được đặt lên hàng đầu. Chú trọng truyền dạy văn hóa cồng chiêng và tạo những hạt nhân nòng cốt. Tiếp tục đề án Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng với trọng tâm là hoạt động trao truyền văn hóa cồng chiêng, đảm bảo các học viên nắm vững những thao tác diễn tấu và những bài chiêng cơ bản của dân tộc mình để họ trở thành những hạt nhân nòng cốt hình thành nên những đội cồng chiêng ở các thôn, buôn, duy trì tập luyện thường xuyên biểu diễn phục vụ các sự kiện, phục vụ nhân dân địa phương.

Thông qua các đợt liên hoan biểu diễn cồng chiêng, tổ chức gặp gỡ, biểu dương các nghệ nhân cồng chiêng, chỉnh chiêng và truyền dạy cồng chiêng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng. Mỗi đợt liên hoan cũng là dịp để ngành văn hóa nhìn nhận, đánh giá mức độ bảo tồn đối với từng địa phương, qua đó, tăng cường công tác gìn giữ, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa đối với văn hóa truyền thống. Phục dựng nhiều lễ hội để tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng.

Trong điều kiện hình thái kinh tế của đồng bào các dân tộc thay đổi, di sản văn hóa cồng chiêng đang thiếu môi trường diễn tấu để phát huy giá trị trong chính cộng đồng là chủ thể sáng tạo cồng chiêng. Do đó, bên cạnh công tác bảo tồn, ngành du lịch cần làm cho cồng chiêng sống lại bằng cách tạo điều kiện cho cồng chiêng được sử dụng thường xuyên. Du lịch là môi trường tốt để cồng chiêng có cơ hội diễn xướng và phát huy giá trị. Song song với việc bảo tồn, xây dựng biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thành sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du


lịch và làm cho cồng chiêng luôn sống trong đời sống của đồng bào và hoạt động kinh tế.

Để phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cần được kết hợp với việc khuyến khích sản xuất, phát triển các sản phẩm làng nghề phục vụ các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch, nhất là nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm thủ công như đồ dệt thổ cẩm, đồ điêu khắc dân gian, các nhạc cụ của đồng bào thiểu số; đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đặc sản ẩm thực được lựa chọn để cung ứng cho khách du lịch như cơm lam, thịt nướng, rượu cần, cao mật nhân, thịt nai khô, thịt bò một nắng... Cần chú ý đến việc quản lý giá cả và chất lượng để tạo lòng tin của khách du lịch. Trong tour du lịch cộng đồng các tộc người, cần cung cấp các dịch vụ ẩm thực địa phương, giới thiệu và hướng dẫn chế biến các món ăn đặc sản của đồng bào các tộc người bản địa đến với khách du lịch khi họ đến tham quan.

Việc bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không nằm ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa khác của cộng đồng các tộc người bản địa. Cần có kế hoạch cụ thể để từng bước khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa đang dần bị mai một nhằm thu hút khách du lịch như: nhà rông, các pho tượng nhà mồ, các nghề thủ công truyền thống... Chính quyền địa phương cần có kế hoạch hợp lý trong việc bảo tồn văn hóa kết hợp hài hòa với việc tạo ra các sản phẩm du lịch để phục vụ du khách, đồng thời tạo sinh kế lâu dài cho người dân địa phương, giúp họ được hưởng lợi chính đáng từ hoạt động phục vụ du lịch.

Phần lớn khách du lịch thích thú với các giá trị gốc của văn hóa, không thích các yếu tố lai tạp, sai lệch với yếu tố gốc của cả di sản vật thể lẫn phi vật thể. Vì vậy, cần quan tâm đến các yếu tố gốc, đến tính chân xác của các di sản văn hóa nói chung và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng. Các yếu tố, giá trị văn hóa được lựa chọn để đưa vào sản phẩm du lịch phục vụ du khách phải được lựa chọn kỹ lưỡng, tránh làm sai lệch hoặc biến tướng khiến cho du khách hiểu sai hoặc cảm nhận những di sản văn hóa mà họ đang thưởng thức, chứng kiến bị sân khấu hóa.


Do đó, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cần được bảo tồn và giữ nguyên trạng những phương tiện, vật dụng góp phần làm nên các sinh hoạt văn hóa truyền thống, lễ hội bao gồm cả các loại cồng chiêng, ché rượu, tượng nhà mồ, ẩm thực... Trong sản phẩm du lịch, có thể khai thác một cách có chọn lọc các nội dung chính của lễ hội để phục vụ khách du lịch khi không phải đang mùa lễ hội, tuy nhiên cần cung cấp thông tin cho du khách biết đó là các nghi lễ được phục dựng nhưng tuân thủ các yếu tố gốc và giá trị chân xác của lễ hội.

Việc bảo tồn các giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng bao gồm các chương trình phổ biến, truyền dạy đến thế hệ trẻ các giá trị văn hóa bản địa. Cần tiếp tục các lớp truyền dạy kinh nghiệm đánh chiêng, chỉnh chiêng tại cộng đồng.

Không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc có liên quan đến hàng loạt các loại hình di sản văn hóa khác như kiến trúc, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực... Hoạt động diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên cũng gắn liền với trang phục, nghi lễ dân gian, ẩm thực, không gian kiến trúc. Do đó, việc bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng cần có sự vào cuộc, góp sức của toàn xã hội.

3.2.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch


3.2.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với văn hóa cồng chiêng


Nhu cầu của khách du lịch ngày một đa dạng và phong phú, đòi hỏi của du khách càng cao thì việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng là điều hết sức cần thiết. Các giá trị văn hóa được lựa chọn, khai thác đưa vào sản phẩm du lịch cần phải gắn liền với giá trị truyền thống của dân tộc, không phải yếu tố văn hóa nào cũng có thể đưa vào khai thác phục vụ du lịch mà giá trị văn hóa đó phải là nét đặc trưng, tiêu biểu của cộng đồng. Việc khai thác di sản và truyền thống như một dạng tiềm năng của du lịch là việc quan trọng, kết hợp với giữ gìn và phát huy những giá trị nhân văn cùng bản sắc dân tộc hàm chứa trong di sản đó. Chính vì thế, khi lựa chọn các giá trị văn hóa để khai thác phải có định hướng cụ thể, tránh sa vào máy móc, rập khuôn hay đơn độc dễ gây ra sự nhàm chán cho du khách.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí