Mô Hình Sinh Trưởng Của Bò Lai Hướng Thịt Bằng Hàm Gompertz Có Hệ Số Xác Định Của Phương Trình Hồi Quy Cao:


thành thục của thịt đã làm cho độ dai của thịt giảm xuống. Trong quá trình bảo quản ta đã làm cho mối liên kết giữa các sợi cơ bị phá huỷ. Độ dai của thịt bò phụ thuộc vào các giống khác nhau.

Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trích từ Shakelford và Cs (1997)[125] căn cứ vào độ dai tại thời điểm 48 giờ sau giết thịt, bò F1(Charolai × Lai Sind) đạt mức độ dai trung bình, còn thịt bò Lai Sind và F1(Brahman × Lai Sind) được nằm ở phân loại dai.

Đỗ Đức Lực và Cs (2009)[30] nghiên cứu độ dai của bò Lai Sind cho

thấy độ dai của thịt bò lúc 12, 48 giờ và 8 ngày đạt tương ứng 91,41 N; 109,77 N và 97,18 N. Kết quả thu được về độ dai của thịt bò trong thí nghiệm thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên có lẽ do tuổi và phương thức nuôi đã ảnh hưởng tới độ dai của thịt.

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Cundiff và Cs (1997)[82] đối với bò Brahman (73N), nhưng dai hơn so với các giống bò thịt giết mổ ở 447 ngày tuổi cho kết quả sau: ở bò Hereford, Angus đạt 54N; bò BBB 59N. Độ dai của thịt bò BBB sau 8 ngày giết thịt ở các các lứa tuổi 24, 48 và 72 tháng lần lượt là 35,1 N; 36,4 N và 31,4N (Clinquart, 2000)[140]. Peacock và Cs (1982)[115] đã tìm thấy ở bò có có tỷ lệ máu Bos indicus cao thịt dai hơn so với các giống Bos. Taurus.

Setthakul và Cs (2008)[123] nghiên cứu độ dai của thịt ở bò Thái Lan, bò F1 Brahman, bò lai BP, F1 Charolais cho kết quả độ dai tương ứng 157,8 N; 155,3N; 118,8N; và 51,0 N. Các tác giả cũng nhận xét ở bò có máu Bos indicus có độ dai cao hơn bò có máu Bos Taurus. Bò có thời gian nuôi vỗ béo dài hơn có độ dai thấp hơn. Độ dai của bò Lai Sind, F1 Brahman, F1 Charolais của chúng tôi thu được thấp hơn so với độ dai của bò địa phương Thái Lan và con lai giữa bò Thái Lan và bò Brahman.

Theo Bowling và Cs (1977)[73]; Burson và Cs (1980)[77] ở bò thịt nuôi


bằng thức ăn ngũ cốc có bó cơ dài hơn so với bò được nuôi bằng cỏ. Smith và Cs (1976)[129] khẩu phần thức ăn giàu năng lượng là nguyên nhân chính làm tích lũy mỡ bao phủ phần cơ đã làm chậm lại quá trình biến đổi nhiệt trong quá trình bảo quản thịt làm tăng quá trình tự phân giải trong cơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Cundiff và Cs (1997)[82] cho thấy độ dai của thịt bò Brahman 7,3 kg; Belgian Blue 5,9 kg; Boran 6,6 kg. Tác giả cũng cho thấy bò Bos indicus có độ dai lớn hơn bò Bos Taurus. Dufrasne (1994)[141] nghiên cứu độ dai của thịt bò Begian Blue ở hai phương thức nuôi dưỡng khác nhau, chăn thả và nuôi nhốt cho thấy độ dai của thịt bò lúc 9 ngày bảo quản đạt tương ứng 50,2 N và 50,5 N.

Clinquart và Cs (1994)[81] kiểm tra di truyền khác nhau có độ dai khác nhau, ở bò Begian Blue với các kiểu gen BBBc; BBBm và bò Holstein (H) có độ dai bảo quản lúc 9 ngày tương ứng 40,9 N; 31,9 N; 31,7 N.

Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 brahman × lai sind và F1 charolais × lai sind nuôi tại Đăk Lăk - 17


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1 Kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra các các kết luận sau:

1.1 Bò lai F1(Charolais × Lai Sind), F1(Brahman × Lai Sind), Lai Sind có khối lượng khá lớn, bò nuôi trong nông hộ và nuôi theo dõi đều có khối lượng vượt bò Lai Sind, khối lượng cao nhất ở bò F1(Charolais × Lai Sind) và thấp nhất ở bò Lai Sind.

1.2 Bò lai F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) thể hiện ngoại hình của bò thịt khá rõ nét, ngoại hình bò thịt phát triển mạnh chiều rộng, chiều sâu và chiều dài theo hướng phát triển ngoại hình của bò thịt.

1.3 Mô hình sinh trưởng của bò lai hướng thịt bằng hàm Gompertz có hệ số xác định của phương trình hồi quy cao:

* Bò nuôi trong nông hộ:

Lai Sind Y = 267,26 EXP(-2,417EXP(-0,112x)); R2 = 96,92% F1(Brahman × Lai Sind) Y = 333,64 EXP(-2,358EXP(-0,101x)); R2 =96,64% F1(Charolais × Lai Sind) Y= 383,99 EXP(-2,342EXP(-0,095x)); R2 = 97,05%

*Bò nuôi theo dõi:

Lai Sind Y = 350,84 EXP(-2,591EXP(-0,092x)); R2 = 97,88% F1(Brahman × Lai Sind) Y = 401,83 EXP(-2,502EXP(-0,093x)); R2 = 96,69% F1(Charolais × Lai Sind)Y = 418,91 EXP(-2,589EXP(-0,100x)); R2 = 98,51%

1.4 Bò F1(Charolais × Lai Sind) và F1(Brahman × Lai Sind) nuôi vỗ béo ở giai đoạn 18 - 21; 21 - 24 tháng tăng khối lượng nhanh và cao hơn bò Lai Sind nuôi trong cùng điều kiện.

1.5 Nuôi vỗ béo bò F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) ở lứa tuổi 18 - 21 và 21 - 24 tháng tuổi cho thu nhập cao hơn bò Lai Sind.


1.6 Quầy thịt Bò F1(Charolais × Lai Sind) và F1(Brahman x Lai Sind) và Lai Sind tốt, có tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao hơn bò Lai Sind. Thịt bò lai có màu sắc, pH nằm trong giới hạn cho phép. Thịt bò F1(Charolais x Lai Sind) có độ dai thấp hơn thịt bò F1(Brahman x Lai Sind) và thịt bò Lai Sind.

2 Đề nghị

2.1 Áp dụng cặp lai F1(Charolais × Lai Sind) và F1(Brahman × Lai Sind) trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt bò hàng hóa tại Đăk Lăk.

2.2 Sử dụng bò Charolais trong lai giống bò thịt để giảm độ dai hay để làm tăng độ mềm của thịt bò.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Hùng Cường, Phạm Thế Huệ (2005), "Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt tại Đăk Lăk". Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số xuất bản ISSN 0866 - 7020. Số 19/2005. Trang 45 - 47.

2. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ, Phạm Hùng Cường (2007), "Ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo đến tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò Lai Sind tại Đăk Lăk". Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số xuất bản ISSN 1859 - 0802. Số 4 tháng 2 năm 2007. Trang 36 - 42.

3. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung và Phạm Thế Huệ (2008), "Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thực/nitơ phi protein trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả vỗ béo bò lai Brahaman nuôi tại Đăk Lăk". Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số xuất bản ISSN 1859 - 1802. Số 13 tháng 8 năm 2008. Trang 20 - 26.

4. Phạm Thế Huệ, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh và Đỗ Đức Lực (2008), "Nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng thịt của bò Lai Sind, Brahman × Lai Sind, Charolais × Lai Sind nuôi tại Đăk Lăk". Tạp chí Khoa học và Phát triển. Số xuất bản ISSN 1859 - 0004. Tập VI, Số 4: 331 - 337.

5. Phạm Thế Huệ, Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình (2009), "Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuôi vỗ béo tại Đăk Lăk". Tạp chí Khoa học và Phát triển. Số xuất bản ISSN 1859 - 0004. Tập 7, số 3: 291 - 298.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tiếng Việt

1. Allen J., Burns B. M và Bertram J. D. (2005), “Chương trình đánh giá giá trị di truyền”, Nâng cao các kỹ năng về di truyền, sinh sản lai tạo giống bò thịt nhiệt đới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 82 - 98.

2. Nguyễn Ân (1972), Giáo trình Di truyền học động vật, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

3. Nguyễn Ân (1978), “Những cơ sở di truyền học của việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi”, Những vấn đề di truyền công tác giống động vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 248 - 268.

4. Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền số lượng và Chọn giống vật nuôi, Giáo trình sau đại học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Burns B. M, Gazzola C, Bell. G. T, Murphy K. J (2005), “Xác định thị trường đối với bò thịt của vùng nhiệt đới Bắc Úc”, Nâng cao kỹ năng di truyền sinh sản lai tạo giống bò thịt nhiệt đới, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, tr. 33 - 43.

6. Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn, Vương Ngọc Long (2001), “Khả năng sinh trưởng của bê lai giữa tinh bò đực Charolais, Abondance, Tarentaise với bò Lai Sind”, Báo cáo Chăn Nuôi Thú y, TP Hồ Chí Minh 10 -12/4/2001, tr. 229 - 235.

7. Đinh Văn Cải (2006) “Kết quả nghiên cứu nhân thuần giống bò thịt Drought Master nhập nội nuôi tại một số tỉnh phía nam”, Tạp chí Chăn nuôi, số 1, tr. 9 - 13.

8. Clarke Victor J., Lê Bá Lịch, Đỗ Kim Tuyên (1997), “Kết quả chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò bằng khẩu phần cao năng lượng dựa trên nền bột sắn với 3% urea”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Phần chăn nuôi gia súc, Hà Nội, tr. 41 - 48


9. Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành trung và Đoàn Thị Khang (2001), “Nghiên cứu sử dụng thức ăn protein và nitơ phi protein trong khẩu phần nuôi dưỡng bò thịt”, Tóm tắt Báo cáo khoa học năm, Viện chăn nuôi, Hà Nội, tr. 152- 167.

10. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Phạm Hùng Cường (2005), “Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có để vỗ béo bò đực HF không dùng làm giống tại Sơn La”, Tóm tắt báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, tr. 131 - 132.

11. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thiện Trường Giang và Lưu Thị Thi (2005), “Ảnh hưởng các mức lõi ngô trong khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao đến tỷ lệ phân giải inssaco bông gòn, môi trường dạ cỏ và tăng trọng bò Lai Sind vỗ béo”. Tạp chí Nông nghiệp phát triển Nông thôn, Số 18, tr. 43 - 46.

12. Vũ Chí Cương (2007), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt xác định một số định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên, Thuộc chương trình Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển Tây Nguyên, Hà Nội.

13. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương và Phạm Thế Huệ (2008), “Ảnh hưởng của tỷ lệ protein thực/nitơ phi protein trong khẩu phần đến trọng và hiệu quả kinh tế vỗ béo bò lai Brahman tại Đăk Lăk”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện chăn nuôi, Số 13, tr. 20 - 27.

14. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ và Phạm Hùng Cường (2007), “Ảnh hưởng của nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo đến tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò Lai Sind tại Đăk Lăk”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, số 4, tr. 36 - 42.


15. Chi cục thống kê Đăk Lăk (2007), Niên giám thống kê, NXB Thống kê TPHCM.

16. Cục Chăn nuôi (2007), Số lượng bò, bò sữa, sản lượng thịt sữa phân theo địa phương năm 2007, Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008 http://www.cucchannuoi.gov.vn/Statistical

17. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Diện (1995), “Một số kết quả lai kinh tế bò thịt tại huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh và huyện Bảo Lộc - Lâm Đồng”, Báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học CNTY toàn quốc, Hà Nội, 9/1995.

18. Nguyễn Quốc Đạt (1999), Một số đặc điểm về giống của đàn bò cái lai (Holstein × Lai Sind) hướng sữa nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình và Đinh Văn Tuyền (2008), “Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò Lai Sind, Brahman và Drought Master thuần nuôi vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Số 15, Tháng 12/2008, tr. 32 - 39.

20. Gazzola C và Burn B. M. (2005), “Tính ngon miệng”, Nâng cao kỹ năng di truyền sinh sản lai tạo giống bò thịt nhiệt đới, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, tr. 47 - 49.

21. Trần Quang Hân (1996), Nghiên cứu các tính trạng năng suất chủ yếu của lợn trắng Phú Khánh lợn lai F1 Yorkshire × Trắng Phú Khánh. Luận án Phó tiến sỹ, tr. 76 - 80.

22. Nguyễn Văn Hòa, Đoàn Trọng Tuấn, Vũ Chí Cương (2005), “Nghiên cứu vỗ béo bò Lai sind bằng thức ăn là phế phụ phẩm của ngành Nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh nghệ An”, Tóm tắt báo cáo Khoa học năm 2004, Hà Nội, tr. 208.

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí