Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP
Có TK 3853, 3863 - LKB đi (LCC)
b) Tại KB B
- Đối với các khoản thu NSNN do KB khác thu hộ hoặc các khoản nộp trả kinh phí khi đã quyết toán ngân sách, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC) Có TK 7111 – Thu NSNN
Bút toán này được giao diện vào TCS.
- Đối với khoản nộp trả kinh phí vào TK tiền gửi và các khoản nộp trả kinh phí khi chưa quyết toán ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC) Có TK 37xx, 8113, 8123, 8211….
- Các khoản LKB đến chuyển tiếp đi ngân hàng (chuyển khoản hoặc lĩnh tiền mặt tại ngân hàng) hoặc lĩnh tiền mặt tại KBB.
Căn cứ LTT phục hồi, kế toán ghi (AP):
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 1
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 2
- Kế Toán Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt
- Kế Toán Thanh Toán Song Phương Điện Tử Giữa Kbnn Với Nhtm
- Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 6
- Nhận Được Lệnh Thanh Toán Đến Của Ngân Hàng Tmcp Công Thương: Công Ty
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC)
Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Đồng thời áp thanh toán (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Có TK 1112, 1191,...
- Các khoản LKB đến còn lại
Căn cứ LTT phục hồi, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC)
Có TK liên quan
Hoặc:
Nợ TK liên quan
Có TK 3855, 3865 - LKB đến (LCN)
- Các trường hợp LKB đến liên quan đến thu, chi NSNN năm trước
Các trường hợp LKB đến liên quan đến thu, chi NS năm trước hạch toán tại kỳ năm trước và kỳ năm nay, qua TK Phải thu trung gian khác (TK 1399) và TK Phải trả trung gian khác (TK 3399) theo nguyên tắc: Bút toán liên quan đến tài khoản thu, chi ngân sách năm trước sẽ hạch toán ở kỳ năm trước, tài khoản thanh toán LKB đến sẽ hạch toán ở kỳ năm nay và qua TK Phải thu trung gian khác (TK 1399) và TK Phải trả trung gian khác (TK 3399):
+ Đối với Lệnh chuyển Có:
Trên phân hệ TABMIS LKB, nếu TTV chọn Phân hệ đích là GL và chọn niên độ năm trước:
Tại kỳ năm nay (GL):
Nợ TK 3856, 3866 - LKB đến (LCC)
Có TK 3399 - Phải trả trung gian khác Tại kỳ 13 năm trước (GL, ngày hiệu lực 31/12):
Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian khác Có TK liên quan
Trên phân hệ TABMIS LKB, nếu TTV chọn Phân hệ đích là TCS và chọn niên độ năm trước:
Tại kỳ năm nay (GL):
Nợ TK 3856,3866 – LKB đến (LCC)
Có TK 3399 – Phải trả trung gian khác Tại chương trình TCS (ngày hiện tại, niên độ năm trước):
Nợ TK 3399 – Phải trả trung gian khác Có TK liên quan
Bút toán này được giao diện sang phân hệ TABMIS GL kỳ 13 năm trước và ngày hiệu lực 31/12.
+ Đối với Lệnh chuyển Nợ:
Trên phân hệ TABMIS LKB, nếu TTV chọn Phân hệ đích là GL và chọn niên độ năm trước:
Tại kỳ năm nay (GL):
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian khác
Có TK 3855, 3865 - LKB đến (LCN)
Tại kỳ năm trước (GL, ngày hiệu lực 31/12): Nợ TK liên quan
Có TK 1399 - Phải thu trung gian khác
Trên phân hệ TABMIS LKB, nếu TTV chọn Phân hệ đích là TCS và chọn niên độ năm trước:
Tại kỳ năm nay (GL):
Nợ TK 1399 - Phải thu trung gian khác
Có TK 3855, 3865 - LKB đến (LCN)
Tại chương trình TCS (ngày hiện tại, niên độ năm trước): Nợ TK liên quan
Có TK 1399 - Phải thu trung gian khác
Bút toán này được giao diện sang phân hệ TABMIS GL kỳ 13 năm trước và ngày hiệu lực 31/12.
c) Nghiệp vụ chuyển số thu hộ, chi hộ TTLNH, TTSPĐT về Cục KTNN -KBNN
- Tại các đơn vị KBNN:
Vào ngày làm việc cuối tháng hoặc chậm nhất ngày làm việc đầu tiên của tháng kế tiếp, kế toán lập Phiếu chuyển khoản (Mẫu số C6-08/KB) kết chuyển toàn bộ số dư tài khoản thu hộ, chi hộ TTSP theo từng loại tiền (VNĐ và ngoại tệ) phát sinh trong tháng về Cục KTNN - KBNN qua TABMIS LKB (chi tiết mã địa bàn tỉnh, mỗi lệnh được chuyển cho một loại nguyên tệ).
+ Trường hợp số dư Nợ trên tài khoản thu hộ, chi hộ TTSP, TTLNH, kế toán hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ, kế toán ghi (GL):
Nợ TK LKB đi ngoại tỉnh (LCN)
Có TK 3932, 3937,... – Thu hộ, chi hộ trong TTSP, TTLNH
+ Trường hợp số dư Có trên tài khoản thu hộ, chi hộ TTSP, TTLNH, kế toán hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ, kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3932, 3937,.... – Thu hộ, chi hộ trong TTSP,TTLNH Có TK 3863 – LKB đi ngoại tỉnh (LCC)
- Tại Cục Kế toán nhà nước - KBNN:
Căn cứ LTT LKB đến trên TABMIS LKB từ các đơn vị KBNN, kế toán hạch toán theo nguyên tệ (chi tiết từng đơn vị KBNN theo mã địa bàn).
+ Căn cứ LTT LKB đến (LCN) trên TABMIS LKB, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3932, 3937,.... – Thu hộ, chi hộ trong TTSP, TTLNH...
Có TK 3865 – LKB ngoại tỉnh đến (LCN)
+ Căn cứ LTT LKB đến (LCC) trên TABMIS LKB, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3866 – LKB ngoại tỉnh đến (LCC)
Có TK 3932, 3937,.... – Thu hộ, chi hộ trong TTSP, TTLNH...
d) Nghiệp vụ xử lý số dư đầu năm tài khoản thanh toán LKB năm nay
Hết ngày 31/12 toàn bộ số dư cuối kỳ tài khoản thanh toán LKB được chuyển sang năm sau.
Khi mở sổ đầu năm, vào ngày làm việc đầu tiên đơn vị KBNN lập Phiếu điều chỉnh (Mẫu số C6-09/KB) thực hiện điều chỉnh toàn bộ số dư đầu năm của các tài khoản LKB năm nay (TK 3850, TK 3860) (số dư cuối kỳ năm trước chuyển sang) sang tài khoản LKB năm trước (TK 3870, TK 3880), kế toán ghi (GL):
- Nếu số dư đầu năm tài khoản LKB năm nay có số dư Nợ: Nợ TK thanh toán Liên kho bạc năm trước
Đỏ Nợ TK Thanh toán Liên kho bạc năm nay
- Nếu số dư đầu năm tài khoản LKB năm nay có số dư Có: Đỏ Có TK Thanh toán Liên kho bạc năm nay
Có TK Thanh toán Liên kho bạc năm trước
Ví dụ 2: Tại KBNN tỉnh (BL) có các nghiệp vụ phát sinh sau:
1. Nhận được Giấy nộp tiền bằng tiền mặt của anh Bình đóng học phí cho trường Đại học kinh tế TP.HCM mở tài khoản tại KBNN TP.HCM số tiền 6.000.000đồng.
2. Nhận được ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp có thu thuộc tỉnh quản lý có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh chuyển tiền thanh toán cho DN(H) mở tài khoản tại KBNN tỉnh (CT) số tiền 300.000.000 đồng.
3. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản của đơn vị dự toán (B) thanh toán tiền cho đơn vị (M) mở tài khoản tại KBNN huyện (GR) trực thuộc số tiền 12.000.000 đồng.
4. Nhận được Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (VL) trực thuộc chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp có mở tài khoản tiền gửi tại KB tỉnh số tiền 29.000.000 đồng.
5. Nhận được Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (CM) thanh toán tiền cho DN (T) mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh (BL) số tiền 30.000.000 đồng.
6. Nhận được Lệnh chuyển Có của KBNN huyện (ĐH) trực thuộc thanh toán tiền cho Cty (S) mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền 150.000.000 đồng.
7. Nhận được Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (VL) thanh toán tiền cho đơn vị sự nghiệp có mở tài khoản tiền gửi khác tại KBNN tỉnh (BL) số tiền 40.000.000 đồng.
8. Lập LCC kết chuyển số dư Có trên tài khoản thu hộ, chi hộ liên ngân hàng về Cục KTNN-KBNN số tiền 200.000.000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.
2.2. Kế toán thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH)
2.2.1. Qui định chung
- Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này hướng dẫn các quy định về nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng trong hệ thống KBNN để thực hiện việc thanh toán, hạch toán kế toán, đối chiếu và quyết toán bằng đồng Việt Nam (VND).
- Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị KBNN tham gia TTLNH theo Quyết định của Tổng Giám đốc KBNN, bao gồm Cục Kế toán Nhà nước, Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh được tham gia Thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Phạm vi các lệnh thanh toán áp dụng trong TTLNH: Các Lệnh thanh toán Có bằng đồng VND thuộc hoạt động nghiệp vụ của KBNN, được lập trực tiếp từ các đơn vị KBNN đến các Ngân hàng thành viên của Hệ thống TTLNH hoặc ngược lại.
- Giải thích một số thuật ngữ:
+ Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH): Là quá trình xử lý các giao dịch TTLNH kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính.
+ Thành viên trực tiếp (gọi tắt là thành viên): Là Cục Kế toán Nhà nước, mở tài khoản thanh toán tổng hợp tại Sở Giao dịch NHNN, được Ban điều hành Hệ thống TTLNH kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống TTLNH.
+ Đơn vị thành viên: Là SGD KBNN và KBNN cấp tỉnh, thực hiện việc thanh toán qua tài khoản thanh toán tổng hợp của KBNN (Cục Kế toán Nhà nước) mở tại Sở
Giao dịch NHNN và được Ban điều hành Hệ thống TTLNH kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống TTLNH theo đề nghị của KBNN.
+ Hệ thống TTLNH: là chương trình ứng dụng tin học của NHNN, được xây dựng nhằm quản lý, vận hành việc thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia Hệ thống này.
+ Đối chiếu TTLNH trong nội bộ hệ thống KBNN là đối chiếu số liệu TTLNH giữa thành viên trực tiếp (Cục Kế toán Nhà nước) và các đơn vị thành viên (SGD KBNN và KBNN cấp tỉnh) của hệ thống KBNN tham gia TTLNH, bao gồm: Đối chiếu nội bộ số liệu TTLNH và đối chiếu phí liên ngân hàng (nếu có).
+ Chương trình giao diện TTLNH: Là chương trình ứng dụng tin học trung gian giữa Hệ thống TTLNH và Hệ thống quản lý thông tin Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) của KBNN, phục vụ cho việc kiểm tra, hoàn thiện và kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ điện tử TTLNH và lựa chọn hệ thống cần giao diện đến trước khi chuyển lệnh thanh toán sang TABMIS hoặc Hệ thống TCS, đồng thời phục vụ cho việc đối chiếu TTLNH trong nội bộ hệ thống KBNN.
+ Tài khoản thanh toán tổng hợp của KBNN (Cục Kế toán Nhà nước) mở tại Sở Giao dịch NHNN: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN tham gia TTLNH.
+ Hạn mức nợ ròng của KBNN: Là mức giá trị tối đa quy định cho các giao dịch thanh toán giá trị thấp được tham gia quyết toán bù trừ, được tính dựa trên chênh lệch giữa tổng số các lệnh thanh toán giá trị thấp đến và tổng số các lệnh thanh toán giá trị thấp đi trong khoảng thời gian xác định của tất cả các đơn vị KBNN tham gia TTLNH. Hạn mức nợ ròng của KBNN được NHNN thiết lập và quản lý căn cứ đề nghị bằng văn bản của Tổng Giám đốc KBNN trong từng thời kỳ.
+ Lệnh thanh toán: là một tin điện do thành viên, đơn vị thành viên lập và sử dụng để thực hiện một giao dịch thanh toán trong Hệ thống TTLNH.
+ Lệnh thanh toán Có là lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh tại đơn vị khởi tạo lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của người nhận lệnh tại đơn vị nhận lệnh khoản tiền đó.
+ Lệnh thanh toán Nợ là lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận lệnh mở tại đơn vị nhận lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của người phát lệnh mở tại đơn vị khởi tạo lệnh khoản tiền đó.
+ Đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán: Là thành viên hoặc đơn vị thành viên, thay mặt cho người phát lệnh lập và xử lý lệnh thanh toán đi.
+ Đơn vị nhận lệnh thanh toán: Là thành viên hoặc đơn vị thành viên, thay mặt người nhận lệnh nhận và xử lý lệnh thanh toán đến.
+ Người phát lệnh: là một tổ chức hoặc cá nhân phát lệnh thanh toán.
+ Người nhận lệnh: là một tổ chức hoặc cá nhân nhận lệnh thanh toán.
+ Dịch vụ thanh toán giá trị cao: Là dịch vụ thuộc Hệ thống TTLNH xử lý các lệnh thanh toán sử dụng phương thức quyết toán tổng tức thời.
+ Dịch vụ thanh toán giá trị thấp: Là dịch vụ thuộc Hệ thống TTLNH xử lý các lệnh thanh toán sử dụng phương thức quyết toán ròng (quyết toán bù trừ)
+ Lệnh thanh toán giá trị thấp là lệnh thanh toán có giá trị nhỏ hơn 500.000.000đ, sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
+ Lệnh thanh toán giá trị cao là lệnh thanh toán sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
- Quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán:
+ Sử dụng dịch vụ giá trị cao đối với các Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị từ 500.000.000 VND trở lên.
+ Sử dụng dịch vụ giá trị thấp đối với các Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND. Riêng đối với nghiệp vụ rút tiền mặt về quỹ của đơn vị KBNN bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND, đơn vị KBNN có thể sử dụng dịch vụ giá trị cao khi được phép bằng văn bản của Lãnh đạo KBNN cấp tỉnh.
- Quy định về lãi tiền gửi và phí dịch vụ TTLNH: Việc trả lãi đối với số dư tài khoản thanh toán tổng hợp và thu phí dịch vụ đối với các khoản thanh toán trên tài khoản thanh toán tổng hợp của KBNN được thực hiện theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
2.2.2. Phương pháp hạch toán
2.2.2.1. Chứng từ kế toán
- Lệnh chuyển Có (Mẫu số TTLNH-04).
- Bảng kê hạch toán kết quả TTLNH (Mẫu C8-11/KB).
- Bảng kê lệnh TTLNH đến – giao diện TCS (Mẫu số C8-12/KB).
- Bảng kê lệnh TTLNH đến – giao diện TABMIS (Mẫu số C8-13/KB).
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
Tài khoản 3930 - Thanh toán Liên ngân hàng và Thanh toán song phương.
- Tài khoản 3931 - Thanh toán bù trừ liên ngân hàng
- Tài khoản 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH
- Tài khoản 3933 - Chờ xử lý trong thanh toán LNH
2.2.2.3. Phương pháp kế toán
a) Hạch toán kế toán tại Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh
* Hạch toán Lệnh thanh toán đi
- Hạch toán Lệnh thanh toán Có đi giá trị cao:
Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách bằng chuyển khoản, Ủy nhiệm chi, Giấy chuyển tiền, kèm hồ sơ chứng từ có liên quan theo quy định, kế toán ghi (AP):
Nợ TK 8113, 8116, 3711, 3712…
Có TK 3392 - Phải trả trung gian AP Đồng thời áp thanh toán (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP
Có TK 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH
- Hạch toán Lệnh thanh toán Có đi giá trị thấp:
Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách bằng chuyển khoản, Ủy nhiệm chi, Giấy chuyển tiền, kèm hồ sơ chứng từ có liên quan theo quy định, kế toán ghi:
Nợ TK 8113, 8116, 3711, 3712…
Có TK 3392 - Phải trả trung gian AP Đồng thời áp thanh toán (AP):
Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP
Có TK 3931 – Thanh toán bù trừ LNH
* Hạch toán Lệnh thanh toán đến
- Hạch toán Lệnh thanh toán Có đến giá trị cao:
Căn cứ Lệnh thanh toán Có đến giá trị cao báo Có, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH
Có TK 3711, 3712…
- Hạch toán Lệnh thanh toán Có đến giá trị thấp:
Căn cứ Lệnh thanh toán Có đến giá trị thấp báo Có, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3931 – Thanh toán bù trừ LNH
Có TK 3711, 3712…
* Hạch toán kết quả quyết toán TTLNH
Căn cứ Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên (chi tiết giá trị thấp, Mẫu số TTLNH-20 theo quy định hiện hành của NHNN về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống TTLNH) do NHNN gửi đơn vị thành viên sau khi kết thúc đối chiếu, Chương trình giao diện TTLNH tự động tạo bút toán, lập Phiếu chuyển khoản (Mẫu C6-08/KB) và sau khi Kế toán trưởng ký chữ ký điện tử, đồng thời hạch toán kết quả quyết toán thanh toán bù trừ giá trị thấp của đơn vị như sau:
- Nếu kết quả chênh lệch là phải trả (Bên Có), kế toán ghi (GL): Nợ TK 3931 - Thanh toán bù trừ LNH
Có TK 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH
- Nếu kết quả chênh lệch là phải thu (Bên Nợ), kế toán ghi (GL): Nợ TK 3932 - Thu hộ chi hộ LNH
Có TK 3931 - Thanh toán bù trừ LNH
Ví dụ 3: Tại KBNN tỉnh (BL) trong ngày có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thanh toán điện tử liên ngân hàng như sau:
1. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp có mở tài khoản tiền gửi thu phí tại KBNN tỉnh thanh toán tiền mua hàng hoá cho DN(M) mở tài khoản tại ngân hàng Cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 40.000.000 đồng.
2. Nhận được lệnh chuyển Có của ngân hàng Cổ phần SGCT: DN (N) nộp tiền vào NSNN số tiền là 200.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 40%, NSH 40%).
3. Nhận giấy rút dự toán NS tỉnh kiêm chuyển khoản thanh toán cho DN (L) mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 530.000.000 đồng.
4. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng Cổ phần Đông Á thanh toán tiền cho đơn vị dự toán (T) thuộc tỉnh quản lý mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là
20.000.000 đồng.
5. Nhận Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên (chi tiết giá trị thấp – TTLNH-20) kết quả chênh lệch phải thu là 180.000.000đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Cho biết: KBNN tỉnh (BL) có mở TK thanh toán song phương bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; NH MTCP Công thương và NH Đầu tư và phát triển.
b) Hạch toán quyết toán TTLNH toàn quốc tại Cục Kế toán Nhà nước
* Hạch toán kết quả quyết toán lệnh thanh toán giá trị cao
Căn cứ tổng số tiền lệnh thanh toán giá trị cao chuyển đi và đến trên Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên (Mẫu số TTLNH-21, chi tiết loại dịch vụ giá trị cao) do NHNN chuyển đến đối với từng KBNN cấp tỉnh, Chương trình giao diện TTLNH tự động tạo bút toán, lập Bảng kê hạch toán kết quả quyết toán liên ngân hàng (Mẫu số C8-– 11/KB chi tiết loại dịch vụ giá trị cao) và sau khi Kế toán trưởng ký chữ ký điện tử, đồng thời hệ thống tự động hạch toán kết quả quyết toán thanh toán giá trị cao của từng đơn vị thành viên như sau:
+ Đối với doanh số phát sinh bên Nợ (Bên Thu của Bảng kết quả thanh toán của thành viên – là Tổng tiền Giá trị cao đơn vị thành viên đến), kế toán ghi (GL):
Nợ TK 1132 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại NHNN Có TK 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH (chi tiết từng đơn vị thành viên)
+ Đối với doanh số phát sinh bên Có (Bên Chi của Bảng kết quả thanh toán của thành viên – là Tổng tiền Giá trị cao đơn vị thành viên chuyển đi), kế toán ghi (GL):
Nợ TK 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH (chi tiết từng đơn vị thành viên)
Có TK 1132 - Thanh toán tổng hợp bằng Đồng Việt Nam tại NHNN
- Hạch toán kết quả quyết toán thanh toán bù trừ (giá trị thấp)
+ Căn cứ số liệu chi tiết trên Bảng kết quả thanh toán bù trừ do NHNN chuyển tới, trong đó chi tiết theo từng thành viên (Mẫu số TTLNH-21– chi tiết loại dịch vụ Giá trị thấp), Chương trình giao diện TTLNH tự động tạo bút toán, lập Bảng kê hạch toán kết quả quyết toán liên ngân hàng (Mẫu số C8 – 11/KB, chi tiết loại dịch vụ giá trị thấp) và sau khi Kế toán trưởng ký chữ ký điện tử, đồng thời hệ thống tự động hạch toán kết chuyển chênh lệch TTLNH giá trị thấp của từng đơn vị thành viên như sau:
. Nếu kết quả chênh lệch của đơn vị thành viên là phải thu, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3931 - Thanh toán bù trừ LNH
Có TK 3932 - Thu hộ, chi hộ LNH (chi tiết từng đơn vị thành viên)