Hạch Toán Tiêu Thụ Trong Trường Hợp Hàng Tồn Kho Áp Dụng Theo Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ

Nợ TK 111, 112: Doanh thu đã thu bằng tiền Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

c. Phương thức bán hàng đại lý (ký gửi)

Hạch toán tại đơn vị có hàng ký gửi (tại đơn vị giao đại lý)

Do hàng ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ, bởi vậy nội dung hạch toán giống như tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng. Riêng số tiền hoa hồng trả cho đại lý được tính vào chi phí bán hàng. Bên nhận đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Trường hợp bên nhận đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên nhận đại lý sẽ chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị gia tăng

(1) Xuất hàng giao cho bên nhận đại lý Nợ TK 157 – Hàng gửi bán

Có TK 155: Xuất kho thành phẩm

Có TK 154: Xuất trực tiếp không qua kho Có TK 156: Hàng hóa

(2) Khi bên nhận bán hàng đại lý ký gửi thanh quyết toán cho doanh nghiệp về doanh thu của số hàng giao đại lý ký gửi, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán trừ (-) hoa hồng đại lý Nợ TK 641: Số tiền hoa hồng phải trả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ của hoa hồng (nếu có) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

(3) Kết chuyển trị giá vốn của hàng đại lý, ký gửi tương ứng với doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa đại lý, ký gửi đã xác định tiêu thụ, kế toán ghi

Kế toán doanh nghiệp - 21

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi bán

(4) Đồng thời kết chuyển giá vốn của hàng gửi đại lý, ký gửi, xác định đã tiêu thụ để tính kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ hạch toán ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

(5) Kết chuyển doanh thu thuần của hàng gửi đại lý, ký gửi ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Hạch toán tại đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi (tại đơn vị nhận đại lý)

(1) Phản ánh số tiền thu về bán hàng đại lý, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: Toàn bộ số tiền bán hàng ký gửi thu được

Có TK 331: Số tiền phải trả cho chủ hàng

(2) Tính hoa hồng được hưởng kế toán ghi: Nợ TK 331

Có TK 511: Hoa hồng bán hàng được hưởng

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp của hoa hồng (nếu có)

(3) Khi thanh toán tiền cho chủ hàng, kế toán ghi: Nợ TK 331: Số tiền hàng đã thanh toán

Có TK 111, 112

d. Phương thức bán hàng trả góp

(1) Khi xuất hàng giao cho người mua

+ Phản ánh giá vốn hàng bán của hàng tiêu thụ Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154, 155

+ Phản ánh doanh thu bán trả góp:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu về bán hàng trả góp lần đầu tại thời điểm mua Nợ TK 131: Tổng số tiền bán hàng còn lại phải thu ở người mua

Có TK 511: Doanh thu tính theo giá bán ở thời điểm giao hàng (giá thanh

toán ngay)

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 3387: Số lãi trả góp

(2) Định kỳ xác định số lãi trả góp là doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

(3) Phản ánh số tiền (doanh thu gốc và lãi suất trả chậm) ở các kỳ sau do người mua thanh toán

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

(4) Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 511

Có TK 911

Chú ý: Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì các bút toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không sử dụng TK 3331 "Thuế GTGT đầu ra".

7.1.6.2. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp hàng tồn kho áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ

(1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 157

(2) Cuối kỳ tiến hành xác định giá trị thành phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 631

(3) Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ, giá trị sản phẩm lao vụ dịch vụ đã xuất bán nhưng chưa được coi là tiêu thụ được phản ánh như sau:

Nợ TK 155: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Nợ TK 157: Trị giá hàng bán chưa được chấp nhận cuối kỳ Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

(4) Kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ để xác định kết quả Nợ TK 911

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán hạch toán giống như phương pháp kê khai thường xuyên

(5) Đối với hàng bán bị trả lại, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý (nhập lại kho, gửi lại kho người bán, cá nhân bồi thường, bán thu bằng tiền, tính vào chi phí bất thường hay trừ vào quỹ dự phòng tài chính) kế toán ghi:

Nợ TK 1388: Cá nhân phải bồi thường Nợ TK 334: Trừ vào lương

Nợ TK 111, 112: Bán phế liệu thu bằng tiền

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý

7.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

7.2.1. Khái niệm

Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành, như: hàng kém phẩm chất, sai qui cách, chủng loại.

Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng qui cách, hoặc không đúng thời hạn ... đã ghi trong hợp đồng.

7.2.2. Chứng từ sử dụng

- Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại

- Biền bản xác nhận giảm giá hàng bán

- Phiếu chi

- Giáy báo Nợ

- Các chứng từ khác…

7.2.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế

Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

Tài khoản 5211 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 5212 – Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dòi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận vì các lý do chủ quan của doanh nghiệp (hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế)

Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận

Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừu vào doanh thu Tài khoản 5212 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 5213 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để theo dòi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của số hàng bán bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân (x) với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán

Bên Nợ: Doanh thu cảu số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặcc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán ra Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại sang tài khoản

511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

Tài khoản 5213 không có số dư cuối kỳ.

7.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Chiết khấu thương mại

(1) Phản ánh số chiếu khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi sổ: Nợ TK 5211 - Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112...

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

(2) Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 5211 - Chiết khấu thương mại

Hàng bán bị trả lại

(1) Phản ánh doanh thu hàng đã bán bị trả lại trong kỳ này (không kể hàng đã bán tại thời điểm nào: năm trước; kỳ trước hay kỳ này), kế toán ghi sổ:

Nợ TK 5213: Theo giá bán chưa có thuế GTGT Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111, 112...

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

(2) Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có) như chi phí nhận hàng về, được hạch toán vào chi phí bán hàng, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 - Tạm ứng

(3) Phản ánh trị giá vốn thực tế hàng bị trả lại nhập kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên; nếu theo phương pháp KKĐK thì không ghi sổ nghiệp vụ này), ghi:

Nợ TK 155: Theo giá thực tế đã xuất kho

Có TK 632: Theo giá thực tế đã xuất kho

(4) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán đã bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 5213 - Hàng bán bị trả lại

Hạch toán giảm giá hàng bán

(1) Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá cho khách hàng về số lượng hàng đã bán, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 5212: Giảm giá hàng bán (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 111, 112...

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

(2) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ khoản giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ sang TK 511 để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 511

Có TK 5212 – Giảm giá hàng bán

7.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

7.3.1. Kế toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Nội dung chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:

- Chi phí nhân viên bán hàng: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản trính theo lương (khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ).

- Chi phí vật liệu, bao bì: Là các khoản chi phí về vật liệu, bao bì để đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, vật liệu dùng sửa chữa TSCĐ dùng trong quá trình bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa.

- Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường, tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ.

- Chi phí bảo hành sản phẩm: Là các khoản chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian bảo hành.(Riêng chi phí bảo hành công trình xây lắp được hạch toán vào tài khoản 627)

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ như: chi phí thuê tài sản, thuê kho, thuê bến bãi, thuê bốc dỡ vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý v.v

- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ nằm ngoài các chi phí kể trên; như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hàng hóa...

Ngoài ra tùy hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị mà tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” có thể mở thêm một số nội dung chi phí.

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 641 - Chi phí bán hàng, để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàngthực tế phát sinh trong kỳ.

Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng

+ Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2 như sau:

+ TK 6411 - Chi phí nhân viên

+ TK 6412 - Chi phí vật liệu

+ TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng

+ TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ

+ TK 6415 - Chi phí bảo hành

+ TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác

Phương pháp hạch toán

(1) Tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp của nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo quản vận chuyển sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ, nhân viên tiếp thị và khác khoản trích theo lương (trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) theo tỷ lệ qui định, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 641 (6411) - Chi phí nhân viên Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)

(2) Trị giá vốn thực tế của vật liệu, bao bì xuất dùng cho quá trình bán hàng, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 641 (6412) - Chi phí vật liệu

Có TK 152 - Nguyên liệu và vật liệu

(3) Trị giá vốn thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng cho quá trình bán hàng

- Loại phân bổ 1 lần, kế toán ghi:

Nợ TK 641 (6413) - Chi phí dụng cụ, đồ dùng Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

- Loại phân bổ nhiều lần

+ Phản ánh trị giá vốn thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 242:

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

+ Trong kỳ phân bổ, tính vào chi phí bán hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 641 (6413) - Chi phí dụng cụ, đồ dùng

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

(4) Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 641 (6414) - Chi phí khấu hao tài sản cố định

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định

(5) Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Không bao gồm bảo hành công trình xây lắp)

- Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm giấy bảo hành sửa chữa cho các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức chi phí sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành. Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 641

Có TK 352- Dự phòng phải trả

- Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả về sửa chữa bảo hành sản phẩm, hàng hoá cần lập:

+ Trường hợp số dự phòng cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ ké toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được trích thêm vào chi phí:

Nợ TK 6415

Có TK 352

+ Trường hợp ngược lại, số hoàn nhập chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí: Nợ TK 352

Có TK 6415

(6) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác như thuê tài sản cố định, thuê vận chuyển, tiền điện, nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm..., phục vụ cho quá trình bán hàng, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6417, 6418)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK liên quan (111, 112, 141, 331...)

(7) Chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận bán hàng

- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước:

+ Khi trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (6417)

Có TK 335 - Chi phí phải trả

+ Khi công việc sửa chữa hoàn thành, phản ánh chi phí sửa chữa tài sản cố định thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 331; 111,152,153 ... :Nếu sửa chữa thường xuyên Có TK 2413: Nếu sửa chữa lớn

- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phân bổ dần chi phí sửa chữa tài sản cố địnhở bộ phận bán hàng, kế toán ghi sổ:

+ Khi công việc sửa chữa tài sản cố địnhhoàn thành, phản ánh chi phí sửa chữa thực tế cần phân bổ dần trong nhiều kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn Có TK 331, 241

Sau đó, phân bổ vào chi phí bán hàng trong kỳ, kế toán ghi sổ: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6417)

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

(8) Sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ nội bộ dùng cho công tác bán hàng, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ:

- Nếu sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì không phải tính thuế GTGT, ghi:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022