Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 6

Có TK 1191,1192,1193,1194, 1195 – TK Thanh toán

+ Kết chuyển về KBNN tỉnh:

Hàng tháng, kế toán lập Giấy chuyển khoản thực hiện chuyển lãi, phí về KBNN cấp tỉnh, như sau:

Báo Có số lãi tiền gửi ngân hàng thu được, ghi (GL):

Nợ TK 3999 – Phải trả khác (chi tiết lãi tiền gửi ngân hàng) Có TK 3853 – LKB đi (Lệnh chuyển Có)

Báo Nợ số phí thanh toán ngân hàng đã trích, ghi (GL): Nợ TK 3852 – LKB đi (Lệnh chuyển Nợ)

Có TK 1339 – Các khoản phải thu khác về hoạt động nghiệp vụ KBNN (chi tiết phí dịch vụ thanh toán với ngân hàng)

- Hạch toán tại KBNN tỉnh:

+ Kế toán lãi tài khoản chuyên thu tại KBNN tỉnh:

Căn cứ Lệnh trả lãi do NHTM gửi trên TTSPĐT, kế toán ghi (GL): Nợ TK 1153, 1154, 1155, 1156, 1159 –TK chuyên thu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN)

+ Nhận lãi, phí từ KBNN cấp huyện chuyển về:

Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 6

Căn cứ Lệnh chuyển Có về số lãi tiền gửi ngân hàng từ KBNN cấp huyện chuyển về, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3856 – LKB đến (Lệnh chuyển Có)

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN)

+ Căn cứ Lệnh chuyển Nợ về số phí dịch vụ thanh toán ngân hàng đã trích từ KBNN cấp huyện chuyển về, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN) Có TK 3855 – LKB đến (Lệnh chuyển Nợ)

+ Kết chuyển về Sở Giao dịch KBNN:

Căn cứ Ủy nhiệm chi của phòng Tài vụ chuyển số chênh lệch lãi tiền gửi và phí dịch vụ thanh toán về Sở Giao dịch, kế toán ghi (GL):

Trường hợp số thu được lớn hơn số phải trả:

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN) Có TK 3863 – LKB đi (Lệnh chuyển Có)

Trường hợp số thu được nhỏ hơn số phải trả:

Nợ TK 3862 – LKB đi (Lệnh chuyển Nợ)

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của KBNN)

- Hạch toán tại SGD KBNN:

+ Kế toán lãi số dư tài khoản thanh toán tổng hợp của KBNN tại Hội Sở chính NHTM:

Căn cứ Lệnh trả lãi do NHTM gửi, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195 – TK Thanh toán

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN)

Cuối ngày toàn bộ số lãi do NHTM trả được quyết toán cùng với doanh số phát sinh thu trong ngày của Sở Giao dịch KBNN về tài khoản thanh toán tổng hợp của KBNN mở tại Hội Sở chính NHTM.

+ Kế toán lãi số dư tài khoản thanh toán của SGD KBNN: Căn cứ Lệnh trả lãi do NHTM gửi, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195 – TK Thanh toán

Có TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN)

+ Kế toán phí thanh toán của SGD KBNN:

Căn cứ Lệnh thu phí do NHTM gửi, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3713 – Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN)

Có TK 1191, 1192, 1193, 1194, 1195 – TK Thanh toán

+ Hạch toán kết chuyển lãi, phí từ KBNN các tỉnh chuyển về:

Căn cứ Lệnh chuyển Có số chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng, phí dịch vụ thanh toán từ KBNN tỉnh chuyển về, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3866 - LKB đến (Lệnh chuyển Có)

Có TK 3713 - Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN).

Căn cứ Lệnh chuyển Nợ số chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng, phí dịch vụ thanh toán từ KBNN tỉnh chuyển về, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 3713 - Tiền gửi khác (TKTG của đơn vị KBNN).

Có TK 3865 – LKB đến (Lệnh chuyển Nợ)

f) Hạch toán tất toán tài khoản thu hộ, chi hộ TTSPĐT

- Tại SGD KBNN, KBNN tỉnh, huyện:

+ Vào ngày làm việc đầu tiên của tháng sau, căn cứ số dư trên tài khoản thu hộ, chi hộ thanh toán song phương, KTV lập Phiếu chuyển khoản kết chuyển toàn bộ số dư Nợ hoặc dư Có tài khoản thu hộ, chi hộ thanh toán song phương về Cục KTNN qua TABMIS - LKB. Riêng việc kết chuyển số dư tài khoản thu hộ, chi hộ tháng 12 của đơn vị KBNN phải được hạch toán vào ngày cuối cùng của năm.

+ Nội dung trên LTT liên kho bạc ghi rõ Tên đơn vị KBNN chuyển, số liệu thu hộ chi hộ TTSPĐT tháng/năm với NHTM (Agribank/ Vietinbank/ Vietcombank/ BIDV/ MB);

+ Tại màn hình thông tin liên kho bạc, kế toán ghi tài khoản thu hộ chi hộ LKB tại Kho bạc B ứng với mã KBNN 0002 – Trung tâm thanh toán; chi tiết theo mã địa bàn của đơn vị KBNN kết chuyển.

+ Quy định hạch toán cụ thể như sau:

Trường hợp tài khoản có số dư Nợ, kế toán ghi: Nợ TK 3862 - LKB đi lệnh chuyển Nợ

Có TK 3934, 3935, 3936, 3937, 3939 - Thu hộ, chi hộ trong TTSP Trường hợp tài khoản có số dư Có, kế toán ghi:

Nợ TK 3934, 3935, 3936, 3937, 3939 - Thu hộ, chi hộ trong TTSP Có TK 3863 - LKB đi lệnh chuyển Có

- Tại Cục KTNN:

Căn cứ chứng từ thanh toán LKB đến do SGD KBNN,các KBNN tỉnh, huyện chuyển về, kế toán ghi:

Nợ TK 3866 - LKB đến lệnh chuyển Có

Có TK 3934, 3935, 3936, 3937, 3939 - Thu hộ, chi hộ trong TTSP (chi tiết theo mã địa bàn từng đơn vị KBNN tương ứng)

Hoặc:

Nợ TK 3934, 3935, 3936, 3937, 3939 - Thu hộ, chi hộ trong TTSP (chi tiết theo mã địa bàn từng đơn vị KBNN tương ứng)

Có TK 3865 - LKB đến lệnh chuyển Nợ

Ví dụ 5: Tại KBNN huyện (VL) trong ngày có các nghiệp vụ thanh toán song phương điện tử phát sinh như sau:

1. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán trích tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị tại KBNN huyện thanh toán tiền mua hàng hoá cho Công ty (N) mở tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện (VL) số tiền là 50.000.000 đồng.

2. Nhận được lệnh chuyển Có đến của ngân hàng TMCP Công thương: Công ty

(X) nộp tiền vào NSNN số tiền là 300.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 40%, NSH 40%).

3. Nhận giấy rút dự toán NS huyện kiêm chuyển khoản thanh toán cho Công ty

(Q) mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh huyện số tiền là

65.000.000 đồng.

4. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (H) trích tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác của đơn vị tại KBNN huyện thanh toán tiền mua hàng hoá cho cá nhân (K) nhận tiền mặt tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện (VL) số tiền là

25.000.000 đồng.

5. Nhận lệnh thanh toán đến của Ngân hàng TMCP Công thương thanh toán tiền cho đơn vị BHXH có mở tài khoản tiền gửi có mục đích tại KBNN huyện số tiền là

20.000.000 đồng.

6. Căn cứ yêu cầu rút tiền mặt đã được Giám đốc KBNN huyện (VL) phê duyệt là 100.000.000 đồng. Kế toán lập phiếu chuyển khoản lập lệnh thanh toán gửi Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện (VL) rút tiền mặt nhập quỹ KBNN.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

CÂU HỎI

Câu 1: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ) kế toán tiền mặt tại quỹ. Cho 2 ví dụ minh hoạ và định khoản.

Câu 2: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ) kế toán tiền thừa, thiếu tại KBNN. Cho ví dụ minh hoạ và định khoản.

Câu 3: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ) kế toán thanh toán điện tử Liên kho bạc tại KBA, KB B với Lệnh chuyển có. Cho ví dụ minh hoạ và định khoản.

Câu 4: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ kế toán) thanh toán điện tử liên ngân hàng gửi lệnh thanh toán đi, nhận chứng từ điện về và kết quả thanh toán trong thanh toán liên ngân hàng. Cho ví dụ minh họa và định khoản.

Câu 5: Trình bày phương pháp kế toán tổng hợp (hoặc vẽ sơ đồ kế toán) các nghiệp vụ thanh toán song phương điện tử giữa KBNN với NHTM: Các khoản chi, thu của đơn vị KBNN trên tài khoản thanh toán và các khoản rút tiền mặt tại NHTM trên TTSPĐT. Cho ví dụ minh họa và định khoản.



Bài 1.

BÀI TẬP


Tại một KBNN tỉnh (CT) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1.Nhận được giấy nộp tiền vào NSNN về khoản thu lệ phí trước bạ bằng tiền mặt số tiền là 12.000.000 đồng (NST 100%).

2.Nhận giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh số tiền là 20.000.000đồng.

3.Nhận giấy rút dự toán ngân sách trung ương bằng tiền mặt thực chi lương và phụ cấp lương số tiền là 40.000.000đồng.

4.Nhận giấy nộp trả kinh phí trong năm bằng tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách tỉnh về khoản tạm ứng chi thường xuyên NS tỉnh số tiền là 200.000.000 đồng.

5.Nhận giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp có thu (K) thuộc tỉnh quản lý số tiền là 50.000.000 đồng.

6.Nhận giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt về khoản thu thuế GTGT của DN

(H) số tiền là 50.000.000 đồng (NTW 20%, NST 80%).

7. Nhận giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án của các dự án số tiền là 180.000.000 đồng.

8.Nhận lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt điều chuyển cho kho bạc huyện (C) là 200.000.000 đồng.

9.Nhận giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác của đơn vị sự nghiệp (T) số tiền là 30.000.000 đồng.

10. Nhận được biên bản giao nhận tiền mặt có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, điều chuyển vốn về kho bạc huyện (C) của Kho bạc tỉnh là 200.000.000 đồng.

11. Nhận được giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị dự toán

(M) số tiền là 5.000.000 đồng.

12. Nhận được giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH số tiền là 188.000.000 đồng.

13. Nhận được giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi khác của Sở Nội vụ số tiền là

10.000.000 đồng.

14. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh bằng tiền mặt tạm ứng chi mua hàng hoá, công tác phí và chi khác số tiền là 32.000.000 đồng.

15. Nhận được giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi dự toán của Viện Kiểm sát số tiền là 113.000.000 đồng.

16. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh của Thư viện tỉnh bằng tiền mặt thực chi lương và phụ cấp số tiền là 60.000.000 đồng.

17. Nhận được giấy nộp tiền vào tài khoản tiền của công ty (K) có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh số tiền là 40.000.000 đồng.

18. Nhận giấy rút dự toán ngân sách tỉnh của Sở Giáo dục bằng tiền mặt thực chi lương và phụ cấp lương số tiền là 40.000.000đồng.

19. Căn cứ biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại KBNN phát hiện số tiền thừa chưa rõ nguyên nhân là 5.000.000 đồng.

20. Nhận được văn bản xử lý của Giám đốc KBNN tỉnh xử lý chuyển số tiền thừa chưa rõ nguyên nhân ghi thu NSNN tỉnh số tiền 5.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại KBNN tỉnh (CT).


Bài 2.


Tại một KBNN tỉnh (KG) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Nhận giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi khác của đơn vị sự nghiệp có thu số

tiền là 30.000.000đồng.

2. Nhận được giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt của DN(T) về khoản thu thuế GTGT số tiền là 60.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).

3. Nhận giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị sự nghiệp (X) về khoản thu học phí số tiền là 40.000.000 đồng.

4. Cuối tháng tổng hợp số tiền thừa do tiền lẻ phát sinh trong quá trình giao dịch tại KBNN tỉnh số tiền là 800.000 đồng.

5. Nhận giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án đầu tư tỉnh số tiền là 30.000.000 đồng.

6. Căn cứ biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại KBNN phát hiện số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân là 10.000.000 đồng.

7. Nhận được giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị (T) số tiền là 27.000.000 đồng.

8. Nhận được giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi chuyên thu BHXH của cơ quan BHXH số tiền là 20.000.000 đồng.

9. Nhận được giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi của công ty cổ phần (L) số tiền là 42.000.000 đồng.

10. Nhận được giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi khác của đơn vị dự toán ngân sách tỉnh số tiền là 15.000.000 đồng.

11. Nhận được văn bản xử lý của Giám đốc KBNN tỉnh xử lý số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân buộc thủ quỹ nộp bằng tiền mặt vào KBNN số tiền 10.000.000 đồng.

12. Nhận được giấy nộp tiền bằng tiền mặt của DN (T) nộp thuế TNDN vào NSNN số tiền là 300.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 50%, NSH 30%).

13. Nhận giấy rút dự toán ngân sách tỉnh bằng tiền mặt thực chi lương và phụ cấp lương số tiền là 60.000.000đồng.

14. Nhận lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt điều chuyển cho kho bạc huyện (N) là 300.000.000 đồng.

15. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách trung ương bằng tiền mặt tạm ứng chi mua hàng hoá, công tác phí và chi khác số tiền là 20.000.000 đồng.

16. Nhận giấy nộp tiền vào tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách (I) mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền 250.000.000 đồng.

10. Nhận được biên bản giao nhận tiền mặt có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, điều chuyển vốn về kho bạc huyện (N) của Kho bạc tỉnh là 300.000.000 đồng.

18. Nhận giấy nộp vào tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác của đơn vị sự nghiệp

(V) số tiền là 70.000.000 đồng.

19. Nhận được giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi đặc biệt của đơn vị trung ương quản lý số tiền là 30.000.000 đồng.

20. Nhận giấy nộp trả kinh phí trong năm bằng tiền mặt của đơn vị sử dụng NSTW về khoản thực chi thường xuyên NSTW số tiền là 50.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại KBNN tỉnh (KG).


Bài 3.


Tại một KBNN tỉnh (ST) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh kiêm chuyển khoản của đơn vị (S)

thực chi ngân sách thanh toán tiền cho đơn vị N mở tài khoản tại KBNN tỉnh (HG) số tiền là 250.000.000 đồng.

2. Nhận được Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (T) thanh toán cho đơn vị sự nghiệp có thu (H) có mở tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác tại KBNN tỉnh số tiền

60.000.000 đồng.

3. Nhận được Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (BL) về khoản thu hộ NSNN tỉnh (ST) số tiền 300.000.000 đồng.

4. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh kiêm chuyển khoản của đơn vị (M) tạm ứng chi ngân sách thanh toán tiền cho DN (L) mở tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh (Y) số tiền là 213.000.000 đồng.

5. Nhận giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản từ nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh của đơn vị (K) thanh toán tiền cho DN (V) có mở tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh (CT) số tiền 300.000.000 đồng.

6. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN huyện trực thuộc thanh toán tiền cho đơn vị dự toán ngân sách tỉnh có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền

20.000.000 đồng.

7. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp có thu trích tài khoản tiền gửi thu phí thanh toán cho đơn vị (X) có mở tài khoản tại một KBNN tỉnh (HN) số tiền 360.000.000 đồng.

8. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (H) thanh toán cho đơn vị sự nghiệp

(B) có mở tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác tại KBNN tỉnh số tiền là 55.000.000 đồng.

9. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN huyện trực thuộc thanh toán tiền cho Cty (L) nhận tiền mặt tại KBNN tỉnh (ST) số tiền 30.000.000 đồng.

10. Lập lệnh chuyển Nợ kết chuyển chi hoàn thuế GTGT về Sở Giao dịch KBNN số tiền là 600.000.000 đồng.

11. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (Y) thanh toán cho công ty (G) có mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Đông Á (TTLNH) số tiền là 90.000.000 đồng.

12. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (CM) thanh toán cho DN (D) mở tài khoản tại Ngân hàng công thương tỉnh (TTSPĐT) số tiền là 235.000.000 đồng.

13. Nhận được lệnh chuyển Có của Sở Giao dịch KBNN ghi tăng tài khoản tiền gửi đặc biệt cho đơn vị sử dụng ngân sách trung ương số tiền 400.000.000 đồng.

14. Lập lệnh chuyển Nợ chuyển khoản thanh toán hộ trái phiếu Chính phủ cho KBNN tỉnh (K) về KBNN tỉnh (K) số tiền 180.000.000 đồng.

15. Nhận được giấy nộp tiền mặt của cá nhân (Y) thanh toán tiền học phí cho trường Đại học (TV) có mở tài khoản tiền gửi thu học phí tại KBNN tỉnh (TV) số tiền là 15.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.


Bài 4.


Tại KBNN tỉnh (BL) có các nghiệp vụ phát sinh sau:

1. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (LA) thanh toán cho DN (Y) mở

tài khoản tại ngân hàng ngoại thương tỉnh (BL - TTSPĐT) số tiền là 320.000.000 đồng.

2. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách Trung ương (không có CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản của đơn vị (P) thực chi ngân sách thanh toán tiền cho Cty

(N) mở tài khoản tại KBNN huyện (CN) trực thuộc KBNN tỉnh (CM) số tiền là 145.000.000 đồng.

3. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán (Q) trích tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị thanh toán tiền cho đơn vị sự nghiệp (T) mở tài khoản tại KBNN tỉnh (CM) số tiền là 300.000.000 đồng.

4. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN huyện (VL) trực thuộc thanh toán tiền cho DN (H) mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh số tiền 10.000.000 đồng.

5. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (I) trích tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác thanh toán tiền cho DN (M) mở tài khoản tại ngân hàng BIDV chi nhánh tỉnh (CM) số tiền là 20.000.000 đồng.

6. Nhận UNC của cơ quan BHXH có mở tài khoản chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh chuyển số thu BHXH về BHXH Việt Nam mở tài khoản tại KBNN tỉnh (H) số tiền là 600.000.000 đồng.

7. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN huyện (PL) trực thuộc thanh toán tiền cho DN (Z) mở tài khoản tại Ngân hàng NN&PTNT (BL - TTSPĐT) số tiền 70.000.000 đồng.

8. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN huyện (VL) trực thuộc thanh toán tiền cho Cty (E) mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á (CNBL - TTLNH) số tiền 180.000.000 đồng.

9. Nhận lệnh chuyển Có từ KBNN huyện (HB) trực thuộc, đơn vị sự nghiệp (S) nộp trả khoản thực chi thường xuyên NSTW trong năm số tiền 70.000.000 đồng.

10. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (CT) thanh toán tiền cho công ty

(I) có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh số tiền 133.000.000 đồng.

11. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản của đơn vị dự toán (C) thực chi ngân sách thanh toán tiền cho Cty

(G) mở tài khoản tại KBNN huyện (ĐH) trực thuộc KBNN tỉnh số tiền là 19.000.000 đồng.

12. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh (không có CKC, được giao tự chủ) kiêm chuyển khoản của đơn vị (E) tạm ứng chi thường xuyên NST thanh toán tiền cho cá nhân (U) nhận tiền mặt tại KBNN huyện (GR) trực thuộc KBNN tỉnh (BL) số tiền là

45.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.


Bài 5.


Tại một KBNN tỉnh (ST) có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh kiêm chuyển khoản của đơn vị (N)

thực chi ngân sách thanh toán tiền cho Cty (K) mở tài khoản tại KBNN tỉnh (CT) số tiền là 30.000.000 đồng.

2. Nhận ủy nhiệm chi của DN(Y) mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh thanh toán tiền mua hàng hoá cho Cty (H) mở tài khoản tại kho bạc huyện (LP) trực thuộc số tiền là 110.000.000 đồng.

3. Nhận được giấy nộp tiền bằng tiền mặt của anh (D) thanh toán tiền cho đơn vị

(R) mở tài khoản tại KBNN huyện (TT) trực thuộc số tiền là 40.000.000 đồng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023