Nhận Được Lệnh Thanh Toán Đến Của Ngân Hàng Tmcp Công Thương: Công Ty

4. Nhận được lệnh chuyển Có của KBNN huyện (CLD) trực thuộc, đơn vị sự nghiệp có thu (S) mở tài khoản tại KBNN huyện thanh toán cho DN (T) mở tài khoản tại ngân hàng Cổ phần SGCT (CNBL - TTLNH) số tiền là 200.000.000 đồng.

5. Nhận được Lệnh chuyển Có của KBNN tỉnh (KG) thanh toán cho DN (C) có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh số tiền 40.000.000 đồng.

6. Nhận giấy rút dự toán ngân sách, thực chi ngân sách trung ương kiêm chuyển khoản thanh toán tiền mua tài sản cho Cty (I) mở TK tại kho bạc tỉnh (CM) số tiền là

52.000.000 đồng.

7. Nhận được Lệnh chuyển Có của Sở Giao dịch KBNN trợ cấp cho ngân sách tỉnh số tiền 1.000.000.000 đồng.

8. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN huyện (NN) trực thuộc thanh toán tiền cho DN (Z) mở tài khoản tại Ngân hàng NN&PTNT (CNST – TTSPĐT) số tiền

70.000.000 đồng.

9. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh kiêm chuyển khoản của đơn vị (L) tạm ứng chi ngân sách tỉnh thanh toán tiền cho DN (G) mở tài khoản tại KBNN huyện (TT) trực thuộc số tiền là 74.000.000 đồng.

10. Nhận được ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (V) có mở tài khoản thu phí tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho đơn vị (M) có mở tài khoản tại KBNN tỉnh (BL) số tiền là 20.000.000 đồng.

11. Nhận Lệnh chuyển Có của kho bạc TP.HCM: DN (P) thanh toán tiền cho DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

(T) mở tài khoản tại KBNN tỉnh (ST) số tiền là 220.000.000 đồng.

12. Nhận được giấy nộp tiền mặt của cá nhân (D) thanh toán tiền học phí cho trường Đại học kinh tế TP.HCM có mở tài khoản tiền gửi thu học phí tại KBNN TP.HCM số tiền là 30.000.000 đồng.

Kế toán kho bạc Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 7

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.


Bài 6.

Tại KBNN tỉnh (BL) thực hiện thanh toán Liên ngân hàng, trong ngày có các

nghiệp vụ phát sinh sau:

1. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị (X) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh thanh toán tiền mua hàng hoá cho Cty (H) mở tài khoản tại ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 50.000.000 đồng.

2. Nhận được lệnh chuyển Có của ngân hàng Cổ phần SGCT chi nhánh tỉnh (BL): DN (T) nộp tiền vào NSNN số tiền là 140.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 40%, NSH 40%).

3. Nhận giấy rút dự toán NSNN tỉnh kiêm chuyển khoản, tạm ứng chi NS thanh toán cho DN (M) mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 160.000.000 đồng.

4. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng ACB chi nhánh tỉnh (BL) thanh toán tiền cho DN (N) mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh số tiền là 70.000.000 đồng.

5. Nhận được ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán (C) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho Cty Cổ phần (P) mở tài khoản tại Ngân hàng Cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 130.000.000 đồng.

6. Nhận được ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (Y) có mở tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho Cty (S) mở tài khoản tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 150.000.000 đồng.

7. Nhận được lệnh chuyển Có của Ngân hàng Cổ phần SGCT chi nhánh tỉnh (BL) thanh toán tiền cho công ty (E) có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh số tiền 116.000.000 đồng.

8. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng Á Châu chi nhánh tỉnh (BL): DN (V) nộp thuế vào NSNN số tiền 70.000.000 đồng (NST 100%).

9. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng Thương Tín chi nhánh tỉnh (BL): DN

(Y) chuyển tiền nộp BHXH cho cơ quan BHXH có mở tài khoản chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh số tiền là 244.000.000 đồng.

10. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng Sài Gòn Công thương chi nhánh tỉnh (BL): DN (K) nộp thuế vào NSNN số tiền 600.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 30%, NSH 20%, NSX 20%).

11. Nhận giấy rút dự toán của đơn vị dự toán NSH (TX) kiêm chuyển khoản thực chi ngân sách thanh toán tiền mua tài sản cho Cty (H) mở TK tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 36.000.000 đồng.

12. Nhận được lệnh chuyển Có của Ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh (BL): DN

(X) thanh toán tiền cho đơn vị dự toán (N) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là 60.000.000 đồng.

13. Nhận ủy nhiệm chi của ban quản lý đầu tư có mở tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lý dự án tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho Cty (M) mở tài khoản tại ngân hàng Á Châu chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 100.000.000 đồng.

14. Nhận giấy rút dự toán NSNN trung ương kiêm chuyển khoản thực chi NS thanh toán cho công ty (Q) mở tài khoản tại ngân hàng Kiên Long chi nhánh tỉnh (BL) số tiền là 800.000.000 đồng.

15. Hạch toán kết quả quyết toán thanh toán liên ngân hàng tại KBNN tỉnh (BL).

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và phản ánh lên sơ đồ tài khoản 3931.


Bài 7.

Tại một KBNN tỉnh (CM) thực hiện thanh toán Liên ngân hàng, trong ngày có

các nghiệp vụ phát sinh sau:

1. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sử dụng ngân sách trung ương mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KB tỉnh chuyển trả tiền cho công ty thương mại mở tài khoản tại ngân hàng Cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh (CM) số tiền là 50.000.000 đồng.

2. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (H) có mở tài khoản thu sự nghiệp khác tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho Cty Cổ phần (H) mở tài khoản tại ngân hàng Liên Việt chi nhánh tỉnh (CM) số tiền là 48.000.000 đồng.

3. Nhận lệnh chuyển Có của ngân hàng Cổ phần Á Châu chi nhánh tỉnh (CM): DN(T) nộp thuế GTGT số tiền là 460.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).

4. Nhận được ủy nhiệm chi kiêm chuyển khoản của đơn vị sự nghiệp (T) trích tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác thanh toán cho cá nhân (N) mở tài khoản tại ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh tỉnh (CM) số tiền 29.000.000 đồng.

5. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách tỉnh kiêm chuyển khoản của đơn vị (K) thực chi thường xuyên thanh toán tiền cho DN (P) mở tài khoản tại ngân hàng Cổ phần Sài gòn Công thương chi nhánh tỉnh (CM) số tiền là 100.000.000 đồng.

6. Nhận được Lệnh chuyển Có từ KBNN tỉnh (BL) thanh toán tiền cho DN(X) có mở tài khoản tại ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh (CM) số tiền 330.000.000 đồng.

7. Nhận được Lệnh chuyển Có từ Ngân hàng Thương Tín chi nhánh tỉnh (CM): DN(D) nộp thuế vào NSNN số tiền 200.000.000 đồng (NSTW 100%).

8. Nhận ủy nhiệm chi của cơ quan Liên đoàn lao động tỉnh có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh chuyển tiền thanh toán cho đơn vị (G) mở tài khoản tại Ngân hàng Liên Việt chi nhánh tỉnh (CM) số tiền 30.000.000 đồng.

9. Nhận được giấy rút dự toán ngân sách huyện kiêm chuyển khoản của cơ quan hành chính (L) thực chi thường xuyên thanh toán tiền cho Cty (M) mở tài khoản tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh (CM) số tiền 130.000.000 đồng.

10. Căn cứ yêu cầu rút tiền mặt đã được Giám đốc KBNN tỉnh (CM) phê duyệt, kế toán lập lệnh thanh toán Có giá trị cao gửi NHNN tỉnh (CM) rút tiền mặt số tiền là 800.000.000 đồng.

11. Nhận phiếu chi do NHNN tỉnh (CM) gửi, kế toán lập phiếu thu nhập quỹ tiền mặt rút về từ NHNN số tiền 800.000.000 đồng.

12. Hạch toán kết quả quyết toán thanh toán liên ngân hàng tại KBNN tỉnh (CM).

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và phản ánh lên sơ đồ tài khoản 3931.


Bài 8.

Tại KBNN tỉnh (HG) thực hiện thanh toán Liên ngân hàng, trong ngày có các

nghiệp vụ phát sinh sau:

1. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng Á Châu chi nhánh tỉnh (HG) thanh toán tiền cho DN (P) mở tài khoản tại KBNN tỉnh số tiền là 60.000.000 đồng.

2. Nhận được ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán (K) có mở tài khoản tiền gửi khác tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho Cty Cổ phần (X) mở tài khoản tại ngân hàng An Bình chi nhánh tỉnh (HG) số tiền là 230.000.000 đồng.

3. Nhận được ủy nhiệm chi của đơn vị sự (V) có mở tài khoản tiền gửi thu phí tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho Cty(C) mở tài khoản tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh tỉnh (HG) số tiền là 115.000.000 đồng.

4. Nhận được lệnh chuyển Có của Ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh (HG) thanh toán tiền cho cá nhân (H) mở tài khoản tại KB tỉnh số tiền 32.000.000 đồng.

5. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng Phương Đông (OCB) chi nhánh tỉnh (HG): DN (N) nộp thuế vào NSNN số tiền 100.000.000 đồng (NST 100%).

6. Nhận ủy nhiệm chi của DN(M) trích tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh thanh toán tiền mua hàng hoá cho Cty (K) mở tài khoản tại ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh (HG) số tiền là 170.000.000 đồng.

7. Nhận được lệnh chuyển Có của ngân hàng An Bình chi nhánh tỉnh (HG): DN

(T) nộp tiền vào NSNN số tiền là 400.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).

8. Nhận giấy rút dự toán thực chi ngân sách tỉnh bằng chuyển khoản thanh toán cho DN (Y) mở tài khoản tại ngân hàng ACB chi nhánh tỉnh (HG) số tiền là 90.000.000 đồng.

9. Nhận lệnh chuyển Có của Ngân hàng Đông Á chi nhánh tỉnh (HG): DN (Q) chuyển tiền nộp BHXH cho cơ quan BHXH có mở tài khoản chuyên thu BHXH tại KBNN tỉnh số tiền là 80.000.000 đồng.

10. Nhận giấy rút dự toán ngân sách trung ương tạm ứng chi kiêm chuyển khoản thanh toán tiền mua tài sản cho Cty (I) mở TK tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh tỉnh (HG) số tiền là 330.000.000 đồng.

11. Nhận ủy nhiệm chi của ban quản lý đầu tư có mở tài khoản tiền gửi chi phí ban quản lí dự án tại KBNN tỉnh thanh toán tiền cho Cty (S) mở tài khoản tại ngân hàng Sacombank chi nhánh tỉnh (HG) số tiền là 130.000.000 đồng.

12. Hạch toán kết quả quyết toán thanh toán liên ngân hàng tại KBNN tỉnh (HG).

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và phản ánh lên sơ đồ tài khoản 3931.


Bài 9.

Tại KBNN huyện (HD) trong ngày có các nghiệp vụ Thanh toán song phương

điện tử có phát sinh các nghiệp vụ sau:

1. Nhận được lệnh thanh toán đến của ngân hàng TMCP Công thương: Công ty

(X) nộp tiền vào NSNN số tiền là 300.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 80%).

2. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị dự toán trích tài khoản tiền gửi dự toán của đơn vị tại KBNN huyện thanh toán tiền mua hàng hoá cho Công ty (L) mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh huyện số tiền là 60.000.000 đồng.

3. Nhận được lệnh thanh toán đến của ngân hàng TMCP Ngoại thương: Thu NSNN số tiền là 400.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 50%, NSH 30%).

4. Nhận giấy rút dự toán NSNN huyện kiêm chuyển khoản thanh toán cho DN

(T) mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh huyện số tiền là

89.000.000 đồng.

5. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (H) trích tài khoản tiền gửi thu phí của đơn vị tại KBNN huyện thanh toán tiền mua hàng hoá cho cá nhân (G) nhận tiền mặt tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện số tiền là 35.000.000 đồng.

6. Nhận lệnh thanh toán đến của Ngân hàng TMCP Công thương thanh toán tiền cho đơn vị BHXH có mở tài khoản tiền gửi chuyên thu tại KBNN huyện số tiền là

40.000.000 đồng.

7. Nhận giấy rút dự toán ngân sách huyện tạm ứng chi thường xuyên nhận bằng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện số tiền là 88.000.000 đồng.

8. Căn cứ yêu cầu rút tiền mặt đã được Giám đốc KBNN huyện phê duyệt là 100.000.000 đồng. Kế toán lập phiếu chuyển khoản lập lệnh thanh toán gửi ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện rút tiền mặt nhập quỹ KBNN.

9. Nhận được lệnh thanh toán đến của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: Thu NSNN số tiền là 360.000.000 đồng (NSTW 20%, NST 30%, NSH 30%, NSX 20%).

10. Nhận giấy rút dự toán ngân sách huyện thực chi thường xuyên bằng chuyển khoản qua Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh huyện số tiền là 50.000.000 đồng.

11. Nhận ủy nhiệm chi của công ty (S) trích tài khoản tiền gửi của công ty tại KBNN huyện thanh toán tiền mua hàng hoá cho Công ty (X) mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh huyện số tiền là 27.000.000 đồng.

12. Nhận lệnh thanh toán đến của Ngân hàng TMCP Ngoại thương thanh toán tiền cho đơn vị dự toán (K) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN huyện số tiền là

41.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.


Bài 10.

Tại KBNN tỉnh (TG) trong ngày có các nghiệp vụ Thanh toán song phương điện tử có phát sinh các nghiệp vụ sau:

1. Nhận được lệnh thanh toán đến của ngân hàng TMCP Công thương thanh toán tiền cho đơn vị dự toán (I) có mở tài khoản tiền gửi dự toán tại KBNN tỉnh số tiền là

30.000.000 đồng.

2. Nhận giấy rút dự toán ngân sách tỉnh thực chi thường xuyên cho đơn vị dự toán (U) bằng chuyển khoản qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh số tiền là 290.000.000 đồng.

3. Nhận được lệnh thanh toán đến của ngân hàng TMCP Công thương: Thu NSNN số tiền là 420.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).

4. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (Y) trích tài khoản tiền gửi dự thu phí của đơn vị thanh toán tiền mua hàng hoá cho Công ty (N) mở tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh tỉnh số tiền là 77.000.000 đồng.

5. Nhận lệnh thanh toán đến từ ngân hàng TMCP Ngoại thương: Công ty (R) nộp tiền vào NSNN số tiền là 200.000.000 đồng (NSTW 30%, NST 70%).

6. Nhận giấy rút dự toán NS trung ương thực chi thường xuyên của đơn vị dự toán bằng chuyển khoản thanh toán cho DN (M) mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh số tiền là 44.000.000 đồng.

7. Nhận ủy nhiệm chi của đơn vị sự nghiệp (H) trích tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác của đơn vị thanh toán tiền mua hàng hoá cho ông An nhận tiền mặt tại ngân hàng TMCP Ngoại thương số tiền là 62.000.000 đồng.

8. Nhận giấy rút dự toán ngân sách tỉnh tạm ứng chi thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp (P) nhận bằng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh số tiền là 34.000.000 đồng.

9. Nhận lệnh thanh toán đến từ Ngân hàng TMCP Công thương thanh toán tiền cho đơn vị BHXH có mở tài khoản tiền gửi chuyên thu tại KBNN tỉnh số tiền là

53.000.000 đồng.

10. Nhận được lệnh thanh toán đến của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT: Thu NSNN số tiền là 270.000.000 đồng (NSTW 100%).

11. Căn cứ yêu cầu rút tiền mặt đã được Giám đốc KBNN tỉnh phê duyệt là rút tiền mặt về KBNN tỉnh là 400.000.000 đồng. Kế toán lập phiếu chuyển khoản lập lệnh thanh toán gửi Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh tỉnh rút tiền mặt nhập quỹ KBNN.

12. Nhận giấy rút dự toánNS trung ương của đơn vị (E) thực chi NSTW bằng tiền mặt nhận tại ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh số tiền là 60.000.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

BÀI 2.

KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


Bài kế toán ngân sách nhà nước trình bày được những vấn đề chung và phương pháp hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại KBNN.

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp hạch toán kế toán thu, chi Ngân sách Nhà nước tại KBNN.

- Định khoản được các nghiệp vụ kế toán thu, chi Ngân sách Nhà nước tại KBNN. Nội dung:

1. Kế toán thu ngân sách nhà nước

1.1. Những vấn đề chung về kế toán thu NSNN

1.1.1. Nội dung và phương thức thu nộp NSNN

1.1.1.1 Nội dung thu NSNN

Thu NSNN gồm các khoản thu sau:

- Thu thuế, phí, lệ phí.

- Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước.

- Thu từ hoạt động sự nghiệp.

- Thu vay trong và ngoài nước.

- Thu kết dư ngân sách.

- Các khoản thu khác của NSNN.

Các khoản thu trên được chia làm 2 loại:

- Thu trong cân đối ngân sách: là những khoản thu được xác định trong dự toán thu, được quy định trong mục lục NSNN.

- Thu ngoài ngân sách (Tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách): Đây là những khoản thu chưa được xác định trong dự toán thu mang tính chất tạm thời như vay ngân hàng, vay quỹ dự trữ tài chính, tạm ứng vốn Kho Bạc Nhà nước.

Khi quyết toán ngân sách chỉ quyết toán các khoản thu trong cân đối ngân sách.

1.1.1.2. Phương thức thu nộp NSNN Có 3 phương thức thu NSNN:

- Thu trực tiếp tại Kho Bạc Nhà nước: theo phương thức này các đơn vị, tổ chức, cá nhân mang giấy nộp tiền đến nộp tại KBNN.

- Thu qua ngân hàng: theo phương thức này, các đơn vị, tổ chức, cá nhân lập giấy nộp tiền yêu cầu ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của mình nộp vào KBNN.

- Thu qua cơ quan thu: theo phương thức này cán bộ, cơ quan thu trực tiếp thu bằng tiền mặt, sau đó lập giấy nộp tiền để nộp vào KBNN.

1.1.2. Yêu cầu của kế toán thu NSNN

- Việc phản ánh trên tài khoản thu NSNN phải tuyệt đối chấp hành chế độ quản lý tập trung các khoản thu NSNN qua KBNN; các khoản thu NSNN phát sinh năm nào được hạch toán vào thu NSNN năm đó; các khoản thu thuộc ngân sách năm trước nếu nộp vào năm sau, được hạch toán vào ngân sách năm sau.

- Kế toán thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ; các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ (loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng nhà nước) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng (tỷ giá hạch toán); việc chuyển số thu NSNN bằng ngoại tệ về KBNN cấp trên được thực hiện theo cơ chế điều hòa vốn.

Ngoài ra, kế toán thu NSNN còn hạch toán chi tiết theo mã cơ quan thu (Mã ĐVQHNS của cơ quan thu) và tính chất khoản thu:

- Các khoản thu trong cân đối ngân sách được hạch toán chi tiết theo mã Chương, mã nội dung kinh tế (mục thu trong cân đối).

- Các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách được hạch toán chi tiết theo mã Chương 160, 560, 760, 860 (Các quan hệ khác của ngân sách) và mã nội dung kinh tế (mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN) tương ứng.

- Đối với các khoản thu phạt, tịch thu trong lĩnh vực thuế, hải quan nhưng do UBND ra quyết định nộp NSNN, thực hiện hạch toán mã cơ quan thu là mã cơ quan thuế hoặc mã cơ quan hải quan tương ứng với khoản thu.

- Mã tỷ lệ phân chia được thiết lập tại Chương trình TCS-TT để phân chia các khoản thu NSNN theo từng cấp ngân sách khi giao diện sang Chương trình TABMIS - GL; Trưởng phòng Kế toán nhà nước KBNN tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch có trách nhiệm khai báo ánh xạ các mã tài khoản kế toán tại Chương trình TCS-TT sang Chương trình TABMIS - GL.

- Các khoản thu NSNN do cơ quan thu trực tiếp quản lý, các khoản thu vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu được hạch toán chi tiết tại Chương trình trình ứng dụng thu theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính (TCS-TT) để giao diện sang phân hệ sổ cái (TABMIS - GL); các khoản thu NSNN do cơ quan khác quản lý được thực hiện tại phân hệ sổ cái; một số khoản thu NSNN được hạch toán tại phân hệ quản lý thu (TABMIS - AR) khi có hướng dẫn bằng văn bản của KBNN.

- Căn cứ hoàn trả các khoản thu NSNN

+ Đối với thuế giá trị gia tăng (quy định tại Thông tư 99/2016/TT-BTC).

+ Đối với các khoản thu do cơ quan cơ quan thu (thuế, hải quan) trực tiếp quản lý (trừ hoàn thuế GTGT nêu trên): trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN của cơ quan thu, KBNN kiểm tra, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký đảm bảo tính pháp lý của Lệnh hoàn và hoàn trả thuế cho đối tượng nộp.

+ Đối với trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan thu trực tiếp quản lý: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoàn trả có trách nhiệm đối chiếu nội dung hồ sơ đề nghị hoàn trả với các chứng từ thu NSNN của khoản đã nộp trước đó (nhận bản sao chứng từ nộp tiền vào KBNN đối chiếu với bản chính), nếu phù hợp thì lập lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, chuyển cho KBNN nơi đã thu NSNN để thực hiện hoàn trả cho người nộp NSNN.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023