Nhật Bản: Mô Hình Kinh Tế Thị Trường Hỗn Hợp.

tác nhân, nhóm áp lực và các chuyên gia, trong đó vai trò của Tổng cục Kế hoạch Pháp (CGP) là trung lập. Nguyên tắc của Tổng cục kế hoạch Pháp là bằng lòng với vai trò trung gian, trung lập, thúc đẩy và phối hợp. Đến cuối những thập kỷ 70 nền kinh tế Pháp đứng trước những khó khăn cả về kinh tế và chính trị. Do vậy công tác kế hoạch hóa có sự chuyển biến tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản với chương trình cụ thể. Kế hoạch VII (1976-1980) đã tập trung và chiến lược chống thất nghiệp và tái lập các cân đối cơ bản, nên họ đã duy trì chính sách tăng trưởng và mở cửa hơn trong hoạt động đối ngoại. Kế hoạch VIII (1981-1983) tập trung ưu tiên việc làm, tăng khu vực công, phân quyền hóa… và kế hoạch IX ( 1984-1985) tập trung vào 12"Chương trình ưu tiên” thực hiện. Từ năm 1986, phương pháp kế hoạch hóa tiếp tục được đổi mới. Giá trị các cam kết của kế hoạch hầu như chỉ còn ý nghĩa trong các kế hoạch Nhà nước, vùng. kế hoạch hóa chiến lược đã coi trọng các chỉ tiêu định tính hơn là định lượng. Các hình thức hợp tác giữa các tập thể địa phương được khuyến khích. Các kế hoạch phát triển ngành cũng có những quyết định phù hợp với sự thay đổi của thị trường như: nâng đỡ ngành công nghệ mới, khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ. Về phương thức hỗ trợ, tổ chức thực hiện của Nhà nước đều xuất phát từ tình hình cụ thể, năng lực thực tế để phân cấp quản lý cho thích hợp. Từ đó xác định những biện pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra. tuy nhiên, công tác kế hoạch hóa ở Pháp cũng gặp phải khó khăn do quy mô ngày càng rộng lớn và mục tiêu ngày càng nhiều. Do vậy việc xây dựng và thực hiện rất phức tạp; sự tham gia của các loại hình sở hữu cũng kém hiệu quả.

b. Các phương thức quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Đặc biệt từ đầu thập kỷ 80 đến nay, Nhà nước Pháp thực hiện chuyển từ mô hình kinh tế "trọng cầu” của học thuyết Keynes sang mô hình kinh tế"trọng cung” của trường phái bảo thủ mới. Mục tiêu trọng điểm trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là chống lạm phát, ngăn chặn vật giá tiêu dùng leo thang. Bởi vì họ nhận thức được tác động tiêu cực của lạm phát đối

với sự ổn định kinh tế – xã hội là sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự vận động của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Nhà nước đã thực hiện chống lạm phát bằng một hệ thống chính sách tài chính tiền tệ. Đối với chính sách tài chính thì họ quan tâm đến điều tiết tổng cầu của xã hội. Cụ thể, thời kỳ 1991- 1993 kinh tế ở Pháp suy thoái, Chính phủ đã quyết định ngành tài chính Trung ương bù giá cho mỗi chiếc ôtô con 5000 Frăng, đồng thời yêu cầu mỗi chiếc xe cũng phải hạ giá tương ứng, việc làm đó đã kích thích khách hàng mua xe. Kết quả lượng xe hơi tiêu thụ trong toàn quốc từ 200.000 chiếc/năm đã tăng 450.000chiếc/năm 1994. Thu nhập tăng 2,8 tỷ Frăng,về cơ bản khắc phục được bù giá, kích thích được tổng cầu của xã hội, đạt mục đích đẩy tổng cung xã hội. Còn chính sách tiền tệ thì chú trọng điều tiết tổng cung. Sự phối hợp hài hòa hai chính sách trên đã giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, đem lại những kết quả khả quan. Đặc biệt việc sử dụng chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ, với hàng loạt các biện pháp kinh tế khác như : giảm chỉ tiêu của Nhà nước và các khoản phúc lợi xã hội, quy định mức thâm hụt ngân sách tối đa, ngăn chặn giá cả leo thang…. Cùng với những biện pháp đó Chính phủ đưa ra" kế hoạch khắc khổ”, như tăng thu thuế, nâng giá than, điện, giao thông, nhiên liệu, rượu, thuốc lá, hàng xa xỉ phẩm… từng bước loại bỏ và chấm dứt việt bù lỗ của Nhà nước cho các xí nghiệp quốc doanh. Với những biện pháp trên đã kiềm chế được nạn lạm phát phi mã.

Để khắc phục thất nghiệp, Chính phủ của tổng thống Giắc Xirắc cho rằng phải kích thích cầu và tăng cung. Từ 1/7/1995 Chính phủ nâng mức lương tối thiểu lên 4%, mỗi giờ lương tối thiểu nâng từ 35,56 Frăng lên 36,98 Frăng; mỗi tháng nâng lương tối thiểu từ 6009,49 Frăng lên 6249,62 Frăng.

Đối với cơ cấu ngành: Chính phủ chú trọng sắp xếp, điều tiết lại nguồn vật tư trong quá trình tái sản xuất. Đối với những ngành nghề truyền thống Chính phủ tập trung sức người và sức của vào cải tổ cơ cấu, cải tiến kỹ thuật.. nhờ đó mà nền kinh tế quốc dân được ổn định và phát triển. Tuy nhiên, chính sách này của Pháp cũng có có hạn chế là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Năm 1995,

tỷ lệ lạm phát của Pháp thấp nhất Tây Âu (2,1%), nhưng đồng thời tỷ lệ thất nghiệp lại vào loại cao nhất (12%), mức tăng trưởng GDP giữ ở mức vừa phải 2,7% ( còn cao hơn mức lạm phát 2,1%).

Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp quản lý và tư nhân hóa các Doanh nghiệp Nhà nước ở Pháp cũng diễn ra rất sôi động. Với sự mở đầu của làn sóng tư nhân hóa thứ nhất là sự ra đời của luật 7/1986, với quyết định chuyển sang sở hữu tư nhân trong thời hạn 5 năm của 65 xí nghiệp thuộc 13 tập đoàn ngân hàng, 11 tập đoàn công nghiệp, 3 hãng bảo hiểm. Và đến 1993 là làn sóng tư nhân hóa thứ hai diễn ra theo luật 7/1993, Pháp thực hiện tư nhân hóa 21 tập đoàn lớn của Nhà nước. Tháng 5/1999, Chính phủ Pháp quyết định cho tư nhân tham gia vào hãng hàng không vũ trụ Matra. Đó là thời kỳ đổi mới của Nhà nước Pháp về quan điểm quản lý và cách thức xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước với Doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy làn sóng tư nhân hóa diễn ra mạnh mẽ, song các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Chẳng hạn, thời điểm cuối 1995 ở Pháp có 72 tập đoàn Nhà nước, tuyển dụng 1,4 triệu nhân viên, nhưng nó kiểm soát hơn 2.200 xí nghiệp, hơn 20% giá trị gia tăng và lao động của các tập đoàn, 45% bất động sản. Đặc biệt, vấn đề ký kết các hợp đồng có thời hạn từ 3 đến 5 năm giữa Nhà nước với Doanh nghiệp đang là mốt quản lý Doanh nghiệp Nhà nước rất thịnh hành ở Pháp.

Tìm hiểu mô hình kinh tế thị trường ở Pháp, chúng ta thấy rò được tính đặc thù trong việc kết hợp sự điều tiết của thị trường với kế hoạch của Nhà nước, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và đã phát huy tác dụng tích cực trong sự phát triển của đất nước.

2. Nhật bản: mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Mục tiêu của Chính phủ Nhật là tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi, loại bỏ những sự không hoàn thiện của thị trường. Do vậy, họ đã thống nhất được trong nhận thức về mục tiêu quốc gia sau chiến tranh là phải tập trung mọi nỗ lực cho phát triển kinh tế. Từ đó, họ thiết lập chính sách ngoại giao

mềm dẻo, làm sao để vừa không bị cô lập, vừa không bị xa rời mục tiêu đề ra. Các kế hoạch Chính phủ đề ra chỉ là những định hướng cho các quyết sách của các tổ chức tư nhân và nó sẽ ảnh hưởng đến các tổ chức kinh doanh bằng con đường gián tiếp. Kế hoạch góp phần đề ra hệ thống chính sách đưa vào tư duy của người lao động, giúp họ tự điều hành hoạt động của mình cho thích hợp. Những kế hoạch và chính sách lớn được đưa ra đều phù hợp với lợi ích của các bên liên quan.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 5

Do Chính phủ Nhật bản rất coi trọng vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ 2 họ luôn hướng vào việc nâng cao chất lượng sức lao động, nguồn lực con người. Đưa ra những chính sách và kế hoạch phục vụ sự phát triển nguồn nhân lực. Để đạt được những mục tiêu đó, chính phủ Nhật bản đã thực hiện một loạt giải pháp: ưu tiên đầu tư tài chính cho phát triển hệ thống giáo dục. Thực hiện huy động mọi nguồn vốn từ ngân sách của Chính phủ, Trung ương và địa phương cũng như từ giới kinh doanh và các hộ gia đình vào đầu tư phát triển giáo dục (trong đó ngân sách Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn) nhằm tạo điều kiện, cơ hội tham gia học tập của tất cả mọi người trong xã hội. Cụ thể năm 1947, mặc dù đang bị lạm phát nặng nề, Chính phủ Nhật bản vẫn ra đạo luật giáo dục nâng trình độ phổ cập từ 7-8 năm lền phổ cập 9 năm và hoàn toàn miễn phí. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo được Nhà nước ưu tiên. Chỉ tiêu cho giáo dục công cộng tăng từ 5% GNP năm 1960 lên 6,6% năm 1965, trong đó nguồn ngân sách các cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất so với chi tiêu gia đình và các công ty. Tiêu chuẩn hóa nội dung chương trình giảng dạy cho tất cả các trường học; thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, miễn phí (chính sách phổ cập giáo dục) và đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đào tạo.

Sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật bản trong việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của các Doanh nghiệp là vấn đề được nhiều người quan tâm. ở đây Nhà nước đã tạo ra một hành lang pháp luật để cho các Doanh nghiệp tự do hoạt động trong khuôn khổ. Các luật lệ đưa ra đều có những quy định rò

ràng với những hình thức xử phạt nghiêm minh. Chẳng hạn, khi Doanh nghiệp sa thải công nhân trong những trường hợp không có lý do chính đáng thì đều bị Nhà nước xử lý. Ngoài ra, Nhà nước còn có những ưu đãi về thuế, tín dụng và cả trợ cấp trong những điều kiện cần thiết. Ví dụ như chế độ làm việc suốt đời đã được Nhà nước trợ cấp kinh phí để đào tạo lại cán bộ, người lao động; khi Doanh nghiệp gặp khó khăn Chính phủ thực hiện bù lỗ hoặc trợ cấp thất nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, sự hỗ trợ của Nhà nước được thực thi khá chu đáo, đó là áp dụng lãi suất thấp từ 4 đến 8%/năm và kéo dài 25 năm với các dự án cải tạo đất, thực hiện trợ cấp giá nông sản, cung cấp thông tin, xây dựng kết cấu hạ tầng.. nhờ đó mà các Doanh nghiệp có điều kiện duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo đảm việc làm.

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Nhật bản, vấn đề xã hội cũng là một thách thức không nhỏ, đặc biệt là về mức sống. chúng ta biết rằng, sức mua của người Tokyo chỉ bằng 1/2 của người Niu-oóc, kém người Luân đôn 5% và người Paris 35%. Nạn thất nghiệp vẫn còn ở mức cao, năm 1999: 4,9%; nhà ở thì chật chội; môi trường sinh thái ô nhiễm… Những vấn đề trên càng làm cho vai trò của Nhà nước thêm cấp bách. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản để giải quyết sự phân hóa giàu nghèo (về thu nhập giữa 20% số người giàu và 20% số người nghèo là khoảng 4 lần, trong đó 20% số người nghèo nhất chỉ chiếm 8% tổng thu nhập). Về tài sản, sự chênh lệch tập trung vào một bộ phận dân cư (1% số hộ giàu đã nắm giữ 13-14% số tài sản của dân cư cả nước). Từ những lý do trên, Chính phủ đã tập trung tăng trưởng kinh tế, mở rộng thêm ngành nghề, thực hiện chế độ làm việc suốt đời, thực hiện chế độ đánh thuế thu nhập ( từ việc làm, từ tài sản) để điều tiết qua phân phố i lại. Thuế thu nhập được thực hiện theo chế độ lũy tiến, Nhà nước quy định cụ thể mức thu nhập tối thiểu phải đóng thuế là 150.00yên/năm. Đồng thời thực hiện chính sách phúc lợi xã hội chủ yếu thông qua ngân sách Nhà nước ( hiện nay phần chi tiêu này chiếm khoảng 17% tổng thu của ngân sách. năm 1990:

17,5%, 1991: 17,4%: 1992: 17,6%; 1993: 18%, 1994: 18,4%, 1998: 16,9%).

Ngoài ra còn thực hiện thông qua các kênh đóng góp khác ( đặc biệt là chế độ bảo hiểm). Tuy nhiên, chính sách xã hội của Nhật bản còn bộc lộ những hạn chế về ngân sách ( nợ tồn đọng của Nhà nước còn cao); bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả; một số chính sách cụ thể còn bất cập chưa đảm bảo được tính công bằng; chính sách phúc lợi xã hội chưa đến được hết các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Về chính sách giá cả: ở Nhật bản phạm vi, hình thức và giải pháp can thiệp của chính phủ vào thị trường và giá cả luôn tùy thuộc vào tình hình kinh tế chính trị cụ thể của đất nước ở mỗi giai đoạn. Thời kỳ 1945-1950; Chính phủ khống chế và kiểm soát toàn bộ hệ thống giá cả ; thời kỳ 1950-1973 sự kiểm soát giá cả được nơi lỏng, chỉ có một số mặt hàng chịu sự kiểm soát của giá cả như: gạo, điện, sữa, cước tàu xe và bưu chính viễn thông và dựa trên cơ sở hệ thống luật tương đối hoàn chỉnh. Đặc biệt năm 1973, do cú sốc về giá dầu lửa, Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục vật giá thuộc Tổng cục thống kê và kinh tế; thành lập Hội đồng bình ổn giá; Hội đồng tư vấn về giá thuộc Nghị viện… Nhìn chung các biện pháp tự nguyện, bán tự nguyện được chính phủ tăng cường khuyến khích. Chẳng hạn như vào những năm cuối của thập kỷ 80, Nhà nước Nhật có kế hoạch trợ giúp và hướng dẫn các Công ty thực hiện chiến lược giá mới ( trợ giá tự nguyện) nhờ đó mà sức cạnh tranh của các Công ty được nâng cao.

Đồng thời, khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát cao thì để hạn chế lạm phát, Chính phủ Nhật thực hiện hạn chế việc cho vay tiền của các ngân hàng và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp quan trọng trong việc thu hút nguồn tài chính cần thiết.

3. Mô hình ở CHLB Đức.

Đó là mô hình kinh tế thị trường xã hội. Mục tiêu của mô hình này là tự do và bình đẳng xã hội, làm cho tự do trên thị trường gắn liền và thống nhất với nguyên tắc công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường xã hội các cơ

sở tư nhân và tập thể phải có sáng kiến và trách nhiệm cao trước khi có sự trợ giúp của Chính phủ. Do vậy, ở đây vai trò can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế hẹp hơn. Nhà nước đóng vai trò là người thiết kế"luật lệ” và dùng nó điều khiển nền kinh tế nhằm tránh được khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát. …

Ở nền kinh tế này, việc điều tiết thị trường lao động liên quan đến hàng loạt chính sách như: cạnh tranh, xã hội, lao động, cơ cấu… Nhưng đặc biệt là chính sách xã hội. Đây cũng là mối quan tâm thường xuyên của tất cả các quốc gia trên thế giới; trong đó chính sách việc làm là một chính sách quốc kế dân sinh cơ bản nhất. Việc làm và giải quyết việc làm là tiêu chí có tính quyết định, đánh giá sức mạnh của nền kinh tế. có thực hiện tốt chính sách việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội, khắc phục tình trạng thất nghiệp.. thì nền kinh tế mới phát triển vững bền. Và chính việc điều tiết thị trường lao động thông qua chính sách việc làm ở CHLB Đức đã làm cho mọi người lao động an toàn trước những biến cố xảy ra do biến đổi của thị trường.

Mục tiêu của Chính phủ là phải đảm bảo sự"cân bằng xã hội”. Do vậy, họ thực hiện nhiều chính sách, giải pháp như: bảo hiểm xã hội, điều chỉnh phân phối thu nhập, chống biến đổi chu kỳ… Về bảo hiểm xã hội Chính phủ thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau là: bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, bảo hiểm tai nạn, chăm sóc tuổi già.. Chẳng hạn, với bảo hiểm thất nghiệp thì căn cứ vào luật quy định trách nhiệm đóng bảo hiểm. Khi thất nghiệp người lao động được nhận tiền thất nghiệp với mức cao, thấp tùy thuộc vào thời gian làm việc. Ví dụ, nếu trước khi thất nghiệp anh ta đã làm việc 24 tháng thì khi thất nghiệp sẽ được nhận 63% tiền lương thuần túy (lương ròng) trong thời gian 1 năm. Sau đó thay bằng việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chính những chính sách này đều nhằm một mục đích chung là chia sẻ rủi ro. Còn về điều chỉnh phân phối thu nhập, mục đích cũng là để đảm bảo" cân bằng xã hội”. Nhìn chung Chính phủ sử dụng nhiều công cụ để điều chỉnh; song chủ yếu là thuế. Nguồn thu từ thuế chủ yếu là từ các khoản thu nhập, lợi tức và thuế doanh thu, trong đó thuế thu nhập được đánh theo mức

lũy tiến với mục đích phân phối lại thu nhập của những người có thu nhập cao để đảm bảo cân bằng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Cụ thể, mức đóng thuế là theo tỷ lệ nhất định. Người lao động độc thân phải đóng mức cao nhất. ở Tây Đức chiếm tới 46% tổng thu nhập; còn Đông Đức khoảng 42% tổng thu nhập. Với Doanh nghiệp thì vấn đề quản lý và điều tiết lợi nhuận của các Doanh nghiệp được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho các cá nhân tự do kinh doanh; thực hiện điều tiết lợi nhuận của họ bằng chính sách thuế phù hợp, quản lý thu nhập của các chủ kinh doanh. Đồng thời các chủ kinh doanh có nhiệm vụ, trách nhiệm thực hiện những điều luật Nhà nước quy định. Tựu trung lại, việc thực hiện chính sách xã hội đã góp phần giảm bớt bất công và đảm bảo công bằng xã hội trong một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, chính sách xã hội tự bản thân nó cũng tạo ra những bất công xã hội mà chính nó phải có nhiệm vụ xóa bỏ. Trong thập kỷ 90, để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tái thống nhất đất nước. Nhà nước Đức đã thực hiện chính sách hỗ trợ một cách thỏa đáng cho cả 2 miền( có ưu tiên hơn cho miền Đông Đức) thông qua sự ưu đãi về các loại thuế đối với mỗi miền.

Hiện nay ở CHLB Đức nạn thất nghiệp rất trầm trọng. Chẳng hạn trong cả thập kỷ 90 vào khoảng 10% số người lao động, với tổng số 4 triệu người, năm 1997 thất nghiệp trở thành vấn đề trung tâm của xã hội. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ thực hiện chính sách thị trường lao động, theo nguyên tắc: Công ăn việc làm thay thế cho thất nghiệp. Mục tiêu hàng đầu của Chính phủ là khôi phục, tạo điều kiện cho người kinh doanh tìm lại được công việc ở mức cho phép. Vì thế họ đã sử dụng chính sách thị trường chủ động, bao gồm: Chính sách trật tự thị trường lao động, chính sách tạo công ăn việc làm và chính sách cân bằng thị trường lao động. Những chính sách này đã mang lại hiệu quả tốt cho nền kinh tế.

4. Mô hình ở Anh.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí