Kế Hoạch Hóa Kinh Tế Vĩ Mô Trong Nền Kinh Tế Đang Phát Triển.

Như vậy, sự phân công trách nhiệm giữa các nhà chính trị, nhà kế hoạch và nhà quản lý là sự đơn giản hóa thực tế. Các nhà kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách qua việc cung cấp nhiều thông tin được sử dụng để ra các quyết định chính sách và đưa ra những khuyến nghị dựa trên đánh giá của chính họ về tình hình. Tương tự, cả các nhà chính trị ( hoặc các nhà hoạch định chính sách khác) và các nhà quản lý cũng có thể liên quan đến kế hoạch hóa. Các nhà chính trị thường cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ thị cụ thể về các phương thức hành động thay thế dựa trên quan điểm của những người đại diện hoặc theo thiên hướng của cá nhân họ; trong khi đó các nhà quản lý cung cấp kiến nghị cụ thể về khả năng thực hiện các đề nghị khác nhau. Sự tham gia của các nhà quản lý là rất quan trọng, vì họ là những người sẽ phải thực hiện kế hoạch, và họ có thể không nhiệt tình với việc thực hiện, nếu họ nghĩ rằng các kế hoạch là không khả thi hoặc không khả dụng.‌

1.3. KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ ĐANG PHÁT TRIỂN.

1.3.1. Sự cần thiết của kế hoạch hóa

Vì sao kế hoạch hóa được chấp nhận và áp dụng tương đối rộng rãi không chỉ ở các nước theo mô hình quản lý tập trung mà cả ở những nước kinh tế thị trường phát triển và đặc biệt là ở các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba? Người ta thường đưa ra 4 lý do sau đây để lý giải cho sự cần thiết của kế hoạch hóa trong quản lý kinh tế vĩ mô ở các nước.

* Những thất bại của thị trường.

Thị trường ở các nước đang phát triển thường là thị trường chưa phát triển một cách đầy đủ những thành tố chủ yếu của nó; giá cả trên những thị trường như vậy thường bị xuyên tạc vì người sản xuất và người tiêu dùng thiếu những thông tin cần thiết; sự điều tiết của thị trường trong điều kiện như vậy có nhiều khả năng dẫn đến những quyết định sản xuất và lưu thông sai lầm, không có hiệu quả. Đặc biệt là thị trường vốn hoặc là còn thiếu hoặc là

còn rất sơ khai, chưa đảm đương được vai trò trung gian cần thiết cho quá trình phát triển. Trong điều kiện đó, nếu không có sự can thiệp của chính phủ thông qua kế hoạch hóa thì những nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế dễ bị phân bổ một cách sai lạc, không đạt hiệu quả kinh tế – xã hội mong muốn, nhất là cho những lợi ích tương đối dài hạn. Trong báo cáo năm 1965 tại Hội nghị của Liên hợp quốc về kế hoạch hóa cũng đã khẳng định:” Một nhiệm vụ không thể thiếu của kế hoạch hóa là phải sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực khan hiếm cho sự phát triển kinh tế… Nhu cầu sử dụng những tiêu chuẩn thích hợp cho những dự án chọn lọc nảy sinh từ sự thất bại của cơ chế thị trường vì không đưa ra được những chỉ dẫn thích hợp. Trong những nền kinh tế kém phát triển, giá cả thị trường của những yếu tố đầu vào như lao động, tiền vốn và ngoại hối đã xa rời những chi phí cơ hội xã hội, do đó không phải là thước đo đúng đắn về độ khăn hiếm hay dồi dào tương đối của yếu tố sản xuất đó”

Năm 1970 tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc ( UNIDO) cũng đã đưa ra lập luận sau đây về thất bại của thị trường như là một lý do cho sự cần thiết của kế hoạch hóa ở các nước đang phát triển:" Chính phủ không thể và không nền chỉ đóng một vai trò thụ động trong quá trình mở rộng công nghiệp. Kế hoạch hóa đã trở thành một bộ phận chủ yếu và cần thiết của các chương trình phát triển công nghiệp; vì bản thân các tác nhân thị trường không thể khắc phục được sự cứng nhắc về cơ cấu đã ăn sâu trong những nền kinh tế của các nước đang phát triển… Ngày nay nhu cầu về kế hoạch hóa ở một mức độ nào đó đã được thừa nhận rộng rãi. Tại các nước đang phát triển, kế hoạch hóa có tính khả thi và được sử dụng nhiều hơn ở các nước công nghiệp phát triển. Kế hoạch hóa ở các nước đang phát triển là cần thiết, vì cơ chế thị trường ở đó không đảm bảo rằng các quyết định cá nhân sẽ tối ưu hóa các hoạt động kinh tế theo những mục đích ưu tiên của xã hội. Khiếm khuyết của cơ chế thị trường như một phương tiện phân bổ nguồn lực cho phát triển công nghiệp đôi lúc bắt nguồn từ bản thân chính sách của chính

phủ hoặc từ những giả định không phù hợp, đặc biệt là về tính cơ động của những yếu tố sản xuất. Quan trọng hơn là cơ chế thị trường không tính đến những ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài một cách hợp lý”

*Lí do về khả năng phân bổ nguồn lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Các nền kinh tế của thế giới thứ ba cần tập trung những nguồn lực hạn chế của mình, đặc biệt là lao động lành nghề và vốn đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất vật chất. Do đó những dự án đầu tư phải được lựa chọn không những trên cơ sở phân tích năng suất đạt được căn cứ vào suất đầu tư và thời gian hoàn vốn, mà còn phải tính đến những yếu tố của chương trình phát triển tổng thể, những tác động trước mắt cũng như lâu dài trên bình diện kinh tế – xã hội. Nguồn nhân lực lành nghề hiếm hoi cũng phải được sử dụng vào lĩnh vực nào có đóng góp rò rệt nhất cho xã hội. Kế hoạch hóa kinh tế còn phải góp phần giảm nhẹ những ảnh hưởng kìm hãm sự phát triển nguồn lực bằng cách phối hợp những dự án đầu tư để có thể tập trung những yếu tố khan hiếm vào những lĩnh vực sản xuất có hiệu quả nhất. Mặt khác, người ta còn thấy rằng thị trường cạnh tranh tự do có xu hướng hạn chế đầu tư, và chuyển đầu tư nhiều hơn sang những lĩnh vực mà xã hội ít mong muốn (ví dụ hàng tiêu dùng cao cấp cho người giàu), đồng thời không tính đến những lợi nhuận phụ thêm có được từ những chương trình đầu tư được phối hợp tương đối dài hạn.

* Lí do về tâm lý và cách ứng xử.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 4

Thực tế cho thấy khi những mục tiêu kinh tế và xã hội của một quốc gia được công bố một cách công khai trong kế hoạch phát triển đất nước sẽ ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến cách ứng xử và tâm lý của nhân dân, nhất là ở những nước tính cộng đồng không cao hoặc dân cư bị chia rẽ. Trong những trường hợp này, kế hoạch hóa có thể thành công trong việc tập hợp nhân dân đằng sau chính phủ để tiến hành những chương trình quốc gia lớn, chẳng hạn như xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, phòng chống bệnh tật. Một khi chính phủ có được những bản kế hoạch khả thi và hợp lý thì điều đó có thể giúp tạo những động lực cần thiết vượt qua những trở lực gây chia rẽ trong

nội bộ quần chúng, động viên tốt hơn sự quan tâm và tham gia của các bộ phận khác nhau trong xây dựng vào việc thực hiện những mục tiêu chung của toàn nền kinh tế.

* Thu hút viện trợ nước ngoài.

Muốn huy động được vốn viện trợ nước ngoài, kể cả song phương và đa phương một cách có kết quả, Chính phủ các nước thường phải có những kế hoạch phát triển rò ràng với những mục tiêu cụ thể và những dự án đầu tư được xây dựng theo những tiêu thức quy định. Cũng có một số người hoài nghi thường lập luận rằng lý do thực sự mà các nước kém phát triển đưa ra những kế hoạch phát triển kinh tế của mình là cốt sao để có được viện trợ nước ngoài. Với những kế hoạch của mình, các nước nhận viện trợ có cơ sở tốt hơn để thuyết phục những nhà tài trợ rằng số tiền vốn họ vay là một bộ phận thiết yếu không thể thiếu và sẽ được sử dụng một cách có mục đích trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.

1.3.2. Những yếu tố hạn chế hiệu quả của kế hoạch hóa.

Sau nhiều thập kỷ kiểm nghiệm kế hoạch hóa kinh tế quốc dân ở những nước đang phát triển; kết quả được đánh giá chung là không mấy thành công. Trong một công trình nghiên cứu toàn diện về kế hoạch hóa phát triển tại 55 nước, Albert Waterson đã đi đến kết luận:" Một kiểm nghiệm lịch sử về kế hoạch hóa sau chiến tranh cho thấy đã có nhiều thất bại hơn là thành công trong việc thực hiện những kế hoạch phát triển. Cho đến nay phần lớn các nước đã không thực hiện được các chỉ tiêu về thu nhập và sản lượng dù là khiêm tốn nhất trong các kế hoạch của mình, ngoại trừ những giai đoạn ngắn ngủi. Đáng lo ngại là tình hình có vẻ ngày càng tồi tệ hơn ở các nước tiếp tục tiến hành kế hoạch hóa”. Tương tự như vậy, Derek Healey trong khi nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã nhận xét rằng:" Những kết quả của kế hoạch hóa phát triển là sự vỡ mộng cách đau buồn cho những ai tin rằng kế hoạch hóa là cách quản lý duy nhất đúng”

Vậy lý do là ở đâu? Người ta đã đưa ra 2 nhóm nguyên nhân chính để lý giải cho câu hỏi nêu trên. Thứ nhất, là khoảng cách giữa lợi ích kinh tế trên lý thuyết và kết quả đạt được trong thực tế kế hoạch hóa phát triển : thứ hai, là những nhược điểm cơ bản trong quá trình kế hoạch hóa, đặc biệt là những khuyết điểm liên quan đến năng lực quản trị, chất lượng bộ máy và thực thi kế hoạch.

Có thể nêu ra những điểm sau đây về nguyên nhân yếu kém của bản thân công tác kế hoạch hóa:

1. Sự tách rời giữa kế hoạch hóa và thực hiện kế hoạch.

Các bản kế hoạch thường quá tham vọng, ôm đồm quá nhiều mục tiêu cùng một lúc mà không xét đến những mục đích ưu tiên mâu thuẫn và cạnh tranh nhau. Nhiều bản kế hoạch được thiết kế rất đồ sộ, nhưng không rò về chính sách cụ thể cần thiết để đạt được những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, khoảng cách giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch thường rất lớn; nhiều kế hoạch vì thế không thực hiện được.

2.Số liệu và thông tin không đầy đủ, kém tin cậy.

Chất lượng của một bản kế hoạch phát triển phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và độ tin cậy của số liệu thống kê cũng như thông tin kế hoạch. Tình trạng chung ở các nước đang phát triển là cơ sở dữ liệu vừa thiếu, vừa yếu, cộng thêm với đội ngũ cán bộ kế hoạch, thống kê không đủ năng lực và trình độ, dẫn đến hệ quả là những ý đồ, tham vọng trong kế hoạch hóa không được thể hiện một cách khách quan và cuối cùng không trở thành hiện thực . Trong những trường hợp như vậy, việc mở rộng phạm vi và quy mô kế hoạch hóa có thể còn gây lãng phí vô ích.

3. Những biến động kinh tế bất thường.

Đối với những nước có nền kinh tế mở cửa thì những thay đổi về giá cả và thị trường quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trong nước, làm cho việc dự báo xu hướng phát triển hết sức khó khăn, thậm chí cả cho những thời hạn tương đối ngắn. Việc tăng giá dầu lửa trong những năm 70 đã phá hoại nhiều kế hoạch phát triển của các nước thế giới thứ ba. Cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1977-1998 làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước đang từ mức 7-8% trở thành số âm. Đối với những nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động bên ngoài như vậy, chính phủ các nước cần phải đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong chính sách kinh tế của mình, sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết, chứ không tự ràng buộc vào những kế hoạch cứng nhắc xác định từ trước.

4. Những yếu kém về thể chế.

Những yếu kém về thể chế là một vấn đề nổi bật ở các nước đang phát triển. Trong những yếu kém đó, người ta thường kể đến việc tách cơ quan kế hoạch hóa ra khỏi bộ máy điều hành thường nhật của chính phủ, việc các nhà hoạch định kế hoạch, hoạch định chính sách không thường xuyên đối thoại và thông tin nội bộ với nhau về các mục tiêu chiến lược, và việc áp dụng những cách thức kế hoạch hóa và tổ chức quá trình kế hoạch hóa rập khuôn, không phù hợp với điều kiện của từng nước hoặc từng địa phương. Một loại yếu kém khác cũng đã được đề cập một cách rất rò nét là những thủ tục hành chính rườm rà, sự vô trách nhiệm của cán bộ thừa hành, sự phản ứng đối với đổi mới, sự mâu thuẫn, thiếu hợp tác giữa các bộ phận trong cơ quan, tình trạng tham nhũng và quan liêu đều là những lý do ảnh hưởng đến chất lượng công tác kế hoạch hóa.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ với sự tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, công cuộc đổi mới kinh tế, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN của Việt Nam đang được đẩy mạnh. Nền kinh tế đã có những bước khởi sắc rò rệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn gặp không ít những trở ngại, khó khăn nhiều vấn đề đang được đặt ra cần phải tìm hiểu nhận thức thêm và vận dụng cho thích hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Từ những lý do như vậy, việc tìm hiểu kinh

nghiệm của một số nước tư bản phát triển về giải quyết mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô để phát triển nền kinh tế thị trường là cần thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Như chúng ta biết, lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường các nước ta bản chủ nghĩa đã để lại cho nhân loại nhiều kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là vai trò của Nhà nước trong quản lý, điều tiết nền kinh tế ngày càng tăng lên cùng với sự tăng lên của trình độ xã hội hóa sản xuất. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại với sự phát triển chóng mặt của thành tựu khoa học công nghệ, mà tiêu biểu là cách mạng thông tin với nhiều vấn đề kinh tế lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế…nếu không có sự can thiệp của Nhà nước thì không thể giải quyết được. Vì thế, mô hình kết hợp hài hòa cả yếu tố Nhà nước và yếu tố thị trường, giữa sự vận hành của cơ chế thị trường với sự điều tiết có ý thức, có kế hoạch của con người (thông qua Nhà nước) là cần thiết và đã mang lại nhiều thành công trên con đường phát triển. Trong mối quan hệ đó, Nhà nước giữ vai trò định hướng, tạo" hành lang” pháp lý và môi trường đầu tư để các chủ thể có thể phát huy tính năng động, sáng tạo của mình. Chính thông qua mối quan hệ đó mà nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu cơ bản trong điều tiết kinh tế vĩ mô của các nước tư bản phát triển là đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội và muốn vậy phải đảm bảo cân bằng tổng cầu với tổng cung. Mục tiêu đó đã được cụ thể hóa bởi hệ thống các chính sách như: chính sách chống thất nghiệp, giá cả, tăng trưởng kinh tế bền vững, cân bằng thu chi. Hệ thống chính sách đó đã được thực hiện một cách khác nhau và mang lại hiệu quả càng không giống nhau. Sau đây là một số cách thức điều tiết điển hình.

1. Mô hình ở Pháp.

Trong sự hoạt động của nền kinh tế thì cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng. Nó là yếu tố động lực kích thích cạnh tranh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên bản thân chúng mang yếu tố tự phát với những hạn chế như: dễ làm mất cân bằng tổng cung tổng cầu của

nền kinh tế, không dự báo được nhu cầu phát triển trong mọi hoàn cảnh. Do vậy Nhà nước phải có kế hoạch thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô.

Vai trò của Nhà nước được thể hiện rất rò nét trong phương thức điều tiết và thông qua chính kinh tế của họ ở giai đoạn từ 1945 đến nay, ở giai đoạn này mục tiêu cơ bản xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế là tăng trưởng ổn định và phát triển cân bằng. Để thực hiện mục tiêu đó Nhà nước Pháp đã can thiệp và điều tiết nền kinh tế; cụ thể là Nhà nước định hướng sự hoạt động của thị trường, tiến hành xây dựng chính sách tổng thể ( cả đối nội và đối ngoại); xây dựng chính sách ngành (trong đó chính sách công nghiệp là hạt nhân, chính sách nông nghiệp làm cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân).

Phương thức kết hợp giữa kế hoạch và thị trường ở Pháp được thể hiện trong quá trình xã hội kế hoạch. Các kế hoạch đều xuất phát từ nhu cầu của xây dựng để tính toán và đưa ra phương án thực thi. Đồng thời căn vào kết quả điều tra, thu thập thông tin để đưa ra những kế hoạch sát thực, hiệu quả. vai trò của Nhà nước đã có tác động tích cực đến nền kinh tế thông qua hệ thống các công cụ như: kế hoạch hoá và các biện pháp quản lý, điều tiết kinh tế.

a. Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa Pháp áp dụng đầu tiên vào năm 1947. Để thực hiện kế hoạch lớn Nhà nước có nhiệm vụ xác định mục tiêu và chiến lược phù hợp phát triển kinh tế dài hạn ở mỗi thời kỳ. Cụ thể thời kỳ từ 1947 đến 1975, Pháp đã đề ra 6 kế hoạch lớn đó là:"Kế hoạch hiện đại hóa và thiết bị” lần I từ 1947-1953, Lần II từ 1954-1957, Lần III từ 1957-1961 và" Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội" từ 1962-1965. Kế hoạch lần thứ V (1966-1972) thực hiện định mức về giá cả và tiền lương. Kế hoạch VI (1971-1975) đề cập đến tính cạnh tranh và các ngành mũi nhọn. Pháp đưa ra mục tiêu của kế hoạch hóa là phải thực hiện chống quan liêu, hòa hợp và thuyết phục. Do vậy quy trình soạn thảo kế hoạch gồm: đàm phán và thỏa thuận, tập hợp nhiều nhóm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022