Hiện đã có tới 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế với tổng hơn 2.000 máy giao dịch tự động (ATM) và hơn 14.000 đơn vị chấp nhận thẻ (POS). Dịch vụ kinh doanh thẻ thực sự trở thành một dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính nền tảng và là mũi nhọn cho chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, giúp giảm lãi suất đầu vào cho các ngân hàng. Các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ thể hiện ở các mặt sau:
• Liên minh thẻ của Vietcombank – ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay đã kết nạp 17 NHTM trong và ngoài nước. Ngoài ra, các ngân hàng còn thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế chủ lực khác như viễn thông, điện lực, hàng không, bảo hiểm... cho phép mở rộng tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng.
• Các NHTM Việt Nam đã và đang trở thành đối tác chiến lược tin cậy của các tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới Visa, Master Card, American Express, JCB, Diners Club và sắp tới là China Union Pay.
• Một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank, ngân hàng Đông Á… đã và đang phát triển các tiện ích gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như dịch vụ thẻ Connect 24 và dịch vụ thương mại điện tử VCB - P cho phép khách hàng mua thẻ Internet, thẻ điện thoại, thanh toán tiền điện, cước Internet, phí bảo hiểm, cước phí điện thoại cố định và di động qua hệ thống ATM.
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
NHTM cung cấp các dịch vụ về ngoại hối phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế và phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng gồm: hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn. NHTM còn tư vấn miễn phí về quản lý tài sản, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi cho khách hàng.
Trong năm 2005, thị trường kinh doanh ngoại tệ hoạt động sôi nổi với doanh số giao dịch giữa các ngân hàng tăng khoảng 29% so với năm 2004. Trong đó, doanh số giao dịch giao ngay tăng 30%, các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi tăng 15%. Doanh số giao dịch giữa ngân hàng với các khách hàng giảm khoảng 8% so với năm 2004.
Dịch vụ nhờ thu trơn
Có thể bạn quan tâm!
- Hội Nhập Quốc Tế Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính – Lĩnh Vực Ngân Hàng
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Một Nền Kinh Tế Khi Quyết Định Mở Cửa Hội Nhập Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính – Lĩnh Vực Ngân Hàng
- Thị Phần Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Những Cam Kết Và Nghĩa Vụ Của Việt Nam Khi Mở Cửa Hội Nhập Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng
- Những Thành Tựu Đạt Được Của Thị Trường Dịch Vụ Ngân Hàng Tại Việt Nam
- Sự Tham Gia Của Ngân Hàng Nước Ngoài
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Dịch vụ nhờ thu trơn là dịch vụ phổ biến hiện nay được các khách hàng sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Đối tượng nhờ thu là các tờ séc đích danh do ngân hàng nước ngoài phát hành trả cho người hưởng có tên trên séc hoặc tiền mặt ngoại tệ không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Kết quả, NHTM sẽ trả tiền cho người thụ hưởng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngoài.
Dịch vụ ngân hàng đại lý
Ngoài những sản phẩm ngân hàng đại lý truyền thống như phục vụ thanh toán qua tài khoản bằng nội tệ và ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền quốc tế, dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, giao dịch thị trường tiền tệ, đồng tài trợ, các NHTM còn cung cấp những sản phẩm tiên tiến trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ ngân hàng điện tử, mua bán trái phiếu kỳ hạn… Liên quan đến các nghiệp vụ L/C, chuyển tiền, các NHTM có thể đóng vai trò là đối tác với các ngân hàng đại lý thông qua các nghiệp vụ như ngân hàng thông báo, ngân hàng thương lượng, ngân hàng xác nhận, ngân hàng nhờ thu, ngân hàng tư vấn hay cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của ngân hàng đối tác.
Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng có dịch vụ ngân hàng đại lý phát triển mạnh nhất hiện nay với mạng lưới đại lý và chi nhánh trên khắp Việt Nam và thế giới hoạt động hiệu quả nhất. Hiện tại Vietcombank có quan hệ đại lý với khoảng 1200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Vietcombank luôn đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Tại Việt Nam, Vietcombank có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 5 NHTMNN, 33 NHTMCP, 4 ngân hàng liên doanh và 26 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
Dịch vụ ngân hàng đầu tư
Bên cạnh nghiệp vụ đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ do các ngân hàng trực tiếp thực hiện, các dịch vụ ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý quỹ...được các NHTM cung cấp thông qua 02 công ty chứng khoán trực thuộc.
Dịch vụ kinh doanh chứng khoán và các công cụ phái sinh
Bên cạnh các hoạt động tài trợ, cho vay với mức sinh lời cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các NHTM còn sử dụng một phần giá trị tài sản vào các hoạt động kinh doanh giấy tờ có giá ngắn hạn, kinh doanh chứng khoán và các hợp đồng phái sinh nhằm ổn định thu nhập, tăng cường tính thanh khoản của bảng cân đối tài sản và giảm thiểu rủi ro. Các loại chứng khoán mà NHTM đầu tư chủ yếu là tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN, trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục, trái phiếu đô thị, các công cụ nợ trung dài hạn của các NHTMNN và Quỹ Hỗ trợ Phát triển và các chứng khoán nước ngoài. Phần lớn đây là những công cụ nợ có thu nhập cố định và rủi ro thấp.
Đối với dịch vụ kinh doanh các công cụ phái sinh, trong vài năm gần đây các NHTM đã có những bước tiến đáng kể: tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với đối tác nước ngoài, tham gia vào các giao dịch phái sinh ngoại hối giữa ngoại tệ với ngoại tệ, giữa ngoại tệ với VND như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn. Đây là những công cụ rất linh hoạt, góp phần giảm thiểu các loại rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.
Trên thị trường tài chính ở Việt nam, các nghiệp vụ phái sinh bắt đầu xuất hiện khoảng 5 năm trước đây và đến nay xuất hiện nhiều loại công cụ phái sinh chuẩn và không chuẩn đang được thực hiện. Tuy nhiên, số lượng các giao dịch còn ít khoảng gần 15 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác đã được cho phép thực hiện. Có thể liệt kê một số TCTD đã được NHNN cho phép thực hiện:
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện thí điểm giao dịch quyền
chọn lãi suất đối với các khoản cho vay hoặc đi vay trung hạn bằng USD hoặc Euro.
- Ngân hàng Ngoại thương thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở trong nước và nước ngoài, phù hợp với các qui định của pháp luật.
- Thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ/ VND): Đã cho phép thực hiện thí điểm NHTMCP Quốc tế, Ngân hàng Ngoại Thương (8/2005); NHTM cổ phần Á Châu, NHĐT&PT, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Quân đội
- Cho phép NH TMCP kỹ thương thực hiện giao dich hợp đồng tương lai trên thị trương hàng hoá (9/2004)…
Qua thống kê trên cho thấy, thị trường các công cụ tài chính phái sinh đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị rường vốn còn thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà cơ lợi cón quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Thị trường phái sinh kém phát triển là một thách thức không nhỏ khi Việt Nam đã chính thức hội nhập và mở cửa thị trường tài chính.
2.1.1.3 Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam
a) Tiết kiệm và đầu tư
Năm 2005 được coi là năm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách. Tổng đầu tư toàn xã hội trong năm 2005 cũng tăng mạnh so với năm 2004. So với tổng GDP, tổng đầu tư chiếm 36,6% GDP (tăng so với mức 35,5% GDP của năm 2004). Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nền kinh tế, nhưng tỷ trọng vốn khu vực Nhà nước có
16%
52%
32%
xu hướng giảm dần từ 59,8% năm 2001 xuống 51,5% năm 2005. Đây là tín hiệu tốt cho thấy nền kinh tế Việt nam với sự ổn định chính trị và hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng đang thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Khu vùc FDI
Khu vực ngoài quốc doanh Khu vực vốn Nhà nước
Hình 3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội (2001 – 2005)
Nhìn chung, năm 2005 huy động vốn đầu tư phát triển trong nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Tính theo giá trị thực tế, tiêu dùng cuối cùng tăng 15% so với năm 2004, tiết kiệm trong nước được cải thiện từ mức 27,5% GDP lên mức 29,8% GDP trong năm 2005. Quan hệ cân đối tích lũy – tiêu dùng đang được cải thiện theo xu thế tăng, tỷ lệ tích lũy trên tiêu dùng tăng, từ 19,7% năm 2001 lên 22,1% năm 2005.
b) Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân tổng thể đạt thặng dư 2.131 triệu USD, tăng mạnh so với mức thặng dư 883 triệu USD năm 2004. Cán cân tổng thể thặng dư chủ yếu do cán cân vãng lai và cán cân vốn đều thặng dư.
Cán cân vãng lai lần đầu tiên kể từ năm 2001 đạt thặng dư 217 triệu USD (bằng
+0,45% GDP), cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 926 triệu USD năm 2004 (bằng
– 2,02% GDP). Nguyên nhân chủ yếu do cán cân thương mại thâm hụt 838 triệu, thu hẹp đáng kể so với mức thâm hụt 2.256 triệu USD năm 2004. Thâm hụt cán cân dịch vụ ở mức 1.106 triệu USD, cao hơn mức thâm hụt 827 triệu USD của năm 2004.
Cán cân vốn đạt thặng dư 2.972 triệu USD, cao hơn mức thặng dư 2.573 triệu USD năm 2004 chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức tăng. Đầu tư trực tiếp (ròng) đạt 1.889 triệu USD. Trong đó, giải ngân đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đạt 1.954 triệu USD, cao hơn mức 1.610 triệu USD của năm 2004.
Cán cân vốn
Đầu tư trực tiếp (ròng)
Vay-trả nợ nước ngoài trung và dài hạn (ròng) Vay trả nợ nước ngoài ngắn hạn (ròng)
Tiền và tiền gửi
Triệu USD
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
Năm
-500
-1000
-1500
2001
2002
2003
2004
2005
Hình 4: Cơ cấu cán cân vốn của Việt Nam, 2001 – 2004
Tóm lại, cán cân thanh toán năm 2005 tiếp tục đạt thặng dư do cán cân vãng lai được cải thiện đáng kể, đồng thời nguồn vốn tài trợ cán cân vãng lai khá lành mạnh (chủ yếu vẫn là nguồn vốn FDI, vay ODA). Đây là những nguồn vốn có thời hạn dài, chi phí thấp, không chứa đựng rủi ro rút vốn đột ngột, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
c) Diễn biến tiền tệ
Diễn biến tiền tệ có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2005: Hoạt động thị trường tiền tệ diễn ra sôi động, các giao dịch tiền tệ diễn ra thông suốt, cung cầu vốn được điều tiết kịp thời đảm bảo sự cân bằng tương đối. Tỷ giá vẫn được giữ ở mức ổn định, lãi suất huy động và cho vay có xu hướng tăng trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng ở mức cao. Các hoạt động huy động và cho vay của các TCTD trong năm 2005 đã đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.
Diễn biến tổng thể phương tiện thanh toán
Tổng phương tiện thanh toán tính đến 31/12/2005 tăng 23.43% so với 31/12/2004, thấp hơn nhiều so với mức tăng 30,39% của năm 2004, phản ánh xu hướng của chính sách tiền tệ trong năm 2005 là thận trọng và linh hoạt. Tăng trưởng tổng PTTT chủ yếu là do tăng trưởng tài sản có ngoại tệ ròng đạt mức tăng 28,22%, cao hơn nhiều so với mức tăng 10,99% của năm 2004 và mức 11,91% của năm 2003. Tài sản có trong nước ròng tăng 21,63%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 39,5% của năm 2004.
Phần trăm
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Hình 5: Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, 2000 – 2005
Về cơ cấu, tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng PTTT, chiếm 81,87%. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi bằng VND chiếm 57,76%, cao hơn mức 55,76% năm 2004 và 54,36% năm 2003. Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng tăng nhẹ, chiếm 24,4%, năm 2004 là 23,61%, năm 2003 là 23,89%.
Tỷ trọng tiền mặt trong tổng PTTT năm 2005 tiếp tục giảm so với các năm trước, chiếm 18,13% (tỷ lệ này năm 2004 là 20,35%, năm 2003 là 22,03%), cho thấy cơ cấu tổng PTTT năm 2005 tiếp tục được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế. Mức tăng trưởng của tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2005 thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2003 và 2004. Điều này phản ánh việc ngày càng mở rộng và phát triển các hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt trong dân cư của hệ thống ngân hàng như thẻ tín dụng, ATM… đã góp phần giảm khối lượng tiền mặt trong thanh toán.
Tiền gửi bằng ngoại tệ
Tiền gửi bằng VND
TiỊn mỈt
18.13%
24.40%
57.77%
Hình 6: Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán năm 2004
Hoạt động tín dụng
Tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng chậm lại sau 2 năm tăng trưởng ở mức cao, nhưng vẫn đáp ứng đủ nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế: Năm 2005, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 31,04% so với năm 2004, thấp hơn mức tăng 41,65% của năm 2004, nguyên nhân là do:
- Hệ thống ngân hàng đã thực hiện các giải pháp đầu tư thận trọng, lựa chọn các dự án khả thi, chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn hệ thống, ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát.
- Lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng, tác động làm tăng mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của hệ thống TCTD.
- Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế – xã hội cũng đã được hỗ trợ bởi sự gia tăng khá mạnh của các luồng vốn từ nước ngoài như nguồn vốn ODA, FDI cũng như các kênh vốn khác như Quỹ hỗ trợ phát triển…