cho vay truyền thống của NHTM. Đồng thời sàn giao dịch vàng như là một kênh kinh doanh mới thu hút các nhà đầu tư khi mà các kênh dẫn vốn khác bị sụt giảm, không còn sức hấp dẫn. Ba sàn giao dịch vàng đầu tiên được mở ở TP.HCM bởi Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Á Châu. Eximbank Bank, trong một liên doanh với Công SJC, tiếp theo và mở sàn giao dịch vàng vào tháng 9 năm 2008. Các ngân hàng khác mở sàn giao dịch vàng bao gồm Sacombank / Sacombank Jewelry Co (SBJ) và VietA Bank. Các sàn giao dịch khác không thuộc sở hữu của các NHTM cũng tăng lên, bao gồm các hoạt động kinh doanh mở rộng của VGB và Vàng Thế Giới (VTG / World Gold).
Tuy nhiên nổi bật hơn cả là tại thời điểm 25/05/2007 ACB đã khai trương Sàn giao dịch vàng Sài Gòn tại HCM. Sàn giao dịch vàng mở ra một hình thức giao dịch tiên tiến mới. Đề cao tính tập trung, minh bạch giá cả, nhà đầu tư quyết định giá cả thông qua cung cầu thị trường. Các giao dịch được đồng bộ với tài khoản kết nối với NHTM trong vai trò là tổ chức trung gian nên thuận tiện và bảo mật cho nhà đầu tư tham gia. Đây là một bước tiến khá nhanh trong trình độ tổ chức sàn vàng ở Việt Nam so với thế giới. Sàn giao dịch vàng Sài Gòn tổ chức theo mô hình tương đồng với mô hình của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ACB vừa là nhà tổ chức vừa là thành viên trên sàn giao dịch bên cạnh sự tham gia của các thành viên kinh doanh vàng. Sự ra đời sàn giao dịch vàng là một bước ngoặc quan trọng trên thị trường vàng bởi các đặc điểm nổi trội như: tạo tính tập trung, an toàn và tiện ích cho nhà đầu tư (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp). Sàn giao dịch vàng dùng cơ sở hạ tầng giao dịch đồng bộ theo hình thức khớp lệnh liên tục, cung cấp tiện ích thanh toán vàng trực tiếp ngay khi tiến hành khớp lệnh, đồng thời cung cấp tín dụng cho thành viên tiến hành giao dịch, nguyên tắc của việc cấp tín dụng này là cấp tín dụng trên số tiền ký quỹ với một tỷ lệ thỏa thuận. Sàn giao dịch vàng Sài Gòn có trên 4.000 tài khoản, với mức bình quân khoảng 10.000 lệnh/ ngày. Trong đó có nhiều ngày lệnh của nhà đầu tư giao dịch đạt mức kỷ lục, lên đến 400.000 lệnh/ngày. Mỗi ngày khối lượng vàng thông qua sàn vàng là 100.000 lượng/ngày đặc biệt có phiên giao dịch đạt đến 400.000 lượng/ngày. Thị trường vàng thời kỳ này có đặc điểm tính liên thông với thế giới được duy trì xuyên suốt. Chênh lệch giữa giá vàng luôn ở mức thấp. Trong giai đoạn này lượng vàng nhập khẩu vào nước ta khá lớn.
Trong việc điều hành CSTT, biên độ tỷ giá hối đoái bắt đầu được điều chỉnh một cách linh hoạt hơn khi tỷ giá VNĐ/USD liên tục điều chỉnh từ ± 1% lên ± 5% trong quãng thời gian từ tháng 03/2007 đến 03/2009. Đồng thời Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 thì trở thành điểm đến của các nguồn vốn đầu tư quốc tế: trực tiếp và gián tiếp, làm cung USD tăng đột biến gây áp lực VNĐ lên giá. Nhưng sang đến năm
2008 chịu tác động khủng hoảng tài chính, Việt Nam lại chứng kiến các nguồn vốn đầu tư đảo chiều ra khỏi lãnh thổ dẫn tới VNĐ mất giá, tại thời điểm đầu năm 2009 VNĐ mất 5,6% giá trị so với USD. Nền kinh tế vẫn duy trì trạng thái nhập siêu nên kéo theo chênh lệch biên độ lớn giữa tỷ giá danh nghĩa và chính thức của NHNN Nguyên nhân chính của những vấn đề trên là do khủng hoảng nợ công các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Hy Lạp, lên đến đỉnh điểm khiến các nhà đầu tư lo sợ kịch bản Hy Lạp sẽ rời bỏ đồng euro để quay lại với đồng nội tệ trước đây của họ - đồng dracma. Mà nếu điều đó xảy ra, đồng euro sẽ không còn vị thế như hiện tại, chính vì vậy các nhà đầu tư trên khắp thế giới chuyển dần danh mục đầu tư của mình từ euro sang các “kênh tránh bão” khác an toàn hơn như franc Thụy Sĩ, yên Nhật, vàng… Vì lý do này mà giá vàng liên tục gia tăng, cộng với sự ưa chuộng tích trữ vàng từ lâu nay khiến người dân có tâm lý mua vàng. Nhu cầu vàng trong nước gia tăng đã tạo ra một biên độ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới, gây áp lực lên cầu USD để phục vụ nhập khẩu vàng. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, gây tâm lý hoang mang cho người dân. Ngày 26/11/2009, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ giá VND/USD 5,4% giá trị, duy trì mức biên bộ dao động tỷ giá ± 3%. Tuy nhiên, chính sách điều chỉnh của NHNN lại không mang lại hiệu quả như mong đợi do trên thực tế chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tự do khá cao, các NHTM giao dịch ngoại tệ luôn duy trì ở mức trần. Nhìn chung, trong giai đoạn này NHNN đưa ra các quyết sách còn tương đối chậm so với thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý người dân về thực thi CSTT. Việc sử dụng biên độ dao động tỷ giá kết hợp với công cụ hành chính (huy động ngoại tệ từ nguồn các Tổng công ty nhà nước theo mệnh lệnh) thay cho việc điều chỉnh giá trị đồng nội tệ đã không mang lại kết quả như mong đợi, ngược lại còn khiến dự trữ ngoại hối giảm do phải bơm ra bên ngoài nền kinh tế để ổn định tỷ giá. Ngày 11/02/2010, NHNN tiến hành điều chỉnh giá trị VND lần thứ hai trong chưa đầy ba tháng, tỷ giá mới từ mức 17.941 (VND/USD) thành 18.544 (tương đương mức điều chỉnh 3,3%). Ngoài ra, NHNN còn thực thi các biện pháp hành chính khác bổ sung liên quan đến thị trường vàng như đóng cửa sàn vàng, tại các NHTM thì yêu cầu giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ, ... Do đó phần nào cân đối được cung cầu ngoại tệ, làm giảm biên độ chênh lệch tỷ giá trong 6 tháng năm 2010.
2.1.4. Giai đoạn từ 2010 – nay: NHNN kiểm soát thị trường vàng bằng các công cụ hành chính, gắn QLNN với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
Thị trường vàng chứng kiến sự bùng nổ của thị trường năm 2009 tuy nhiên đằng sau bức tranh đấy là những bất ổn tiềm tàng do công tác QLNN còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thị trường.
Ngày 30/12/2009, Chính phủ ban hành lệnh chỉ thị 369/TB-VPCP cho việc đóng cửa tất cả các sàn giao dịch vàng với thời hạn là ngày 30/03/2010. Các hoạt động thiếu kiểm soát của sàn giao dịch vàng ảnh hưởng xấu hệ thống tài chính. NHNN cũng quy định tất cả các khoản vay đã được sử dụng để buôn bán vàng (do các NHTM cho các nhà đầu tư vay) phải được hoàn trả. Quy định trả nợ này và thời hạn đóng cửa sàn vào ngày 30/03/2010 ngay lập tức khiến khối lượng giao dịch trên sàn tất cả các sàn giảm vào đầu tháng 01/2010 do tâm lý các nhà đầu tư dao động, khối lượng giải ngân tăng đột biến. Điều này dẫn đến nhiều đơn vị kinh doanh vàng đóng cửa trước thời hạn 30/03. Do đó, nhà đầu tư chuyển sang đầu tư, cất giữ vàng miếng thay cho vàng tài khoản. Thị trường những năm 2010 chứng kiến những cơn sốt vàng miếng, kéo theo đó là những “hoảng loạn thị trường” ở cấp độ nhẹ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đồng thời là những động thái ứng phó mang tính chất bị động của NHNN. Giá vàng từ 24 triệu lên hơn 38 triệu. Cầu về vàng cho các nhà đầu tư tăng đột biến. Ngày 09/11, NHNN tuyên bố cho phép nhập khẩu vàng. Yếu tố tâm lý bị suy giảm, ngay lập tức giá vàng hạ nhiệt, thị trường trong nước ổn định cho dù giá vàng quốc tế vẫn chao đảo quanh ở mức 1.450 USD.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Qlnn Đối Với Thị Trường Vàng Và Bài Học Kinh Cho Việt Nam
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Đề Tài
- Mối Quan Hệ Hữu Cơ Giữa Cstt Và Chính Sách Qlnn Thị Trường Vàng
- Chênh Lệch Giá Vàng Trong Nước Và Giá Vàng Quốc Tế Quy Đổi Từ 2006-2009
- Tình Hình Biến Động Giá Vàng Trong Nước Quanh Thời Điểm 25/11/2012
- Hạn Chế Trong Chính Sách Và Công Cụ Qlnn Đối Với Thị Trường Vàng
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Tháng 02/2011 đánh dấu sự ra đời của Nghị quyết 11 của Chính phủ, đề ra những giải pháp nhằm “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Một trong những trọng tâm của những quyết sách này là bình ổn tỷ giá hối đoái. Để thực hiện, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá rất mạnh, giảm đến 9,3% giá trị VND so với USD và giảm biên độ dao động xuống còn ± 1%, đồng thời sử dụng trần lãi suất thấp cho ngoại tệ để làm tăng chênh lệch giữa lãi suất ngoại tệ và VND (với mức trần thời điểm ấy là 14%/năm). Động thái này khiến cho tỷ giá trên thị trường tăng vọt lên
22.100 (VND/USD) ngay lập tức nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đã trở nên bình ổn. Chính sách mới của NHNN đã phát huy tác dụng do các doanh nghiệp và cá nhân bắt đầu chuyển đổi ngoại tệ sang VND để tận dụng chênh lệch lãi suất cao, nhờ đó nên tỷ giá thị trường và niêm yết tại các NHTM đều giảm xuống trong tháng 04/2011. Chênh lệch giá USD tại các NHTM với thị trường tự do đã được thu hẹp đáng kể, từ mức cao nhất khoảng 2.000 đồng xuống chỉ còn 30 - 40 đồng. Lần điều chỉnh giảm giá VND vào tháng 02/2011 giúp cho thị trường tiền tệ trở nên ổn định hơn, song hành với việc NHNN vẫn còn sử dụng rất nhiều các công cụ của CSTT thì NHNN còn kết hợp việc “hành chính hóa” trong công tác điều hành CSTT, điều này hàm chứa ý nghĩa NHNN đã không vận dụng thành công các công cụ điều tiết truyền thống CSTT.
Tháng 04/2011NHNN ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN trong đó nội dung chính là NHNN cấm các NHTM tham gia cho vay vàng hoặc nhận tiền gửi bằng vàng (gọi là "huy động vàng") với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Tháng 05/2011 NHNN đã quy định Công ty SJC làm doanh nghiệp duy nhất được phép sản xuất vàng miếng tại Việt Nam. Lý do đưa SJC trở thành thương hiệu vàng và nhà sản xuất độc quyền của quốc gia đặc biệt là Nhà nước có thể kiểm soát lượng hàng tồn kho vàng của quốc gia một cách chặt chẽ hơn và do đó can thiệp hiệu quả hơn vào thị trường vàng trong nước và do đó kiểm soát giá vàng trong nước. Giá vàng năm 2011 xác lập đỉnh ở mức 45 tr.đ/ 1 lượng trong nước và 1.700 USD/ounce quốc tế, thị trường vẫn hàm chứa những bất ổn, các nhà đầu tư liên tục có tâm lý hoang mang nghi ngại.
Ảnh hưởng của CSTT thắt chặt kiềm chế lạm phát từ năm 2011, sang đến năm 2012 nền kinh tế Việt Nam bất đầu có dấu hiệu chững lại, xuất hiện bất ổn trong thị trường tài chính. Do vậy NHNN xác định mục tiêu cải cách quyết liệt, toàn diện và xử lý dứt điểm những NHTM yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả. Đồng thời công tác QLNN thị trường vàng là nhiệm vụ trọng tâm. Nghị định 24/2012/NĐ-CP đặc biệt cấm vàng miếng làm phương tiện thanh toán/ trung gian trao đổi, Nhà nước chuyển sang sản xuất độc quyền các vàng miếng, đây là đơn vị duy nhất được nhập khẩu và xuất khẩu nguyên liệu vàng, kinh doanh vàng miếng chỉ có thể được thực hiện bởi các pháp nhân được cấp phép. NHNN giữ vàng vào một phần trong danh mục của dự trữ ngoại tệ chính thức. Nghị định 24 này thay thế Nghị định 174/1999/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 12/1999 và cơ cấu lại toàn bộ thị trường vàng Việt Nam, tổ chức lại nó dưới sự kiểm soát của NHNN. Khi quy chế cấp phép kinh doanh vàng miếng của NHNN có hiệu lực vào tháng 01/2013, nó chỉ cấp phép 22 ngân hàng và 16 công ty khác làm tổ chức kinh doanh vàng miếng. Các tổ chức này đã kiểm soát 2.500 cửa hàng giao dịch trên toàn quốc, tuy nhiên đây chỉ chiếm một phần trong số 12.000 cửa hàng hoạt động trước khi Nghị định 24 có hiệu lực. Trong năm 2013 NHNN tiến hành đấu giá vàng với mục đích là tập trung vào việc cung cấp vàng cho thị trường, nhằm hướng giá vàng nội địa theo sát giá quốc tế (ổn định giá), cũng như để ổn định thị trường. Phiên đấu giá đầu tiên là ngày 28 tháng 3 năm 2013. NHNN đã tổ chức được 76 cuộc bán đấu giá bằng vàng, và bán được tổng cộng 1,82 triệu lượng (khoảng 70 tấn). Giá vàng trong nước đã giảm 24,6% trong năm 2013, trong cùng thời kỳ giá vàng (quốc tế) đã giảm 25,5%.
2.2. Phân tích thực trạng thị trường vàng
2.2.1. Tình hình biến động giữa giá vàng nội địa và thế giới
Hình 2.4 thể hiện mức thay đổi giá vàng, từ năm 2012 có sự thu hẹp rõ ràng biên độ dao động của giá vàng nội địa và thế giới. Trước đây, giá vàng trong nước luôn biến động tiệm cận theo giá vàng quốc tế, mỗi khi có biến động giá vàng thế giới thì trong nước bảng giá niêm yết vàng thay đổi liên tục với tần suất 7-8 lần/ ngày. Khi có biến động giá thì xẩy ra hiện tượng các đơn vị kinh doanh vàng có động thái gom ngoại tệ để thu mua vàng quan đường tiểu ngạch nhập lậu nhằm thu được lợi nhuận chênh lệch lớn hơn dẫn tới thị trường vàng bị xáo động, gây ra những biến động bất thường cho thị trường ngoại hối, ảnh hưởng lớn đến tỷ giá ngoại tệ VND/USD. Bằng những biện pháp kiên quyết và nỗ lực thông qua quá trình tác động của NHNN thì giá vàng nội địa đã ổn định hơn trước biến động giá vàng thế giới, qua đó bình ổn được thị trường.
(2a) Biến động giá vàng trong nước (2b) Biến động giá vàng quốc tế
Hình 2.4: Biến động giá vàng nội địa và thế giới, 2006-nay
Nguồn: SJC, Router, SBV
2.2.2. Tính liên thông của thị trường vàng và thị trường ngoại tệ
Trước thời điểm Nghị định 24/2012/NĐ-CP hiệu lực việc sản xuất vàng miếng tiến hành tương đối thả nổi do số lượng doanh nghiệp được cấp phép lớn, đối tượng và điều kiện cấp phép còn chưa chặt chẽ. Khi có chênh lệch giá, các doanh nghiệp gom ngoại tệ trên chợ đen để thu mua vàng nguyên liệu lậu, từ nhiều nguồn khác nhau như biên giới, đường hàng không, qua đó sản xuất vàng trái phép sau đó bán với cao hơn so với hiện tại nhằm thu được lợi nhuận chênh lệch cao. Việc các đơn vị kinh doanh vàng nhập khẩu vàng nguyên liệu không qua đường chính ngạch đã gây tổn hại đến việc thu ngân sách do lách
thuế nhập khẩu, loại trừ ra khỏi sổ sách của doanh nghiệp, không kê khai đầy đủ doanh thu dẫn tới nhà nước thất thu thuế GTGT đầu ra và thuế Thu nhập doanh. Đồng thời tương ứng với lượng vàng nhập lậu về là lượng ngoại tệ bán ra không chính thống từ chợ đen, điều này làm cho thị trường ngoại tệ rất khó kiểm soát.
Hình 2.5: Chỉ số giá vàng và USD từ 2006 đến 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016
Giai đoạn này tạo ra bất ổn kép ở thị trường ngoại hối bởi khi khoảng cách giá vàng giữa giá vàng trong nước và thế giới biến động theo hướng tăng lên thì ngay lập tức tăng đột biến cầu ngoại tệ ở chợ đen để thu gom vàng lậu bán chênh lệch giá. Tỷ giá ngoại tệ ở thị trường tự do cũng biến động rất mạng, chênh lệch tỷ giá niêm yết, tự do càng nới rộng. Tuy nhiên trên hình 2.5 đã thể hiện khi NHNN ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP quan hệ tương quan giữa chỉ số giá vàng và USD đã có sự thay đổi, tương quan không rõ ràng như thời kỳ trước. Do đó phần nào thấy được hiệu quả của chính sách mang lại của NHNN trong kiểm soát thị trường vàng.
2.2.3. Chênh lệch giá vàng nội địa và giá vàng quốc tế
Giá vàng trong nước chi phối bởi giá vàng quốc tế và các nhân tố khác do Việt Nam không có nền tảng công nghiệp khai thác, chủ yếu vàng trong nước là nhập khẩu. Các yếu tố nổi bật có thể kể đến như là cung cầu thị trường nội địa và các yếu tố về tâm lý đầu tư và đầu cơ khác, đặc biệt là yếu tố cung cầu trên thị trường vẫn giữ vai trò quyết định mức giá vàng giống như bất cứ mặt hàng nào không bị ấn định giá. Cung
ứng vàng cho thị trường thì nhập khẩu chiếm tỷ trọng đa số nên trước biến động của giá vàng quốc tế, Việt Nam hoàn toàn bị động và luôn điều chỉnh giá sau giá thế giới. Luôn có tác động lan truyền giữa biến động giá vàng thế giới và nội địa làm cho giá vàng nội địa biến đổi theo và có xu hướng tiệm cận với giá vàng thế giới. Ngoài nhân tố chính là giá vàng thế giới thì giá vàng trong nước của Việt Nam còn phụ thuộc yếu tố tâm lý đầu cơ của các nhà đầu tư. Khi có sự biến động giá vàng thì ngay lập tức có làn sóng tâm lý đổ xô đi mua vàng, tâm lý của các nhà đầu cơ không chuyên nghiệp làm cho lượng cầu biến động mạnh do đó ngay lập tức giá lại bị đẩy cao hơn.
Hình 2.6: Tác động giữa chênh lệch giá vàng và tâm lý nhà đầu tư
Nguồn: Nguyễn Đức Trung (2013)
Theo đó, khi giá vàng thế giới theo 2 xu thế giá tăng hoặc giảm, thì ngay lập tức (cùng tốc độ tương ứng), trong nước sẽ phát sinh nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu vàng để điều tiết. Đồng thời tác động tới thị trường ngoại tệ trong nước qua những đợt sóng thu gom ngoại tệ vào hay bán ra phụ thuộc vào cung cầu ngoại tệ tại thời điểm biến động giá. Nguyễn Đức Trung (2013) đề xuất điều kiện liên thông là nguồn dự trữ ngoại hối gồm vàng với ngoại tệ phải dồi dào, có khả năng áp đảo mọi cú sốc khi chạy theo giá vàng thế giới, đồng thời thị trường đó cũng cần phải sở hữu một đồng nội tệ mạnh, đủ sức cân bằng mọi bấp bênh trong tỷ giá.
Hình 2.7: Mối quan hệ các chỉ số kinh tế khi có sự liên thông thị trường
Nguồn: Nguyễn Đức Trung (2013)
Với những phân tích như trên, đặc thù nền kinh tế Việt Nam nhỏ, sức mạnh đồng nội tệ còn yếu, lượng dự trữ quốc gia về vàng và ngoại hối còn hạn chế thì việc duy trì liên thông giá vàng nội địa và thị trường quốc tế hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn gây biến động tỷ giá, dẫn đến rủi ro thị trường cao. Vì vậy việc tạm thời ngừng liên thông thị trường vàng nội địa với quốc tế bằng công cụ hành chính là một bước đi bắt buộc và có tính thận trọng nhằm đảm bảo cho an ninh tiền tệ, sức khỏe nội tại của nền kinh tế trước những biến động mang tính chất liên tục và thường xuyên của giá vàng thế giới.