Không chỉ có chính sách ưu hậu đối với bộ phận binh lính có quan hệ thân cận đối với vua mà trong chế độ lương, thưởng còn có sự phân biệt giữa quan lại cấp cao và quan lại cấp thấp. Điều này thể hiện trong việc lấy phẩm hàm làm tiêu chí định mức lương bổng cho các quan (trong đó có võ quan) của triều Nguyễn. Theo đó, những võ quan phẩm trật cao đồng nghĩa với mức lương bổng và trợ cấp cao và ngược lại. Trong định mức lương của triều Nguyễn có sự chênh lệnh rất lớn giữa các phẩm hàm, chẳng hạn dưới triều Minh Mệnh, lương tiền của của Chánh nhất phẩm 1 năm là 400 quan, Chánh tòng cửu phẩm chỉ được 18 quan (chênh lệch hơn 20 lần). Phụ cấp may quần áo của Chánh nhất phẩm là 70 quan gấp 18 lần Chánh tòng bát phẩm với 4 quan, không có chế độ ban cấp tiền quần áo cho Cửu phẩm. Không những thế, trong những ngày lễ - tết chính sách thưởng cũng có sự chênh lệnh giữa võ quan cao cấp và võ quan cấp thấp, phân biệt giữa võ quan trong và ngoài kinh thành
Dưới triều Nguyễn, bộ phận quan lại cao cấp từ Tứ phẩm trở lên là bộ phận có quan hệ mật thiết với vua và hoàng tộc. Bộ phận này hoặc là thuộc dòng dõi nhà vua hoặc giữ các trọng trách đứng đầu các cơ quan ảnh hưởng trực tiếp tới nền chính trị của vương triều. Bản chất chính sách này là để bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. Do vậy, chính sách đãi ngộ đối với quân đội của triều Nguyễn thể hiện sự phân chia thứ bậc rõ rệt.
5.2.2. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội thể hiện sự quân tâm đặc biệt của triều Nguyễn đối với quân đội
Sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với quân đội được thể hiện trước hết trong chính sách ban thưởng và trợ cấp dành cho võ quan và binh lính có công đối với vương triều. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thực hiện chính sách ưu cấp cho các công thần.
Công thần dưới triều Nguyễn gồm: trung thần Vọng Các, công thần trung hưng và công thần khai quốc. Đây chính là những người cùng chúa Nguyễn Ánh chịu nhiều gian khổ khi phải lánh nạn sang Xiêm cũng như sát cánh cùng chúa Nguyễn Ánh lật đổ chính quyền Tây Sơn giành lại quyền làm chủ đất nước cho dòng họ Nguyễn. Khi lấy giành được vương quyền, lập nước, bộ phận quan binh này nếu không tiếp tục trong quân ngũ thì được các vua từ Gia Long đến Minh Mệnh ban hành những chính sách trợ cấp và ban thưởng ưu hậu.
Chính sách này bao gồm trợ cấp tiền bạc theo định lệ, cho lập thuộc binh và một số trường hợp có công trạng đặc biệt được ban cấp riêng. Những chính sách
này không chỉ đảm bảo đời sống cho võ quan và binh lính mà còn thể hiện sự quan tâm của nhà Nguyễn đối với những người có công khai dựng vương triều.
Dưới thời Minh Mệnh, không chỉ đối với võ quan mà binh lính cũng được nhà nước quan tâm trong đó có vấn đề về lương điền. Khi ruộng đất công bị thu hẹp, để quản lý ruộng đất cũng như chống lại nạn ẩn lậu ruộng đất của địa chủ, triều đình thực hiện chia lại ruộng đất, định mức lương điền của các thành phần khác trong xã hội thay đổi nhưng định mức ruộng khẩu phần của binh lính vẫn không thay đổi.
Có thể bạn quan tâm!
- Khen Thưởng Đối Với Binh Lính Đi Làm Nhiệm Vụ Quân Sự Và Bang Giao
- Chế Độ Đãi Ngộ Của Triều Nguyễn Trong Cái Nhìn So Sánh Lịch Đại
- Chế Độ Đãi Ngộ Của Triều Nguyễn Đối Với Quân Đội Trong Mối Tương Quan Với Các Triều Đại Trước
- Những Tác Động Của Chế Độ Đãi Ngộ Đối Với Quân Đội Của Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802-1884
- Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 20
- Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 21
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Theo phép quân điền cấp cho binh lính năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) và được cấp lại vào năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) mỗi người lính trung bình được cấp 8 sào ruộng lương điền, chưa tính ruộng khẩu phần. Đồng thời vua Minh Mệnh cũng quy định, sau khi chia đủ số lương điền cho binh lính triều Nguyễn mới ban cấp cho các thành phần khác trong xã hội.
Sự quan tâm của triều Nguyễn đối với quân đội còn thể hiện ở chế độ phụ cấp cho võ quan và binh binh lính đi làm nhiệm vụ ở nơi xung yếu, làm việc xa nhà, làm nhiệm vụ lâu ngày và binh lính phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đối với trường hợp binh lính đi làm việc trong những trường hợp nêu trên không chỉ được triều Nguyễn ban cấp thêm tiền gạo mà còn được ban cấp quần áo rét về mùa đông và thuốc men để phòng và chữa bệnh về mùa hè.
Đối với những người lính không may mắn trong khi làm nhiệm vụ triều Nguyễn thực hiện sự quan tâm bằng chế độ trợ cấp.
Trong xây dựng và bảo vệ đất nước, nếu như việc khao thưởng cho tướng sĩ có công là việc làm thiết thực để động viên tinh thần những tướng sĩ vừa trải qua trận mạc thì việc thực hiện chế độ đối với những quan binh trận thương, trận vong và gia đình của họ cũng như chế độ đối với binh lính và võ quan về hưu có ý nghĩa lớn giúp binh sĩ ổn định cuộc sống, xoa dịu nỗi đau trận mạc của những gia đình có binh sĩ bị thương vong. Dưới triều Nguyễn, từ đời vua Gia Long nhà nước đã ban hành những chính sách ưu cấp đối với thương binh và quan binh tử trận.
Khi binh sĩ bị bệnh, nhà nước lập ra các Sở dưỡng tế giao cho quan địa phương quản lý. Đối với binh sĩ tham gia chiến trận, nhà nước cho thầy y đi theo chữa bệnh cho quân lính. Những binh lính chữa khỏi thì cho trở lại
Đối với binh lính bị chết trong quân ngũ bao gồm cả chết bệnh và trận vong trận thương, ngay từ năm Gia Long thứ nhất (1802), nhà nước đã ban hành quy định cho vợ con binh lính chết trận hoặc chết bệnh khi đi tòng quân được 1 mẫu ruộng cày cấy trong vòng 1 năm. Dưới triều Tự Đức, khi nước ta kháng chiến chống Pháp
xâm lược triều Nguyễn cho lập trại Dưỡng tế, ban thưởng tiền gạo. Những chính sách này góp phần đảm bảo sức khỏe giúp binh lính yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, đối với những võ quan về hưu và binh lính xuất ngũ cũng nhận được trợ cấp gạo tiền của nhà nước theo tháng, đặc biệt là đối với võ quan về hưu bị chết cũng được triều đình cấp tuất.
Không chỉ thực hiện những ưu cấp đối với bệnh binh và tử sĩ, việc thực hiện chính sách ban cấp tiền gạo cho gia đình quan binh hay chính sách trọng thưởng cho công thần cũng là cách thể hiện sự quan tâm của triều Nguyễn dành cho những người có công đối với vương triều với đất nước.
Sự quan tâm của nhà nước đối với quân đội của các vua triều Nguyễn còn được thể hiện qua chính sách đối với những võ quan và binh lính phạm tội. Biểu hiện rõ nhất ở việc thưởng phạt đối với võ quan phạm tội nhưng lập được công trạng đối với đất nước. Những trường hợp này thường được phục chức, giữ nguyên phẩm hàm và được ban thưởng ít hơn so với những quan không có tội.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc khen thưởng được giữ nguyên so với những võ quan khác. Cá biệt một số trường hợp võ quan phạm tội đi quân thứ lập được công trạng bị chết cũng được nhà nước ban cấp ưu hậu như trường hợp được ghi lại trong Châu bản vào năm Tự Đức 11 (1858) khi nhà vua xét cho nguyên Đề đốc là Hồ Đức Tú bị cách chức được sung làm hiệu lực tiền khu để chuộc tội vì bị bệnh chết: “Hồ Đức Tú có quân công được ghi kỷ lục 9 lần, nay vì bị bệnh chết, tình cảnh thật đáng thương…. Châu phê: Nghĩ đến công lao trước gia ân cho Hồ Đức Tú chuẩn cho khai phục chức Phó vệ uý Cấm binh, chiếu hàm cấp tuất [56; tờ 331, tập 99 năm Tự Đức thứ 11 (1858)].
Sự quan tâm của triều Nguyễn đối với binh lính còn thể hiện ở chế độ đãi ngộ đối với bộ phận binh lính xuất thân là tù nhân. Đây là một bộ phận trong quân đội triều Nguyễn nhằm bổ sung số lượng binh lính trong quân đội phục vụ cho việc chiến đấu hoặc khai hoang mở rộng diện tích đất công điền. Không giống như các triều đại trước, những tù nhân được sung làm lính dưới thời Nguyễn cũng được nhà nước ban cấp lương.
Dưới thời vua Minh Mệnh, triều Nguyễn ban hành định lệ trả lương cho các tù nhân sung làm lính ở Kinh được cấp mỗi tháng tiền 5 tiền và 1 phương gạo (mức lương của lính chính ngạch là tiền 1 quan gạo 1 phương).
Đến thời vua Thiệu Trị, những chức dịch phạm tội đi sai phái ở quân thứ Trấn Tây còn được hưởng lương giống như những binh lính chính quy khác mối
tháng được cấp 1 quan tiền 1 phương gạo. Điều này được nói rõ trong bản tấu của bộ Hộ ngày 27 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 6: “Tập tâu của quan quân thứ Trấn Tây Vũ Văn Giải trình: Ngày tháng 5 năm ngoái đã có tập tâu về việc 6 tên chức dịch tỉnh An Giang bị xử đồ phối dịch xin tạm tha cho theo quân thứ sai phái. Xét lệ lương lính đánh dẹp và lính mộ, khổ sai hiệu lực nếu tòng quân đều cấp một tháng 1 quan tiền 1 phương gạo. Nay bọn chúng đều được sung làm lính nên theo lệ giải quyết. Vả lại bọn chúng hiện được sai phái phòng thủ đồn Trà Thiết, làm việc vất vả gian lao. Vả 6 tên này đã được cấp 1 quan tiền, 1 phương gạo theo lệ. Nay xin theo lệ này cấp tiếp lương gạo cho chúng chờ khi yên bình sẽ giải quyết theo lệ phát binh tại các tỉnh. Bộ thần cung nghĩ phụng chỉ: Tạm phê chuẩn các điều tâu trình, khi xong việc lập tức giải quyết theo lệ định...” [53; tờ 403 quyển 39 ngày 27 tháng 12 năm Thiệu Trị 6 (1846)].
Ngoài ra, triều Nguyễn còn bỏ án phạt được ghi dưới lý lịch và cho phép các võ quan phạm tội được hưởng chế độ nguyên hàm đặc biệt là đối với võ quan trận vong. Dưới triều Nguyễn đã ghi nhận nhiều trường hợp được nhà vua ban ân như vậy trong đó có Nguyễn Tri Phương. Mặc dù được giao trấn giữ thành Hà Nội, sau khi lãnh đạo quân triều đình chống Pháp bị thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị mắc tội không hoàn thành nhiệm vụ nhưng đối với võ quan có nhiều ông lao Nguyễn Tri Phương vẫn được vua Tự Đức ban cấp ưu hậu.
5.2.3. Chế độ đãi ngộ đối với quân đội triều Nguyễn thể hiện sự linh hoạt nhằm đảm bảo đời sống cho binh lính (đặc biệt là đối với binh lính làm nhiệm vụ chiến đấu)
Khởi tạo nghiệp đế từ quá trình dụng binh nên các vua triều Nguyễn luôn có ý thức xây dựng một lực lượng quân đội mạnh sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như quyền lực của dòng họ. Yếu tố quan trọng nhất tạo nên một lực lượng quân đội mạnh gồm người chỉ huy (võ quan) và quân lính.
Ngay từ thời vua Gia Long, vai trò của binh lính đối với độc lập dân tộc và ổn định chính trị của đất nước đã được nhà vua khẳng định:“Giữ nước không thể không có quân” [89; 522]. Vua Minh Mệnh cũng từng khẳng định vai trò của quân đội với sự hưng thịnh của đất nước:“Việc binh có thể 100 năm không dùng đến, nhưng không thể một ngày không phòng bị được” [69; 406].
Các vua từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức luôn ý thức xây dựng cho vương triều Nguyễn một lực lượng quân đội mạnh mà việc quan trọng đầu tiên quyết định đến sự vững mạnh của quân đội là có những chính sách kịp thời nhằm đảm bảo những nhu cầu thiết thực cho đời sống của võ quan và binh lính.
Trong đó, binh lính là lực lượng đông đảo nhất nên trong các chính sách của nhà nước, binh lính luôn là đối tượng được ưu tiên.
Trước hết, triều Nguyễn ưu đãi trong việc cấp phát lương đối với binh lính khi tham gia chiến trận. Dưới triều Nguyễn, lương của binh lính bao gồm lương tiền gạo và lương điền. Đối với lương tiền gạo, binh lính được cấp theo định kỳ 1 hoặc 3 tháng với định mức lương do nhà vua quy định đối với một khu vực như Bắc Kỳ, Trung kỳ các tỉnh như Gia Định Thanh Nghệ; định mức theo ngạch binh như Thân binh, Cấm binh hay Tinh binh hoặc theo số lượng công việc cũng như mức độ quan trọng của công việc được giao.
Những chính sách này được ban hành và hoàn thiện dưới thời vua Gia Long và Minh Mệnh. Loại thứ 2 mà binh lính được hưởng là ruộng đất. Ngoài ruộng là lương của quân binh, mỗi người lính còn được nhận ruộng khẩu phần theo lệ ban cấp cho dân đinh theo phép quân điền.
Đơn cử việc thực hiện phép quân điền và việc cấp ruộng cho binh lính (bao gồm cả ruộng theo phép quân điền và lương điền) cho binh lính là ở Bình Định. Đây là địa phương đầu tiên vua Minh Mệnh cho thí điểm chính sách quân điền) vào năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) sau đó thực hiện trong cả nước vào năm 1840. Theo tác giả Phan Phương Thảo trong Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư liệu địa bạ thì: “Dân đinh được 5 sào, 2 thước; lão nhiêu, phế tật được khoảng 2 sào 8 thước 5 phân (1/2 khẩu phần); cô nhi, quả phụ được khoảng 1 sào 13 thước (1/3 khẩu phần). Trong khi đó mỗi binh lính được nhận khoảng 1 mẫu 3 sào 2 thước (8 sào lương điền + 5 sào 2 thước khẩu phần), gấp hơn 2 lần khẩu phần của dân đinh” “với thực trạng tình hình ruộng đất ở Bình Định và với cách chia ruộng công theo phép quân điền 1840 thì binh lính là có lợi nhất” [178; 127].
Mặc dù đã có định lệ cấp tiền và gạo cho binh lính nhưng giá lúa gạo trong dân gian thay đổi thì các vua triều Nguyễn có sự điều chỉnh trong việc cấp phát bằng tiền hay bằng gạo theo hướng có lợi cho binh lính.
Khi mất mùa, gạo tăng giá việc nhận tiền để mua gạo khiến binh lính sẽ mua được lượng gạo ít hơn thường lệ, điều đó sẽ gây khó khăn cho binh lính trong việc đảm bảo lương thực hàng ngày. Triều Nguyễn đổi định cho phép binh lính nhận lương bằng lúa gạo thay vì nhận bằng tiền.
Theo bản tấu của quan Khoa đạo Đổng lý thanh tra tỉnh Quảng Yên Mai Khắc Mẫn tâu lên bộ Hộ về việc cấp phát lương cho binh lính ở tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh thì: “Các hạt Hải Dương, Quảng Yên ruộng chưa gieo mạ được đang
mong trời mưa, ngày gần đây cầu đảo đã được mưa nhưng còn chưa đủ nước, nay giá gạo ngoài chợ ở tỉnh Quảng Yên 1 phương giá 2 quan 4 mạch ngày một tăng lên cao. Vả lại trước đây tỉnh ấy đã được miễn tô thuế năm nay, lương bổng của binh lính ở tỉnh đã xin chiết cấp bằng tiền. Lần này tỉnh Đông chở giao 2 vạn hộc thóc, kho trữ tưởng đã dư đủ. Nhưng binh lính trong tỉnh đều đến tỉnh Đông mua gạo thì thật là khó khăn. Nay xin lương tính chiếu phát bằng thóc để được đỡ vất vả” Khâm phụng Thánh dụ: Tất cả binh đinh trong tỉnh được chi cấp lương thực hàng tháng là bao nhiêu gia ân đều cấp bằng thóc, ngoài ra lương bổng của các thân viên biền binh, quan lại vẫn theo lệ chiết cấp bằng tiền” [49; tờ 34 quyển 6 ngày 4 tháng 6 năm Thiệu Trị thứ nhất (1841)].
Đến thời vua Thiệu Trị, triều đình cũng phê duyệt việc cấp thưởng bằng thóc khi giá gạo cao thay vì bằng tiền cho quân lính 11 trạm thuộc Khánh Hòa. Châu bản triều Nguyễn còn ghi lại“Bộ Hộ phúc trình: Khánh Hòa làm tập tâu trình bày việc 11 trạm thuộc hạt ấy lần được được thưởng gạo xin cho cấp bằng thóc. Sau đó vào vụ đông giá gạo khá cao nên gạo lương bổng của các quan lại trong hạt trừ các viên Bố chánh, Án sát, Lãnh binh ra còn lại đều xin cấp bằng thóc. Bộ thần đã tâu trình vâng được phê bảo. Cung nghĩ phụng chỉ: Hạt ấy những ngày này giá gạo vẫn cao mà phu các trạm ấy ngày đêm phát chuyển công văn cũng khá gian lao, vì vậy từ tháng 9 năm nay đến tháng 12 số gạo được thưởng là bao đều gia ân cho cấp bằng thóc, còn lương bổng của các quan lại tỉnh ấy vẫn y theo lệ chiết cấp bằng tiền để có sự phân biệt” [50; tờ 253 tập 6 ngày 22 tháng 9 năm Thiệu Trị thứ nhất (1841)].
Ngược lại khi giá gạo giảm triều Nguyễn lại đồng ý cấp lương bổng cho binh sĩ bằng tiền chính sách này triều Nguyễn thực hiện đối với cả binh lính ở Kinh cũng như ở các địa phương.
Đối với binh lính ở Kinh, điển hình như năm Minh Mệnh thứ 14 (1834) trong văn bản hồi đáp của quan đại thần Nguyễn Khoa Minh có đề cập:“Trước đây vì gạo ở Kinh kỳ đắt nên giáng dụ chuyển tiền lương thành gạo cho binh đinh, lại dịch ở Kinh. Nay giá gạo thấy càng ngày càng cao nên gia ơn chiếu theo số binh đinh đang làm việc lấy toàn bộ số tiền lương 2 tháng 11và 12 (của họ) chuyển thành gạo cứ 5 mạch được nửa hộc. Ngoài ra căn cứ theo các sắc dịch ấy mà chi cấp để giúp họ sinh sống. Đợi đến mùa xuân sang năm (mọi việc) sẽ lại làm theo như lệ cũ. Vậy truyền thông báo dụ này cho mọi người được biết....” [30; tờ 32, tập 49 ngày 25 tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 14 (1833)].
Đối với binh sĩ các địa phương, nhà nước cũng có sự điều chỉnh khi định mức lương tiền gạo ban hành không đủ cho nhu cầu của binh lính khi giá gạo trong nước lên xuống không cố định. Ví dụ, trường hợp binh sĩ của tỉnh Lạng Sơn:“Bộ Hộ tâu: Lạng Sơn dâng tờ sớ trình bày việc: Đầu tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 giá gạo mỗi phương giảm 5 mạch, hiện tại mỗi phương 2 quan 5 mạch. Lại kèm theo trình bày gạo, lương bổng của biền binh hạt ấy nguyên theo lệ được chiết cấp bằng tiền, kỳ tháng 5 vì giá gạo tăng cao, khâm phụng minh chỉ gia ân truyền cho từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8 đều cấp bằng thóc. Nay giá gạo ở hạt ấy đã giảm từ mùng 1 tháng 9 trở về sau biền binh nên chăng theo lệ chiết cấp bằng tiền. Bộ thần vâng xét theo quan tập tâu trình bày thì giá gạo đã giảm, số gạo cần chi cho lương bổng xin nên đều chiết cấp bằng tiền. Cung nghĩ phụng chỉ: Đều chuẩn cho chiết cấp tiền từ đầu tháng này trở về sau” [51; tờ 204 quyển 6 ngày 5 tháng 9 năm Thiệu Trị thứ nhất (1841)].
Với những chính sách của nhà nước nói trên, chứng tỏ binh lính luôn được nhà nước đảm bảo một định mức lương thực thực phẩm ổn định, đảm bảo đủ sức khỏe để có thể tập luyện và chiến đấu. Bên cạnh đó, số lượng ruộng đất của mỗi người lính được hưởng rõ ràng còn nhằm đảm bảo cho gia đình của binh lính có nguồn lương thực sinh sống khi người lính là lực lượng lao động chính trong gia đình.
Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ của triều Nguyễn đã thể hiện rõ sự ưu ái đối của nhà nước nhất là đối với võ quan và binh lính trực tiếp tham gia chiến trận và lập được chiến công.
Trong quân đội triều Nguyễn, không chỉ có quân làm lực lượng ứng trực và tham gia chiến đấu mà còn có một bộ phận quân phục vụ trong kinh thành và quân tham gia các hoạt động kiến thiết và lao động sản xuất. Việc ban thưởng của triều Nguyễn cho các thứ quân thường dựa trên công trạng. Đối với những binh lính tham gia chiến trận lập được chiến công thường được vua thưởng riêng và mức cao hơn mức thưởng của binh lính tham gia các nhiệm vụ khác như làm sai dịch và ứng trực. Ngoài thưởng chung, võ quan và binh lính có công trạng đặc biệt còn được thưởng riêng. Thậm chí dưới triều Nguyễn, võ quan có can phạm nhưng lập được công lao trong chiến trận cũng được hậu thưởng. Theo thống kê trong các tư liệu như Châu bản, Thực lục, Hội điển, riêng thời Minh Mệnh đã có tất cả 25 trường
hợp như vậy.
Một số trường hợp điển hình như: Năm Minh Mệnh năm thứ 19 (1838), vua dụ viện Cơ mật rằng:“Nguyễn Văn Tình làm việc lầm bậy, hầu đến nổi loạn, tội hắn
vốn phải tội nặng, nhưng tạm nghĩ trận đánh ở cửa biển Thuận An năm trước, dự có quân công, chỉ vì không có học nên đến nỗi thế, tạm chuẩn cho cách chức phát làm binh cho làm việc chuộc tội, còn như Sô Đôn, thưởng cho 10 đồng Phi long ngân tiền hạng lớn, 2 người thổ mục đi trận ấy, cũng đều thưởng cho 5 đồng tiền ấy” [93; 253]. Một người khác là Lãnh binh Mai Công Ngôn có chiến công nên cũng được cho thụ chức Chưởng cơ, gia quân công 1 cấp, thưởng 1 đồng kim tiền Phi long hạng nhỏ và 1 nhẫn vàng mặt ngọc kim cương [92; 560].
5.2.4. Chế độ đãi ngộ dành cho quân đội phản chiếu khách quan bức tranh xã hội và tiềm lực kinh tế của đất nước.
Chế độ đãi ngộ đối với võ quan, binh lính của vương triều Nguyễn được ra đời trên cơ sở lực lượng quân đội cụ thể. Chính sách này chịu sự chi phối của tình hình chính trị, bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế và xã hội đất nước thế kỷ XIX. Đồng thời những chính sách này có tác dụng củng cố nền chính trị, tạo ra môi trường ổn để phát triển kinh tế và bình yên cho xã hội.
Do đó, chính sách lương bổng và trợ cấp dành cho quân đội dưới triều Nguyễn với chế độ chính trị, tiềm năng kinh tế và tình hình xã hội là một thực thể có tác động tương hỗ lẫn nhau.
Trước hết, binh lính là một bộ phận chiếm số lượng không nhỏ trong xã hội, là lực lượng quan trọng bảo vệ chế độ, chính quyền. Do vậy, những chính sách của nhà nước đối với võ quan và binh lính, sự coi trọng của nhà nước đối với từng chính sách trong một thời gian cụ thể sẽ phản ánh khách quan tình hình chính trị đất nước.
Dưới thời Gia Long, khi đất nước mới thống nhất, vương triều mới thành lập sau thời gian dài nội chiến. Những chính sách về ưu thưởng công lao võ quan có công phò vua lập vường triều, đồng thời với đó là những chính sách nhằm xác lập quyền lực cai quản đất nước được chú ý: ban hành chế độ lương điền, lương bổng và cấp tuất đặt cơ sở cho cho chế độ lương, bổng của võ quan và binh lính.
Sang thời Minh Mệnh, khi đất nước được khôi phục và đang trên đà phát triển, những chính sách cho binh lính nhằm ổn định đất nước, thể hiện quyền lực lớn của nhà vua được thực thi như ban thưởng lớn cho võ quan lập chiến công, thưởng và chi cấp cho quan quân đi đánh quân Xiêm, bảo hộ Chân lạp và Lào. Thời vua Tự Đức, nhất là sau khi Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858, trước nguy cơ mất vương quyền nền độc lập bị đe dọa triều Nguyễn tập trung ban hành những chính sách về đãi ngộ cho võ quan và binh lính trận vong trận thương và khen thưởng cho võ quan trực tiếp tham gia chiến trận.