Quá Trình Đổi Mới Công Tác Kế Hoạch Hoá Kinh Tế Vĩ Mô Của Việt N Am

có đủ mạnh hay không? Có hoàn thiện vai trò chức năng quản lý của minh và sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý, trong việc định hướng XHCN nền kinh tế thị trường hay không?

Ở tầm quản lý vĩ mô, chức năng bao trùm nhất của nhà nước là tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh: môi trường chính trị, môi trường đối ngoại,môi trường luật pháp, kinh tế, xã hội cho mọi người yên tâm sản xuất, kinh doanh xây dựng hệ thống luật pháp, duy trì trật tự và an toàn xã hội, thi hành nhất quán các chính sách điều tiết thị trường, ngăn ngừa xử lý các đột biến xấu, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông,điện, nước, thông tin, hệ thống tài chính tiền tệ, hệ thống pháp chế, cở sở hạ tầng văn hoá xã hội...

Đi đôi với chức năng tạo môi trường, Nhà nước phải thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, dẫn dắt, hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông kế hoạch các chính sách kinh tế, quan tâm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch chương trình mục tiêu kế hoạch và các chính sách đảm bảo thực hiện kế hoạch đó.

Ngoài chức năng tạo môi trường và hướng dẫn, Nhà nước còn thực hiện tốt chức năng điều tiết của mình. Đây là chức năng quan trọng và phức tạp trong quá trình điều hành nền kinh tế thị trường.

Cơ chế thị trường là cơ chế của sự cạnh tranh, đào thải và phát triển, cho nên, ắt có kẻ thắng người thua, sẽcó phân hoá giàu nghèo, phân hoá giai cấp, có thể nẩy sinh đối kháng xã hội. Do ý thức được điều này, Nhà nước ta một mặt chấp nhận cái tất yếu, cái tiến bộ của cơ chế thị trường, mặt khác có biện pháp hạn chế và giải quyết hậu quả bằng vai trò quản lý của mình, bằng công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô.

Trong công tác quản lý kinh tế của Nhà nước, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại, việc tổ chức mở rộng thị trường mà thoát ly sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động kinh doanh

Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý trí, trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại các quy luật kinh tế vốn có trong thị trường và hậu quả làm cho nền kinh tế chậm phát triển.

Sau 30 – 04- 1975, miền Nam được giải phóng, cả nước đi lên xây dựng CNXH. Để thực hiện mục tiêu cao cả này nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng: LLSX, QHSX và văn hoá tư tưởng. Trên bình diện kinh tế xã hội, các mục tiêu đó được từng bước lượng hoá qua các kế hoạch 5 năm để tiến tới xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.

Theo quan niệm truyền thống, thì kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô là quá trình nhận thức và vận dụng tổng hợp các quy luật khách quan, chủ yếu là các qui luật kinh tế để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Chất lượng của một kế hoạch phụ thuộc vào mức độ xã hội hoá của LLSX, trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật khách quancủa con người chủ yếu của các cơ quan hoạch định và thực thi các giải pháp của chính phủ nhằm hiện thực hoá các chỉ tiêu của nó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Kế hoạch hoá là sản phẩm của tư duy, nó được hình thành qua quá trình nhận thức của các chủ thể quản lý trong nền kinh tế thông qua các khâu cơ bản sau:

Thứ nhất, điều tra phân tích thực trạng vận động của các vấn đề kinh tế xã hội, từ đó tính toán các nguồn lực hiện có và có khả năng huy động trong một thời kỳ nhất định như: nguồn tích luỹ về vốn, kỹ thuật và nguồn huy động trong và ngoài nước, các nguồn thu của ngân sách, trình độ quản lý tổ chức . Trên cơ sở đó xác định các cân đối về lượng và chỉ ra các xu hướng vận động.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 8

Thứ hai, xây dựng các kế hoạch định hướng thông qua xác lập các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, phân phối thu nhập, cải thiện đời sống và các nhiệm vụ cần ưu tiên.

Thứ ba, tổ chức và thực hiện kế hoạch. Đây là khâu trọng tâm để hiện thực hoá ý tưởng, trong đó việc xác định các phương tiện khác nhau cần được áp dụng để đạt các mục tiêu như: các dự án về đầu tư, các chính sách khuyến khích, giá cả, lãi suất, thuế, tiền lương và trợ cấp... Thực chất đó là việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện hoá các mục tiêu kinh tế kế hoạch.

Thứ tư, là tổ chức theo dòi, kiểm tra và tổng kết việc thực hiện kế hoạch.

Nội dung cơ bản của kế hoạch hoá là vạch ra và tổ chức tạo lập các tỷ lệ cân đối phù hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong một nền kinh tế thị trường chỉnh thể thường có các nhóm cân đối cơ bản sau:

Nhóm cân đối chung gồm cân đối giữa khu vực I và khu vực II, cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng

Nhóm cân đối ngành: gồm cân đối giữa công và nông nghiệp, giữa các ngành sản xuất và ngành giao thông vận tải...

Nhóm cân đối trong nội bộ ngành, ví dụ trong nông nghiệp có cân đối trong trồng trọt và chăn nuôi...

Nhóm cân đối vùng lãnh thổ như cân đối giữa phát triển miền đồng bằng và miền núi...

Các tỷ lệ cân đối trong nền kinh tế thị trường thường xuyên biến đổi do phát triển của khoa học công nghệ, do thay đổi nhu cầu thị trường, do mở rộng phân công lao động xã hội từ phạm vi lãnh thổ quốc gia ra địa bàn quốc tế được thúc đẩy bới quá trình toàn cầu hoá. Do đó các tỷ lệ cân đối được xác lập liên tục phải điều chỉnh cho phù hợp với những biến đổi do hoàn cảnh và điều kiện của thị trường gây ra.

Để kế hoạch trở thành một công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu trong tay nhà nước cần phải nâng cao chất lượng của kế hoạch hoá, tức là phải phản ánh được những yếu cầu cơ bản của các qui luật khách quan đặc biệt là các qui luật của thị trường, nơi mà các tỷ lệ cân đối thường chịu sự điều tiết tự phát thông qua sự vận động của cung – cầu trên thị trường. Chính vì vậy thị

trường trở thành đối tượng của kế hoạch và cũng là căn cứ để xây dựng các tỷ lệ cân đối, do đó tính chất của kế hoạch hoá không thể là sự tập trung bao cấp mà phải là kế hoạch mềm được điều chỉnh thường xuyên có tính định hướng và dẫn đường là cơ bản. Tuy nhiên những định hướng lại không thể là những xu hướng chung mà phải biến thành các chương trình phát triển kinh tế xã hội nhất định, trong đó tham gia thực hiện là tất cả các chủ thể của thị trường. Có thể thấy rò điều đó qua thực tiễn hoạch định và thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội của nhà nước từ đổi mới đến nay.‌

2.2 QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT N AM

Nền kinh tế miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 được xác định

là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung phục vụ cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể đánh giá hết ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn của việc tổ chức và vận hành một nền kinh tế trọng trạng thái như vậy để giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Sau thống nhất đất nước cả nước đi lên CNXH những khó khăn kinh tế gay gắt diễn ra vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX: Lạm phát cao, kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân giảm sút. Sau giải phóng, chế độ phân phối qua tem phiếu không bị xoá bỏ mà còn được duy trì và mở rộng hơn. Đặc biệt là khu vực nông thôn với hình thức tổ chức hợp tác xã khuôn các kế hoạch được duy trì từ thời kỳ chiến tranh đã triệt tiêu mất động lực tăng năng suất lao động và kích thích sự tích cực lao động của xã viên...

Trước vấn đề kinh tế xã hội đó, quá trình đổi mới tự phát bùng nổ thông qua các hình thức khoán chui hoặc bỏ hoang ruộng đất. Vì vậy, công tác kế hoạch hoá được đổi mới theo hướng chuyển từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, sang kế hoạch hoá định hướng (chiến lược). Trên cơ sở xây dựng các mục tiêu kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, các chính sách, giải pháp để dẫn dắt

nền kinh tế theo định hướng kế hoạch được bắt đầu từ sau Hội nghị TW 6 (khoá

IV) năm 1979.

2.2.1. Thời kỳ 1979 - 1985

Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta có một số văn bản để dần dần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của nền kinh tế lúc đó. Đồng thời qua đây để tiến hành từng bước cuộc chuyển đổi kinh tế ở nước ta. Hội nghị TW 6 (1979) chủ trương phải sửa chữa các khuyết điểm trong quản lý kinh tế xã hội và đổi mới công tác kế hoạch hoá theo hướng kết hợp kế hoạch với thị trường. Nghị quyết của Hội nghị này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cải tiến quản lý kinh tế, bước đầu chấp nhận một số yếu tố của kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, những cải cách đầu tiên chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1981 với việc ban hành các văn bản pháp quy quan trọng, đó là: Chỉ thị 100/CT/TW của ban bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam (1/1981) về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

Chỉ thị 100 thể hiện sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn đầu, nó đã tạo động lực cho nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Trong những năm 1981 – 1985, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5.2% năm, sản lượng lương thực đầu người tăng 2.9%/ năm.

Cùng thời gian đó, khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp bán lẻ được chính thức công nhận.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 25/CP của Chính phủ ngày 21/1/1981 cho phép các xí nghiệp quốc doanh được xây dựng kế hoạch 3 phần. Theo Quy chế này, các xí nghiệp phải thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đựơc giao (kế hoạch 1), được bán phần sản lượng vượt ngoài kế hoạch để mua thêm vật tư sản xuất (kế hoạch 2) và có thể có các hoạt động phụ khác (kế ho ạch 3). Đây là những bước tiến chấp nhận tự do hoá, chấp nhận yếu tố thị trường phá vỡ những khuôn mẫu cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Do đó, khu

vực kinh tế quốc doanh được trao quyền tự chủ rộng rãi hơn, bắt đầu chế độ hạch toán kinh tế và được tự chủ hơn trong lựa chọn các yếu tố đầu vào và chủ động khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, giá cả hàng hoá vẫn bị kiểm soát dựa trên mức giá bình quân của toàn ngành. Điều này hạn chế hoạt động của cơ chế thị trường. Mặc dù vậy, trong lĩnh vực công nghiệp đã bắt đầu quá trình thương mại hoá tự phát của các xí nghiệp cơ sở quốc doanh. Nhờ đó, trong những năm 1981 –1985, sản lượng công nghiệp tăng 9,5% năm, GDP tăng 5,5% năm. Nghị quyết (dự thảo) 306 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1984) về trao quyền tự chủ tài chính và tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhằm từng bước phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý cũng như tập thể lao động của xí nghiệp quốc doanh.

Cùng với những cải tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, các cuộc cải tiến cục bộ trong lưu thông, phân phối, tài chính, tiền tệ, giá cả cũng được thực hiện.

Nghị quyết Hội nghị TW 8 (khóa 5) 6/1985 đề ra chủ trương điều chỉnh giá, lương, tiền, điều chỉnh mặt bằng giá làm cho giá cả phù hợp hơn với giá trị và sức mua của đồng tiền, tiến tới thực hiện cơ chế một giá, cải cách chế độ tiền lương theo hướng xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ để chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, cải tiến phân cấp ngân sách và lưu thông tiền tệ.

Thực tế, cải tiến cơ chế quản lý vẫn diễn ra trong khuôn khổ của mô hình kinh tế cũ, đây là những bước tìm tòi, thử nghiệm đầu tiên cho cuộc cải cách toàn diện. Đó là những con sóng đầu tiên của quá trình phi tập trung hoá, xoá bỏ dần cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ở Việt Nam. Cho nên sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam là sự gặp gỡ giữa sáng kiến của quần chúng và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng sau 2 kế hoạch 5 năm kể từ khi thống nhất đất nước (1976 – 1985), nền kinh tế Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Từ năm 1976 – 1985 thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng 3,7%

Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm khoảng 50% thu nhập quốc dân, nhưng trong những năm 1976 - 1985 bình quân mỗi năm chỉ tăng 3,8%.

Sản xuất công nghiệp được đầu tư vốn lớn nhưng tốc độ tăng rất thấp và không ổn định. Bình quân mỗi năm trong những năm 1976 – 1985 giá trị tổng sản lượng công nghiệp chỉ tăng 5,2%.

Sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư. Hầu như một phần quỹ tích luỹ và tiêu dùng phải dựa vào viện trợ nước ngoài chiếm 38,2% tổng thu ngân sách và bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Số liệu tương ứng trong thời kỳ 1981 –1985 là 22,4% và 28,9%.

Đến năm 1985 nợ nước ngoài lên tới 8.5 tỷ rúp và 1.9 tỷ đôla. Trong khi đó ngân sách vốn thâm hụt và phải bù đắp bằng phát hành trái phiếu.

Nhiều loại sản phẩm bình quân đầu người năm 1985 còn thấp hơn 1976 như than, gỗ tròn, giấy, cá biển...Do sản xuất không đủ tiêu dùng nên hầu hết các loại hàng hoá đều phải nhập khẩu, kể cả một số mặt hàng trong nướccó thể sản xuất được như gạo và vải.

Lạm phát tăng nhanh, chỉ số lạm phát đến đỉnh cao vào năm 1986 là 776,9%. Đời sống nhân dân khó khăn gay gắt.

Mặc dù có những mặt chưa thành công, thậm chí phải trả giá nhưng những cải cách, tìm tòi thử nghiệm 1979 – 1985 được coi là cuộc tập dượt và để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cả về lý luận và thực tiễn cho công cuộc chuyển đổi toàn diện và sâu sắc ở giai đoạn sau.

2.2.2. Giai đoạn 1986 – 1989

Đại hội VI của Đảng (12/1986), đã đi vào lịch sử đánh dấu một bước ngoặt quyết định, đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới cơ chế quản lý kinh tế mà" Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ

chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ” và đổi mới cơ cấu kinh tế, có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Chính sách đó cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với qui mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

Đến đầu năm 1987 việc cấm chợ ngăn sông hoàn toàn được bãi bỏ, hệ thống ngoại thương được tự do hơn, các doanh nghiệp địa phương được quyền tự chủ rộng rãi hơn trong việc thiết lập các quan hệ với thị trường.. Tuy vậy, năm 1987-1988 tình hình diễn biến phức tạp, có lúc khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Ba năm liền lạm phát ở ba con số: năm 1986 lạm phát lên đến 776.9% đến đầu năm 1988 vẫn còn ở mức 398.3%. Vì vậy đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xá hội giảm sút mạnh. Nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đình đốn thua lỗ, sản xuất cầm chừng thậm chí phải đóng cửa.Hàng chục vạn công nhân buộc phải rời xí nghiệp, hàng vạn giáo viên phải bỏ nghề, những vụ đổ vỡ tín dụng xảy ra ở nhiều nơi. Đầu năm 1988 nạn đói xảy ra ở nhiều vùng, trong năm phải nhập 45 vạn tấn lương thực.

Nguyên nhân chính do Đảng và Nhà nước chậm tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ một số quan điểm và bước đi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Nhà nước chậm cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối của Đảng. Nhận thức rò điều đó, Đảng và Nhà nước ra sức khắc phục khó khăn, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống.

Vào thời kỳ này Đảng ta chủ trương thay đổi lớn hơn trong kế hoạch hoá tập trung thông qua đạo luật giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt cho các doanh nghiệp. Đổi mới trong nông nghiệp thật sự vào năm 1988, theo chế độ khoán 10 (04/1988) từ đó nông dân được trao quyền sử dụng đất lâu dài. Đó là bước ngoặt có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế nông nghiệp

Đạo Luật về đầu tư nước ngoài được thông qua (1987) và năm (1989) được điều chỉnh lại và Uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư nước ngoài được

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí