Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 2

Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp hoàn thiện kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


1.1. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .

1.1.1. Đặc tính chung .

Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái kinh tế – xã hội. KTHH là loại hình tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự nhiên - tự cấp, tự túc - trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Kinh tế thị trường ( KTTT ) là trình độ phát triển cao của KTHH, trong đó toàn bộ các yếu tố "đầu vào” và"đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường.

Trong xã hội, cứ có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì tất yếu có thị trường. Quy mô của lưu thông hàng hóa và sức mua của xã hội quyết định dung lượng thị trường. Đến lượt mình, sử dụng, mở rộng và lành mạnh hóa thị trường lại có tác dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng

Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua đó, người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, thị trường gắn với lĩnh vực lưu thông hàng hóa, thị trường hình thành ở đâu thì ở đó có cung- cầu hàng hóa, nói đến thị trường là nói đến hàng hóa, giá cả, tiền tệ, người bán, người mua… Thị trường là tổng hòa những mối quan hệ mua - bán trong xã hội, được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử kinh tế – xã hội nhất định. Cơ sở của thị trường là sự phân công lao động xã hội và sự độc lập tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. Trình độ và quy mô thị trường gắn liền với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất và sức mua của xã hội.

Thị trường có các đặc trưng chủ yếu: Thứ nhất, trên thị trường: giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thông qua cung – cầu để kích thích và điều tiết hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Sự biến động của cung – cầu kéo theo sự biến động của giá cả thị trường và ngược lại, giá cả thị trường cũng điều tiết cung – cầu.

Thứ hai, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Trong cuộc cạnh tranh đó có người được và người thua, nên sự phá sản của một bộ phận Doanh nghiệp là không tránh khỏi. Cần phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và bằng việc áp dụng những biện pháp kinh tế, kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất lao động, số lượng – chất lượng, hàng hóa, dịch vụ, bằng việc tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông để nâng cao mức lãi. Cạnh tranh lành mạnh là động lực của sự phát triển KTTT. Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành bằng những hình thức và thủ đoạn phi kinh tế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, kinh doanh phi pháp để có lãi. Sự cạnh tranh này gây thiệt hại cho người tiêu dùng và những đối tác có liên quan, do vậy, cần được Nhà nước thông qua luật pháp để nghiêm trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Thứ ba, tính hiệu quả của KTTT đòi hỏi phải có một thị trường hoàn chỉnh. Thị trường phát triển hoàn chỉnh là thị trường xã hội thống nhất, không chia cắt, là một thị trường đồng bộ giữa các loại thị trường ( TLSX, TLTD, vốn, kỹ thuật, tiền tệ, SLĐ…) và có hệ thống luật pháp thống nhất chi phối.

Thứ tư, có 3 hình thái thị trường:

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 2

 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người bán, nhiều người mua, sản phẩm đồng nhất, các yếu tố sản xuất có tính linh hoạt cao, việc gia nhập hoặc rời bỏ thị trường dễ dàng và Doanh nghiệp là người chấp nhận giá.

 Thị trường độc quyền là thị trường do một người bán hoặc một người mua, sản phẩm là độc nhất, việc gia nhập, rời bỏ thị trường là khó khăn, giá cả do tổ chức độc quyền quyết định.

 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hay còn gọi là thị trường vừa có tính cạnh tranh vừa có tính độc quyền. Đây là thị trường độc quyền 2 người hay độc quyền nhóm, cạnh tranh có tính độc quyền.

Nền KTTT vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế thị trường ( CCTT) là cơ chế kinh tế nảy sinh một cách tất yếu từ sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ các nhân tố giá cả, cạnh tranh, cung cầu… trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau và phát huy tác dụng điều tiết thị trường. Nó là cơ chế bên trong của KTTT, có tính tất yếu khách quan trong mối liên hệ g iữa các chủ thể thị trường với các nhân tố thị trường ( giá cả, cạnh tranh, cung – cầu) và hình thành cơ chế điều tiết thị trường. Do đó, cơ chế thị trường còn gọi là cơ chế điều tiết thị trường đối với mọi hoạt động kinh tế, là guồng máy vận hành của nền kinh tế, là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn lực ( vốn, tài nguyên, SLĐ, TLSX). Căn cứ vào thị trường các Doanh nghiệp sẽ quyết định: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, KTTT đòi hỏi phát triển SXHH, mọi sản phẩm là hàng hóa, mở rộng thị trường về mọi phương tiện, tự do sản xuất, kinh doanh tự do thương mại, đa dạng hóa hình thức sở hữu hình thức phân phối. Trong đó nó có các đặc trưng: đặc trưng cơ bản nhất là cơ chế hình thành giá cả một cách tự do, người bán và người mua thông qua đó để xác định giá cả, đặc trưng cơ bản thứ hai là lựa chọn tối ưu hóa các hoạt động kinh tế để đạt được lợi nhuận tối đa. Sự quản lý can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải thích hợp với yêu cầu của các qui luật đó. Nhà nước phải sử dụng chủ yếu các công cụ, biện pháp kinh tế, luật pháp, quy hoạch kế hoạch định hướng, chính sách kinh tế – xã hội và khả năng, sức mạnh kinh tế của Nhà nước để tác động tới thị trường điều tiết hoạt động của các Doanh nghiệp cho phù hợp.

CCTT có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực: nó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế nên rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển, nó có tác dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ thuật, công nghệ quản lý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, nó có tác dụng lớn trong việc bình tuyển các Doanh nghiệp và cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Trên cơ sở đó, CCTT kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển… Bên cạnh đó nó cũng có mặt tiêu cực: Trên thị trường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn mất cân đối. Vì mục tiêu chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu như: môi trường bị tàn phá, thất nghiệp, phá sản, cạnh tranh không lành mạnh, phân hóa, phân tầng xã hội cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấn đề công bằng, tệ nạn xã hội gia tăng, xuất hiện nhiều người làm ăn bất hợp pháp… Do đó, để hạn chế những khuyết tật đó đòi hỏi Nhà nước phải quản lý nền KTTT. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, qui hoạch, kế hoạch định hướng, bằng các công cụ, chính sách, biện pháp kinh tế… CCTT chịu sự tác động rất mạnh của các qui luật kinh tế hàng hóa, do đó sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật KTHH.

1.1.2. Tính đặc thù của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

Phát triển KTTT có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta. Bởi vì, nước ta muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển lên sản xuất lớn XHCN thì không còn con đường nào khác là phải phát triển KTTT, KTTT khắc phục được hạn chế của kinh tế tự nhiên – tự cấp, tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ – kỹ thuật mới nhằm tăng NSLĐ, tăng số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy tích tụ tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý, tiết kiệm… Vì vậy, phát triển KTTT được coi là chiếc đòn xe để

xây dựng CNXH, là phương tiện khách quan để xã hội hóa XHCN nền sản xuất. Không thể có nền KTTT ở nước này lại là bản sao của KTTT ở nước khác. Trong các tiêu thức để phân biệt nền KTTT này với nền KTTT khác, phải kể đến định hướng chính trị, kinh tế – xã hội chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam những định hướng XHCN của nền kinh tế là:

1. Phát triển nền KTTT với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với sự đa dạng các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

2. Phát triển nền KTTT vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN đảm bảo thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

3. Xây dựng một nền KTTT hòa nhập vào nền KTTT khu vực và thế giới với nhiều hình thức quan hệ và liên kết phong phú, đa phương, đa dạng.

Với định hướng trên, mục tiêu phát triển nền KTTT định hướng XHCN được xác định là: tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng thêm các nguồn lực mới bằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích lũy và đầu tư hiện đại hóa, đổi mới cơ cấu kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao… để đưa nước ta thoát khỏi một nước nghèo và kém phát triển.

Theo mục tiêu đó, có thể xác định những đặc trưng bản chất của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta: Một là, KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong quá trình đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển. Kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Hai là, nền KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác phải trở thành nền tảng và kinh doanh Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các TPKT đều vận động theo định hướng chung và theo khung khổ pháp luật của Nhà nước

XHCN. Ba là, nền KTTT định hướng XHCN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của KTTT, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của CNXH. Bốn là, nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế"mở” cả với bên trong và với bên ngoài. Tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế – xã hội, hoạt động của CCTT không chỉ chịu sự tác động của các qui luật KTHH nói chung, mà còn chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế đặc thù của các PTSX chủ đạo. Do vậy, mô hình CCTT có sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế TBCN và trong nền kinh tế định hướng XHCN có những điểm khác nhau cơ bản:

* Về chế độ sở hữu: CCTT trong nền kinh tế TBCN luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về TLSX, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thị trường trong nền KTTT theo định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường có sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước. Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong quá trình phát triển KTHH nhiều thành phần phải củng cố sự phát triển kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển của nền KTHH nhỏ và TBCN. Kinh tế Nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết… mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không sinh lời hoặc ít lãi .

* Về tính giai cấp của Nhà nước và mục đích quản lý của Nhà nước trong cơ chế thị trường TBCN, sự can thiệp của Nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm tạo môi trường kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, c ho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN thì sự can thiệp của Nhà nước XHCN vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể

nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

* Về cơ chế vận hành: cơ chế vận hành nền KTTT định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn, điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm: Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn Doanh nghiệp. Cơ chế đó thể hiện ở các mặt cơ bản: Một là, Nhà nước XHCN là nhân tố đóng vai trò"nhân vật trung gian” và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Hai là, CCTT là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, đóng vai trò"trung gian” giữa Nhà nước và Doanh nghiệp.

* Về mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội: Trong sự phát triển KTTT TBCN, vấn đề công bằng xã hội chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt, nảy sinh các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe dọa sự tồn tại của CNTB. Song, vấn đề này không bao giờ và không thể nào giải quyết được triệt để trong chế độ tư bản. Mục đích giải quyết của các Chính phủ tư sản chỉ giới hạn trong khuôn khổ TBCN, chỉ là phương tiện dể duy trì chế độ TBCN. Ngược lại, trong nền KTTT định hướng XHCN, Nhà nước chủ động ngay từ đầu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện để phát triển KTTT mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới. Sự thành công của KTTT theo định hướng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng cao mà còn ở chỗ mức sống thực tế của mọi tầng lớp dân cư đều được nâng lên, y tế, giáo dục đều phát triển, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp, đạo đức, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững, môi trường sinh thái được bảo vệ.

* Về phân phối thu nhập, sự thành công của nền KTTT định hướng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn vì mục đích cuối cùng là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tốt các vấn đề xã hội. Đặc trưng xã hội trong nền KTTT định

hướng XHCN thể hiện ở việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả cần đạt được như: tốc độ tăng GDP/người, các chỉ tiêu phát triển giáo dục, y tế, việc làm, xóa đói giảm nghèo, về Văn hóa – Xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái…Và nâng cao chức năng xã hội của Nhà nước XHCN trong chế độ bảo hiểm xã hội, trong chính sách phân phối thu nhập, đồng thời có cuộc sống đảm bảo xã hội đối với những đối tượng đặc biệt ( gia đình có công với cách mạng, thương binh, người tàn tật….).

Để đạt được các yêu cầu đó đặt ra cho KTTT định hướng XHCN phải kết hợp hài hòa 3 vấn đề: Một là, kết hợp vấn đề lợi nhuận với vấn đề xã hội. Mục đích của sự kết hợp này là vừa đảm bảo cho các chủ thể của KTTT có được lợi nhuận cao, vừa tạo được điều kiện chính trị – xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế. Hai là, kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc của KTTT như: Phân phối theo lao động, theo vốn, tài năng, quỹ phúc lợi xã hội… Trong đó, nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. Thứ ba, điều tiết phân phối thu nhập, một mặt đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách cho giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa tầng lớp người giàu và người nghèo. ..

Tuy vậy, nền KTTT ở nước ta hiện nay còn mang nặng những đặc

điểm:

* KTTT trong thời kỳ quá độ là nền KTTT quá độ. Tính quá độ thể

hiện: trong nền kinh tế bao gồm nhiều loại hình sản xuất hàng hóa đan xen nhau sản xuất hàng hóa XHCN, sản xuất hàng hóa TBCN, sản xuất hàng hóa nhỏ…. ( Nhiều TPKT với nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia sản xuất hàng hóa ). Trong nền KTTT quá độ, sản xuất hàng hóa XHCN giữa vai trò chủ đạo, định hướng đối với các kiểu sản xuất hàng hóa khác.

* KTTT còn ở trình độ kém phát triển. Biểu hiện ở số lượng mặt hàng và chủng loại hàng hóa nghèo nàn, khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và kim ngạch XNK còn nhỏ, chi phí sản xuất và giá thành hàng hóa cao, sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022