Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 6

Sự thành công của Chính phủ trong việc quản lý, điều tiết hệ thống các chính sách như: thị trường lao động, chống thất nghiệp, bảo hiểm xã hội… là những kinh nghiệm cần được quan tâm nghiên cứu.

Vào thập kỷ 90, nền kinh tế của Anh nằm trong tình trạng suy giảm mạnh, cùng với nó là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Để có tỷ lệ thất nghiệp dưới mức trung bình mà EU quy định ( 11%) thì đòi hỏi người lao động và Chính phủ phải nỗ lực rất nhiều. Và để đạt được mục tiêu, Chính phủ Anh đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là xúc tiến, hỗ trợ tạo hành trang cho tất cả mọi người có cơ hội cùng tham gia giải quyết, tạo một xu hướng kinh tế; mở rộng quan hệ kinh tế với các nước về thương mại và đầu tư một cách có hiệu quả, đồng bộ; khuyến khích mở rộng các chương trình như môi giới và tư vấn công ăn việc làm, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghề nghiệp, khuyến khích học nghề bằng việc hỗ trợ vay vốn; tổ chức chương trình đào tạo đặc biệt dành cho những người khuyết tật.. đã góp phần làm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.

Ngoài ra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Anh cũng mang lại cho Chính phủ một khoảng ngân sách được tiết kiệm. Thời gian qua, Chính phủ đã chi ngân sách nhiều cho bảo hiểm xã hội, chiếm tới 30% tổng chi phí công cộng. Theo các chuyên gia kinh tế ước tính, mức chi này sẽ tăng từ 94,1 tỷ Bảng năm 1997-1998 lên tới 98,3 tỷ Bảng vào năm 1998-1999 . Song với những chi phí cao như vậy mà tình trạng nghèo đói, thất nghiệp vẫn không được ngăn chặn. Do vậy, để giảm bớt các khoản chi này Chính phủ Anh đã đưa ra một văn kiện" xanh” về cải cách chương trình phúc lợi xã hội, được công bố tháng 3/1998 với 8 nguyên tắc cơ bản nhằm giải quyết một số vấn đề bức xúc đang tồn tại trong xã hội. Với chính sách bảo hiểm này đã củng cố thêm cho người dân ở Anh kiếm sống hoặc được hưởng một khoảng trợ cấp nào đó, góp phần đảm bảo cuộc sống của mình.

5. Mô hình ở Mỹ.

Thực hiện mô hình kinh tế thị trường tự do. Đặc trưng nổi bật của mô hình này là thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh . Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ 2, vai trò Chính phủ Mỹ đối với nền kinh tế cũng được nâng cao và đóng vai trò quan trọng được thể hiện ở một số công việc như: Xây dựng các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; tạo môi trường tự do cạnh tranh; sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ… để điều tiết quản lý nền kinh tế với sự ra đời của các đạo luật. Đạo luật về việc làm năm 1946 của Nhà nước Mỹ ban hành ở đó lợi ích và trách nhiệm của người lao động được pháp luật bảo hộ: Luật công cộng 480 hay còn gọi là" luật lương thực vì hòa bình” ban hành năm 1954 về việc phân phối những hàng hóa nông nghiệp dư thừa sang thị trường Châu Âu và Nhật bản đã góp phần làm giảm giá cả trong nước; Đạo luật cải cách thuế năm 1986 của chính quyền Reagan thực hiện giảm thuế cho mọi tầng lớp dân cư đã được nhiều người ủng hộ, đặc b iệt là những người có thu nhập thấp… Chính những đạo luật đó đã giúp Nhà nước tác động tới thị trường tài chính và tiền tệ. Với một hệ thống các giải pháp của Reagan, tạo ra sự đồng bộ trong chính sách điều tiết góp phần kích thích tăng trưởng, ổn định xã hội, tạo lực cho nền kinh tế. Cụ thể là chính quyền Reagan đã đề ra kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách liên bang thông qua giảm chi; giảm thuế và giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, như tiến hành cắt giảm tài trợ cho các chương trình kinh tế phục vụ công cộng, xóa bỏ hàng loạt các luật lệ hạn chế đến tính chủ động và năng động của giới kinh doanh. Cùng với các giải pháp điều tiết thị trường tài chính, còn có cả các giải pháp cho thị trường tiền tệ tín dụng. Reagan chủ trương duy trì lãi suất cao đi đôi với kiểm soát chặt chẽ khối lượng cung ứng tiền tệ nên đã hạ thấp được tỷ giá hối đoái và từng bước ổn định được giá trị của đồng đô la . Để bảo vệ sản xuất trong nước, Mỹ đã thi hành thuế chống bán phá giá. Thuế này quy định mọi mặt hàng nhập vào Mỹ mà bị coi là bán phá giá thì đều bị đánh thuế chống bán phá giá. Để kiềm chế lạm phát Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tạo ra sự ổn định về tiền tệ và môi trường kinh doanh trên cơ sở

giảm thuế hàng loạt, đặc biệt là giảm thuế thu nhập để kích thích sản xuất phát triển và từ đó tác động vào thị trường tiêu dùng. Đây cũng là kinh nghiệm đáng để chúng ta học hỏi, nghiên cứu.

6. Trung Quốc.

Trung quốc là một nước nằm trong hệ thống XHCN thực hiện khá triệt để cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong một thời gian dài. Sau những thành tựu ban đầu, cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nền kinh tế trì trệ khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những hậu quả đó, Trung quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa mà nội dung cốt lòi là giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô trong đó đặc biệt chú trọng khâu đổi mới kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô. Với tinh thần quyết tâm cao, với truyền thống sáng tạo vốn có nhân dân Trung quốc dưới sự chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình đã có nhiều kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ này ngày càng tốt đưa đến nhiều thành tựu mà chúng ta phải học tập

Sự nghiệp cải cách mở cửa được thực hiện từ năm 1978, trải qua 4 giai đoạn từ dễ đến khó, cụ thể là:

* Giai đoạn thứ nhất: (Từ 12/1978-9/1984) Trọng tâm của giai đoạn này là cải cách trước hết ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, những cải cách trong nông nghiệp được lần lượt thực hiện trên các mặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Một là, giao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ gia đình nông dân, sở dĩ, có việc làm đó là vì sau nhiều năm nếm trải thất bại của công xã nhân dân với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thấy rò muốn có cơm ăn, áo mặc, phải có cơ chế đảm bảo tính tự chủ của người lao động. Mà dể tăng tính tự chủ cho nông dân thì việc dễ nhất, trong tầm tay của họ là giao ruộng cho họ theo hình thức khoán. Đảng, Nhà nước Trung quốc nhận thấy điều đó nên đã hình thành nhanh chóng chính sách khoán ruộng đất đến hộ. Giao ruộng đất cho hộ nông dân theo hình thức khoán thực chất là giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, khuyến khích tính tự chủ của nông dân. Đây là biện pháp đầu

tiên rất cơ bản, hợp lòng dân đồng thời cũng là giải pháp dễ thực hiện nhất ( bởi vì 28/9/1979 cho phép khoán đến tổ sản xuất thì đến 2/1982 đã cho phép khoán đến hộ gia đình nông dân)

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 6

Hai là, trên cơ sở khắc phục những hạn chế nảy sinh khi thực hiện khoán hộ đã khuyến khích phát triển các hộ chuyên sản xuất một loại sản phẩm thực chất là phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn. Để tạo điều kiện phát triển các hộ chuyên canh, Nhà nước Trung quốc phải thực hiện một loạt các biện pháp, mà về thực chất là đẩy mạnh kinh tế hàng hóa ở nông thôn như cho chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng ; chuyển nhượng tiền vốn, kỹ thuật sức lao động giữa các hộ chuyên; ưu tiên giúp các hộ này về giống, vốn, lương thực, máy móc, nguyên vật liệu; phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn; cho phép thực hiện các hình thức phân phối khác nhau theo lao động hoặc theo vốn…

Ba là, bắt đầu thăm dò thử nghiệm cải cách các xí nghiệp Nhà nước ở thành thị. Cải cách các Doanh nghiệp Nhà nước ở thành thị, trong đó chủ yếu là các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh là lĩnh vực khó hơn, bởi vì toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị.. đều của Nhà nước, nằm trong tổng giá trị Nhà nước vốn vẫn quản lý. Giải quyết cách nào để không thất thoát tài sản của Nhà nước, lại làm cho nó sinh sôi nhanh chóng, hiệu quả đồng thời còn hạn chế được những vấn đề xã hội nảy sinh là vấn đề rất khó, do đó phải làm sao, từng bước một (chúng ta biết đầu những năm 80, Trung quốc có khoảng 1 triệu Doanh nghiệp với hơn 80 triệu công nhân và đều là Doanh nghiệp dựa trên cơ sở công hữu. Nói chung làm ăn kém hiệu quả. Thực tế chỉ đã ra là khi thực hiện những giải pháp nhằm tăng hiệu quả của DNNN thì cả vấn đề kinh tế và vấn đề xã hội đều phức tạp!)

Bốn là, bắt đầu xây dựng đặc khu kinh tế, mở cửa 14 thành phố vùng duyên hải.

Như vậy là trong giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp cải cách mở cửa Trung quốc đi vào cải cách ở khâu dễ là nông nghiệp, sau đó mới đi từng bước vào những khâu là DNNN và các đặc khu kinh tế.

* Giai đoạn thứ hai (từ tháng 10/1984 đến tháng 12/1991), giai đoạn này được mở đầu bằng hội nghị Trung ương 3 khóa XII với" Quyết định của Trung ương Đảng cộng sản Trung quốc về việc cải cách thể chế kinh tế”, chuyển trọng tâm cải cách từ nông thôn sang thành thị mà trung tâm là thi hành các giải pháp nhằm tăng cường sức sống của các Doanh nghiệp. Đây là việc rất khó như trên đã nêu. Do đó là việc làm lâu dài. Thực chất các biện pháp xử lý hiệu quả của các DNNN là giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ chế thị trường với kế hoạch hóa vĩ mô của Nhà nước.

Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước Trung quốc cũng đồng thời đẩy mạnh cải cách trên các địa bàn (nông thôn, thành thị) các lĩnh vực (khoa học kỹ thuật, giáo dục, thể chế chính trị) và mở rộng hơn nữa với bên ngoài.

* Giai đoạn thứ ba (Từ tháng 1/1992 đến trước đại hội lần thứ XV 1997”: Đây là giai đoạn xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN. Đó là giai đoạn chuyển đổi từ chỗ chủ yếu phá bỏ cơ chế cũ sang xây dựng thể chế mới, từ việc điều chỉnh chính sách sang sáng tạo cái mới về chế độ, từ cải cách từng ngành chuyển sang cải cách đồng bộ, tổng hợp, từ mở cửa vùng ven biển đến mở cả các vùng biên, khu vực nội địa với hình thức đa phương và nhiều tầng nấc.

Việc thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn ba càng cho thấy Trung quốc luôn thực hiện cải cách theo phương thức từ dễ đến khó, từ bộ phận đến toàn thể.

* Giai đoạn thứ tư (Từ Đại hội Đảng Cộng Sản Trung quốc lần thứ XV – tháng 9/1997 - đến nay), giai đoạn" thúc đẩy” toàn diện sự nghiệp xây dựng CNXH mang mầu sắc Trung quốc tiến vào thế kỷ XXI”. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, ở giai đoạn này, Trung quốc nhấn mạnh:

Thứ nhất, đẩy nhanh cải cách xí nghiệp quốc doanh, theo hướng chú trọng tăng tính tự chủ của Doanh nghiệp. Mặt khác, tìm tòi thể chế lãnh đạo xí nghiệp và chế độ quản lý tổ chức phù hợp với quy luật kinh tế thị trường theo yêu cầu; Quyền sở hữu tài sản rò ràng, quyền hạn và trách nhiệm phân minh, tách chính quyền với xí nghiệp, quản lý khoa học”. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và sắp xếp lại để Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đi đôi với các biện pháp của Nhà nước nhằm làm xí nghiệp hoạt động có hiệu quả và giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh do cải cách hoạt động của DNNN.

Thứ hai, hoàn thiện kết cấu và phương thức phân phối. Thực chất của các biện pháp này cũng là tăng cường quản lý vĩ mô, hạn chế những hậu quả xấu do đẩy mạnh hoạt động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

Thứ ba, phát huy đầy đủ tác dụng của cơ chế thị trường, kiện toàn hệ thống điều tiết vĩ mô. Đồng chí Giang Trạch Dân nêu rò nhiệm vụ này là:"Kiện toàn quy tắc thị trường, tăng cường quản lý thị trường, xóa bỏ trở ngại của thị trường, phá vỡ việc phong tỏa khu vực và lũng đoạn ngành nghề, nhanh chóng xây dựng hệ thống thị trường cạnh tranh có trật tự, mở cửa thống nhất, phát huy hơn nữa tác dụng cơ sở của thị trường trong hân phối tài nguyên.

Hoàn thành được nhiệm vụ như đồng chí Giang Trạch Dân nêu ra có nghĩa là giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và kế hoạch hóa vĩ mô. Đó là nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho nhiệm kỳ đại hội Đảng lần thứ XV và các nhiệm kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng Cộng sản Trung quốc.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm tiến hành cải cách công tác kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô mà tôi rút ra được những thành công và không thành công của sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc. Những kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước Trung Quốc sẽ giúp nhiều cho quá trình điều hành sự chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam.

Từ kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa cơ chế thị trường và kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô của các nước tư bản phát triển và Trung Quốc có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

1. Các nước tư bản phát triển luôn coi trọng cơ chế thị trường với những mức độ khác nhau. Trong đó Mỹ là quốc gia thực hiện cơ chế thị trường tự do nên việc đề cao cơ chế thị trường cũng là điều dễ hiểu, song ngay cả nền kinh tế thị trường xã hội CHLB Đức thì cơ chế thị trường cũng được đề cao. Việc coi trọng cơ chế thị trường của họ xuất phát từ lý luận của trường phái cổ điển, tân cổ điển và đặc biệt là của trường phái tự do mới.

2. Trong khi coi trọng cơ chế thị trường thì vấn đề kế hoạch hóa cũng luôn được Nhà nước quan tâm. Quan niệm về kế hoạch có thể khác nhau hoặc được xây dựng theo những chương trình mục tiêu dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, hoặc được quan niệm với nghĩa" mềm” là những chương trình, dự kiến để đạt tới mục tiêu nào đó, đồng thời mang tính định hướng nhiều hơ n là tính pháp lý. Đồng thời sử dụng các công cụ đòn bẩy để uốn nắm sự vận động của nền kinh tế cho phù hợp mục tiêu. Quan niệm chung của kế hoạch thường đồng nghĩa với chương trình và được xây dựng trên cơ sở có sự hợp đồng, thỏa thuận giữa Nhà nước với các cơ sở kinh doanh ( Doanh nghiệp, nhất là những Doanh nghiệp lớn).

3. Quan niệm chung về sự kết hợp giữa cơ chế thị trường và kế hoạch cũng xuất phát từ quan điểm về vai trò nhân tố Nhà nước và thị trường, trong đó thị trường là nhân tố cơ bản, còn sự can thiệp của Nhà nước chỉ là để làm cho thị trường phát triển lành mạnh chứ không phải làm méo mó thị trường… Từ quan niệm chung như vậy nên kế hoạch của Nhà nước cũng phải xuất phát từ thị trường, trên cơ sở thị trường mà đưa ra những định hướng điều chỉnh và tác động thông qua việc sử dụng các công cụ như thuế, tài chính, lãi suất tín dụng.. nhằm làm cho cơ chế thị trường vận hành lành mạnh.

4. Trong việc sử dụng các công cụ đòn bẩy để tác động tới kế hoạch nhằm đảm bảo mối quan hệ" tương thích” với thị trường thì thông tin thị trường và thuế lãi suất tín dụng luôn được coi trọng. Có thể nói đó là những công cụ cơ bản nhất.

Với thông tin được cung cấp, các Doanh nghiệp có điều kiện nhận thức được xu hướng vận động của thị trường. Căn cứ vào những định hướng và dự báo của cơ quan kế hoạch các Doanh nghiệp này có thể tự định hướng lây sự phát triển riêng của mình. Nếu định hướng đó phù hợp ( nói cách khác là đúng quỹ đạo của Nhà nước ) thì đương nhiên sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước. Còn giả định không theo những định hướng đó thì cũng có nghĩa là từ chối sự hỗ trợ.

Công cụ thuế và lãi suất tín dụng luôn được sử dụng nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu và được hoạch định. Thực tế đó là cái giá mà Nhà nước trả cho việc khuyến khích thực hiện mục tiêu của mình.

5. Trong các chương trình kế hoạch của Nhà nước ở các nước tư bản phát triển thì kế hoạch an ninh xã hội ngày nay luôn được quan tâm. Đây có thể coi là một trong những giải pháp nhằm khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường. Để thực hiện kế hoạch về lĩnh vực này mỗi nước có những kế hoạch ngắn và trung hạn khác nhau, song đều có chung một mục tiêu là tạo ra sự phát triển bền vững với chính sách biện pháp được sử dụng là tăng cường sự tác động của Nhà nước vào khâu bảo hiểm và đảm bảo môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái trong sự phát triển.

6. Trong điều kiện của CNTB với trình độ xã hội hóa đã phát triển, việc thực hiện kế hoạch hóa cũng là một đòi hỏi khách quan của quan hệ quản lý. Tuy nhiên việc kế hoạch hóa dưới sự tác động của cuộc cách mạng KHCN với những thành tựu mới nhất được sử dụng, đã tạo ra khả năng mới về mặt kinh tế kỹ thuật, mang tính hiện thực để kiểm kê, kiểm soát các yếu tố của quá trình sản xuất trên phạm vi toàn xã hội. Do vậy kế hoạch hóa nền kinh tế cũng có khả năng hiện thực. Tuy nhiên với một nền sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân TBCN sẽ không tránh khỏi những giới hạn nhất định, đối với việc kết hợp kế hoạch với thị trường và việc giải quyết mối quan hệ đó trở nên khó khăn và đầy mâu thuẫn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022