Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xóa bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực dồi dào trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và các tầng lớp nhân dân đem hết khả năng và trí tuệ, sức lao động, tiền vốn làm giàu cho mình và cho đất nước. Nhà nước tập trung đầu tư vào những lĩnh vực có tác dụng tạo điều kiện và thúc đẩy đầu tư kinh tế trong xã hội; sử dụng chính sách, công cụ quản lý vĩ mô và Doanh nghiệp Nhà nước để dẫn dắt đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh đúng định hướng. Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau tạo nguồn lực tổng hợp cho sự phát triển đất nước.
Bốn là, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo hướng nâng cao tiềm lực kinh tế, khoa học – công nghệ, cơ bản đảm bảo cung cấp các nhu yếu phẩm cho sản xuất và tiêu dùng, tạo khả năng ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng chiếm lĩnh thị trường. Kinh tế độc lập, tự chủ không khép kín mà chủ động hội nhập quốc tế, hai mặt tác động lẫn nhau. Trong hội nhập quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, tăng sức cạnh tranh, giảm dần hàng rào bảo hộ, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài, tăng cường vai trò và ảnh hưởng của nước ta đối với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, tạo thêm điều kiện nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế nước ta.
c) Về lựa chọn những khâu then chốt có tính đột phát trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010.
Yêu cầu đặt ra là tập trung giải quyết những khâu then chốt trong các nhiệm vụ và giải pháp, tạo ra tác động dây chuyền làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế, xã hội. Từ những khâu đột phá tương đối rộng của cả thời kỳ chiến lược, trong từng kế hoạch 5 năm, phải xác định khâu đột phá cụ thể hơn, có phạm vi hẹp hơn để tập trung giải quyết. Trong thời kỳ chiến lược 10 năm tới, cần tập trung vào những khâu quan trọng như:
Một là, giải phóng triệt để sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của dân, tạo động lực và sức bật mạnh mẽ cho sự phát triển bằng việc đổi mới và tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng
thị trường trong và ngoài nước đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ.
Hai là, tạo bước tiến mạnh mẽ về trình độ công nghệ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, thông qua chính sách đầu tư có hiệu quả kết hợp với sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ. Đây là khâu quyết định khả năng có những bước bứt phá trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Bà là, đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực lãnh đạo và quản lý; trọng tâm là cải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có đội ngũ công chức công tâm, thạo việc, đẩy lùi cho được tệ nạn quan liêu, tham nhũng.
3.3.2. Nâng cao chất lượng kế hoạch trung hạn 5 năm.
Kế hoạch 5 năm là công cụ chủ yếu thực hiện chiến lược và quy hoạch là cụ thể hóa chiến lược phù hợp với điều kiện môi trường trong nước và bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Hiện Nay.
- Phương Hướng Đổi Mới Kế Hoạch Hóa Kinh Tế Vĩ Mô
- Một Số Giải Pháp Đổi Mới Kế Hoạch Hóa Kinh Tế Vĩ Mô.
- Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 16
- Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
* Đổi mới về nội dung kế hoạch hóa.
Thực hiện định hướng đề ra từ Đại hội VIII:"Chuyển dần sang kế hoạch 5 năm là chính, có phân ra từng năm", kế hoạch 5 năm sẽ là trọng tâm của hệ thống kế hoạch hóa, là một công cụ chủ yếu quản lý vĩ mô quá trình phát triển trong thời hạn 5 năm. Kế hoạch 5 năm xác định một số chỉ tiêu cơ bản định hướng cho sự phát triển của đất nước, xác định những lĩnh vực mà kinh tế Nhà nước sẽ ưu tiên tập trung phát triển, xác định nguyên tắc hoạch định và xây dựng chính sách cụ thể để hướng toàn bộ nền kinh tế phát triển theo định hướng đã chọn.
Các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm chủ yếu mang tính định hướng phát triển. Kế hoạch 5 năm ở cấp Trung ương nên chú ý những chỉ tiêu như: (1), mức thu nhập bình quân đầu người tại năm cuối của kỳ kế hoạch. (2) tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP,(3) tỷ trọng lực lượng lao
động xã hội làm việc trong các lĩnh vực kinh tế nói trên, (4) mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% người nghèo nhất và nhóm 20% người giàu nhất trong xã hội, (5) chênh lệch thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn,
(6) hệ số ICOR, (7) tăng trưởng năng suất lao động ( toàn nền kinh tế hoặc một số ngành quan trọng), (8) kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người..v.v
Nội dung nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp kế hoạch 5 năm ở cấp Trung ương bao gồm các công việc chủ yếu sau đây:
- Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm trước,
- Dự báo khả năng phát triển trong thời kỳ kế hoạch 5 năm sau, bao gồm cả tình hình kinh tế, chính trị các nước trên thế giới và trong khu vực,
- Xác định và tính toán các cân đối vĩ mô, có phân chia ra từng năm,
- Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển, có phân chia ra từng năm,
- Xây dựng định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực,
- Xây dựng hệ thống các chương trình mục tiêu phát triển,
- Xây dựng danh mục các dự án đầu tư, các công trình xây dựng cơ bản,
- Xây dựng định hướng các cơ chế, chính sách, các biện pháp bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch.
Để làm được việc đó, cần phải sử dụng bộ máy của cơ quan kế hoạch chuyên trách, đồng thời huy động rộng rãi các nhà nghiên cứu kinh tế phát triển các nhà nghiên cứu xã hội, các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên… trên khắp đất nước ở các Viện nghiên cứu đầu ngành tham gia. Thời gian nghiên cứu được phân bổ như sau:
- Trước hai năm của thời kỳ kế hoạch sẽ thông qua đề cương nghiên cứu kế hoạch 5 năm.
- Trước một năm của kỳ kế hoạch phải tiến hành xong các bước: đánh giá tình hình, dự báo, xác định các cân đối vĩ mô.
- Năm còn lại sẽ xây dựng các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển, định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực, các chương trình phát triển, danh mục các dự án các công trình phát triển và định hướng các cơ chế chính sách.
* Đổi mới quy trình kế hoạch hóa.
Việc xây dựng kế hoạch 5 năm ( khâu chính trong kế hoạch hóa) muốn đạt được yêu cầu ở phần trên, cần phải đảm bảo tính khoa học, dân chủ, công khai và linh hoạt.
Lập kế hoạch thực chất là giải toán quy hoạch đa mục tiêu với rất nhiều ràng buộc, phải lựa chọn được phương án tối ưu ( hay hợp lý nhất) trong các phương án có thể. Vì vậy, cần có tổ chức chuyên môn cao đi sâu nghiên cứu tiến hành từng bước và điều chỉnh từng bước, không nên Vụ, Cục, Ban, Ngành nào cũng tham gia vào các khâu nghiên cứu làm cho bài toàn méo mó và không ăn khớp. Trái lại, cần có tổ chức nghiên kỹ các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể, các phương án cân đối khả thi; rồi các bộ phận khác mới đóng góp ý kiến hoàn thiện. Cũng giống như thiết kế tổng thể một công trình để thoả mãn một yêu cầu sử dụng với một số tiền vốn xác định cần phải nghiên cứu kỹ các phương án một cách đồng bộ, rồi các bộ phận chuyên môn khác mới tham gia hoàn thiện. Việc quyết định kế hoạch quan hệ thiết thân đến quyền lợi của nhiều ngành và địa phương; muốn cho kế hoạch sát thực thì cách làm phải thực sự công khai, dân chủ, thu hút được sự đóng góp của các nhà khoa học, quản ký, kinh doanh và các tầng lớp nhân dân.
Để đảm bảo các yêu cầu nên trên, quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm nên bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: là bước nghiên cứu chuyên môn, bao gồm những công việc
như:
- Thu thập các thông tin dự báo từ các cơ quan dự báo ngành và dự báo
kinh tế tổng hợp;
- Nghiên cứu xác định mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể và khả năng cân đối các nguồn lực ( chủ yếu về tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư);
- Xây dựng 2 – 3 phương án ( kịch bản ) khả thi.
Sản phẩm chính của bước này giống như một báo cáo khoa học, có phần định lượng bằng số và phần định tính bằng lời; quan trọng là bất cứ điều
khẳng định nào nêu ra đều phải dựa trên luận cứ hoặc chứng lý cụ thể. Đồng thời báo cáo vấn đề ngỏ các khả năng lựa chọn và chưa hoàn chỉnh chưa vội phân bổ nhiệm vụ và điều kiện, chưa xác định các chương trình đầu tư, chưa chi tiết hoá về chính sách.
Bước 2: Là bước thảo luận và hình thành định hướng kế hoạch, bao gồm những công việc như:
- Tổ chức hội thảo chuyên gia trong giới khoa học kinh tế và kỹ thuật,
văn hoá, giới Doanh nghiệp, giới truyền thông, giới quản lý ( Bộ, địa phương);
- Các ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, dựa trên báo cáo Bước 1 và đề xuất báo cáo về nhu cầu, khả năng và kiến nghị của mình;
- Thảo luận trong lãnh đạo các Bộ tổng hợp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng phụ trách ( được coi như Hội đồng kế hoạch rút gọn) để phân tích so sánh và lựa chọn, hoàn chỉnh phương án định hướng cơ bản của kế hoạch.
Sau bước này, báo cáo kế hoạch sẽ được trình Chính phủ và Bộ chính trị.
Bước 3: là bước nghiên cứu triển khai và hoàn thiện báo cáo kế hoạch, bao gồm những công việc như:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ kết quả bước trước và các ý kiến, báo
cáo, thông tin thu thập được và ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh, bao gồm cả các giải pháp cân đối cụ thể, các chương trình hành động (kể cả đầu tư), các cơ chế chính sách chi tiết.
- Thông qua báo cáo kế hoạch trong Hội đồng Kế hoạch ( nếu có) hoặc cuộc họp lãnh đạo cấp tương đương.
- Hoàn chỉnh báo cáo kế hoạch.
Việc một số Bộ cùng trực tiếp xây dựng kế hoạch là cần thiết để các dự án kế hoạch được đồng bộ và toàn diện, tránh được một số mâu thuẫn thường gặp hiện nay; cho nên có thể dùng hình thức Hội đồng Kế hoạch. Song công việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch đòi hỏi chuyên sâu, không thể làm theo kiểu tập thể được, vì vậy:
+ Hội đồng Kế hoạch không nên là cơ quan lập kế hoạch, mà là c ơ quan tư vấn về kế hoạch hoá, tham gia chủ yếu vào các bước cuối, trước khi trình dư án kế hoạch lên các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
+ Hội đồng kế hoạch không cần bao gồm tất cả các Bộ sẽ rất khó điều hoà phối hợp công việc, mà chỉ nên gồm lãnh đạo chủ chốt của 5 – 6 Bộ tổng hợp dưới sự chủ trì của một Phó Thủ tướng phụ trách.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò chủ chốt trong Hội đồng, vừa là người nghiên cứu, tổ chức thảo luận, tiến hành điều chỉnh, hoàn chỉnh đề án kế hoạch, vừa là người thuyết trình đề án kế hoạch ở các cấp.
* Thử nghiệm một phương pháp mới.
Để đảm bảo tính liên tục và hệ thống của kế hoạch hoá, có thể thử nghiệm phương pháp"cuốn chiếu” trong việc xây dựng kế hoạch 5 năm. Phương pháp xây dựng kế hoạch theo" cuốn chiếu” này đã được áp dụng thành công ở một số nước như Cộng hoà Pháp, xây dựng kế hoạch phát triển ở Nhật, xây dựng kế hoạch tài chính ở CHLB Đức. Theo phương pháp này, kế hoạch phát triển 5 năm sẽ xác định những mục tiêu tổng thể, bao gồm kế hoạch chính thức của năm hiện hành, kế hoạch dự tính cho năm tiếp đó và dự báo kế hoạch cho ba năm còn lại. Mức độ chi tiết, cụ thể và chính xác của nội dung kế hoạch của các năm sau phụ thuộc vào số lượng và độ tin cậy của thông tin có được. Phương pháp này giúp khắc phục được tính nhất thời, sự không phù hợp giữa mục tiêu kế hoạch đề ra với điều kiện thay đổi thường xuyên của môi trường.
Do phương pháp này là một phương pháp mới, nên trong thời gian trước mắt cần tiến hành thử nghiệm. Sau khi kế hoạch 5 năm 2001-2005 được Đại hội Đảng và Quốc hội chính thức thông qua, phương pháp"cuốn chiếu” được sử dụng để hiệu chỉnh kế hoạch trong kỳ kế hoạch này và chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo. Như vậy, công việc xây dựng kế hoạch 5 năm sẽ không có tính chất"mùa vụ”, mà liên tục được thời sự hoá để phù hợp với điều kiện và yêu cầu mới.
Công tác kế hoạch thường xuyên sẽ bao gồm 3 loại công việc chính sau đây: Một là, xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo; Hai là, dự báo sơ bộ cho kế hoạch năm thứ năm; Ba là, điều chỉnh và chuẩn xác hoá thêm cho dự báo kế hoạch của các năm thứ hai, thứ ba, thứ tư và toàn bộ nội dung của kế hoạch 5 năm. Trên cơ sở đó trình với Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội những kiến nghị giải pháp phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế cũng như đánh giá hiện trạng, phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế, rút ra bài học về xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch, xác định những thách thức và cơ hội đối với sự phát triển của đất nước.
3.3.3. Hoàn thiện kế hoạch hoá hằng năm.
Đã coi kế hoạch 5 năm là loại hình kế hoạch chủ yếu thì sự quan tâm quá nhiều đến kế hoạch hàng năm hiện nay nên giảm bớt. Sau này, kế hoạch hằng năm sẽ chủ yếu là kế hoạch tài chính và ngân sách.
Khi mục tiêu phát triển, chương trình đầu tư và hệ thống chính sách 5 năm đã được xác định thì hàng năm chỉ còn việc cụ thể hoá mục tiêu và chính sách sẽ áp dụng. Muốn vậy, các chương trình đầu tư Nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình nghiên cứu khoa học – công nghệ .. phải được thông qua cụ thể về kinh phí và thời gian thực hiện. Kho bạc Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ đầu tư quốc gia, Ngân hàng Đầu tư và phát triển và các tổ chức tài chính khác có liên quan đảm bảo cung cấp kinh phí và vốn cho các chương trình thực hiện theo kế hoạch; các ngành kế hoạch và tài chính không cần can thiệp thường xuyên mà chỉ giải quyết những vấn đề chuệch choạc hoặc ngoài kế hoạch.
Kế hoạch hàng năm không chỉ tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng, mà còn nhằm vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô nhằm bảo đảm sự phát tr iển bền vững của nền kinh tế. Theo tinh thần đó, hệ thống kế hoạch hàng năm bao gồm:
-Kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội hằng năm: là công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện mục tiêu phát triển của năm đó trong
nội dung của kế hoạch định hướng phát triển 5 năm. Một nội dung quan trọng của kế hoạch hằng năm là cân đối vốn đầu tư toàn xã hội. Cân đối vốn đầu tư toàn xã hội cần gồm 3 phần: một là, kế hoạch đầu tư của Nhà nước trung ương, hai là kế hoạch đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ba là các biện pháp chính sách huy động thêm vốn của khu vực kinh tế dân doanh và vốn đầu tư nước ngoài.
- Kế hoạch đầu tư của Nhà nước: Quốc hội quyết định tổng mức đầu tư cụ thể hằng năm, gồm cả tín dụng Nhà nước và công trình trọng điểm khởi công trong năm kế hoạch; Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án đầu tư lớn và phân bổ vốn đầu tư cụ thể hằng năm. Như vậy, về cơ bản đầu tư của Nhà nước trung ương sẽ tập trung chủ yếu vào các dự án quy mô lớn phát huy tác dụng trên phạm vi liên tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố thuộc trung ương quyết định Tổng mức đầu tư của ngân sách địa phương và Uỷ ban nhân dân tỉnh có toàn quyền quyết định công trình cụ thể và phân bổ vốn cụ thể cho từng công trình. Trong phạm vi thẩm quyền của mình và khuôn khổ pháp luật hiện hành. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền thông qua kế hoạch thu hút đầu tư của khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài trên phạm vi địa phương mình.
-Kế hoạch ngân sách Nhà nước: bao gồm kế hoạch thu chi ngân sách và cân đối ngân sách hàng năm. Cũng nên nghiên cứu thực hiện phương pháp"cuốn chiếu” cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách trung hạn. Do thu và chi ngân sách thường không ăn khớp nhau về thời điểm nên Chính phủ và chính quyền các cấp được phép vay tín dụng ( với mức độ nhất định) để có thể đảm bảo kế hoạch chi tiêu.
- Kế hoạch cung ứng tiền tệ: là một kế hoạch linh hoạt, và kế hoạch từng quý sẽ là công cụ chủ yếu điều hành cung ứng tiền tệ của nền kinh tế, bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định ở mức độ chấp nhận được.