- Kế hoạch xuất - nhập khẩu và quản lý cán cân thanh toán quốc tế, quản lý vay và trả nợ nước ngoài: hạn chế số lượng các mặt hàng quản lý, bằng hạn ngạch ở mức tối thiểu cần thiết.
Kế hoạch hàng năm ở cấp trung ương bao gồm một số chỉ tiêu dự báo và một số chỉ tiêu pháp lệnh. Chỉ tiêu pháp lệnh được Quốc hội thông qua nên bao gồm (1) tốc độ tăng GDP, (2) tổng thu ngân sách, (3) tổng chi ngân sách,
(4) chi cho đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước, (5) mức bội chi ngân sách cao nhất ( so với GDP) và (6) mức lạm phát cao nhất
Sự khác biệt của các chi tiêu kế hoạch ở cấp trung ương, ở cấp tỉnh và cấp huyện, đặc biệt là những chỉ tiêu về xã hội, phụ thuộc chủ yếu vào việc phân cấp nhiệm vụ giữa những cấp này. Trước tình hình những vấn đề xã hội và công nghệ ngày càng trở nên bức xúc, trong thời gian tới cần sớm nghiên cứu để đưa vào kế hoạch những chỉ tiêu hữu dụng cho việc giải quyết những vấn đề này.
Trong môi trường thường xuyên biến động, mục tiêu kế hoạch là những đích cần phấn đấu để vươn tới. Vì vậy, kế hoạch chủ yếu cũng mang tính định hướng, không nên xác định các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế – xã hội một cách cứng nhắc, mà nên là một khoảng.
Đối với các kế hoạch hàng năm thì công tác điều hành kế hoạch có một vị trí rất quan trọng. Mục tiêu của việc điều hành là kịp thời can thiệp gián tiếp hoặc trực tiếp vào nền kinh tế khi có xuất hiện biến động môi trường làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch; song sự can thiệp này cũng không nên diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống chính sách kinh tế. Điều hành kế hoạch luôn phải tính đến sự ảnh hưởng tổng thể vào nền kinh tế và những hệ quả mà nó đưa lại. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác điều hành kế hoạch, trước hết cần phải củng cố hệ thống thông tin và xây dựng những mô hình phân tích và dựa báo kinh tế có độ tin cậy cao.
3.3.4. Đổi mới hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ với đổi mới kế hoạch hóa.
Kế hoạch hóa và các chính sách kinh tế vĩ mô là những thành tố không thể tách rời của hệ thống công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước, trong đó các chính sách kinh tế vĩ mô vừa là nội dung vừa là cơ sở của kế hoạch hóa. Trong giai đoạn 2001-2010, đặc biệt là 2001-2005, khung hệ chính sách kinh tế vĩ mô vẫn nên được thiết kế theo mô hình chính sách của kinh tế chuyển đổi, có tính đến các đặc điểm của kinh tế đang phát triển.
Ngoài việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thì trọng tâm và xuất khẩu điểm của chương trình cải cách chính sách kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này cần tập trung vào các giải pháp thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực theo cơ chế thị trường; nhờ đó, điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế và đầu tư thực sự phát huy lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng được các cơ hội của hội nhập, đẩy lùi thách thức và nguy cơ.
Trong thời kỳ đầu (2001-2003), hàng loạt các biện pháp thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bố lại lực lượng sản xuất phải được tiến hành đồng thời với quy mô và cường độ mạnh. Các biện pháp đó bao gồm: (1) tự do hóa sản xuất, đầu tư và thị trường nội địa với trọng tâm là giải quy chế, phát triển thể chế thị trường, (2), củng cố và đảy tới một bước mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh, (3) sử đổi lại luật thuế giá trị gia tăng, bãi bỏ bao cấp bất hợp lý, (4) sửa đổi sung Bộ luật lao động và một số biện pháp khác, tạo ra sự linh hoạt trong tuyển dụng, thuê mướn lao động, đồng thời thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Đổi Mới Kế Hoạch Hóa Kinh Tế Vĩ Mô
- Một Số Giải Pháp Đổi Mới Kế Hoạch Hóa Kinh Tế Vĩ Mô.
- Nâng Cao Chất Lượng Kế Hoạch Trung Hạn 5 Năm.
- Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Thời kỳ tiếp theo (2003-2006) sẽ đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta. Đó là giai đoạn bắt đầu thực hiện cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Do đó, cải cách kinh tế trong giai đoạn này tiếp tục củng cố thêm những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2001-2003, đồng thời tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn mạnh hơn về quy mô,
hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc. Với tinh thần đó, trọng tâm của các biện pháp cải cách trong thời kỳ này bao gồm: (1) cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu Doanh nghiệp Nhà nước, (2) điều chỉnh và giảm thuế quan tương ứng với lộ trình thực hiện AFTA, đồng thời tiếp tục chuyển các biện pháp phi thuế quan thành các biện pháp thuế quan chuẩn bị cho việc điều chỉnh thuế quan trong quan hệ thương mại với các đối tác khác, (3) tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó trọng tâm vẫn là các ngân hàng thương mại quốc doanh, đồng thời xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng kinh doanh vốn dài hạn, (4) cải cách thuế trực thu theo hướng mở rộng diện chịu thuế, giảm mức thuế thu nhập, đồng thời xây dựng thuế tài sản, (5) chủ động xây dựng kế hoạch giảm chi để đối phó với nguy cơ giảm thu nhằm vượt qua được những khó khăn phát sinh từ tự do hóa thương mại, (6) thiết lập và nâng cao chất lượng và quy mô hoạt động của mạng lưới an toàn xã hội.
Để đảm bảo chương trình đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô có thể được thực hiện thành công, cần có một số điều kiện sau đây:
Một là, có sự thống nhất và quyết tâm cao trong các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước về chương trình cải cách. Sự thống nhất và quyết tâm đó phải được thể hiện rò trong hành động, làm cho cán bộ cấp dưới và các tầng lớp nhân dân hiểu và tin vào quyết tâm đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Hai là, phải có sự phối hợp và thống nhất hành động, chương trình công tác giữa Chính phủ và Quốc hội, giữa các cơ quan chính phủ, giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau. Có như vậy, các quyết định cần thiết mới có thể được thông qua kịp thời và được thực hiện thống nhất, đồng hướng tới mục tiêu chung. Có như vậy, các biện pháp cải cách mới có thể tiến hành đồng bộ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau hướng tới mục tiêu chung. Như vậy, phải xây dựng cơ cấu và cơ chế phối hợp trong hệ thống tổ chức Nhà nước trong việc thực hiện chương trình cải cách.
Ba là, bên cạnh khung khổ và cơ chế phối hợp thực hiện cải cách, cần phải thực hiện phân cấp rò ràng, cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi đảm bảo cho từng cá nhân, Doanh nghiệp và cơ quan trong bộ máy Nhà nước để họ có khả năng phát huy sáng kiến và sáng tạo của cá nhân, tập thể, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất.
Bốn là, xác định chương trình cải cách rò ràng, thể hiện bằng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho nhân dân biết và hiểu. Trên cơ sở đó, thu hút sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, thu hút, huy động và tập trung nỗ lực của toàn xã hội vào việc thực hiện các biện pháp cải cách hướng tới mục đích chung.
Năm là, phải có cơ quan nghiên cứu tham mưu có đủ năng lực chuyên môn và tính độc lập tương đối thường xuyên theo dòi, đánh giá quá trình thực hiện cải cách, ngăn ngừa được những ảnh hưởng của lợi ích cục bộ chi phối quá trình cải cách, đảm bảo cải cách được thực hiện nhất quán; đồng thời có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời, khi xét thấy cần thiết.
Sáu là, sự chỉ đạo điều hành của Đảng và Chính phủ trong việc thực hiện cải cách kinh tế phải nhất quán, quyết định và hành động cụ thể phải nhất quán với các tuyên bố chính sách, nội dung của pháp luật và tư tưởng chỉ đạo của chính sách, không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích cục bộ, lợi ích ngắn hạn trước mắt.
Bảy là, thực hiện chính sách minh bạch công khai, dân chủ trong quá trình chuẩn bị, ban hành và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô; thực hiện công khai dân chủ trong quan hệ giữa Nhà nước với Doanh nghiệp.
3.3.5. Xây dựng các cơ sở và điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng kế hoạch hóa.
* Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển.
Quy hoạch là một đề án khoa học luận chứng các phương án phát triển theo ngành và theo lãnh thổ các vùng, các tỉnh và thành phố, các quận và
huyện nhằm đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra, cụ thể hóa chiến lược với những dự tính cần thiết cho sự phát triển của ngành, của địa phương đó.
Công việc xây dựng quy hoạch lãnh thổ do chính quyền địa phương chủ trì, phối hợp các ngành hữu quan và các địa phương lân cận. Trên cơ sở phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn và dự báo xu thế phát triển của địa phương trong tổng thể kinh tế, quy hoạch vùng phải đưa ra được những quyết sách phù hợp. Trên cơ sở đó có thể sắp xếp theo không gian sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Quy hoạch không gian chỉ quy định khu vực cho mục tiêu chung ( ví dụ khu công nghiệp), chứ không ép buộc các nhà đầu tư vào một ngành cụ thể nào đó. Công cụ để đạt được những mục tiêu trong quy hoạch lãnh thổ chủ yếu là nguồn tài chính của địa phương đó và các chính sách kinh tế trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương; chính quyền cấp trên chỉ nên hỗ trợ phát triển những lĩnh ực có tác dụng lan tỏa ra phạm vi lớn hơn. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần phải xác định rò ràng nhiệm vụ của từng cấp làm cơ sở cho việc phân bổ các nguồn thu ngân sách.
Quy hoạch ngành được xây dựng dưới sự chủ trì của bộ quản lý ngành phối hợp với những bộ có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, vv… cùng các cấp chính quyền địa phương. Quy hoạch ngành có thẻ được coi như chiến lược phát triển ngành được cụ thể hóa theo không gian và thời gian. Với quan điểm là Nhà nước chỉ hỗ trợ gián tiếp chứ không can thiệp trực tiếp vào công việc kinh doanh của các Doanh nghiệp, chỉ nên xây dựng quy hoạch tổng thể cho những ngành có tính chất hệ thống trong toàn quốc, như năng lượng, viễn thông, giao thông vận tải. Quy hoạch phát triển những ngành khác chủ yếu mang tính định hướng, dự báo. Quy hoạch ngành được thực hiện thông qua những chương trình trọng điểm quốc gia và bằng nguồn lực của cả trung ương và địa phương. Số liệu rút ra từ quy hoạch sẽ là những cơ sở quan trọng cho các Doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của họ.
* Xây dựng và từng bước hoàn thiện công tác dự báo và phân tích kinh tế.
Cho đến nay, công tác dự báo và phân tích kinh tế vẫn là khâu yếu nhất trong toàn bộ quá trình kế hoạch hóa. Vì vậy, để nâng cao độ tin cậy của kế hoạch như một công cụ định hướng phát triển, cần phải nâng cao chất lượng công tác dự báo và phân tích kinh tế. Trước mắt, có thể thành lập các bộ phận hay đơn vị dự báo và phân tích kinh tế tại một số bộ tổng hợp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bộ Tài chính và một số Viện nghiên cứu kinh tế . Các đơn vị dự báo cần nghiên cứu xây dựng dự báo một cách độc lập, và có quyền đưa ra những nhận định độc lập trên tinh thần tự chịu trách nhiệm. Dự báo trước hết cần tập trung vào các chỉ số và vấn đề kinh tế vĩ mô. Về thời hạn, dự báo trước mắt cần tập trung vào ngắn hạn (quý, nửa năm, 1 năm), trong đó dự báo quý có vai trò rất quan trọng trong điều hành kế hoạch.
Để có thể có được một mô hình dự báo hữu dụng trong thời gian tới, việc lựa chọn mô hình dự báo ngắn hạn nên chú ý các yêu cầu sau:
- Phải đưa được những số liệu dự báo, phân tích theo quý;
- Phải bao gồm những thông tin kịp thời phản ánh được những nét chính tình hình kinh tế trong thời gian ngắn hạn, mức độ yêu cầu về chất lượng thông tin không cần quá nghiêm ngặt;
- Không cần phân ngành ở mức độ quá chi tiết như phân ngành của hệ thống thống kê, nhưng đồng thời việc nhóm gộp vẫn phải bảo đảm thể hiện những nét quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế;
- Không cần quá nhiều chương trình, nhưng phải phản ánh được những mối quan hệ chính trong nền kinh tế;
- Phối hợp được với phương pháp dự báo khác nhau để thường xuyên phối hợp và cải tiến mô hình.
* Tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách.
Trong kinh tế thị trường, kế hoạch được thực hiện chủ yếu bằng công cụ chính sách. Công cụ chính sách thực hiện kế hoạch có thể được chia thành 2 loại: Công cụ trực tiếp được áp dụng trong nội bộ hệ thống cơ quan Nhà nước, do cơ quan Nhà nước các cấp thực hiện, chẳng hạn như: đầu tư của Nhà nước, tín dụng Nhà nước, các chương trình và dự án quốc gia, trợ cấp và hỗ trợ của Nhà nước, thu thuế và chi tiêu ngân sách, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước vv… Còn công cụ gián tiếp là các chính sách do các chủ thể tham gia thị trường thực hiện, như chính sách thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, vv… Tác dụng của các công cụ gián tiếp này sẽ được truyền tải đến các chủ thể kinh tế thông qua cơ chế thị trường và qua đó điều chỉnh ứng xử của họ theo hướng mục tiêu đã chọn.
Vấn đề rất quan trọng trong quá trình đổi mới công tác kế hoạch hóa là phải nâng cao chất lượng hoạch định chính sách, trong đó cần rất chú ý đến các công cụ chính sách gián tiếp. Về vấn đề này, những công việc cần thực hiện ngay là:
- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội.
- Tăng cường đối thoại giữa Doanh nghiệp và các quan chức Chính phủ bằng cách thành lập diễn đàn đối thoại chính sách sinh hoạt định kỳ để thảo luận và trao đổi về chính sách, kế hoạch và điều hành thực hiện chính sách, kế hoạch.
- Mở diễn đàn trao đổi chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương, để thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư vào việc trao đổi và hoạch định chính sách của Chính phủ.
Để đảm bảo sự ăn khớp, đồng bộ và linh hoạt của hệ thống chính sách, cần tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, giữa Trung ương và các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện chính sách.
* Đổi mới công tác thu thập và xử lý thông tin.
Chất lượng và hiệu lực của kế hoạch cũng như hệ thống chính sách kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, tính kịp thời và đầy đủ của thông tin. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng hiện nay ở các nước trong khu vực cho thấy hệ thống thông tin và đánh giá kinh tế yếu kém và không chính xác là một trong các nguyên nhân quan trọng làm cho Chính phủ các nước không đưa ra được các đối sách kịp thời nhằm ngăn chặn khủng hoảng; và khi khủng hoảng đã xảy ra, họ cũng bị lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp hợp lý để vượt qua khủng hoảng và phục hồi kinh tế.
Vì vậy công việc cấp bách cần phải làm là đổi mới hệ thống báo cáo và thu thập thông tin, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin. Một số nội dung chính của công việc này có thể là:
- Đánh giá lại hệ thống báo cáo và thông tin hiện hành, rút ra được những điểm yếu và điểm mạnh, sự phù hợp và không phù hợp với yêu cầu mới của quản lý kinh tế vĩ mô.
- Xác định những thông tin báo cáo cần thu thập để đánh giá hoạt động của nền kinh tế nói chung và phục vụ đổi mới công tác kế hoạch hóa nói riêng.
- Thống nhất hóa biểu mẫu các loại báo cáo thực hiện trên quy mô cả nước, quy định định kỳ báo cáo đối với từng loại thông tin cụ thể.
- Xác định hệ thống tổ chức bộ máy thu thập và xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch và điều hành kinh tế vĩ mô.
- Nhanh chóng đưa vào áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin phục vụ cho việc xử lý thông tin kế hoạch.
- Quy định quy chế cung cấp và sử dụng thông tin, khắc phục tình trạng"thương mại hóa” thông tin phục vụ lợi ích cục bộ của một số tổ chức hoặc nhóm người; đảm bảo cho thông tin được cung cấp nhanh, ít tốn kém và kịp thời.